laitutran247

Kiếp Tằm

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25/4/07
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Bây giờ anh đã biết

Sẽ không còn bao lâu

Sao anh vẫn đam mê?

Vẫn chạy theo khoái lạc

Theo chuyện mang khổ đau?



Sống và chết qua mau

Nào chắc gì bám víu

Tất cả như hư không

Như giấc mơ đêm xuân.



Trông con tầm quay quay

Chốc lát chết trong cuốn

Anh về đâu anh hỡi?

Đắng cay sao thoát chết?



Biết chăng anh, lối thoát?

Cuộc đời là màn kịch

Hãy để huệ đâm chồi

Để vọng tưởng qua đi.​

BĂNG – NƯỚC

Hàn Sơn *
Muốn hiểu dụ sanh tử

Đem băng – nước ra so :

Nước đông đặc thành băng

Băng tan biến thành nước .

Hễ chết thì phải sinh

Sinh ra rồi lại chết

Băng – nước không tổn hại

Sinh tử đẹp hai đằng .

Diễn nghĩa : Sinh và tử : bản thể của chúng là một mà biểu hiện thì sai biệt. Ví như băng và nước cùng bản tánh mà biểu hiện trạng thái bất đồng : băng cứng , nước mềm . Sinh và tử , rốt ráo cũng chỉ là một thứ , song khác trạng thái . Hễ có sinh ra thì phải chết .Hễ chết rồi , ắt phải tái sinh . Do đó sinh và tử bình đẳng . Người tu đạo , vì vậy , không tham sinh , không sợ chết , cũng không ghét bỏ hay nhàm chán hay đắm đuối chấp trước vào mọi hiện tượng trong sinh tử , do đó vượt thoát sinh tử , lại độ chúng sinh siêu xuất sinh tử - mà chẳng cần hủy phá mọi sự trong sinh tử : đấy là hạnh Bồ Tát.
Hàn Sơn - sư sống vào đời Đường , tương truyền là hóa thân của đức Văn Thù , thường cùng với Thập Đắc (Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân ) thổi lửa , chẻ củi , quét dọn nhà bếp ở chùa Quốc Thanh .


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25/4/07
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Năm nay hoa đẹp hơn năm ngoái,

Năm mới người già hơn năm cũ.

Ai hay người già chẳng như hoa,

Tiếc thay hoa rụng có ai màng.




Tại sao tu đạo chẳng khế chân,
Vì duyên tình thức, lầm nhận thân.
Trước mặt chẳng biết: luân hồi mãi,
Quay lưng vuột mất: Sinh tử hoài.
Giữ tâm một chỗ, xong việc lớn,
Nhiếp niệm hồi quang, thu pháp giới.
Thông dung buông xả, trần lao tận,
Tự tại tiêu dao về cố hương.

Giải thích:

Bài thơ trên do Hòa Thượng Tuyên Hóa viết để dạy người tu biết trọng điểm của việc hành trì. Tại sao tu đạo chẳng khế chân, thử hỏi vì sao mình tu mà chẳng được khế hợp với chân tâm? Một khi chúng ta tu được cảm ứng, chẳng khai ngộ mãi nhưng chẳng tiến bộ, chẳng chân tâm, đó tu hành của ta đã sai lạc. Ngài chẳng qua là vì phương hướng chỉ cho ta thấy nguyên do sai lạc:

"Vì duyên tình thức lầm nhận thân"

Duyên theo tình thức tức là duyên theo cảnh giới tình cảm và vọng tưởng. Tình cảm tức là lòng yêu ghét, kiêu ngạo đố kỵ, tranh giành ích kỷ, dối trá gạt gẫm, v.v... Thức thì bao gồm vọng tưởng, suy nghĩ, tính toán, hay những cảnh giới mà ta kinh nghiệm trong lúc thiền toạ. Cảnh giới ấy, nào là mình thấy Phật, nào là xuất hồn, nào là khoái lạc tự tại, v.v... đều chỉ là biến hiện của tâm thức. Khi không biết thực chất của cảnh ấy thì ta sẽ nhận lầm là thật chứng, và chấp trước vào nó. Song tất cả những cảnh giới hư vọng không tách rời sự chấp trước vào sự hiện hữu của tấm thân xác thịt này. Bởi vì tất cả những dục vọng, tình cảm, và sự suy nghĩ đều nương thân mà phát.
Trước mặt chẳng biết: luân hồi mãi,
Quay lưng vuột mất: Sinh tử hoài.

Trước mặt tức là đối diện với cảnh giới, với pháp thế gian. Chẳng biết tức là không nhận ra chân lý bất biến, không nhìn xuyên thủng được giả tướng của cảnh; kết quả là ta sẽ bị cảnh chuyển, trôi theo dòng luân hồi. Trước mặt chẳng biết cũng có nghĩa là tuy chân như phật tánh luôn ở trước mặt mình, song ta chẳng hề tri nhận, cứ tiếp tục dòng luân hồi mãi mãi. Quay lưng tức là không chấp nhận chân lý, là hướng tâm tìm cầu những thứ giả dối. Vuột mất tức là mất cơ hội giác ngộ, và như vậy thì sẽ sinh tử hoài. Vậy thì có phương pháp gì để ta giác ngộ? Thì đây:
Giữ tâm một chỗ, xong việc lớn,
Nhiếp niệm hồi quang, thu pháp giới.

Giữ tâm một chỗ tức là dồn hết tâm tư, năng lực, tinh thần vào một mục tiêu.

Nhiếp niệm là thâu hồi vọng tưởng không để chúng lăng xăng nữa. Hồi quang thì phải thường tự sửa đổi những thói quen xấu, lỗi lầm, thành kiến. Sở dĩ ta chẳng thể giữ tâm một chỗ, chẳng thể nhiếp niệm chuyên nhất là vì mình không chịu buông bỏ những thứ giả dối. Hễ chẳng trừ bỏ tham vọng, ham muốn giàu có, danh vọng, quyền vị, hưởng thụ, ngủ nghỉ, thì chẳng bao giờ ta có thể ngồi yên lặng, nhất tâm tự tại trên bồ đoàn được. Rằng:
Không buông bỏ cái giả dối
thì chẳng đạt thứ chân thật.

Nhưng một khi giữ tâm yên một chỗ quán chiếu tự tánh, nhiếp niệm không truy cầu bên ngoài, sửa đổi thói xấu cho thành tốt, thì sẽ có ngày trí huệ chân chính sẽ bừng dậy, lúc ấy sinh tử sẽ chấm dứt: đại sự xong; và toàn thể pháp giới tức là cảnh giới của chân tâm sẽ hiện bày ngay đây: thu pháp giới. Khi đó sẽ là lúc:

Thông dung buông xả, trần lao tận,
Tự tại tiêu dao về cố hương

Thông dung nghĩa là thông đạt vạn sự, dung nhiếp chân lý trong hành động một cách tự tại. Tuy ở trong cõi ô trược, nhưng tâm chẳng phiền não, vì tâm hoàn toàn buông xả, chẳng chấp trước, chẳng níu kéo bất kỳ việc gì. Tuy ở chốn trần lao mà tâm trần đã dứt: trần lao tận. Thật là tự tại! Khi ấy nơi nào chẳng phải là chân tâm, là cố hương? Khi ấy nơi nào chẳng phải là chốn tiêu dao?

Những Lời Nên Tránh

Trong phẩm Thập Hạnh của Kinh Hoa Nghiêm có dạy người tu phương pháp khiến khẩu nghiệp của mình được thanh tịnh. Sau đây là mười phương pháp sơ khởi để ta tránh tạo tội khẩu nghiệp:
1. Bất khả hỉ ngữ: Lời không hoan hỉ, lời nói làm người nghe không sao sinh được lòng vui.
2. Phi thiện pháp ngữ: Lời không tốt, nói những chuyện không tốt lành, chuyện thị phi, không làm người nghe sinh lòng tốt được.

3. Bất duyệt ý ngữ: Lời nói không làm người nghe hài lòng, trái lại sinh lòng khó chịu.

4. Bất khả ái ngữ: Lời nói mình không thể yêu mến được, như lời thô tục chửi rủa.

5. Phi nhân hiền ngữ: Lời nói không phải của bậc hiền đức nhân từ, hay lời nói thiếu nhân từ, thiếu từ bi.

6. Phi thánh trí ngữ: Lời nói không chứa đựng, không có trí huệ của bậc thánh nhân. Ở đây cũng bao gồm lời dối trá, gạt gẫm, lời không đúng với sự thật.

7. Phi thánh tương ưng ngữ: Lời nói không phù hợp, không tương ưng với đạo đức hay trí huệ của bậc thánh nhân. Những lời thêu dệt, nói đâm thọc đều chẳng tương ưng với bậc thánh.

8. Phi thánh thân cận ngữ: Lời mà chư thánh không nói không dùng tới. Những lời này sẽ làm ta xa rời bậc thánh hay sự thánh thiện.

9. Thâm khả yếm ố ngữ: Những lời làm người nghe hết sức khó chịu, chán ghét.

10. Bất kham thính văn ngữ: Những lời nói khó lọt tai, làm người nghe không sao chịu đựng nổi.

Phật kể một ngụ ngôn trong kinh:

Một người đàn ông băng qua một cánh đồng gặp một con cọp giữa đường. Anh ta chạy trốn, cọp đuổi theo. Ðến một vực sâu, anh nắm được rễ nho và đu mình sang bên kia. Cọp ở trên dọa anh ta. Sợ hãi, người đàn ông nhìn xuống, dưới xa, một con cọp khác đang đợi anh. Giúp anh ta chỉ có dây nho.

Hai con chuột, một trắng một đen, từ từ bắt đầu gặm mòn rễ nho. Người đàn ông nhìn thấy một trái dâu thơm ngon gần đó. Một tay nắm dây nho, một tay thò qua hái trái dâu. Ôi, trái dâu ngon ngọt làm sao!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên