KINH BÁCH DỤ

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KINH BÁCH DỤ

Bộ kinh Bách Dụ gồm có 98 bài thí dụ của Phật nói do Ngài Pháp Sư Tăng Già Tư Na sao lục trong Kinh tạng. Hai thí dụ rốt sau: "Thuốc hay hoà đường phèn" 'Dùng lá gói thuốc A Dà Đà" là của Php sư tự soạn, để tổng dụ cho diệu lý đủ trong những thí dụ trên.

Một đời thuyết pháp trong 49 năm tuỳ theo căn cơ chúng sanh sai khác, Đức Phật nói ra vô lượng pháp môn không đồng. Khi nói thấp, khi nói cao, từ dễ lần đến khó, đem gần tỉ dụ xa. Chung quy chỉ hướng về mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh tự giác ngộ bản tánh sáng suốt của mình

Trong Kinh Bách Dụ Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta.Nếu chúng ta trừ bỏ mê lầm ở đâu thì NIết Bàn sẽ thực hiện ở đấy

Chúng tôi nhận thấy những mẫu chuyện thí dụ đây có thể thông dụng trong các tầng lớp quần chúng, ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng, vì chuyện rất vui ,có kỹ thuật hấp dẫn, rất hữu ích cho mọi người nên tôi không nệ tài hèn, đức bạc phiên dịch ra tiếng Việt để cống hiến dộc giả một tác phẩm Phật giáo có giá trị giáo dục co Tăng đồ và hàng cư sĩ

Nếu có chỗ nào khuyết điểm, cúi mong quý Ngài từ bi chỉ giáo, chúng tôi xin muôn phần cảm ta.


Thích Nữ NHƯ HUYỀN

_________________
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NGƯỜI NGU ĂN MUỐI
Việt dịch: Ni trưởng Như Huyền

Thuở xưa có một người ngu đến nhà bạn thăm, chủ nhà mời ở lại dùng bữa cơm đạm bạc. Chàng chê canh lạt không ngon. Chủ nhà bèn nêm một chút muối, chàng ăn cảm thấy ngon lành.
Chàng tự nghĩ:
- Canh ngon là nhờ muối nêm vào; dùng ít còn vậy , nếu dùng nhiều chắc chắn sẽ ngon đặc bi ệt.
Thế rồi chàng xin chủ nhà một chén muối bỏ trong miệng nuốt hết! Vì chất muối mặn kinh hồn, chàng cảm thấy gần như sắp chết, bèn vội vàng móc họng cho mửa muối ra.

Chuyện này tỷ dụ:-
Phàm người tu hành phải biết tiết chế sự ăn uống cho vừa phải, biết đủ nmuốn vừa, thì đối với thân thể và sự nghiệp tu hành đều có lợi ích. Nhưng có bọn ngoại đạo sai lạc tuyên truyền, uốn cong thành ngay quá mức, đề xướng lên thuyết không cần ăn uống, nhận cho là phương pháp đắc đạo. Do đây có người đoạn thực bảy ngày, 15 ngày; Kết quả là ảnh hưởng đến thân thể đói khát mà chết, và đối với công hạnh không có một điểm lợi ích, đó chỉ là hành động sai lầm.
Người hành pháp như thế cùng người ngu ăn muối kia đều là hành động ngu xuẩn đáng chê cười cả
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
GIẾT KẺ DẪN ĐƯỜNG

GIẾT KẺ DẪN ĐƯỜNG​

Thuở xưa có một đoàn thương gia dự định đến phương xa để tìm kế sinh sống.Đường đi phải trải qua một cánh đồng, cả đoàn đều không rành đường, mói bàn tính với nhau tìm một người dẫn đường, rồi tất cả cùng nhau khởi hành.

Đi được nửa đường, họ đến một cánh dồng bao la bát ngát, gặp ngôi miếu thần. Theo tập quán nơi đó đoàn phải giết một người tế miêu mới đi qua khỏi được.

Đoàn thương gia cùng nhau bàn luận riêng, ai cũng cho rằng: Trong bọn chúng ta đều là bà con thân thích và đồng hương, chỉ có người dẫn đường là người ngoài chi bằng giết người này để cúng tế. Bàn tính xong xuôi, họ bèn đem người dẫn đường ra giết.

Cúng tế xong, họ ại lên đường, nhưng vì không có người dẫn lối, nên cả bọn lạc lõng bơ vơ nơi cánh đồng bát ngát. Sau cùng tất cả đều bị chết vì, đó, khát,....mà không thể ra khỏi cánh đồng.

Chuyện này tỷ dụ:

Muốn vào biển Phật pháp để lượm thâu của báu, phải nên tu tập các pháp môn; nhưng lại có một ít người không chịu thực hành để đạt an lạc mà lại luôn luôn tháo động không an, mạt sát hạnh lành, vọng tưởng mê chấp, mà lại muốn thủ lấy chân bảo pháp tài!!! Kết quả chỉ đoạ nơi sông mê, biển khổ, trọn đời không có nẻo thoát ly
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TRỘM ÁO NHÀ VUA

TRỘM ÁO NHÀ VUA

Thuở xưa, có người nhà quê, lẻn vào kho áo của vua lấy trộm một ít y phục, rồi chỵ đến nơi khác.
Sau khi vụ trộm bị phát giác, nhà vua phái nhiều binh lính đến các nơi truy tìm, cuối cùng bắt được tên trộm. KHi bị thẩm vấn, y không thừa nhận đã trộm y phục của nhà vua mà còn mạnh miệng nói rằng: Đó là di sản của tổ phụ lưu truyền.
Vua mới bảo y lấy y phục mặc thử. Y không biết cách mặc, đem tay xỏ xuống chân đem chân mặc vào tay, đem món đáng mặc nơi lưng mà mặc lên đầu.
Vua thấy thế phán rằng:
- Ngươi mặc lộn như vậy chứng tỏ y phục đây chẳng phải của tổ phụ ngươi lưu truyền. Huống nữa đây là y phục của triều đình, tổ phụ ngươi làm gì có cái này.
Tên ăn trộm cứng họng không thể trả lời , phải cúi đầu thừa nhận.

Chuyện này tỉ dụ:
Ngoại đạo ăn trộm giáo nghĩa của Phật pháp làm của mình. Nhưng vì không thực hành các pháp môn nên không thể hiểu rõ nghĩa chân của Phật pháp. Do vậy, ăn trộm rồi để đó luận bàn điên đảo tạp nhạp, không thứ tự, không lớp lang...Kết quả cũng bộc lộ cái bản chất của bọn họ mà thôi
.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ÐỂ DÀNH SỮA

Thuở xưa có một người dự định tháng sau đãi khách, cần có số nhiều sữa bò, do đó phải dự trù trước đến lúc ấy mới khỏi thiếu hụt.

Người kia tự nghĩ:

- Mỗi ngày mình nặn sữa để dành, cần phải có cái thùng cây rất lớn; xét kỹ ra sữa để trong thùng cây lâu ngày đễ hư hoại, chi bằng để trong vú bò, đến ngày đãi khách hãy nặn ra một thể, đã ít tốn công lại được sữa mới, chẳng phải đó là phương pháp tuyệt diệu ư?

Thế rồi chàng dắt bò mẹ nhốt riêng, bò nghé nhốt riêng chổ khác, và không nặn sữa mỗi ngày.

Qua tháng sau đến ngày đãi khách, chàng dắt bò mẹ ra nặn lấy sữa tươi đãi khách, nhưng dùng hết sức nặn mà một giọt cũng không có, làm cho khách dự tiệc không thể nín cười.

CHUYỆN NÀY TỶ DỤ:
Người muốn làm hành bố thí mà đợi đến khi nhiều tiền mới làm việc cứu giúp kẻ khốn cùng. Nghĩ thế rất lầm. Chúng ta phải nên tranh thủ thời gian kịp thời làm hạnh bố thí, chẳng vậy thì cùng với người ngu để dành sữa trong vú bò không khác.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TRÊN LẦU MÀI DAO​

Thuở xưa có một người phục dịch cho vua rất khổ, trải qua một thời gian lâu, thân thể mỏi mệt vô cùng. Vua thấy thế thương hại bèn ban cho con lạc đà chết.

Sau khi chàng lãnh con lạc đà rồi, bèn đem về nhà lột da. Vì dao lụt cắt không đứt, chàng đi tìm một viên đá để mài dao, chàng tìm được một viên đá ở trên lầu. Chàng lên lầu mài dao xong, rồi xuống lầu lột da lạc đà. Cắt một lát dao lụt, chàng lại đi lên lầu mài lại, rồi trở xuống lầu lột da. Vì lên xuống nhiều lần, thân thể mỏi mệt. Chàng bèn nghĩ ra một phương pháp, đem con lạc đà để trên lầu cho tiện, một bên thì mài dao, một bên thì cắt. Chàng tự cho làm thế là rất thông minh. Thật ra ai cũng cười chê chàng người ngu xuẩn.

CHUYỆN NÀY TỶ DỤ:

Có một người thường thường hủy phá giới cấm, rồi đem rất nhiều tiền của để tu phước bố thí, mong đặng sanh thiên. Giống như người mài dao kia, cho dụng công rất nhiều mà chỗ đặng rất ít.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KHOANH TAY CHỊU ĐÒN

KHOANH TAY CHỊU ĐÒN

Thuở xưa có một anh ngốc sói đầu; ngày nọ có người thấy đầu anh không có tóc bèn dùng trái lê đánh lên, đầu anh bị đánh nhiều lần, máu ra lênh láng.

Tuy bị đánh, anh ngốc vẫn đứng im lặng chịu đòn, không kháng cự, không trốn tránh.

Bây giờ có người thấy thế trong lòng bất nhẫn liền bảo anh rằng:

- Vì sao anh cứ đứng trơ ra mà chịu đánh? Nếu không đánh lại, thì nên tránh đi mới phải. Kìa xem, đầu anh đầy cả máu không sợ đau à?

Anh ngốc đáp rằng:

- Ôi! Người ngu nầy rất xấc láo, nó không hiểu gì cả. Vì thấy đầu ta không tóc, nó tưởng là viên đá xinh xắn mới tùy tiện dùng trái lê đánh lên, không biết đó là đầu ta. Nó đánh ta đến nổi máu ra lênh láng. Ông ơi! Ðối với hạng người vô trí thức ấy, ta chẳng biết tính làm sao được.

Người kia nghe rồi rất giận, liền mắng trách anh ngốc rằng:

- Anh thật là đáng thương, người ta đánh đến nổi đầu bị thương, máu ra dường ấy, mà vẫn đứng chân không lay động, như thế chẳng phải ngu si chứ là gì?

CHUYỆN NÀY TỈ DỤ:

Có một số ít các vị Tỳ kheo, không thể chân thật giữ giới, tu định, học huệ, chỉ gò ép oai nghi bên ngoài để mong được người cúng dường cung kính. Kết quả tự mình chịu khổ vô cùng.

Bậc tu hành thế nầy và người ngốc kia đều là hạng ngu si cả
.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
GIẢ CHẾT DỐI CHỒNG​

Thuở xưa có anh chàng cưới người vợ rất đẹp, nhưng tánh tình không được đứng đắn, chàng thương yêu vợ vô cùng; nhưng trái lại nàng chẳng yêu chàng, vì thế mà nàng có tình nhân khác, thường có ý muốn bỏ chồng để kết duyên với người nàng thích.

Thừa dịp chồng đi vắng, nàng tìm một bà già rồi kín đáo dặn rằng:

- Sau khi tôi đi khỏi nhà, xin bà tìm thây một cô gái khác để vào đây, chồng tôi có trở về, bà cho chàng biết là tôi đã chết.

Bà già đã làm y như lời nàng dặn.

Khi trở về nhà, người chồng nghe thấy tin thật rất buồn rầu, đau đớn, kề bên thi hài khóc lóc rất lâu, rồi mới đem thi hài người con gái ấy hỏa táng, đem tro xương đựng trong cái đảy, ngày đêm mang theo mình để kỷ niệm mảnh tình quá khứ.

Còn vợ chàng lúc ấy đã kết duyên cầm sắt với tình nhân.

Nhưng trải qua nhiều ngày, biết được tình nhân đã nhàm chán, phụ rẫy nàng, lòng nàng lại tưởng nhớ đến người chồng cũ, bèn vội vã trở về thưa với chàng rằng:

- Tôi là vợ chàng, nay đã trở về.

Người chồng bảo:

- Vợ tôi chết đã lâu! Cô là ai đến đây nói dối là vợ tôi để làm gì?

Mặc dù nàng biện bạch đôi ba phen, yêu cầu chàng thừa nhận, nhưng chàng quyết tin chắc vợ chàng đã chết, nên không nhận nàng là vợ.

CHUYỆN NÀY TỈ DỤ:

Người đã bị thành kiến làm chủ rồi, thì rất khó cải dối. Như bọn ngoại đạo nghe lời ngụy tà, tâm sanh mê hoặc, chấp trước cho là chân thật, vĩnh viễn không thể hoán cải hồi tâm, dù nghe giáo pháp chân chánh cũng không chịu tin tưởng thọ trì.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KHÁT KHÔNG UỐNG NƯỚC

Thuở xưa, có một người đi đường rất khát nước, muốn tìm nước để giải khát. Sau khi tìm kiếm khắp nơi cuối cùng anh cũng thấy dòng nước suối trong vắt, anh ta chỉ đúng nhìn mà không chiu uống.

Có người thấy thế quái lạ hỏi:
-Anh vì khát mà đi tìm nước để uống, nay tìm thấy rồi sao anh không chịu uống?

Anh trả lời , khiến mọi người cảm thấy rất quái lạ:
- Nước nhiều như thế này,anh uống hết được không? Còn tôi tự xét thấy nếu uống hết được thì tôi mới uống. Đã biết uống không sao hết được nên tôi không uống.

Ai nấy nghe xong đều chê cười.

Chuyện này tỷ dụ:

Có một số người lý luận bướng bỉnh, luôn chấp chặt chỗ kiến giải của mình, không gần được chân lý, cho rằng giới luật, pháp môm của Phật dạy rất rộng lớn, nên ngay trong một thời không thể thọ trì, thực hành toàn bộ, nên bỏ không thọ. Chỉ đứng nhìn hoặc bàn luận cho hết thì giờ tu tập. Do đó, họ cứ trôi lăn mãi trong vòng sanh tử chịu khổ vô cùng, trọn đời không bao giờ đắc đạo.
Những kẻ như vậy thật đáng che cười mà cũng đáng thương xót
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
MÀI ĐÁ.​

Thuở xưa có một người mỗi ngày chuyên tâm mài một viên đá lớn, trải qua nhiều năm viên đá trở thành viên đá nhỏ, kết quả chỉ có thể đem làm thành đồ chơi, không dùng được việc gì cả.
Người kia đã làm một việc phí thì giờ và lao lực và kết quả không có chi đáng kể.

Chuyện này tỉ dụ:

Nhiều người tinh cần lao khổ tìm hiểu Phật pháp, nhưng không huớng tâm đúng vào pháp môn tu tập, để đạt được đạo quả; Trái lại, chỉ cầu chút ít danh lợi, nên chỗ dụng công rất nhiều mà chỗ thu hoach rất ít, hoặc rủi ro lầm lạc,trở lại tăng trưởng thêm tội lỗi không cùng.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĂN THỊT GÀ.​

Thuờ xưa, có người mắc bịnh trầm trọng, mời vị lương y danh tiếng đến xem mạch. Vị luơng y bảo:
- Ông nên thường ăn thịt gà con, bịnh sẽ thuyên giảm.

Người bịnh nghe theo lời lương y, sai người ra chợ mua 1 con gà con về làm thịt ăn, y chỉ ăn một con rồi không ăn nữa.
Luơng y đến xem mạch lại cho y , hỏi y một thời gian ăn thịt gà, bịnh tình như thế nào?
Y trả lời:
- tôi không biết ra sao. tôi chỉ ăn một con gà nhỏ, theo tôi tưởng nếm một lần với ăn hoài cũng vậy
Luơng y nói:
- Tai sao ông không ăn nữa? Ông phải ăn luôn mới có thể trị lành, chớ ăn một con thì làm sao đươc?

Chuyện này tỉ dụ:

Người tu học Phật pháp phải thường học rộng hỏi nhiều, nhưng quan trọng nhất là phải tinh tấn tu tập để có thể tiến tu .; Còn hàng phàm phu , ngoại đạo, thường chỉ chấp một pháp, hoặc tìm hiểu chút ít Phật pháp rồi cho là đủ, khôngcó tâm bền bỉ thực tập pháp hành, đương nhiên sẽ không thể trị được tam độc: tham, sân, si.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
LÃO SƯ BỊ HÀNH HẠ

Thuở xưa có một lão sư có 2 người đệ tử theo hầu, vì chân ông có bịnh không thể duỗi ra được, ông nhờ 2 đệ tử mỗi người đấm bóp một chân. Nhưng 2 người đệ tử ấy thường ngày không có thuận hoà với nhau. Người nào cũng nói:

-không phải là ta chán ghét ngươi, mà là ngươi chán ghét ta.

Hai người coi nhau như oan gia nghiệp báo.
Hôm nọ, một người có việc phải đi xa, người ở nhà bèn dùng đá đập gãy cái chânlão sư mà người đệ tử đi vắng thường làm. KHI người kia trở vế, thấy vậy phi thường phẫn nộ, định tâm báo thù, lập tức dùng đá đập gãy cái chân lão sư, mà người ở nhà thường đấm bóp.

Chuyện này tỉ dụ:
Người tu học Phật pháp thường có tình trạng này: Phái Đại thừa chỉ trích phái tiểu thừa, hoặc giả Tiểu từa chê bai Đại thừa. Phật tử tranh chấp như thếchính là tự mình đem kinh giáo của Phật huỷ diệt.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĐI KHÔNG VỀ RỒI​

Thuở xưa, có một nguời bảo con trong đêm tối:

-Ngày mai dậy sớm, cha con mình đi chợ mua đồ dùng

Người con nghe thế, ghi chắc vào lòng. Đến ngày mai anh dậy thật sớm, không hỏi ý cha tự một mình anh ra chợ. tới chợ, anh không biết phải làm gì, lang thang qua lại, thân thể mỏi mệt vô cùng, trong mình lại không có đồng xu cắc bạc, bụng đói như cào, mà không có tiền để mua thức ăn, nước uống, đành phải trở về nhà. Ông cha vừa thấy mắng rằng:

- Mày thật là đồ ngu si, vô trí, sao không chịu đợi tao cùng đi? tự ý đi một mình đi không về rồi, không được việc chi cả, tự chuốc lấy sự khổ cực, nhọc nhằn, tao có đời nào bảo mày làm thế

Chuyện này tỉ dụ:

Người tu trì Phật pháp, nhất định phải nương gần thầy hay, bạn lành, không nên tự ỷ mình thông minh, trí thức, rồi tự mình mù quáng tu hành. Nếu không chịu gần thầy hay bạn tốt, thì cùng với người con đi không về rồi trên đây giống nhau.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HIỂU LẦM

Thuở xưa có một người cùng với vợ người khác ngoại tình. đêm nọ cô ở trong phòng của tình nhân, trong khi chồng cô đi vắng. thình lình chồng cô trở về.Phát giác trong phòng vợ mình có người đàn ông; người cồng giận dữ ra ngoài cửa đứng đợi gã tình địch ra đặng giết chết cho xong đời tên dâm phu.

Cô vợ biết thế, bèn nói với tình nhân:
- Chồng em đã hay biết, vậy anh hãy chạy ra mau để thoát thân; nhưng phải từ "mani" mới có thể ra đựơc.

Nguyên lai ở Ấn Độ đối với hai chữ "ma - ni" có nhiều nghĩa:1)Rạch nước. 2) Ngọc bảo châu; Cô gái muốn bảo với tình nhân là muốn ra phải từ rạch nước mà ra

Nhưng sau khi nghe rồi, y lầm hiểu là phải lấy ngọc ma- ni rồi mới ra; cứ mải chạy quanh trong vòng vây mới một ước vọng tìm cho đựoc ngọc mani, và cương quyết rằng:
- Nếu không tìm được ngọc ma-ni ta quyết không ra khỏi đây.

Than ôi! không đầ mười lăm phút, y đã ngã guc dưới mũi đao căm hờn của tình địch

Chuyện này tỉ dụ


Trong Phật pháp thuyết minh: Y theo lý trung đạo lìa đoạn, thường hai bên mà tu học có thể giải thoát đời đời.

Có người lầm hiểu hai chữ "hai bên" là "có bên" và "không bên" của thế giới. Do sự lầm hiểu đây mà kh6ng thể quán thấy lý trung đạo, dần dà qua ngày, liền bị tử ma vô thường giết hại. Ví dụ này là nói nhân lầm hiểu Phật pháp mà không thể kiến đạo tu hành, chung cuộc liền bị sanh tử làm hại.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĂN BÁNH

Thuở xưa có một người đương khi đói bung, đến tiệm bánh mua bánh ăn, ăn một lần 6 cái mà vẫn không no; bèn mua thêm cái thứ 7, đang ăn nửa chừng thì no bụng. Lúc này y rất hối hận vừa vả vào miệng mình, vừa nói rằng:
- Sao ta ngu ngốc không b iết cần kiệm đến thế! Như quả biết chỉ ăn nửa cái bánh sau mà no, thì nên mua nửa cái bánh mà ăn, chớ mua chi sáu cái bánh trước cho hao phí thế!

Chuyện này tỉ dụ :

Người tu hành phải cần khổ tu học trải qua nhiều thời gian mới có ngày được quán thông chứng ngộ. Có một ít người không bền chí cần tu, chỉ ước mong mau chứng ngộ, cùng với người ăn bánh kia là hạng quan niệm sai lầm đáng thương.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
QUẠT NƯỚC ĐƯỜNG​

Thuở xưa, có người chuyên môn nấu nước đường.Một lần nọ khi đang nấu nuớc đường tại nhà, bỗng có người nhà giàu đến chơi, muốn xu nịnh người ấy, anh bèn mời người nhà giàu uống một chén nước trà.

Anh bỏ chút đường và bắc chút nuớc lên lò nấu. Chụm lửa lớn, nên chẳng bao lâu nước đường sôi sùng sục.anh sợ nước đường nóng, rồi người nhà giàu chờ lâu mới uống được, liền tính cách làm nguội bớt nước. Anh dùng quạt cứ thế mà quat nước trong nồi, xong anh lính quýnh lại quên nhắc nồi ra khỏi bếp lửa đang cháy, vì thế dù quạt rất lâu mà đường vẫn cứ sôi. Anh càng nỗ lực nhiều hơn khiến mồ hôi tuôn ra đầm đìa trên trán.

Mọi người xung quanh thấy thế đều chê cười anh ta và bảo phí công vô ích:

-Anh làm thế chỉ phí công vô ích, không tắt lửa dưới nồi mà chỉ quạt nước trong nồi thì làm sao mà nước nguội được?

chuyện này tỉ dụ:
Nếu chúng ta không diệt trừ dữ lửa tham, sân si, căn bản phiền não... thì khôngthể nào đạt được sự giải thoát thanhtinh.Dù chúng ta đem hết sức mình để tu tập theo khổ hạnh cũng chỉ luống công vô ích, không thực tế, tương lai đương nhiên vẫn trôi lăn mãi trong vòng sanh tử mà thôi![
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
SỰ THẬT CHỨNG MINH

SỰ THẬT CHỨNG MINH

Có một nhóm người ngồi trong nhà bình luận phẩm hạnh của một người khác . trong nhóm ấy có người nói rằng:
-người đó cái gì cũng hay cả, chỉ trừ có hai điều không tốt: điều thứ nhất là hay nổi sân; điều thứ hai là chạm việc hay lỗ mãng.
Đang lúc người này nói thế, bất chợt người kia đi ngang qua cửa nghe lọt vào tai, lập tức nổi giận đùng đùng, nhảy bổ vào đánh người kia và nói:
-ta nổi sân hồi nào, ta lỗ mãng với ai đâu?

Bấy giờ mọi người đều nói:
- Hành động của ngươi hiện thời chẳng đủ để chúng minh cho sự sân hận và tính lỗ mãng của ngưoi sao???

Chuyện này tỉ dụ:

Có những người có lỗi mà không tự nhận, người khác đưa ý kiến giãi bày, chẳng nhưng không hết lòng tiếp nhận, mà còn trở lại xấu hổ, nổi sân, tìm cách phục thù. Làm thế không chỉ trở ngại cho sự tiến bộ của miình, mà lại làm bộc lộ và phát triển tội ác xưa nay, chịu hậu quả bất luơng, bị mọi người chê cười
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KHÔNG NÊN VU OAN CHO NGƯỜI HIỀN ĐỨC

Thuở xưa, có hai cha con nhà nọ cùng đến một cánh đồng mênh mông. Người con do có việc nên đã chạy một mình vào rừng rậm anh bị cọp vồ vết thương rất sâu, móng nhọn của nóp cào rách hết thân mình. Vừa đau nhức vừa kinh sợ, anh dùng hết sức bình sinh chạy nhanh về chỗ cha đang đứng.

Người cha thấy tình cảnh của con, tâm thần hốt hoảng, vội hỏi con bị con thú nào cắn màthân thể ra nông nỗi này.

người con nhăn nhó trả lời:
- Có một con thú gì đó, thân thể đầy lông lá đã cắn con như vậy.

Người cha nổi giận xách cung tên chạy thẳng vào rừng rậm.Thấy một du sĩ râu tóc rất dài, ông cho rằng đó chính là con thú đã cắn con mình, bèn giương cung ngắm bắn du sĩ. Có người thấy thế vội can ngăn:

-Nhà tu hành này không có tâm hại con ông, ông không nên giân quá mà mất sáng suốt đi vu oan cho người hiền đức.

Chuyện này tỉ dụ:


Có người với sự thật không quan sát cho lỹ, bằng vào chủ quan tự cho là phải, đôi khi oan uổng cho người hi ền luơng.
Ở đời có nhiều ngừoi đối với chúng Tăng thấy có một vài người xuất gia không đạo hạnh, hành vi thô thaó,hoặc thiếu oai nghi, nói năng, hành động không đúng thanh quy ...;họ bèn nói rằng:"nhà sư nào cũng vậy". Do đó đối với tất cả chư Tăng họ đều tỏ vẻ khinh miệt, chê bai, bất kính, xem thường...
Những người ấy với người cha trong câu chuyện này đều là hàng lỗ mãng vô trí thức, mọi người cần nên cẩn thận.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
XEM LÀM BÌNH​

Thuở xưa có hai người đồng đi dự hội, giữa đường họ thấy có người thợ đồ sứ đang làm bình sành rất khéo, hai người bèn đứng lại xem. Sau đó một trong hai người đã biết mình xem đã lâu lắm, lật đật đi đến hội để kịp giờ tham dự. Vì trong hội có đãi một bữa tiệc trọng đại và tặng phẩm vật quý giá vô cùng. Còn người kia cứ xem làm bình và tự nghĩ: 'Ta xem làm xong rồi mới đi". Nhưng người thợ đồ sứ làm xong cái nọ lại làm cái kia, người kia cứ mải mê đứng xem từng cái một cho đến tận chiều tối, không đi dự hội nghị, bụng bị đói cồn cào, rốt cuộc không được gì cả

Chuyện này tỉ dụ:

Thế nhân thường bị việc đời ràng buộc, lúống qua ngày giờ quý báu của kiếp người. Đối với vấn đề sanh tử và chúng ngộ Phật quả, không chiu siêng năng tấn tới hội lý tu học, cứ dần dà qua ngày chiu trầm luân nơi biển khổ...Vì thế hàng đệ tử Phật cần phải giác ngộ cuộc đời là vô thường, thời giờ là quý báu, hãy luôn tinh tấn tu tập cho kịp giờ.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CẠO RÂU VUA

Thuở xưa có một ông vua có người hầu cận thân tín, bình nhật người hầu cận ấy rất trung thành. Một lần vua đem quân giao chiến với ngoại bang, bị sa vào vòng vây của quân giặc, rất nguy hiểm. Người hầu cận không đoái hoài đến thân mạng mình, đã chạy đến giải vây, cứu thoát và bảo vệ cho nhà vua được an toàn, do đó nhà vua càng thêm cảm phục. Bấy giờ nhà vua mới hỏi:
- Hiền khanh muốn gì trẫm đều ban cho
Người hầu cận trả lời:
- Hạ thần không có yêu cầu cho hết, chỉ xin cạo râu cho vua.
Vua cười và trả lời:
- Hiền khanh muốn vậy, trẫm rất bằng lòng để hiền khanh mãn nguyện.
Sau đó, mọi người nghe được việc ấy, bèn chê cười anh là đồ ngu si. Phải chi yêu cầu vua cho nửa giang san để cai trị; hoặc giả giúp cho cơ hội để thuận tiện học hành, chắc chắn vua sẽ ưng thuận. Tại sao không yêu cầu những điều cần thiết ấy, mà chỉ xin được ... cạo râu vua, quả thật là người đại ngốc.

Chuyện này tỉ dụ

Sanh được thân người rất khó, được nghe Phật pháp lại khó hơn. Chúng ta diễm phúc đã được thân người, lại nghe được Phật pháp, đã đầy đủ hai nhân duyên khó được rồi. Đâu nên dùng tâm chí nhỏ hẹp, chỉ vâng giữ chút ít giới luật, liền cho là mình đầy đủ hoàn toàn mà không cầu tấn tới, không cầu diệu pháp Niết bàn; vĩnh viễn trôi lăn trong vòng sanh tử, trở lại cho là được lợi ích lớn lao, đến nỗi đời đời mãi mãi si mê lầm lạc; cũng như người hầu cận xin được cạo râu vua đều là hạng đáng chê cười.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên