Kính chú quaylai ! Cháu xin phép "chatchit" với chú cho vui.
Thì ra những vần thơ kệ trên được viết như bài văn điếu trong tang lễ :
Hựu ngôn tịch diệt mạc ngôn quy
Tọa cửu lao cân ngọa tổn bì
(Chớ rằng "tịch diệt" gọi là "quy"
Ngồi lắm đau lưng chớ ích gì !")
Hai câu này chứng tỏ tác giả không có ngồi Thiền và hình như người nằm xuống kia cũng chẳng có "thuyền bè" gì. Tác giả bắt chước ý phá chấp Tịnh, chấp Tịch Diệt như lời của chư Tổ.
Xích cước đạp phiên tứ đại hải
Không quyền đả phá ngũ Tu Di
(Chân trần nhẹ lướt qua biển lớn* _ *biển sanh tử.
Tay nắm đập tan núi Nghiệp thì)
Hai câu này khẩu khí rất lớn, vượt quá khả năng của tác giả và người nằm xuống. Đây là cách nói "ngoa ngôn" của hàng học sĩ hũ lậu, có lẻ người chân tu không nên bắt chước.
Tích nhật như thị lai, kim triêu như thị khứ
Ngày xưa như vậy đến (tay không), Sáng nay như vậy đi. (Chữ "kim triêu" là sáng nay, hình như không phải là "kim triệu")
Lai khứ tự như như Đến đi đều vẫn vậy
Ba vế này thích hợp cho người nằm xuống hay bất kỳ ai, vì mọi người khi "ra đi" không ai mang theo được gì (ngoại trừ phước báo hay nghiệp tội).
Riêng vế thứ 4 :
Bất giả Như Lai xứ. Không cần mượn con đường của Phật để đi. (Không cần về nơi Phật ở)
thì khẩu khí quá lớn, nếu không phải bậc đã đạt đạo thì kẻ này mang tội vọng ngữ, đại vọng ngữ.
Chỉ là chítchat linh tinh
Có sai xin sửa, đừng rinh não phiền !
Kính !