Cu Vô Minh không phân biệt được chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Anh lấy kiến thức khoa học phổ thông làm ví dụ cho dễ hiểu nhé:
1. Cơm ăn được còn cứt thì không ăn được.
2. Vạn vật đều do các nguyên tử hợp thành.
Theo đó thì thấy 1. là chân lý tương đối còn 2. là chân lý tuyệt đối. Nếu y theo chân lý tuyệt đối thì cu Vô Minh cho rằng vì cơm và cứt đều do các nguyên tử giống nhau hợp thành nên có thể ăn cứt thay cơm, vậy có đúng không?
Trong Phật giáo cũng vậy, dùng chân lý tương đối như cái thang để leo lên chân lý tuyệt đối. Cái thang là phương tiện để đạt được mục đích. Mọi kinh sách PG đều là phương tiện (ví như chiếc bè, ngón tay chỉ trăng). Cu Vô Minh cũng như hầu hết phật tử cứ hay nhận lầm phương tiện là cứu cánh, xem đó là chân lý tuyệt đối.
Bởi vậy nên các thánh nhân mới cảnh báo: “Được cá quên nôm, được ý quên lời”, “Y nghĩa bất y ngữ”, “Biết thì không nói, nói thì không biết”, “Hễ mở miệng ra nói là sai rồi”...
Anh doccoden nói có sai đâu, do mấy cu đọc kinh chỉ biết ngữ mà không liễu nghĩa, trong khi kinh sách đã cảnh báo là phải ‘y nghĩa bất y ngữ’. Cu Tèo (khuclunglinh) hồi xưa chỉ dốt chứ không khùng, từ khi bị tẩu hỏa nhập ma thì nói như thằng điên, thỉnh thoảng lôi mấy câu của thánh nhân ra để ‘khè’ lính mới cho ra vẻ mình là người ngộ đạo. Nhưng anh thấy cu Tèo vẫn ngu đần như thuở nào. Cu Vô Minh cũng tưng tửng, dùng câu chữ thánh nhân mà lấy đó làm tâm đắc lắm. Những người như mấy cu người ta gọi là ‘nhai lại đờm dãi của thánh nhân’. Vì sao? Vì những gì thánh nhân nói đều là đờm dãi cả, họ biết vậy nhưng phải gượng nói, tức là mượn cái ngôn ngữ làm phương tiện để chỉ bày. Khổ nỗi ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy nhị nguyên nên không thể nói đúng chân lý tuyệt đối.
Chẳng hạn nói vô ngã là tương đối chứ có đúng theo chân lý tuyệt đối đâu. Vì do chấp ngã nên nói vô ngã để phá chấp, chứ bản lai vốn đâu có hữu ngã hay vô ngã. Cu Vô Minh nhai lại đờm rãi của mấy tổ Thiền Tông mà rằng ‘bản lai vốn vô sự’. Bản lai không phải là vô sự! Chỉ vì để nói đến tính chất ngược lại của cảnh giới hữu sự trong sanh diệt luân hồi nên mới nói là ‘vô sự’, chứ hữu sự với vô sự chỉ là đối đãi nhau trong khi bản lai không có đối đãi. Ví dụ như một người uống rượu bị say, sau đó không còn say nữa mới nói là tỉnh (hết say). Nhưng tự tánh bản lai vốn không uống rượu thì làm gì có say với tỉnh. Bởi vậy khi nghe nói'bản lai vốn thanh tịnh' cũng đừng tưởng là thật nhé cu Vô Minh, vì dùng từ 'tịnh' để ý nói nó không có 'động', nó ngược lại với thế giới sanh diệt này.
Tóm lại khi cu Vô Minh đọc kinh sách thì phải hiểu nó là phương tiện để phá chấp, giúp ta liễu ngộ chân lý, luôn nhớ tới lời cảnh báo ‘y nghĩa bất y ngữ’. Chẳng hạn Bồ Đề Đạt Ma, người sáng lập Thiền Tông đã viết trong kinh Lăng Già những câu như: “Không có Phật, Niết Bàn. Không có Niết Bàn, Phật. Lìa có và không có. Tất cả thảy đều lìa.” là ngài nói theo chân lý tuyệt đối. Cũng giống như trong Bát Nhã Tâm Kinh có nói không có vô minh hay giác ngộ, người chứng đắc...
Cu Vô Minh nghe vậy rồi cho rằng thôi khỏi tu học làm gì nữa, có đúng không? Anh sợ có ngày cu Vô Minh bị tẩu hỏa, ăn cứt thay cơm vì theo chân lý tuyệt đối thì cứt với cơm đều do các nguyên tử hợp thành nên như nhau cả mà.