Một Ý Niệm về Xuất Gia và Tại Gia

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tâm Sự Vua Trần Nhân Tôn


“Trước đây khi ta chưa xuất gia, gặp lúc cư tang Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân đó đi mời Thượng Sĩ. Người trao cho hai bộ Ngữ lục của Tuyết Đậu và Dã Hiên. Ta thấy Thượng Sĩ sống rất thế tục, nên sinh ngờ vực, bèn giả bộ ngây thơ lén hỏi:
‘Chúng sinh quen nghiệp uống rượu ăn thịt, thì làm sao tránh được tội báo’. Thượng Sĩ giải rõ: ‘Giả như có người đứng quay lưng lại, bỗng có nhà vua đi qua sau lưng, người kia bất ngờ ném một vật gì đó trúng vào người vua. Người ấy có sợ chăng? Vua có giận chăng? Như vậy phải biết hai việc không liên quan với nhau’. Bèn mới viết hai bài kệ để chứng tỏ:

Vô thường các pháp hành
Lòng nghi, tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống cũng chẳng mầm

Lại nói:
Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm ra
Tâm cảnh xưa nay chẳng
Chốn chốn đều ba la

Ta hiểu ý, chặp lâu mới nói: ‘Tuy là như thế, nhưng tội phước đã rõ thì làm sao’.

Thượng Sĩ lại đọc tiếp bài kệ để chỉ bảo:

"Ăn cỏ với ăn thịt
Chúng sinh mỗi có thức
Xuân đến trăm cỏ sinh
Chỗ nào thấy họa phúc"

Ta nói: ‘Chỉ như thế thì công phu giữ sạch phạm hạnh không chút xao nhãng để làm gì’.

Thượng Sĩ chỉ cười mà không đáp. Ta lại thỉnh ích, Thượng Sĩ lại làm thành hai bài kệ, để ấn chứng cho ta:

"Trì giới với nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phúc
Muốn biết không tội phúc
Chẳng trì giới nhẫn nhục"

Lại nói:
Như người lúc leo cây
Đang yên tự tìm nguy
Như người không leo nữa
Trăng gió làm việc gì.

Lại kín đáo dặn ta: ‘Chớ bảo cho người không đáng’”.

Cũng chính qua đoạn văn trên ta biết thời điểm chứng ngộ của vua, đó là vào mùa xuân năm Đinh Hợi (1287), khi cả nước đang rầm rộ chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để đối phó với cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên và đó là lúc Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu mất, như ĐVSKTT 5 tờ 51b5 đã ghi. Nhân lúc mẹ mình mất, vua Trần Nhân Tông đã đến mời người anh của mẹ là Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung đến dự tang. Vào dịp ấy, đã xảy ra cuộc đối thoại giữa hai người, mà ta vừa dẫn trên, và do chính vua Trần Nhân Tông ghi lại. Tuệ Trung đã ấn chứng cho vua Trần Nhân Tông trong cuộc đối thoại đó.

Cũng qua cuộc đối thoại ấy, ta thấy cơ sở tư tưởng của Trần Nhân Tông đã hình thành, mà sau này vua đã viết thành văn bản bằng tiếng Việt trong Cư trần lạc đạo phú, làm chỉ nam cho sự phát triển của Phật giáo ít lắm cũng kéo dài tới gần bốn trăm năm sau, tức từ khoảng 1300 cho đến 1695. Đây là một giai đoạn Phật giáo hoàn toàn thế tục, không có sự cách biệt giữa các giới tại gia và xuất gia. Họ sống hòa mình với nhau, thậm chí trong một con người, mà điển hình là Hương Chân Pháp Tính (1470-1550 ?), Thọ Tiên Diển Khánh (1550-1610 ?) và Minh Châu Hương Hải (1628-1715). Họ từng là những người đỗ đạt, gánh vác việc nước việc dân, rồi sau đó giống như vua Trần Nhân Tông, họ đã sống đời một vị xuất gia, như Pháp Tính đã diễn tả qua hai câu thơ của mình:

"Trẻ từng vả đứng khoa danh
Già lên cõi thọ tìm duềnh Bụt tiên"

Cơ sở tư tưởng phát biểu trong đoạn văn trên ta cần phải chú ý, khi đề cập đến nền Thiền học của trường phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông gầy dựng. Dù đã xuất gia vào tháng 7, tháng 8 năm ấy Thượng hoàng phải cầm quân đi đánh Ai Lao, như ĐVSKTT 6 tờ 3a1-3 đã chép: “Tháng 8 (năm Giáp Ngọ, 1294) Thượng hoàng thân chinh Ai Lao, bắt sống người và súc vật không kể xiết. Trong chiến dịch này, Trung Thành Vương (thiếu tên) làm tiên phong, bị Ai Lao vây, Phạm Ngũ Lão chợt đem quân ập đến, liền giải vây. nhân thế tung quân đón đánh. Giặc thua.
Cho Ngũ Lão phù bằng vàng”.
---------------------------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Xuất Gia và Tại Gia

Thánh Đăng ngữ lục, thì vua Trần Nhân Tông xuất gia vào “năm Kỷ Hợi Hưng Long thứ 7, tháng 10 bằng cách đi thẳng vào núi Yên Tử, siêng năng tu hành 12 hạnh đầu đà, tự gọi là Hương Vân Đại Đầu Đà, dựng Chi Đề tinh xá, mở pháp độ tăng, người học đến như mây”.
Có khả năng từ tháng 6 năm Ất Mùi (1295) cho đến tháng 8 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng đã thường ở Vũ Lâm, vì các tư liệu hiện có không ghi bất cứ một hoạt động nào về đạo cũng như đời của Thượng hoàng. Đây có thể là thời gian mà Thánh đăng ngữ lục ghi nhận là Thượng hoàng đang tu tập 12 hạnh đầu đà. Trong Vịnh Vân Yên tự phú trạng nguyên Lý Tải Đạo, lúc này đã trở thành thiền sư Huyền Quang và đang sống với Thượng hoàng ở Yên Tử, đã cho ta thấy cuộc sống hàng ngày của Hương Vân Đại Đầu Đà như thế nào:

Mặc cà sa, nằm trướng giấy
Màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương
Quên ngọc thực, bỏ hương giao
Cắp nạnh cà một vò tương một hũ.

Khi xuất gia rồi Thượng hoàng đã làm gì, Thánh đăng ngữ lục chép: “Sau ở chùa Phổ Minh ý của phủ Thiên Trường, Thượng hoàng mời đến các danh tăng, mở lớn các trường giảng, trải mấy năm bèn vân du phương ngoại, đến trại Bố Chính, chọn am Tri Kiến để ở”. Thực tế, sau khi chép việc Thượng hoàng vào núi Yên Tử tu khổ hạnh, ĐVSKTT 6 tờ 7a7-8a2 kể tiếp việc vua Trần Anh Tông đến chầu cùng với Quốc Công Trần Quốc Tuấn tại cung Trùng Quang và tránh được việc xăm rồng vào đùi cùng việc vua vi hành bị ném đá và bị Thượng hoàng hỏi. Đến tháng 3 năm Tân Sửu (1301) Thượng hoàng đi chơi các địa phương xa đến Chiêm Thành. Đến tháng 11 năm ấy mới từ Chiêm Thành trở về. Rồi rằm tháng giêng năm Quý Mão (1303) “Thượng hoàng ở phủ Thiên Trường mở pháp hội Vô Lượng ở chùa Phổ Minh bố thí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấp cho người nghèo trong thiên hạ và giảng kinh thí giới”, như ĐVSKTT 6 tờ 17a9b2.

--------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên