Mười Hai Nhân Duyên

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
1- Vô minh (Ignorance) : sự mê muội và cuồng si của tâm thức, không hiểu rõ Bốn đế và Duyên khởi của hiện hữu.


2- Hành (Mental - formations) : các tánh hạnh thuộc hoạt động tạo tác của tâm lý thông qua thân, miệng , ý.


3- Thức (Consciousness) : tri giác - hiện hữu (không thể phân định thức ở quá khứ hay tương lai vì nó là dòng vận hành bất tuyệt).


4- Danh sắc (Corporeality and mentality) : danh thuộc về tâm lý, sắc thuộc về vật lý.


5- Lục nhập (Six bases) : sự tương nhập của 6 quan năng (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và 6 trần cảnh (hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc và pháp hay sự hữu).


6- Xúc (Impression) : sự giao thoa căn, trần và thức.


7- Thọ (Feeling) : cảm thọ (vui, buồn, như vậy).


8- Ái (Craving) : sự luyến ái, yêu thích.


9- Thủ (Clinging) : sự nắm giữ, bám níu (của tâm, ý, thức).


10- Hữu (Process of becoming) : tiến trình tương duyên để hình thành hiện hữu (pháp).


11- Sinh (Birth) : giáng sinh, ra đời, xuất hiện...


12- Lão - tử (Old age - and Death) : sự già nua và tử biệt (tan hoại).


Như thế, Mười hai Nhân duyên là hiện hữu của con người, đồng thời cũng là tiến trình hiện hữu của con người từ sinh - thành - đến hoại diệt.

Mười hai nhân duyên và đời sống đạo
Nhựt Chiếu

--------------------------------------------------------------------------------

Phương pháp tu tập trong đạo Phật nói chung có hai phần: một là tu chỉ; hai là tu quán. Tu chỉ là đình chỉ vọng niệm, phiền não, không làm các việc ác, biết vọng không theo, cho đến đình chỉ sanh tử mà đắc Niết bàn. Tu quán là để tâm quán sát trên một đối tượng, dùng trí chiếu phá phiền não vô minh mà thành Bồ đề. Nay nói tu quán Mười hai nhân duyên là dùng trí tuệ quán chiếu để thấy rõ sự sanh khởi, lưu chuyển và hoàn diệt của Mười hai nhân duyên. Trong quá trình quán chiếu, hành giả sẽ nhận thức rõ ràng thực tướng của vạn pháp là duyên sanh vô ngã thì thoát ra vòng sai sử của hoàn cảnh.
Giáo lý duyên khởi giải thích nguồn gốc của vòng sanh tử luân hồi là do vô minh tạo nghiệp mê lầm rồi cảm ra quả báo khổ đau. Để cắt đứt con đường luân hồi, hành giả phải đoạn diệt được một trong Mười hai chi phần nhân duyên. Khi một chi phần đã diệt thì 11 chi còn lại cũng không còn. Cách cắt đứt vòng xích 12 nhân duyên có nhiều phương pháp, như quán lưu chuyển, quán hoàn diệt, quán vô sanh v.v... Khi quán một trong các pháp trên thành công thì trí tuệ khai mở, phá được vô minh phiền não, thoát vòng sanh tử luân hồi.

Khi một vật được soi rọi dưới ánh sáng trí tuệ hay trải qua một cuộc quán sát nghiêm mật thì sự vật ấy sẽ hiện rõ chân tướng của chúng, bấy giờ không còn đánh lừa được tâm trí của mình.
Sau đây chúng ta tìm hiểu về các phương pháp quán chiếu để thấy rõ và phá vỡ vòng xích 12 nhân duyên.



*- Quán lưu chuyển: là quán sát, suy xét quá trình sanh khởi; trạng thái luân lưu của 12 nhân duyên. Có 3 cách:- Quán sự sanh khởi của 12 nhân duyên từ vô thỉ: Tâm tánh của con người vốn tự thanh tịnh, vốn tự quang minh. Nhưng chúng sanh chúng ta từ vô thỉ đã khởi niệm bất giác, khiến vô minh che lấp. Vì một niệm vọng động mà bị sinh diệt lưu chuyển nên chuyển sáng thành tối, chuyển tĩnh thành động, tự tâm vốn linh minh chiếu suốt trở thành tối tăm che lấp, đó là vô minh. Từ đây các vọng động sanh khởi biến diệt là hành. Do hành mà có thức, đồng thời có cả thế giới và chúng sanh, đó là danh sắc. Đã có chúng sanh thì sáu căn là chỗ của sáu trần đi vào, gọi là lục nhập. Căn trần giao tiếp là xúc. Nhân sự tiếp xúc mà phát sanh ra các cảm giác đó là thọ. Do thọ sanh ưa thích là ái. Vì ưa nên tìm cách nắm giữ là thủ. Rồi có hữu, sanh và lão tử.

Đây là Mười hai nhân duyên đã được hình thành từ vô thỉ. Rồi vô minh vọng động cứ tiếp tục khởi diệt, làm cho Mười hai nhân duyên sanh khởi triển chuyển cho đến ngày nay và mãi về sau.

- Quán sự sanh khởi của Mười hai nhân duyên trong một niệm hiện tại: Trong ba cách quán lưu chuyển, pháp này đối với phàm phu chúng ta khó mà thấy sự hiện hữu của Mười hai nhân duyên trong một niệm. Nhưng chúng ta tạm hình dung như sau: Khi nhìn một người mà không thấy sự thay đổi biến diệt trong người ấy là vô minh, rồi khởi ra các vọng niệm phân biệt đẹp xấu, cao, thấp v.v... đó là hành, thức, danh sắc. Các trần cảnh phản ảnh vào sáu căn là lục nhập. Căn tiếp xúc với trần là xúc. Do sự xúc chạm sanh ra cảm giác là thọ. Nhân thọ sanh ra ưa thích là ái. vì ái nên mong muốn chiếm đoạt là thủ. Từ đó tạo nghiệp là hữu, rồi theo nghiệp thọ báo là sanh và lão tử.


- Quán hoàn diệt: Là dùng trí tuệ quán chiếu tiêu diệt vô minh, phá vỡ Mười hai nhân duyên để trở về với bản thân thanh tịnh sáng suốt. Phương pháp tận diệt vô minh này cũng có hai cách

- Diệt căn bản vô minh: Đây là cách quán sát dành cho hàng Bồ tát, hay hành giả trải qua nhiều kiếp tu hành, đến địa vị Đẳng giác. Theo lý duyên khởi do vô minh mà có hành, do hành mà có thức... cho đến lão-tử. Như thế khi vô minh diệt tìh hành diệt, hành diệt thì thức diệt... cho đến lão-tử diệt. Nói cách khác, do mê hoặc mà tạo nghiệp, do tạo nghiệp mà chịu khổ. Vậy muốn hết khổ phải cắt đứt nghiệp, muốn hết nghiệp thì trước tiên phải dứt trừ vô minh.
Bậc Bồ tát thấy rất rõ do vô minh khởi vọng động, từ đó có thế giới và chúng sanh, nên các Ngài dùng trí tuệ Bát nhã phá trừ căn bản vô minh. Khi vô minh diệt, thì bản lai diện mục hiện tiền, bản tâm thanh tịnh sáng suốt hiển lộ, vượt qua sự sai sử của năm uẩn. Đó là trường hợp ngài Quán Tự Tại đi sâu vào trí tuệ Bát nhã, soi thấy năm uẩn đều không mà vượt qua tất cả khổ ách.
- Diệt chi mạt vô minh: Đối với hàng căn cơ thấp kém, không thể trực tiếp phá vô minh gốc rễ, mà chỉ diệt trừ vô minh ngành ngọn, đó là ái, thủ, hữu. Phép quán này có hai cách.



- Quán lý: Đây là cách dùng lý lẽ để hướng dẫn nhận thức của mình. Tất cả các pháp do nhân duyên hòa hợp mà có, chứ không có thật. Vì cái có không thật nên không thể gọi là hữu. Khi đã có cái thấy duyên sinh vô ngã, tức sự vật không có tự thể, không có chi là ta, là của ta, là tự ngã của ta, thì không tham đắm tìm cầu, tức không thủ. Đã không chấp thủ thì không ái. Như vậy, theo pháp quán này thì quán hữu trước rồi đến thủ và ái. Khi ba cái nhân ái, thủ, hữu bị thiêu hủy dưới trí tuệ quán chiếu thì cái quả sanh, lão-tử cũng không còn.



- Quán sự: Là quán sự tướng đang hiện hành trôi chảy. Khi đối cảnh, lòng ham muốn nổi lên, đó là ái. Đã có lòng tham ái thì tạo nghiệp là chấp thủ, rồi sau đó chịu khổ sanh tử là hữu. Biết như thế thì đối duyên xúc cảnh cố giữ tâm như như bất động, không khởi tham ái. Từ đó không tìm cầu chấp thủ. Và khi không chấp thủ thì không tạo nghiệp sanh tử luân hồi, tức không hữu. Như vậy theo pháp quán này thì quán ái trước rồi đến thủ và hữu. Khi mê hoặc (ái) hết thì nghiệp không sanh (thủ), nghiệp không thì khổ cũng hết (hữu). Mê, nghiệp và khổ hết thì mười hai nhân duyên cũng không còn.



- Quán vô sanh: Hành giả quán sát các pháp thì thấy do sự đối đãi mà sinh ra, kỳ thực chẳng có pháp nào được sanh ra cả. Hơn nữa, dù có được gọi là sanh, cũng chỉ vì so sánh với cái bị diệt mà nói. Như củi diệt thì than sanh, tức cái diệt của sự vật này là cái sanh của một sự vật khác. Như thế, căn cứ vào đâu mà nói có sanh diệt? Thấy được cái huyễn sanh huyễn diệt thì lìa tham ái. Do ly tham, ly thủ mà trí tuệ giải thoát phát sanh. Tuệ sanh, minh sanh thì vô minh diệt. Do đó cắt đứt vòng luân chuyển Mười hai nhân duyên.

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/059-nhanduyen.htm


Không thể tác động vào khâu đầu tiên là vô minh được. Vì ta chưa biết cái gì là vô minh. Nhưng trong chuỗi nhân duyên này, chỉ cần tác động vào một mắt xích là nó sẽ đứt tung ra tất cả. Mát xích mà Phật chỉ cho chúng ta là " ái " .
Chỉ cần xúc cảnh mà không sinh tình thì mắt xích sau tự đứt.
Gặp người đẹp không ham thích, gặp nghịch cảnh không tức giận, gặp nguy hiểm không sợ sệt, gặp kẻ thù không ghét bỏ v v... giữ được như vậy thì dần dần tâm mình sẽ tĩnh lặng, và "Nước trong trăng hiện" tâm tĩnh thì sẽ sáng tỏ ra và khi ta kiến tánh tức là đã thoát ra khỏi vòng luân hồi rồi đó.
http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?t=519
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
"Vô Minh" là gì? "Vô Mình" là sự thiếu hiểu biết . Trong ngôn ngữ hàng ngày thi gọi là " bị lẫn lộn". Nghĩa là quý vị không hiểu rõ cái thật. Vì quý vị bị lẫn lộn và không hiểu rõ nên mới có những sinh hoạt mê lầm sai trái. "Sinh hoạt sai lầm" trong ý nghĩa này là quý vị làm những điều mà đáng lý không nên làm. Những sinh hoạt sai lầm này đưa đến nhận thức giả tạo hay là ý thức. Ý thức dẫn đến lầm lẫn danh và sắc. Lầm lẫn danh sắc đưa đến lầm lẫn lục nhập. Bởi con người có sáu giác quan, dữ kiện bên ngoài đưa vào cơ thể và trí óc qua sáu giác quan này. Từ lầm lẫn thâu nhận của giác quan, khởi sanh lầm lẫn tiếp xúc. Khi có lầm lẫn tiếp xúc thì người ta muốn lầm lẫn cảm thọ. Từ lầm lẫn cảm thọ sanh ra lầm lẫn yêu thương hay ham muốn. Từ lầm lẫn ham muốn, nảy sanh lầm lẫn nắm bắt. Một khi có lầm lẫn nằm bất, thì có lầm lẫn thành. Từ lầm lẫn thành, người ta lại sanh. Từ sanh mà có già và chết.

Các dục vọng của con người, dù đó là ham muốn về thức ăn hay tình dục, do đâu mà ra? Tất cả đều là sản phẩm của vô mình. Vô mình chỉ là một tên khác của mê lầm. Khi niệm tưởng phát khởi, một mong muốn hành động liền theo sau.có vô minh, nên có sinh họat tình dục. Những sinh họat tình dục mê lầm bắt nguồn từ trạng thái bị mê lầm, đây là "Vô Minh duyên Hành". Khi có hoạt động mê lầm thì ý thức mê lầm khởi sanh, và khởi sự tạo nên sự phân biệt mê lầm. Ý thức này còn được gọi là "thân trung ấm" (là thân hiện hữu trong khoảng giữa từ lúc chết đến khi có thân kể tiếp). Khi người đàn ông và đàn bà quan hệ tình dục, nếu thân trung ấm này có những nhân duyên liên hệ gia đình với hai người này, thì thân trung ấm này sẽ tìm cách sanh trở lại làm con của họ. Mối duyên ràng buộc giữa ý thức của thân trung ấm và hai người đang quan hệ tinh dục đó mạnh đến nỗi dù xa cả hàng ngàn hay hàng vạn dậm, và dù chỉ có một đốm sáng nhỏ nhoi phát ra bởi hai người lúc quan hệ tình dục, thân trung ấm sẽ thấy ánh sáng đó và sẽ đến chỗ hai người đó để trở thành bào thai trong lòng mẹ. Do đó mới nói rằng "Hành duyên Thức".
“Thức duyên Danh Sắc ". Câu này có nghĩa khi bào thai trở nên hiện hữu thì có "danh xưng và hình tướng". "Danh" chỉ bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức, trong khi sắc là nói đến sắc uẩn. Bốn trong năm uẩn (tức là thọ, tưởng, hành, thức) hiện hữu từ lúc trong lòng mẹ nhưng chỉ là những danh xưng; chưa thành hình. Khi hài nhi được sinh ra, tất cả năm uẩn (tức là danh và sắc) đều đầy đủ, sáu giác quan hay nơi để cảm nhận (mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác và ý) cũng vậy.

Đây gọi là “Danh Sắc duyên Lục Nhập". Sáu cơ quan cảm nhận nầy cùng với sáu đối tượng của cảm nhận (hình sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác xúc chạm, và đối tượng tâm thức) là khởi sanh ý thức về cái thấy, cái nghe, mùi, vị, xúc chạm và ý nghĩ. Khi tất cả sáu cơ quan cảm nhận hiện hữu đầy đủ, đứa bé bắt đầu biết liên hệ tiếp xúc với ngọai cảnh Vì thế, nên mới nói: "Lục Nhập duyên Xúc". Sau khi có sự tiếp xúc, đứa bé bắt đầu có cảm giác thọ nhân tiếp xúc; ví thế "Xúc duyên Thọ". Khi có cảm thọ, lòng yêu thích phát khởi (như là ưa thích hoàn cảnh vui sướng dễ chịu, và ghét hoàn cảnh không vừa ý). Vì thế, "Thọ duyên Ái (ưa thích)”. Sau khi sự ưa thích khởi sanh, đứa bé mong muốn để tìm kiếm và nắm bắt những gì nó thích. Vì thế " Ái duyên Thủ (nắm bắt)". Sau khi đã sở hữu cái mình ham muốn, việc nắm bắt sở hữu nầy đưa đến sự hình thành (trong dục giới, sắc giới hay vô sắc giới). Vì thế gọi là "Thủ duyên Hữu". Bước kế tiếp là " Hữu duyên Sanh "; nghĩa là do sự nắm bắt và bám chấp, lại có sự tiếp tục tái sinh. Sau cùng " Sanh duyên Lão Tử (già và chết)". Sau khi Sanh thì sẽ đến Già và Chết . Toàn bộ diễn trình này là vòng quay "Mười Hai Nhân Duyên”.

Nếu không có Vô Minh thì sẽ như thế nào? Thì sẽ không có Hành (sinh hoạt). Nói một cách khác, khi Vô Minh bị tiêu diệt, thi Hành bị tiêu diệt. Khi Hành bị tiêu diệt thì Thức bị tiêu diệt. Khi Thức bị tiêu diệt thi Danh Sắc bị tiêu diệt. Khi Danh Sắc bị tiêu diệt thì Lục Nhập bị tiêu diệt. Khi Lục Nhập bị tiêu diệt thi Xúc bị tiêu diệt. Khi Xúc bị tiêu diệt thi thì Thọ bị tiêu diệt. Khi Thọ bị tiêu diệt thì Ải bị tiêu diệt. Khi Ải bị tiêu diệt thị Thủ bị tiêu diệt. Khi Thủ bị tiêu diệt thì Hữu bị tiêu diệt. Khi Hữu bị tiêu diệt thì Sanh, Lão và Tử đều bị tiêu diệt. Đó là cách để chấm dứt chu kỳ Mười Hai Nhân Duyên. Do đó mới nói rằng: “Không vô minh tận vì tự tánh không”.

Khi tất cả mười hai nhân duyên liên hệ lẫn nhau nầy ngưng hiện hữu thì giống như bầu trời trong vắt xa thắm vạn dậm, giống như ánh trăng vằng vặc phản chiếu trên mặt nước trong. Nếu quý vị thật sự hiểu thấu đáo “Mười Hai Nhân Duyên” thì sẽ thấy giống như uống nước, khi quý vị khát nước và uống nước vào, thì quý vị sẽ tự mình biết được là nước đó nóng hay lạnh.
http://www.dharmasite.net/NhungVongLinhThaiNhiVoToi.htm#6

Thày Tâm Thiện viết về vô minh như sau: "Nếu bên này bờ là vô minh, thì bên kia bờ là giác ngộ. Vô minh và giác ngộ vốn được xem là đối lập nhau, nhưng nó luôn luôn trùng phùng trên cùng một điểm công-tắc của căn nhà tâm thức. Nếu ánh sáng được bật lên trong căn nhà đó, thì bóng tối tự nó sẽ ra đi. Vì thế, mặc dầu vô minh đang bao phủ căn nhà tâm thức, nhưng đừng sợ nó và cũng đừng chạy trốn nó. Vấn đề là ở chỗ hãy dũng cảm quay về với căn nhà tối tăm đó và bật đèn tuệ giác. Thực tế cho thấy rằng, con người luôn luôn sống với vô minh - ăn với vô minh, ngủ với vô minh, tư duy và hành động với vô minh. Vì vô minh chính là cái được gọi là căn để trầm luân, hay bản năng dục vọng của con người. Chỉ khi nào chế ngự được bản năng dục vọng và làm chủ được tâm ý của mình, thì khi đó mới có thể nắm được đầu mối vô minh. Vì thế, vô minh không có nghĩa là không hiểu biết. Nhưng sự hiểu biết đó được sinh khởi từ bản năng dục vọng, nó luôn luôn bị thôi thúc bởi khát vọng của tự ngã, bởi sự yêu thương tự ngã. Trong khi đó, giác ngộ cũng là một sự hiểu biết, nhưng sự hiểu biết đó được tuôn trào từ chân tâm và đã thoát ly ngoài tự ngã. Như thế, vô minh chính là sự vận hành của tâm thức khát vọng mà mọi người đang cưu mang. Hễ tâm thức còn khát vọng là còn vô minh
Đời sống của con người là như thế. Bắt đầu từ căn nhà vô minh, đến bước chân đi của tâm thức, rồi vào cuộc sống tương duyên để tiếp xúc và cảm thọ, rồi yêu thương, nắm giữ để cuối cùng trôi lăn theo bánh xe sinh tử vô thường." (cattrang.org--Con người và Cấu trúc của 12 nhân duyên-Thích Tâm Thiện)
Vì 12 nhân duyên xếp thành một vòng tròn kín nên theo tôi, ta có thể bắt đầu từ bất kỳ một điểm nào trên vòng này để diễn tả hành trình của đời người tiến trong sinh tử luân hồi như thế nào.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên