vienquang2

PHẬT GIÁO LÀ HAY KHÔNG LÀ TÔN GIÁO ? và những Hệ lụy...

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
924
Điểm tương tác
902
Điểm
93
Bài 20.- Chuyện phật sống ở Nepal

R.Bahadur Bomjan, cậu bé được xem là "Phật sống" ở Nepal, đã lại thu hút sự chú ý của báo chí với kế hoạch được chôn sống trong khi nhập thiền.

Cậu bé đến từ làng Ratanpuri ở vùng Bara, miền nam Nepal này đã trở nên "nổi tiếng" kể từ khi cậu xuất hiện và ngồi thiền dưới một cây cổ thụ ở khu rừng Charkoshi vào năm 2005. Theo người dân làng, cậu đã ngồi thiền tại gốc cây này trong suốt gần 9 tháng trời mà không ăn uống gì. Và nay, theo một kênh truyền hình tư nhân dẫn lời một phóng viên địa phương, Bomjan có kế hoạch thiền... dưới mặt đất. Những môn đệ của cậu đã đào một cái mương sâu gần 2,5m để Bomjan có thể xuống thiền. Cái mương này sau đó sẽ được lấp đầy lại. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu chính quyền địa phương có cho phép môn đệ của "Phật sống" này chôn sống cậu hay không.
H.Y

Đầu năm 2006, hàng trăm ngàn người mộ đạo ở Nepal và Ấn Độ đã lũ lượt kéo nhau về cánh rừng Bara để chiêm ngưỡng tận mắt cậu bé Ram Bahadur Bamjon 15 tuổi được coi là Đức Phật Thích Ca tái sinh. Dưới tán cây bồ đề cổ thụ, cậu thiếu niên khắc khổ này ngồi trong tư thế xếp bằng, hai mắt nhắm nghiền và tuyệt nhiên không ăn không uống trong suốt 10 tháng trời ròng rã.

Dân chúng chỉ được phép ngắm nhìn Đức Phật từ khoảng cách xa 50 m, chính vì vậy khi ngài đột ngột rời bỏ gốc cây bồ đề hôm 11/3/2006, không chỉ tín đồ sùng kính mà ngay cả các nhà chức trách Nepal cũng được phen náo loạn kiếm tìm.
Cho đến hôm Chủ nhật tuần trước (24/12), một ký giả địa phương tên Raju Shrestha bất ngờ tiết lộ với các hãng thông tấn đã gặp lại Đức Phật trong cánh rừng heo hút gần làng Piluwa (thuộc quận Bara, cách phía đông tỉnh Kathmandu, Nepal 150 km). Chứng kiến sự trở về của Đức phật ngoài ông ra còn có một vài người dân khác nữa trong làng.
Khi đó Đức phật đang ngồi thiền dưới 1 tán cây nhỏ trong rừng, hai mắt nhắm chặt và tóc thì đã dài đến ngang vai.

“Ngài vẫn choàng tấm vải màu tro ngang ngực, bên cạnh có một thanh đại đao” - Raju Shrestha nhớ lại.

Có lẽ Shrestha là một trong số rất ít người may mắn được tiếp kiến Đức Phật tái sinh. “Đức phật nói rằng kể từ lúc bỏ gốc cây bồ đề ở Bara ra đi, ngài thực hiện những chuyến du hành qua rừng rậm. Hành trình của ngài còn kéo dài thêm 6 năm nữa”.

“Bản thân tôi không nghĩ Bahadur Bamjon là Đức Phật Thích Ca tái sinh, tuy nhiên cậu bé có khả năng ngồi thiền kỳ lạ. Cậu ấy chỉ ăn lá cây và uống nước”.

(Theo Dân Trí)

Kính các Bạn... Rồi cho đến một ngày định mệnh của Phật sống Bomjan

PG là Tôn Giáo ? Screen44
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
924
Điểm tương tác
902
Điểm
93
Bài 21.- Lấy Quần Tinh củng nguyệt làm Giáo Đoàn.

4. Công nghệ tạo ra Đạo mới, sang bước thứ 4 là kết hợp "Quần Tinh củng nguyệt".

PG là Tôn Giáo ? Trang_10

Sau khi đã có một nhân tố nổi bậc.- Khả dĩ thu hút được quần chúng, có được niềm tin . Thì lập tức rất nhiều thành phần "ăn theo", Thành phần "ăn theo" này họ sẽ "quay xe" với TG cũ mà theo Đạo mới .- hòng" hoặc làm Phó giáo chủ, hoặc lợi dụng để mưu đồ v.v... Số này rất đông đão giống như. Bầy tinh tú (sao) xoay quanh mặt trăng tỏa sáng.

Lúc này. Người Tổ Chức TG mới chỉ cần làm 3 động tác:

1/. Phong chức, phân vai trong nội bộ.... Ví dụ: anh này làm Hộ Pháp, anh kia làm đạo diễn để tiếp tục lăng xê củng cố niềm tin v.v...

2/. Liên hệ với chính quyền đương cục để xin giấy phép hoạt động. Nếu chưa xin được thì "Ẩn nhẫn chờ thời".

3/. Điều chỉnh quỷ Đạo sinh hoạt cho phù hợp các biến hóa của quần chúng.

Nếu chờ thời.- Tuy là chưa chính thức có GH thì cũng có Giáo Đoàn. Chưa được là TG do xã hội công nhận, thì cũng là Giáo Phái chi nhánh trong TG cũ... trăm lợi mà không có một hại.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
924
Điểm tương tác
902
Điểm
93
Bài 22. Chế ra Giáo điều, luật lệ ẩn mật:

Sau khi đã có được một số điều kiện cần. Người "khai thiên lập địa" ,đi thêm bước Chế ra Giáo điều, luật lệ ẩn mật thì hầu như hoàn chỉnh hệ thống "Bảo vệ" cho Tôn Giáo mới

Một số thủ thuật để làm "Giáo điều" mới. Thường nhằm vào 3 mục tiêu chính:

1. Đánh phá cái cũ
2. Bảo vệ cái mới
3. Kinh tài nuôi dưỡng cái mới

1. Đánh phá cái cũ, phỉ báng kẻ hở TG cũ:

Ông Trùm của Đạo mới, thường cho cấp dưới hoặc tự mình "Ẩn danh" dùng lời nói, văn tự hoặc phương tiện gì đó...sẽ đả kích TG cũ (mà họ thấy dễ ăn, hoặc muốn thay thế), như chiến thuật du kích hoặc đánh chủ lực. Ví dụ như nói xấu hoặc vạch lá tìm sâu, hoặc nói thêm bớt.
Ví dụ:

  • Không cần quy y Tam Bảo, tự tu cũng ok
  • 3 bảo phật dạy chưa đủ đâu. Thực tế có 4 Bảo là 3 bảo + Ni Bảo = chơn lí.

nói chung là hạ uy tín địch thủ, theo phuong châm:
Mạn Phật khinh Tăng báng đại thừa
Bội nghĩa cô thân hủy sư trưởng
Văn quá sức phi dương kỉ đức
Hạnh tai lạc họa yểm tha năng
ý là:
Bội nghĩa, vong ân, coi thường sư trưởng,
Hủy báng Kinh Pháp, khinh Phật, mạ Tăng;
Hay đố kị, chèn ép kẻ tài năng,
Dùng lời ngoa, khoe khoang mình cao đức;

2. Bảo vệ Đạo mới:

a. khen ngợi quần tinh

b. triệt hạ đối thủ tìềm tàng: Những người nào thấy được ý đồ của ông trùm. thì chính là đối thủ tìềm tàng , sẽ là mục tiêu đánh phá kế tiếp.

3. Kinh tài nuôi dưỡng cái mới

* Chế luật lệ nhắm vào lòng tham lam bỏn xẻn để thu phục:

VQ đã gặp qua một số chiêu thuật. ví dụ:

Có một số Đạo mới, Họ đã kích: Mấy Thầy chỉ kinh doanh tín ngưỡng đâu có tu gì đâu. Tụi tui mới tu nè. Đầu trần, chân đất, ăn một bửa, mặc áo rách... Nhưng Lưới mở 1 mặt.

+ Lưới mở 1 mặt. Ví dụ:

+ Có TX kia. Đến cúng dường tiền cho Sư. Sư bảo: Sư tu hành "không cầm tiền bạc". Và chỉ cách cúng dường: Nếu con muốn cúng tiền. Con vô chánh điện vái Phật rồi bỏ tiền vô chuông !
Ô ! bỏ tiền vô chuông rồi lát sau sư không cầm tiền thì sư lấy bằng cách nào nhĩ ?

+ Có nhóm sư nọ tuyên bố tu không nhận tiền, chỉ nhận thưc ăn ...Nhưng phía sau mở ngõ nói nhỏ .- Có sư (kia) làm từ thiện, nuôi già, dưỡng trẻ...Con muốn cúng thì đến sư đó.(Chiến thuật Cá đổ miệng sa...)

PG là Tôn Giáo ? Sa_ca_10


+ Cũng có một số chiêu. Như đi theo Đức Thầy để tu. các con không được xài tiền, không giữ tiền. Ngày ăn chay chỉ một bửa, không được nấu ăn riêng. tu viện lo hết. Nhưng ẩn mật đằng sau là:

  • Gia đình mấy thầy có ủng hộ cho riêng quý thầy, thì phải nộp vào tu viện.
  • Phật tử cúng dường thì chỉ viện trưởng nắm giữ.
  • đi chợ nói danh nghĩa xin rau cải thối hư về bầm kho nấu cho mấy thầy ăn 1 bửa, thì có tốn gì đâu ?
  • Đặc biệt. Thầy nào mới đến tu, thì ráng gôm đồ tế nhuyển đóng cho tu viện 20 tr để xây cái cốc lá cho sư mượn tu được 10 m2

+ Cũng có chiêu độc mà lạ: Các con theo đạo. cha mẹ chết không phải tốn tiền làm đám mua hòm gì cả. Đạo lo hết. (vậy là trúng tủ rồi. con rít của mình được bửa tiệc rồi đây). Thế rồi đạo mang đến cái hòm vài ba triệu gì đó. "công khế" lên là đôi ba chục triệu. Nên đạo cần thu lại kinh phí để còn lo đám sau. Đạo bèn làm cái bàn thu phúng điếu ngay cửa vào nhà đám và ...thu... Sau màn thu nóng. Mỗi tháng hoặc có đám khác đạo lại đến quyên góp để gọi là tương tế như người ta đã từng tuong tế cho nhà mình...!!!

Mà nghĩ ra cũng đúng thôi. Sinh hoạt đạo đức cũng cần có tiền mà !!!

Giáo điều, luật lệ ẩn mật là đây. Có Ý Nhị ...
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
924
Điểm tương tác
902
Điểm
93
Bài 23.- Chân Đạo ở đâu ?

Kính các Bạn. Như trên chúng ta thấy. Cái Đạo mà dùng "Thức Tưởng" (Ý thức suy lường hoặc mộng tưởng) thì mang lại nhiều hệ lụy tai hại khôn lường. Không thể giải thoát được.

Thế thì người học Đạo chúng ta tìm Chân Đạo ở đâu ?

Kính các Bạn: Đạo đức kinh lão tử rằng:

1. Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu). Tên mà có thể gọi được, không (còn) phải là tên thường (hằng cửu).

2. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật.

3. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của mình. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn (công dụng) [2] của mình.

4. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là Huyền nhiệm. (Cái) tối ư huyền nhiệm ấy chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu.

Dịch thơ:

1. Hóa công hồ dễ đặt tên,
Khuôn thiêng hồ dễ mà đem luận bàn.
2. Không tên sáng tạo thế gian,
Có tên, là mẹ muôn vàn thụ sinh.
3. Tịch nhiên cho thấy uy linh,
Hiển dương cho thấy công trình vân vi.
4. Hai phương diện một Hóa Nhi,
Huyền linh khôn xuất huyền vi khôn lường.
Ấy là chúng diệu chi môn,
Cửa thiêng phát xuất mọi nguồn huyền vi.
(hết trích)

Vâng ! Chân Đạo và Tả Đạo thật ra lại cùng một nguồn gốc là "Tâm" biến hiện.- Nhưng đó là Tâm Chân Như mà không nên là Vọng Tâm !

Ở Kinh Đại Niết Bàn (Chân Đạo) có nói về Vô Lượng Đạo Đế, thế này:

Vô lượng Đạo Đế.-(tt)- pháp như, pháp tánh và thật tế.- Bất Như Pháp

* Tất cả pháp đều là Phật Pháp.- Vì các pháp đều là "NHƯ".
Thế nào là các pháp đều là "NHƯ".- Đó là: pháp như, pháp tánh và thật tế (Ở kinh Bát Nhã dạy)

.......* Pháp Như:

....... Là tánh như như bất biến của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.

.......* Pháp Tánh:

.......Là bản tánh, là Thật thể của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.

....... * Thật Tế:

.......Là lý chân thật, vẹn toàn của các pháp. Thật tế vốn thường KHÔNG.

* Thế nào là "Bất Như Pháp" ?

+ Như: tức là Chân Như, là bản thể uyên nguyên và chung cùng của vạn sự vạn vật. Đây là thể "NHƯ" là nguyên liệu duy nhất để duyên khởi hình thành vạn pháp. Các pháp từ "Như" mà đến, đến rồi trở về "Như". (hết trích)

* Bởi thế nên biết. Nếu chúng ta tu và chuyển Ý Thức thành Diệu quan sát Trí. Dùng Trí mà không dùng Thức thì Ở Đâu cũng là Chân Đạo.

HT. Thích Trí Siêu nói:

"Chiếc áo không làm nên Thầy tu" kia mà! Sao chúng ta cứ mãi vô minh cố chấp vào hình thức? Tu là phải như thế này, phải như thế kia!

Từ lúc vào chùa đi tu đến nay, tôi đã chứng kiến nhiều huynh đệ hoàn tục. Ban đầu tôi cũng bất mãn, thầm trách Thầy tôi sao không khuyên răn ngăn cản họ. Nhưng rồi với thời gian, tôi hiểu và thông cảm, thấy rằng họ còn những bài học cần phải học, cần phải hiểu để tiến hóa. Ðạo không nhất thiết phải học ở trong chùa hay trong kinh sách mà Ðạo ở khắp mọi nơi.
(hết trích)


Ngộ Tánh luận dạy:

Kinh dạy rằng: “Lìa bỏ hết thảy mọi hình tướng, liền gọi là chư Phật.” Cho nên biết rằng mọi hình tướng có đó chính là cái tướng “không tướng”, không thể dùng mắt để thấy, chỉ có thể dùng trí để biết.

Kính mong chư Huynh Đệ làm theo lời Phật dạy:

Y Trí Bất y Thức,
Y Pháp bất y Nhơn.
Y Nghĩa bất Y Ngữ.
Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh
(Tứ y Pháp Phật dạy)

Để cùng tìm được Chân Đạo, mà biết phải tương ưng như thế nào giữa bộn bề "Tà giáo- ngoại Đạo".

PG là Tôn Giáo ? Ma_gie10


Nam Mô Phật
 

Hư Không Tạng

Registered
Phật tử
Tham gia
29/3/24
Bài viết
6
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Kính mong chư Huynh Đệ làm theo lời Phật dạy:

Y Trí Bất y Thức,
Y Pháp bất y Nhơn.
Y Nghĩa bất Y Ngữ.
Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh
(Tứ y Pháp Phật dạy)
Thật lành thay, pháp nhãn tuyệt vời! Đã đọc hết bài viết của đạo hữu!
Đạo Phật là đạo trí tuệ, mà trí tuệ này phải tu học đúng chánh pháp mới tìm lại được cái Trí Vô Lậu đó. Thời này cách Phật lâu xa nên phần lớn là căn cơ chậm, lụt. Dễ bị người khác thao túng!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên