Các câu hỏi và câu trả lời sau - rút từ khóa PHẬT HỌC PHỔ THÔNG khóa I, khoá II của HT THIỆN HOA.
1. Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" (Kinh Pháp Hoa),để cho chúng sanh được nhờ đó mà đổi mê ra ngộ, thấy tánh tỏ tâm; vượt sống khỏi chết; lìa khổ được vui..
2. Chữ ĐẠO nghĩ là gì?
Chữ ĐẠO có 3 nghĩa:
1) Đạo là con đường (nhân đạo, thiên đạo..);
2) Đạo là bổn phận(đạo làm cha mẹ,..);
3) Đạo là LÝ TÁNH TUYỆT ĐỐI, là BẢN THỂ: lìa nói năng không thể nghĩ bàn - Đây chính là nghĩa chữ "Đạo" của đạo Phật
3. Chữ Phật nghĩa là gì?
Tiếng Phạn là Buddha (Phật Đà). Người Trung Hoa dịch là GIÁc GIẢ (bậc đã giác ngộ ,sáng suốt hoàn toàn).
Chữ Phật là danh từ để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.
4. Đạo Phật nghĩa là gì ?
- Đạo Phật là con đường chân chính hoàn toàn sáng suốt đưa con người đến bản thể của sự vật, là lý tánh tuyệt đối, lìa tất cả hư vọng phân biệt, mà các đấng giác ngộ đã phát minh ra.
- Đạo Phật gồm tất cả tự lợi và lợi tha, tự giác giác tha và có công hạnh độ mình độ người được hoàn toàn thành tựu rốt ráo viên mãn.
5. Đạo Phật có từ khi nào?
Có 2 nghĩa:
-Đứng về phương diện bản thể: đạo Phật có từ VÔ THỈ (Vì đạo Phật là bản tánh sáng suốt của chúng sanh mà chúng sanh có từ vô thỉ)
- Đứng về phương diện lịch sử thì đạo Phật đã có từ 2550 năm nay (tính đến năm 2006), trước Thiên Chúa giáo 544 năm.
6. Ai khai sáng ra đạo Phật ?( về phương diện lịch sử)
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ngài nguyên là Thái tử nước CaTỳ La vệ, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada.Họ của Ngài là Kiều Đáp Ma, dịch là Cù Đàm. Tên Ngài là Tất Đạt Đa.
7. Chữ Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
Thích Ca: Trung Hoa dịch là Năng Nhơn. Năng có nghĩa là năng lực; Nhơn có nghĩa là từ bi.
Mâu Ni: có nghĩa là Tịch Mặc.Tịch có nghĩa là yên lặng ,không bị khổ vui làm động tâm; Mặc là lặng lẽ không bị phiền não quấy rối, độ mình độ người, công đức đầy đủ.
8. Niên lịch của PHẬT THÍCH CA(theo Kinh điển đại thừa)
- Đản sinh: mồng 8 tháng 4.
- Xuất gia: mồng 8 tháng 2. Năm 19 tuổi.
- Tầm đạo: 5 năm
-Tu khổ hạnh: 6 năm
- Nhập định: 49 ngày.
- Thành đạo: mồng 8 tháng 12. Năm 30 tuổi.
- Thuyết pháp: 49 năm.
- Niết bàn: rằm (15) tháng 2.Năm 80 tuổi.
9. Giáo lý của đạo Phật?
Gồm 3 tạng kinh điển: Kinh, Luật và Luận.
- Kinh:là những lời của đức Phật dạy khi Ngài còn tại thế, để dạy cho chúng sanh dứt trừ phiền não và đạt đến quả Niết bàn.
- Luật : là những giới luật mà Phật chế ra nhằm giúp đệ tử răn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành,trau dồi thân tam cho thanh tịnh.
- Luật: Do hàng đệ tử làm ra để bàn giải rõ ràng nghĩa lý của Kinh luật; Hoặc quyết đoán tánh tướng của các pháp; Phân biệt những lẽ chẳng phải của chánh đạo và tà đạo.
10. Sự truyền bá của đạo Phật?
Tạm chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ I: Sau khi ĐP nhập diệt, ngài A Nan và ca Diếp hoằng hoá ở Ấn độ
- Thời kỳ II: Tổ sư Long Thọ, Vô Trước, Mã MInh lãnh đạo.
- Thời kỳIII: Tổ sư Long Trì, Thiện Vô Uý và Liên Hoa Ssanh đảm nhiệm.
Từ Ấn Độ , PG lan truyền khắp nơi theo 2 hướng:
- Về phương bắc thì gọi là Bắc Phương, hay Bắc Tông PG:tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản.
- Về phương nam thì gọi là Nam phương hay Nam Tông PG, Nam Truyền, Nguyên Thuỷ PG: Lào. CPC, Thái Lan...
KHÓA I: NHƠN THỪA.
1. Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" (Kinh Pháp Hoa),để cho chúng sanh được nhờ đó mà đổi mê ra ngộ, thấy tánh tỏ tâm; vượt sống khỏi chết; lìa khổ được vui..
2. Chữ ĐẠO nghĩ là gì?
Chữ ĐẠO có 3 nghĩa:
1) Đạo là con đường (nhân đạo, thiên đạo..);
2) Đạo là bổn phận(đạo làm cha mẹ,..);
3) Đạo là LÝ TÁNH TUYỆT ĐỐI, là BẢN THỂ: lìa nói năng không thể nghĩ bàn - Đây chính là nghĩa chữ "Đạo" của đạo Phật
3. Chữ Phật nghĩa là gì?
Tiếng Phạn là Buddha (Phật Đà). Người Trung Hoa dịch là GIÁc GIẢ (bậc đã giác ngộ ,sáng suốt hoàn toàn).
Chữ Phật là danh từ để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.
4. Đạo Phật nghĩa là gì ?
- Đạo Phật là con đường chân chính hoàn toàn sáng suốt đưa con người đến bản thể của sự vật, là lý tánh tuyệt đối, lìa tất cả hư vọng phân biệt, mà các đấng giác ngộ đã phát minh ra.
- Đạo Phật gồm tất cả tự lợi và lợi tha, tự giác giác tha và có công hạnh độ mình độ người được hoàn toàn thành tựu rốt ráo viên mãn.
5. Đạo Phật có từ khi nào?
Có 2 nghĩa:
-Đứng về phương diện bản thể: đạo Phật có từ VÔ THỈ (Vì đạo Phật là bản tánh sáng suốt của chúng sanh mà chúng sanh có từ vô thỉ)
- Đứng về phương diện lịch sử thì đạo Phật đã có từ 2550 năm nay (tính đến năm 2006), trước Thiên Chúa giáo 544 năm.
6. Ai khai sáng ra đạo Phật ?( về phương diện lịch sử)
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ngài nguyên là Thái tử nước CaTỳ La vệ, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada.Họ của Ngài là Kiều Đáp Ma, dịch là Cù Đàm. Tên Ngài là Tất Đạt Đa.
7. Chữ Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
Thích Ca: Trung Hoa dịch là Năng Nhơn. Năng có nghĩa là năng lực; Nhơn có nghĩa là từ bi.
Mâu Ni: có nghĩa là Tịch Mặc.Tịch có nghĩa là yên lặng ,không bị khổ vui làm động tâm; Mặc là lặng lẽ không bị phiền não quấy rối, độ mình độ người, công đức đầy đủ.
8. Niên lịch của PHẬT THÍCH CA(theo Kinh điển đại thừa)
- Đản sinh: mồng 8 tháng 4.
- Xuất gia: mồng 8 tháng 2. Năm 19 tuổi.
- Tầm đạo: 5 năm
-Tu khổ hạnh: 6 năm
- Nhập định: 49 ngày.
- Thành đạo: mồng 8 tháng 12. Năm 30 tuổi.
- Thuyết pháp: 49 năm.
- Niết bàn: rằm (15) tháng 2.Năm 80 tuổi.
9. Giáo lý của đạo Phật?
Gồm 3 tạng kinh điển: Kinh, Luật và Luận.
- Kinh:là những lời của đức Phật dạy khi Ngài còn tại thế, để dạy cho chúng sanh dứt trừ phiền não và đạt đến quả Niết bàn.
- Luật : là những giới luật mà Phật chế ra nhằm giúp đệ tử răn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành,trau dồi thân tam cho thanh tịnh.
- Luật: Do hàng đệ tử làm ra để bàn giải rõ ràng nghĩa lý của Kinh luật; Hoặc quyết đoán tánh tướng của các pháp; Phân biệt những lẽ chẳng phải của chánh đạo và tà đạo.
10. Sự truyền bá của đạo Phật?
Tạm chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ I: Sau khi ĐP nhập diệt, ngài A Nan và ca Diếp hoằng hoá ở Ấn độ
- Thời kỳ II: Tổ sư Long Thọ, Vô Trước, Mã MInh lãnh đạo.
- Thời kỳIII: Tổ sư Long Trì, Thiện Vô Uý và Liên Hoa Ssanh đảm nhiệm.
Từ Ấn Độ , PG lan truyền khắp nơi theo 2 hướng:
- Về phương bắc thì gọi là Bắc Phương, hay Bắc Tông PG:tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản.
- Về phương nam thì gọi là Nam phương hay Nam Tông PG, Nam Truyền, Nguyên Thuỷ PG: Lào. CPC, Thái Lan...
Last edited: