T

PHẬT PHÁP CĂN BẢN

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO PHẬT

A MỞ ĐỀ:
Theo quan niệm thông thường: Đạo nào cũng tốt, nên theo đạo nào cũng được. Thật ra không đúng hẳn Đạo nào cũng tốt là phải, nhưng theo đạo nào cũng được là không đúng . Đạo là điểm tựa tin thầncho ta nương theo, nếu không chọn lựa kỹ cho thích hợp với mình, thì không sao tránh khỏi đi vào con đường lầm lạc

Thật ra, về mục đích thì đạo nào cũng có giá trị của nó, chỉ khác nhau ở từng bậc cao thấp mà thôi. Đó là quan niệm của xã hội Ấn Độ truớc khi Đức Phật ra đời.

Đức Phật xuất hiện trong hoàn cảnh xã hội Ấn đang bị đám mây đen các đạo giáo thần quyền bao phủ; Với ý nguyện đưa chúng sanh thóat khỏi khổ đau, sanh tử luân hồi đạo Phật đã xuất hiện

B- CHÁNH ĐỀ:
I - ĐỊNH NGHĨA:
Đạo là con đường đi đến chỗ giác ngộ, không còn mê lầm, Giác ngộ chính là Phật. Muốn thực hiện trọn vẹn con đường giác ngộ này phải trải qua ba con đường: Tự giác, Giác tha, và Giác hạnh viên mãn

Tóm lại, đạo Phật là con đường đi đến giác ngộ gồm cả tự lợi, lợi tha; tự giác, giác tha và có công hạnh độ mình, độ nguời được thành tựu rốt ráo cao tột

II- SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẠO PHẬT
Nếu đứng về bản thể thì có từ VÔ THỈ, có chúng sanh là có đạo Phật. Còn về lịch sử thì đạo Phật đã có từ trước Tây lịch 544 năm, gắn liền với cuộc đời lịch sử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

III- GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT
Gồm 3 tạng là KINH, LUẬT, LUẬN
KINH là lời dạy của Đức Phật, cho chúng sanh hiểu mà tu
LUẬT là những giới luật mà Đức Phật chế ra để các đệ tử nương vào đó mà đoạt trừ điều ác, điều bất thiện, phát triển hạnh lành.
LUẬT là những luận bàn của Chư Tổ, Chư Thánh hiền Tăng để luận giải những nghĩa lý sâu xa trong Kinh Luật, phân rõ lẽ chánh tà để người Phật tử khỏi lầm lạc...

IV LỢI ÍCH
Đạo Phật luôn đem đến cho chúng sanh những lợi ích thiết thực nhất:

- Ở trong cõi đời vô thường, được mất, buồn vui, sanh tử,.v.v Vì đạo Phật chỉ dẫn cho con người cách thức nhận diện và sống chung hòa hợp với các yếu tố ấy nên đời sống người theo Phật không bị sự vô thường chi phối theo chiều hướng tiêu cực, bi quan, chán nản...

- Ở trong cõi đời đầy khổ đau,v.v. đạo Phật đem lại cho người tu tập một sự an vui tòan vẹn (vì đạo Phật hướng dẫn cho con người cái nhìn chánh kiến về sự vui, buồn, sướng, khổ ,... của nhân sinh qua giáo lý nâhn, quả, nghiệp báo,v.v.)

- Ở trong cảnh đời chứơng ngại đầy nghịch cành câu thúc đạo Phật đem lại cho người tu tạp sự tự tại, ung dung hòa mình vào chướng ngại để lấy đó làm môi trường tiến tu trên đường giải thoát (Dù khó nhọc gian truân bao độ, Tạo duyên lành bồi bổ tâm can)

- Ở môi trường xã hội đầy ô trược, đạo Phật đem lại cho người tu tập một sức sống mãnh liệt, từ ô trược vươn lên làm đóa hoa sen tinh khiết giữa cuộc đời.

C -KẾT
- Tóm lại:
Với từ bi đạo Phật giúp chúng sanh thương yêu nhau hơn
Với trí tuệ đạo Phật giúp chúng sanh bớt si mê lầm lạc, phân biệt chánh tà rõ ràng
Với dõng mãnh, đạo Phật giúp chúng sanh đủ sức đủ lực hoán chuyển Ta Bà đau khổ thành Tịnh độ an vui

- Chúng sanh muốn tiếp cận trọn vẹn Đạo Phật phải trải qua 3 giai đoạn:

1. Học THUỘC LỜI PHẬT DẠY, để chuyển đổi dần kho tàng thức đầy ô nhiễm của mình

2. Học HIỂU LỜI PHẬT NÓI, để hiểu được thâm ý của Phật dạy chúng ta những gì, mà có hướng thực hành theo cho đúng chân lý

3. Học BIẾT HẠNH PHẬT LÀM,để tùy trình độ căn cơ, khả năng hòan cảnh của mình mà vững chắc noi theo hứơng đi của Phật đã chỉ bày, tiến thẳng về bờ giác.

( Theo Phật học phổ thông của HT Thích Thiện Hoa - HT Minh Nhật soạn giảng cho Phật tử và lớp CBPH)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
PHẬT PHÁP CĂN BẢN:LƯỢC SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA

PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BÀI 2:LƯỢC SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA


A - MỞ BÀI
Đời sống Đức Phật là một tấm gương sáng. Mỗi hành động, lời nói cho đến sự im lặng của Ngài cũng là bài học quý báu cho mỗi chúng ta.

Sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca trong cõi đời này, được biểu hiện qua 3 danh từ : Đản sanh, Thị hiện, và Giáng sanh. Ba danh từ có ý nghĩa khác nhau, nhưng đều để chỉ sự tôn quý ra đời của Đức Phật; Ngài xuất hiện nơi đời là do ý nguyện; còn chúng sanh ra đời là do bị nghiệp lực lôi kéo nên gọi là đầu thai

B - CHÁNH ĐỀ
Đức Phật xuất hiện ở Ấn Độ trong dòng Vua chúa: Phụ hoàng là vua Tịnh Phạn, Mẫu hậu là Hòang Hậu Maya, Họ của Ngài là Thích Ca, tên gọi là Thái Tử Tất Đạt Đa ( nghĩa là: Người đạt được mong ước của mình). Ngài ra đời vào ngày 8 tháng 4 , trước Tây lịch 624 năm. Sau khi Ngài ra đời được 7 ngày thì Hoàng hậu qua đời, dì là Ma ha ba xà ba đề thay thế nuôi dưỡng.

Thái tử từ thủơ nhỏ đã biểu hiện tài đức đúng như lời tiên đoán của của tiên A Tư Đà: Ở đời thì làm Chuyển Luân Vương, xuất gia sẽ thành Phật. Tài năng hơn ngưởi, thông minh xuất chúng, ở địa vị giàu sang quyền quý, nhưng Ngài luôn nhã nhặn ôn hòa, khiêm cung, thương người và bình đẳng

Với những đức hạnh đã biểu hiện trên, nhất là những cử chỉ biểu hiện của Thái Tử qua buổi lễ hạ điền, ... tất cả khiến vua Tịnh Phạn ngày đêm lo lắng Thế rồi theo thiển ý của một lão thần nhà vua lập gia đình cho Thái tử với công chúa Da Du Đà La

Một lần Thái tử được du ngoạn nơi bốn cửa thành, mục kích thấy cảnh tượng sanh già, bịnh, chết và hình ảnh vị tu sĩ thoát tục ; Ngài phát khởi ý định từ bỏ hoàng cung, xuất gia tu tập. Sau khi xin phép vua cha, nhưng không được chấp thuận. Vào một đêm yến tiệc linh đình, sau khi cả hoàng cung đã chìm trong giấc ngủ, Ngài đã quyết định vựơt thành xuất gia tầm đạo, hôm ấy là ngày 8 tháng 2.

Trên đường tầm đạo Ngài đã tham học nơi các giáo phái suốt 5 năm, tu khổ hạnh suốt 6 năm, nhưng vẫn chưa thể đạt được kết quả như ý muốn. Cuối cùng sau cơn kiệt sức bên dòng sông Ni Liên, được người chăn bò cứu tỉnh, Ngài đã dũng mãnh lập hạnh kiên cố dưới cội bồ đề. Sau 49 ngày tư duy thiền quán Ngài đã thành đạo vào ngày 8 tháng 12, hiệu là Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật đã vì đại nguyện mà thị hiện, mà xuất gia, tìm đạo; Ngài cũng vì đại nguyện mà bắt đầu chuyển pháp luân hóa độ chùng sanh

1- Hóa độ theo thứ lớp căn cơ
- Độ 5 người bạn cùng tu khổ hạnh
- Độ nhóm ông Da xá
- Độ Mahacadiếp
- Độ vua cha và hoàng tộc
- Độ Trưởng giả Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ Đà

2- Hóa độ tùy phương tiện chướng ngại
- Độ Chàng Vô não
- Độ Vua A xà thế
- Độ Nan Đà
- Độ A Nan
- Độ Cô gái độn bụng vu oan cho Phật
- Độ Bà lão mạ nhục Phật

3- Hóa độ theo tinh thần bình đẳng
- Độ người cho nước
- Độ ông Ưu Bà Ly
- Độ Bà lão cúng dầu
- Độ dâm nữ Liên Hoa

Ngài hóa độ trong 49 năm, đệ tử cuối cùng là ông Thuần Đà. Ngài nhập Niết Bàn vào ngày 15 tháng 2, khi Ngài 80 tuổi

Trong những Kinh của Đức Phật nói ra, về sau kiết tập chia làm 5 thời qua bài kệ:

Trước nói Hoa Nghiêm hai mốt ngày
Ahàm muời hai năm, Phương Đẳng tám năm
Hai mươi năm nói Bát Nhã
Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm

C- KẾT
Đời sống của Đức Phật là tấm gương sáng cho nhân loại noi theo. Vì vậy biết qua lược sử đời Ngài không phải chỉ để ca ngợi tôn kính là đủ mà cần thực hành theo lời dạy của Đức Phật trước khi nhập diệt:

HÃY TINH TẤN TU TẬP ĐỂ TỰ GIẢI THOÁT - NHƯ LAI CHỈ LÀ NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG

(Theo Phật Học Phổ Thông của HT Thích Thiện Hoa; HT Thích Minh Nhật soạn giảng cho Phật tử và lớp CBPH)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
PHẬT PHÁP CĂN BẢN: QUY Y TAM BẢO

PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BÀI 3:QUY Y TAM BẢO

A MỞ ĐỀ:
Cảnh giới Ta Bà là cảnh giới đầy đau khổ và oan trái. Chúng sanh sống trong cõi ấy vì mê mờ xoay quanh, vay trả mãi nên không có ngày ra khỏi. Muốn thoát ra khỏi cảnh ấy, con đường hữu hiệu nhất là quy y Tam Bảo.

B CHÁNH ĐỀ:
I - ĐỊNH NGHĨA
Quy y Tam Bảo là trở về nương tựa ba ngôi quý báu: Phật, Pháp và Tăng

Phật: là bậc giác ngộ sáng suốt hoàn toàn về ba phương diện: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Pháp: là phương pháp tuhành mà Phật đã chỉ dạy để diệt trừ mê muội và chứng đựợc quả Phật. Ba tạng Kinh điển gọi chung là Pháp

Tăng: Đoàn thể tu hành, gồm 4 vị xuất gia thọ Cụ túc giới trở lên, sống hòa hợp theo nguyên tắc Lục hòa, noi theo gương Phật, tu tập theo hạnh Phật.

II - BA BẬC TAM BẢO: Tam Bảo có 3 bậc:
1- Đồng thể Tam Bảo:
*Phật Bảo: Tức là nói chúng sanh cùng Chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt
*Pháp Bảo: Đồng một pháp tánh từ bi, bình đẳng,
*Tăng Bảo: Đồng một Tăng tánh là thanh tịnh hòa hợp.

2- Xuất thế gian Tam Bảo
*Phật Bảo: Phật Bảo là chỉ cho Chư Phật Thích Ca, Phật A Di Đà,v.v.
*Pháp Bảo: Pháp Phật là Tứ đế, Thập nhị nhân duyên,v.v.
*Tăng bảo: là các vị Thánh tăng như Văn Thù, Phổ Hiền, .v.v

3- Thế gian Trụ trì Tam Bảo.
*Phật Bảo: Là chỉ co tượng Phật, Xá lợi Phật,v.v.
*Pháp Bảo; Ba tạng kinh điển : Kinh, Luật, Luận
*Tăng bảo: Đòan thể Tăng già (tu sĩ) tu hành chân chánh, giới luật nghiêm minh đang hiện diện khắp nơi trên thế gian này

Trong đó Đồng thể Tam Bảo là gần gũi chúng sanh nhất.​

III - SỰ LÝ QUY Y TAM BẢO:
Quy y Tam Bảo có 2 phần:

1 - Sự quy y Tam Bảo: Thực hành tam quy bằng hình thức cung kính Tam Bảo:
- Tưởng nhớ danh hiệu Phật, lễ lạy chiêm ngưỡng hình tượng Phật.v.v
- Tụng đọc, nghiên cứu kinh điển để hiểu rõ nghĩa lý lời Phật dạy;
- Kính trong tôn quý thực hành theo lời hướng dẫn của hàng Tăng Ni tu hành chân chính, giới luật tinh nghiêm .

2 - Lý quy y Tam Bảo:Lý có nghĩa là bên trong. Nghĩa là trở về tam Bảo có sẵn trong tâm chúng ta:
- Trở về Phật tánh để chuyển vọng tưởng mê lầm thành sáng suốt;
- Trở về phát huy những đức tánh từ bi, hỷ xả, nhẫn nhục.v.v. để những vô minh phiền não,.v.v không còn nơi hiện diện;
- Trở về đức tánh thanh tịnh hòa hợp của mình để tự giác ngộ lấy mình

IV LỢI ÍCH CỦA QUY Y TAM BẢO
- Người đã quy y Tam Bảo luôn có gương sáng là Phật để hướng tới với phương tiện là pháp và sự hướng dẫn của Tăng già, nên không còn sợ lầm đường lạc lối vào nơi tăm tối khổ đau của cuộc đời
- Nhờ lời phát nguyện truớc tam Bảo nên người thọ trì tam quy luôn vững lòng trước những ham muốn thái quá của cuộc đời; biết điều chỉnh thân tâm và tỉnh táo chọn cách giải quyết đúng đắn, hợp lý đời thuận lẽ đạo, trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

C - KẾT
Muốn là Phật tử thì phải quy y. Quy y phải sự lý viên dung. Khi đã quy y Tam Bảo là bạn đã bắc được chiếc cầu cho chiếc xe đời bạn đi đến nơi giải thóat an lạc.
Hãy luôn sống nếp sống thuần hậu trong lễ nghi pháp tắc, oai nghi của người Phật tử bởi vì đó là những bước đầutiên giúp bạn chuyển hóa thân tâm từ phàm thành Thánh, thành Phật sau này.


(Theo Phật Học Phổ Thông của HT Thích Thiện Hoa; HT Thích Minh Nhật soạn giảng cho Phật tử và lớp CBPH)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

TOP 5 Tài Thí

Bên trên