Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Ở thiền đường, những kẻ đủ tư cách tham thiền, biết được chút ít mùi vị thiền thì không cần nói gì với họ nữa.

'Phàm hữu ngôn thuyết đô vô thật nghĩa'

nghĩa rằng:

'Nếu còn ngôn ngữ đều là không thật nghĩa'

Tuy nhiên, đói với những kẻ sơ cơ không thể hoàn toàn không nói, nếu không nói mình sẽ đi vào chỗ cực đoan. Cho nên nói để làm chỗ cho quý vị dựa vào rồi tham thiền, đặng mở khai tâm địa. Tham thiền bí quyết là phải khiến tâm chuyên nhất. Vì vậy nói rằng:

'Thiên đắc nhất dĩ thanh,

Ðịa đắc nhất dĩ ninh.

Nhân đắc nhất dĩ thánh.

Vạn vật đắc nhất các chính tính mạng'

nghĩa là:

'Trời được Một nên thanh.

Ðất được Một nên yên.

Người được Một thành Thánh.

Mọi sự được Một mới chính là nó'

Nhất, số một, là nguyên thủy của vạn vật, tuy nhiên nó chưa phải là pháp cứu cánh. Tuy nói rằng:

'Ðắc nhất vạn sự tất.'

Nghĩa là:

'Khi được con số một, vạn sự đều xong.'

Nhưng nếu chấp trước vào cái này thì mình sẽ tự nhiên sinh ra hai, ba, bốn,... đó không phải là cảnh giới chân không. Thế nào là chân không? Có nghĩa là số không. Cái số không này giống như vòng tròn vậy, không lớn không nhỏ, không có trong, không có ngoài, không có trước cũng chẳng có sau; không rơi vào mà cũng chẳng rớt ra. Tuy nhiên, tất cả số mục không ly khai số không này.

Người tu hành chính là tự nơi số một mà quay về số không, ở nơi số không mình có thể phát sinh vô lượng vô biên tác dụng. Tuy nói rằng 'Ðắc nhất vạn sự nhất', nhưng khi tới được số không này rồi thì số một cũng không còn nữa. Ðó chính là:

'Nhất Pháp bất lập, vạn lự giai không.'

nghĩa là:

'Chẵng lập Pháp gì, mọi tư tưởng đều không'

Ðó là cứu cánh giải thoát vậy.

Nếu muốn tới số không, thì trước hết phải chuyên nhất cái tâm của mình, đừng khởi vọng niệm, tâm thể chuyên nhất thì mới có cảm ứng. Cho nên chúng ta thường nghe nói: 'Cảm ứng đạo giao nan tư nghị' là vậy.

Chuyên nhất thì mới đến được chỗ không. Muốn chuyên nhất là chuyện không phải dễ. Muốn trở về số không lại càng khó khăn hơn nữa. Tuy gặp khó khăn chẳng lẽ mình không tham thiền sao? Nếu không tham thiền thì vĩnh viễn mình không thành đạo. Cái số không là mẹ của vạn Phật, nó là bổn nguyên của chư Phật vậy. Cho nên các vị học tọa thiền, đầu tiên phải học thế ngồi kiết già. Nếu như chân đau tê cứng, không chịu được, thì mình có thể phương tiện ngồi bỏ hai chân xuống, sau đó một thời gian thì phải tập ngồi bán già, ngồi bán già nếu chân không còn đau như trước thì phải tập ngồi kiết già. Khi ngồi kiết già vững rồi, chân không đau thì lúc đó mình mới bắt đầu tham thiền để phá bỏ vô minh. Người tu đạo, ăn mo mặc ấm đã đầy đủ, hết chuyện làm, nên tham thiền, đó gọi là du hí nhân gian. Tham thiền thì phải tham thoại đầu. Tham thiền tức là tham cứu niệm trước khi nó sinh ra, không phải là thoại vĩ. Thoại vĩ tức là niệm đã sinh ra rồi. Cho nên cái niệm chưa sinh thì gọi là thoại đàu. Thoại đàu phổ biến nhất là câu 'Niệm Phật là ai?' Chữ 'ai' này chính là cái mà mình phải tham. Tưởng tượng như mình có cái khoan, bây giờ mình lấy nó ra mà khoan, mà đục, dùi mài nó cho tới lúc đâm thủng được núi đá. Tìm coi 'ai' là người niệm Phật cũng vậy. Tham lui tham tới mãi cho đến khi đâm thủng được núi vô minh. Thì lúc đó mình sẽ khai ngộ. Nhưng không phải dụng tâm ý thức mà tham thiền, không phải dụng tư tưởng mà suy nghĩ, phải dụng cái tâm chưa hề dùng tới, chưa hề biết qua bao giờ. Khi phá thủng được cái bổn tham của mình, thì sẽ khai ngộ, hư không sẽ nát vụn, ngũ ấm đều là không. Nhưng trong Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh có nói rằng:

'Quán tự tại Bồ Tát,

hành thâm Bát Nhã,

Ba La Mật Ða thời

Chiếu kiến ngũ uẩn

Giai không độ nhất,

Thiết khổ ách, Xá Lợi Tử!

Sắc bất dị không,

Không bất dị sắc,

Sắc tức thị không,

Không tức thị sắc,

Thọ tưởng hành thức diệc

Phục như thị...'

Khi tham thiền đến chỗ như vậy thì ngũ ấm đều thành không, lục trần không còn nhiễm được nơi mình. Ðó chính là bước đầu tiên để thành Phật; nhưng mình phải khổ công mới được. Phải biết rằng tham thiền không như niệm Phật. Miệng niệm 'Ai là người niệm Phật? Ai là người niệm Phật? Ai là người niệm Phật?....' thể như là cầu cứu vậy, là sai lầm. Tham thoại đầu thì cần phải từ từ dùi mài nó hết sức tế tâm, miên mật, ở nơi tự tánh mình mà dụng công. Cho nên gọi là Tham Ngộ. Tham ngộ nghĩa là tham tức là ngộ; muốn ngộ cần phải tham. Thực ra 'Niệm Phật là ai?' chỉ là một vọng tưởng. Tuy nhiên mình muốn dụng phương pháp dĩ độc công độc. Dùng một vọng tưởng chế phục tất cả vọng tưởng khác. Dùng một niệm mà dẹp trừ tất cả vọng niệm khác.

Vừa rồi tôi nói đến số không, số không này là con đường để thành Phật. Ðối với phàm phu thì đó là không. Sau khi thành Phật rồi thì nó trở thành:

'Ðại quang minh tạng, đại viên kính trí.'

Số không này có thể sinh ra các Pháp, nhưng cũng có thể quét trừ các Pháp. Nó là gốc để mình phản bổn hoàn nguyên. Cho nên cần ở số không này mà dụng công phu. Có nghĩa rằng dụng công ở chỗ cái gì cũng không có. Tất cả các pháp đều do số không mà sinh, tất cả các pháp đều trở về số không. Cho nên:

'Nhất bổn tán vạn thù,

vạn thù nãi qui nhất bổn.'

nghĩa là:

'Một gốc mà phân ra trăm vạn hình thù,

trăm vạn hình thù rốt cuộc qui về một gốc.'

Ngày hôm nay tôi nói điều này cho quí vị nghe không phải là một nhân duyên nhỏ, mà đây là tiết lộ thiên cơ, tiết lộ cái bí mật của trời đất. Nói đến cái bổn nguyên của chư Phật. Ðó là điều kinh thiên động địa, khiếp vía quỷ thần. Con người làm sao thành Phật? Là khi hiểu số không này. Con người tại sao đọa địa ngục, bởi vì không hiểu số không này. Do đó tất cả thiên ma ngoại đạo, sơn yêu thủy quái, hồ ly tinh, hoàng thù lang, đủ thứ yêu quái, vỉ không hiểu số không này mới đi ngược lại với Ðạo, rồi đọa lạc.

Số không này tự nó mà sinh ra các thứ khác, tự nó mới sản sinh ra đủ thứ biến hóa dị đoan. Tuy rằng hình tướng bất đồng nhưng gốc lại là một. Phàm phu bởi vì không hiểu nó nên bỏ gốc theo ngọn, xa rời cái số không này. Dẫu sao tất cả chúng sanh có Phật Tánh, đều có thể thành Phật. Tạm thời mình không hiểu, nếu hiểu thì có thể lập tức thành Phật.



http://chuavanphat.org/bdh73/bodehai.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Tham Thiền Cần Có Con Mắt Biết Chọn Pháp

Nếu không nhận thức được pháp môn chân chính, thì có thể đi vào con đường tà đạo.



Người học Phật-pháp cần phải có Trạch-pháp-nhãn, tức là con mắt biết chọn Pháp; biết cái nào là Pháp, cái nào không phải Pháp; cái nào đen, cái nào trắng, cái nào thiện, cái nào ác. Phải nhớ đừng nhận lầm cái giả là thiệt, đen cho là trắng, trắng cho là đen, hoặc lấy thiện làm ác, lấy ác làm thiện. Ðó đều là điên đảo. Khi mình muốn nhận thức những Pháp như vậy, cần phải có con mắt gọi là Trạch-pháp-nhãn.

Trước tiên hãy rũ bỏ ngã tướng. Nếu có ngã tướng thì sẽ sinh ra đủ thứ chướng ngại, cũng không có trí huệ nữa. Có ngã tướng thì tự sinh ra tâm ích kỷ, rồi tiếp theo đó sinh ra tâm tư lợi, tâm truy cầu, tâm tham lam. Khi cầu không được, tham không xong, thì lại sinh ra tâm đấu tranh, cùng người tranh cường luận thắng.

Nếu như không có "ngã tướng," thì có cái gì gọi là "ngã"? Ai là cái ngã? Cái ngã này là ai? Quý-vị suy nghĩ, tham nó. Như tham câu "Niệm Phật là Ai?" Câu "Niệm Phật là Ai?" nầy là tham chớ không phải để niệm. Nếu mình niệm tới niệm lui thì vô ích, mình phải tham nó. Tham thì tựa như lấy cái dùi đục mà dùi; dùi mãi tới lúc nào đâm thủng nó được thì tức là mình triệt ngộ.

Nhất thời bất minh bạch, nhất thời đô yếu tham;

Thời thời bất minh bạch, thời thời đô yếu tham.

Nghĩa là:

Lúc nào chưa hiểu rõ, lúc đó cần phải tham.

Mọi lúc chưa hiểu rõ, mọi lúc cần phải tham.

Tham thiền cũng không phải đoán mò, nếu như mình cứ đoán rằng "Tôi niệm Phật à? Anh niệm Phật? Người đó niệm Phật? Ai niệm Phật?" Ðoán tới đoán lui đều đoán không đúng. Mình cần phải tìm ra "Ai." Chữ "Ai" nầy chính là Kim-cang-vương Bảo-kiếm, tức là lưỡi kiếm trí huệ. Nếu dùng lưỡi kiếm trí huệ nầy mà chặt đứt hết các vọng tưởng khác, thì trí huệ tự nhiên hiện tiền.

Nếu không nhận thức, không hiểu rõ pháp-môn tham-thiền, mà cho rằng pháp-môn nầy cũng giống như pháp-môn niệm Phật, nghĩ rằng niệm càng nhiều càng tốt (thay vì tham) thì đó là điều hết sức là sai lầm. Không cần niệm cho nhiều, chỉ cần kéo hơi cho dài, tham cho nhiều, mấy giờ đồng hồ cũng được. Thậm chí tham đến tám vạn đại kiếp cũng không gián đoạn, thì đó mới là chân chính tham thiền.

Tại sao phải tham câu "Niệm Phật là Ai?" Chữ "Ai" nầy cũng là đã nhiều lời. Nhưng vì chúng ta giống như con khỉ, lúc nào cũng muốn tìm cái nầy cái nọ để làm. Do đó chữ "Ai" để mình đi tìm, thì vọng tưởng mới hết. Nghĩa là dùng chữ "Ai" nầy giống như lấy độc trị độc. Tham thiền tức là quét sạch bụi (vọng tưởng). Khi mình không còn vọng tưởng thì mới đúng là "thời thời thường phất thức." Nghĩa là lúc nào cũng quét sạch. Tại sao cần phải quét bụi? Bởi vì không muốn cho tâm bám đầy bụi, mình muốn "quét sạch tất cả mọi Pháp, xa rời tất cả mọi tướng." Ðó là pháp-môn tham thiền.

Nếu mình không có con mắt chọn Pháp, không hiểu biết được chân pháp, thì mình không biết thế nào là tham thiền. Không biết tham thiền thì chỉ phí công lao tu tập. Nếu không nhận thức được pháp môn chân chính thì có thể đi vào con đường tà đạo, nên Trạch-pháp-nhãn, con mắt biết chọn pháp, rất quan trọng.

Giảng tối ngày 4 tháng 12 năm 1982

tại Vạn Phật Thánh Thành



Ðắc Nhất Vạn Sự Tất

Ai hiểu được số không này, thì người đó có thể tu hành chứng quả.



Chư Pháp tùng duyên sinh,

Chư Pháp tùng duyên diệt.

Ngã Phật Ðại Sa-Môn,

Thường tác như thị thuyết.

Nghĩa là:

Các Pháp do duyên sinh,

Các Pháp do duyên diệt.

Ðức Phật Ðại Sa-Môn,

Thường nói lý như vậy.

Tất cả mọi Pháp đều do nhân duyên sinh ra, rồi cũng do nhân duyên tiêu diệt. Ðó là đạo lý luân hồi, cũng là đạo lý: "Vật cực tắc phản, bỉ cực thái lai." Nghĩa rằng vạn vật hễ biến thiên đến cực điểm phía nầy rồi thì sẽ quay đầu để tới cực điểm phía kia. Khi bế tắc cùng cực thì rồi sẽ hanh thông. Ðó là Pháp tương đối trên thế gian nầy vậy.

Pháp tương đối ví như sự tốt đẹp đến cực điểm rồi sẽ biến thành xấu, xấu đến cực điểm lại biến thành tốt. Cũng như con người sinh ra là điều tốt, nhưng khi chết đi lại là điều xấu, điều hủy hoại. Sinh, trụ, dị, diệt; sinh xong rồi sẽ trụ, trụ rồi sẽ biến dị, biến dị rồi sẽ hủy diệt. Sinh, lão, bệnh, tử cũng đồng đạo lý như vậy; sinh ra rồi từ từ sẽ già, già rồi có bịnh, bịnh rồi sẽ chết. Ðó là thứ pháp nhân duyên. Con người ai cũng sống, thích sống, và ai cũng phải chết, nhưng lại sợ chết. Nếu mình không thích sống mà cũng không sợ chết, thì đó là một loại định lực. Như người ta thường hay sợ quỷ, nhưng tại sao lại sợ? Bởi vì quỷ thì xấu xa hung ác, có thể hại người và làm chết người. Cho nên, người ta đều sợ quỷ, đó là hiện tượng sợ chết mà thôi. Nếu như mình không sợ chết, thì mình không sợ bất cứ cái gì. Bất luận là quỷ thần, yêu ma, quái vật, mình cũng không sợ; không gì làm cho mình sợ cả. Còn sự sợ hãi là còn chưa có định lực. Hết mọi sự sợ hãi thì đó mới là chánh định, chánh thọ, mới có định lực. Có định lực thì con người mới:

Túng ngộ phong đao thường đản đản,

Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.

Nghĩa là:

Ðứng trước mũi kiếm vẫn ngang nhiên,

Dù ép độc dược cũng bình thường.

Ý rằng nếu có người đem dao tới chặt đầu mình, hoặc là dùng độc dược để giết hại, mình cũng không lo sợ, trong tâm không hề giao động. Ðó là vì sao? Vì mình đã thoát khỏi sinh tử "Sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu." Nghĩa là "xong xuôi những việc cần làm, từ đây chẳng phải đầu thai làm gì." Cho nên nói nếu được "một" thì mọi sự đều xong.

Nhưng được "một" đây cũng vẫn chưa hẳn là đủ, phải làm cho "một" nầy trở về bản nguyên của nó: trở về số không. Số không là đạo lý rất linh diệu, khó có thể diễn bày được. Ai hiểu được số không này, thì người đó có thể tu hành chứng quả. Làm sao để hiểu số không nầy? Trước hết phải hiểu số một. Bởi vì "Ðắc nhất vạn sự tất," nghĩa là được một thì vạn sự đều xong. Cái một này xa rời ngôn ngữ, văn tự, ra khỏi tâm sở duyên, quét sạch tất cả Pháp, xa rời tất cả tướng. Lại nói rằng: "Nhất pháp bất lập, vạn sự giai không." Nghĩa là chẳng lập một pháp gì, mọi sự thảy đều không. Quý vị muốn tới cảnh giới và đạo lý này, thì trước hết phải tới "một," quý vị đừng coi thường số "một" này.

Thiên đắc nhất dĩ thanh,

Ðịa đắc nhất dĩ ninh,

Nhân đắc nhất dĩ thánh.

Nghĩa là:

Trời được "Một" nên trong,

Ðất được "Một" nên yên,

Người được "Một" thành Thánh.

Tại sao trời che phủ được vạn vật? Là vì trời được số "một" này. Tại sao mặt đất làm chỗ dựa cho vạn vật? Là vì đất được số "một" này. Nếu như đất mất số một thì đất sập, núi băng, động đất, nước biển nổi trào, đủ thứ tai họa phát sinh. Nếu nơi nào mất số "một" này, thì nơi đó sẽ sinh ra đủ thứ tai họa. Nếu số "một" này không mất thì mọi nơi trên mặt đất đều bình an.

"Nhân đắc nhất dĩ thánh." Nếu con người thật sự tới được số "một" này thì có thể ra khỏi luân hồi, chứng thánh quả, khai trí huệ. Bởi vì con người mất số "một" nên kẹt trong luân hồi, xoay chuyển trong lục đạo, chịu đủ thứ phiền não vô minh. Tám vạn bốn ngàn phiền não đều do mất số "một" này mà sinh ra. Muốn về lại "một" thì trước tiên phải biến phiền não thành Bồ-đề, biến sinh tử thành Niết-bàn; dễ như trở bàn tay vậy, không khó khăn lắm đâu! Song vì lẽ gì ta chẳng biến phiền não sinh tử thành Bồ-đề Niết-bàn được? Bởi vì do mình đã mất đi số "một" này, và chạy tới số hai, ba, rồi đến số mười, từ số mười tới số một trăm, rồi vô tận; nên trăm ngàn vạn ức thứ phiền não mới sinh ra. Bởi thế số "một" này rất quan trọng. Tuy nhiên, bởi vì mình đã mất số "một" này, muốn trở về nó không phải là dễ. Từ số "một" mà muốn phản bổn hoàn nguyên, trở lại số không thì lại càng khó khăn hơn nữa.

Tôi nói cho quý-vị một ví dụ đơn giản khác. Lúc nào gọi là "một"? Còn lúc nào gọi là "không?" Ðối với con gái, từ một tới mười bốn tuổi, đối với con trai từ một tới mười hai tuổi, trong giai đoạn đó, chưa mất đi số "một." Thời gian nào là số "không?" Từ lúc nhập thai cho đến lúc sinh ra, đó là giai đoạn mình ở trong số "không." Lúc đó thì tất cả những thứ phiền não vọng tưởng, tham, sân, si đều không có. Cho tới lúc biết ăn, đói rồi sinh lòng tham ăn, giận dữ, ngu si bắt đầu phát sinh; nhưng lúc nầy cũng chưa mất đi số "một," đây chính là khởi đầu cuộc sống làm người. Từ số "không" biến thành "một," thì số "một" này vẫn còn là số rất hoàn chỉnh, vì nó là sự bắt đầu của mọi sự. Cho tới khi trải qua những diễn biến trong đời, những thứ khác sẽ cộng thêm vào số "một" này, để biến thành hai, hai thành ba, ba thành bốn, và cứ thế tăng lên, càng tăng thì gánh nặng càng lớn, và con người càng trở nên ngu si hơn.

Tánh tức là số "không," số "không" cũng tức là tánh. "Không" tánh có nghĩa là chẳng có gì cả, chính là:

Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai?

Nghĩa là:

Xưa nay chẳng có vật gì,

Thì sao có chỗ bụi trần bám vô.

Tu hành cần phải tu đến chỗ "hồ tôn xích tử," nghĩa là tâm như đứa con nít, tâm không có bất cứ điều gì. Giống như đứa con nít vậy, tức là phản lão hoàn đồng. Song, phản lão hoàn đồng không phải là nói rằng mình đi uống sữa, mà chính là muốn mình không còn tham, sân, si, mạn, nghi. Ðây mới gọi là phản bổn hoàn nguyên; chẳng khác gì với tri kiến của đứa con nít, rất là thiên chân, không tà lự, không một chút giải đãi lười biếng, cũng không có tâm tham tiện nghi, hoặc là tâm thị phi. Ðó chính là "Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai" vậy.

Tu Ðạo mình cần hiểu rõ đạo lý này thì mới có thể chân chính giác ngộ. Tại sao mình phải nghe giảng kinh? Bởi vì mình muốn phản bổn hoàn nguyên. Tại sao lại muốn tu hành? Cũng vì muốn phản bổn hoàn nguyên, quét sạch mọi vẫn đục trong tâm. Chớ dụng công nơi nhân ngã thị phi. Nếu có ai nói câu gì trái ý thì mình thấy khó chịu, không vui. Ðụng một sợi tóc, mình cũng hết sức đau đớn khó chịu. Nhỏ một giọt mồ hôi để làm lợi cho thiên hạ thì cũng chẳng chịu làm. Ðó đều là tinh thần hết sức ích kỷ, không thể tu Ðạo được.

Người tu Ðạo cần phải vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả (không thấy có mình, không thấy có người, không thấy có chúng sinh, không thấy có thọ mạng). Vô ngã không có nghĩa là mình không làm mà kêu kẻ khác làm giùm mình. Vô nhân không có nghĩa là tới lúc ăn uống lại nói: "ồ! Vì vô nhân, tôi ăn thêm một chút cũng chẳng can gì, tức là không có ai khác." Cho dù lúc nầy mình không còn nhân tướng (chẳng thấy có kẻ khác) đi nữa, nhưng kẻ khác vẫn còn nhân tướng kia mà. Lúc tranh chấp, đánh lộn, thì lại "vô chúng sanh tướng." Hoặc lúc ăn thịt thì lại "Vô thọ giả tướng." Tức là miếng thịt không có thọ mạng. Tất cả đều là kiến giải sai lầm. Như vậy thì nên làm thế nào?

Thế nào là kiến giải đúng:

1. Vô Ngã Tướng (không thấy có mình): Tức là không cống cao ngã mạn, không tính toán lợi lộc cho mình.

2. Vô Nhân Tướng (không thấy có người): Nghĩa là mình không chướng ngại, không làm chuyện bất lợi cho kẻ khác.

3. Vô Chúng Sinh Tướng (không thấy có chúng sinh): Nghĩa là coi vạn vật đều đồng một thể với chính mình.

4. Vô Thọ Giả Tướng (không thấy có thọ mạng): Mọi chúng sinh có quyền sống, bởi thế chúng ta không thể đoạt hoặc giết hại bất kỳ sinh mạng nào Ố kể cả người và động vật.

Do đó, khi tu Ðạo, bất kỳ lúc nào, đừng vì mình mà mong cầu, đừng vì mình mà tính toán. Hãy luôn nghĩ đến kẻ khác.

Giảng ngày 5 tháng 12, năm 1982

tại Vạn Phật Thánh Thành
 
Last edited by a moderator:
K

kequaduong

Guest
laitutran247 đã viết:

'Quán tự tại Bồ Tát,

hành thâm Bát Nhã,

Ba La Mật Ða thời

Chiếu kiến ngũ uẩn

Giai không độ nhất,

Thiết khổ ách, Xá Lợi Tử!

Sắc bất dị không,

Không bất dị sắc,

Sắc tức thị không,

Không tức thị sắc,

Thọ tưởng hành thức diệc

Phục như thị...'

........


http://chuavanphat.org/bdh73/bodehai.htm

kequaduong rất lấy làm ngạc nhiên khi đọc bài Bát-Nhã Tâm Kinh đã được ngắt câu TỐI nghĩa như vầy,
hay tại vì kequaduong quá dốt chữ Hán Việt chăng ?

Xin các bậc cao nhân trong diễn đàn giải thích dùm : đây là sự vô tình hay cố ý ngắt câu như thế và VÌ SAO ?
 
K

kequaduong

Guest
Kính các bậc Cao Tăng !

Ở đây chúng ta được quyền Thảo Luận chứ ?
Ở đây chúng ta được quyền nghi ngờ, phân tích, mổ xẻ vấn đề để cùng nhau hiểu rõ hơn về Phật pháp chứ ?

Ôi ! cái chuyện "Đúng Sai" nầy thiệt là phiền não !

Nhưng vì lòng thành muốn đáp tạ những bạn đã bỏ thì giờ đến với Diễn Đàn nầy, có một chút gì tư lương lợi ích,
cho nên kequaduơng xin phép mạo muội nói lên những suy nghĩ nông cạn của mình,
để chúng ta cùng đào sâu thêm kiến thức về Phật pháp một chút nữa nhé !

Sau khi kequaduong viết xong loạt bài phân tích nầy, BDH có muốn "đá" nó qua chỗ nào thích hợp hơn, thì xin cứ tự nhiên cho.

Riêng kequaduong khi đọc bài "Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên" nầy, kqd có cãm giác như :

th_fruit-of-a-different-color.jpg

một miếng Cam đầy màu sắc, nhưng không ăn được, hoặc ăn rất dở,
hay nói hơi quá một chút là "nó cũng có chút ít độc hại".
Cho nên kqd không ngại mình mất thì giờ để chuốc phiền não, chỉ mong "hoá giải độc tính của miếng Cam" nầy.
Đây là những tư-tưởng biên kiến, chủ quan của kqd, mong được các bậc Cao Tăng dạy dỗ thêm.

Kính !
 
B

bangtam

Guest
KINH GUI KE QUA DUONG.

KINH GUI KE QUA DUONG

Xin phep cho BT duoc gop loi.

Neu da nhin ra duoc TU TUONG BIEN-KIEN,CHU QUAN thi : TU TUONG BIEN -KIEN ,CHU QUAN khong con la

TU TUONG BIEN-KIEN ,CHU QUAN.

KINH

Bangtam
 
K

kequaduong

Guest
Kính các bạn !

"Vạn pháp vô phi Phật pháp" có 2 nghĩa :

1. Với nghĩa Tuyệt đối KHÔNG CÓ PHÁP NÀO Ở THẾ GIAN NẦY NẰM NGOÀI PHẬT PHÁP
Tất cả các pháp đều từ Chân Như mà tạm có, cho nên Nó cũng có phần CHÂN, trong cái ngoại hình GIẢ TƯỚNG.

2. Với tha nhân, nhà Phật có thể tuỳ dùng bất cứ pháp nào (dù lớn, dù nhỏ, dù cao siêu, dù tầm thường, dù Thiện, dù Ác....)
để giúp chúng sinh hoá giải Nghiệp chướng, Mở thông Trí Tuệ dần tiến lên Cứu Cánh Giác Ngộ. Nhà Phật KHÔNG NGĂN-NGẠI gì cả !

______

Cho nên Nhà Phật mới có đến 5 Thừa : Nhân Thiên Thừa, Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa và Tối Thượng Thừa hay là Nhất Thừa.
Nhưng 5 Thừa của Phật Giáo như sự chuyển màu sắc của một trái cây từ xanh non cho đến đỏ chín theo một trình tự thuận hợp "bất thành văn"
Những bài giảng dạy của đức Thế-Tôn và Chư Tổ đều đặt trên căn bản TRÍ TUỆ SIÊU XUẤT VÔ MINH, cho nên bao giờ cũng NHẤT QUÁN.
Cũng như một bức tranh tuy có nhiều tông màu sắc, nhưng tất cả đều hài hoà,
chớ không phải như cái áo vá nhiều mãnh "cắc-kè-bông" như bài thuyết giảng trên.


NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ-TÁT
 
K

kequaduong

Guest
Mãng màu thứ nhất :

'Thiên đắc nhất dĩ thanh,

Ðịa đắc nhất dĩ ninh.

Nhân đắc nhất dĩ thánh.

Vạn vật đắc nhất các chính tính mạng'

nghĩa là:

'Trời được Một nên thanh.

Ðất được Một nên yên.

Người được Một thành Thánh.

Mọi sự được Một mới chính là nó'

Kính các bạn !
Đây là DỊCH lý không phải Phật lý :
Vài chục nghìn năm sau khi loài người xuất hiện trên trái đất nầy, nhân loại mới tạm thời có đủ trí để tiếp thu những giáo lý cao xa trừu tượng. Và thế là rất nhiều Thần Tiên (người cõi Trời) giáng trần mở đạo, mở trí cho loài người. Đó là thời kỳ của Áo Nghĩa Thư bên Ấn-Độ, của DỊCH KINH bên Trung Hoa khoảng 6000 năm về trước.
Dịch Kinh ẫn chứa một Tri Kiến uyên bác mà loài người lúc đó không thể tự sáng tác được.
Dịch Kinh là một triết thuyết sâu xa, một tầm nhìn uyên bác về cuộc sống và nguồn gốc của cuộc sinh tồn theo Tri Kiến của Thiên Đạo (chớ không phải Phật đạo)
Người nào thông suốt Dịch Kinh, sống làm Thánh Nhân, thác về cõi Trời.
(Bói toán, tướng số chỉ là ứng dụng nhỏ của Dịch Kinh _ cũng như nghề "thiến heo" chỉ là trang chót trong Hoa-Đà Y Thư vậy !)
 
K

kequaduong

Guest

Và có một Hiền sĩ đã thừa hưởng Dịch học, thâm chứng lẽ Huyền (Thần Tiên tại thế), đã viết nên bộ Đạo-Đức Kinh (người ta đã tạm gọi vị ấy là Lão-tử), câu nầy gốc trong Đạo-Đức Kinh (chương hay đoạn thứ 39) :

Tích chi đắc Nhất giả: thiên đắc Nhất dĩ thanh; địa đắc Nhất dĩ ninh; thần đắc Nhất dĩ linh; cốc đắc Nhất dĩ doanh; vạn vật đắc Nhất dĩ sinh. Hầu vương đắc Nhất dĩ vi thên hạ trinh. Kì trí chi Nhất dã. Thiên vô dĩ thanh tương khủng liệt; địa vô dĩ ninh tương khủng phế; thần vô dĩ linh tương khủng yết; cốc vô dĩ doanh tương khủng kiệt; vạn vật vô dĩ sinh tương khủng diệt; hầu vương vô quý cao tương khủng quyết. Cố quý dĩ tiện vi bản; cao dĩ hạ vi cơ. Thị dĩ hầu vương tự vị cô quả, bất cốc. Thử kì dĩ tiện vi bản da? Phi hồ? Cố trí sổ dự vô dự. Bất dục lục dục như ngọc. Lạc lạc như thạch.
 
K

kequaduong

Guest
Kính các bạn !

"Nhân đắc nhất dĩ thánh".
Nếu một kẻ phàm-phu "được CÁI MỘT" trở thành Thánh rồi VĨNH VIỄN không bao giờ đoạ vào luân hồi nữa, vĩnh-viễn không bao giờ chun trở lại vào những cõi tối tăm, chịu đau khổ triền miên, thì nhà Phật sẽ không có lý gì mà phãn đối chê trách cái triết thuyết nầy !

Vì cái nhìn xuyên suốt của Bậc Đại Giác Ngộ đã thấy rất rõ : Vô-lượng vô số chúng sanh được sinh lên các cảnh Trời sống RẤT thung dung tự-tại từ hàng vạn cho đến đôi ba triệu năm rồi cái PHÀM TÍNH cũng từ từ trồi lên lôi kéo những vị Trời ấy TRỞ LỘN LẠI LẶN HỤP VÀO NHỮNG VŨNG BÙN MÀ CÁC VỊ ĐÃ TỪNG GHÊ TỞM, NHÀM CHÁN.

Cái nầy nhà Phật gọi là SINH TỬ LUÂN HỒI.
Tất cả mọi triết thuyết, đường lối không đưa người ta thoát khỏi SINH TỬ LUÂN HỒI VĨNH VIỄN, nhà Phật đều gọi là NGOẠI ĐẠO (không phải đạo Phật, không trùng hướng đến với đạo Phật).

Về ý nầy vị Giảng sư kia cũng đã có nói :

"Người tu hành chính là tự nơi số một mà quay về số không"
Người nghe gật gù : "Có thế chứ !"
Nhưng khi đọc bài thứ nhì (giảng ngày 5/12/1982) kequaduong bổng sững-sờ :

"Nhân đắc nhất dĩ thánh." Nếu con người thật sự tới được số "một" này thì có thể ra khỏi luân hồi, chứng thánh quả, khai trí huệ. Bởi vì con người mất số "một" nên kẹt trong luân hồi, xoay chuyển trong lục đạo, chịu đủ thứ phiền não vô minh. Tám vạn bốn ngàn phiền não đều do mất số "một" này mà sinh ra.
Ở bài nầy Giảng sư không kêu người ta "bỏ số một quay về số không" nữa, mà là ĐỪNG ĐỂ MẤT "SỐ MỘT" (ý G/sư muốn nói đến cái THIÊN CHÂN).
Đây là "CÁI HUÔNG" (sự suy nghĩ đã thành "lối mòn") mà những kẻ sĩ Trung Hoa thường hay LỌT vào, và CÁI HUÔNG nầy nó đã lây lan khắp nơi, mà người Việt Nam bị ảnh hưỡng nặng nề nhất, đến độ nhiều người lầm tưởng rằng đây chính là Phật pháp.

Ôi ! một căn bệnh TRẦM KHA, Nó như dính liền thành da thành thịt của Phật giáo.
Có thể nói là HẦU HẾT (đa số) Tăng sĩ và Cư sĩ Phật tử đều xem triết thuyết nầy đích thị là Phật pháp.

(Điều nầy đã đẩy kequaduong vào "thế cô lập, không giống ai".
Cất một tiếng kêu lạc-lõng giữa sa-mạc, kequaduong cứ lên tiếng, chứ không mong có mấy người thông cãm.
Bởi thông cãm được những điều kequaduong nói, người nghe phải hội đủ bốn điều kiện :

1. Thành tâm cầu Chánh Pháp Phật.
2. Có trình độ căn bản Phật pháp.
3. Nghiệp chướng ĐÃ ĐƯỢC BÀO MÕNG.
4. Có duyên với Chánh Pháp Phật.
)
 
H

HuyenGiac

Guest
Đi tới số không hay đi lùi về số không ?

Với một số người quen đi tới , thì nói đi tới, chỉ hướng đi tới, nơi tới ... số không ?

Ai dũng mãnh đi lùi thì lùi lại... củng tới số không !

Nói là có tới có lui, chớ thật đứng một chỗ là số không, đã không thì đi tới lui ngang dọc cũng là số không!
 
K

kequaduong

Guest
HuyenGiac đã viết:
Đi tới số không hay đi lùi về số không ?

Với một số người quen đi tới , thì nói đi tới, chỉ hướng đi tới, nơi tới ... số không ?

Ai dũng mãnh đi lùi thì lùi lại... củng tới số không !

Nói là có tới có lui, chớ thật đứng một chỗ là số không, đã không thì đi tới lui ngang dọc cũng là số không!

Bạn Huyền Giác chắc chắn là "ăn tương chao" ít hơn vị Giảng sư kia nhiều.

Nhưng ở đời, có lẻ không hẵn là người ăn nhiều tương chao thì biết rành về tương chao hơn người ăn ít, phải không các bạn ?

Người ăn lấy VỊ thì ăn ít cũng biết, người ăn lấy BỊ thì có ăn bao nhiêu cũng không rành, có phải thế không các bạn ?

Người KHÔNG nhận ra YẾU CHỈ PHẬT PHÁP thì tự bản thân mình hãy còn lù mù lắm, diễn giảng Phật pháp thì "hú-hoạ" (hên xui thôi !), câu trước trùng hợp với Ý Tổ thì câu sau đã quay NGOẶC LẠI 180 độ rồi !

Bởi đa số nguời nghe là người bình dân (trong Phật pháp) cho nên thường không chú ý lắm đến nghĩa cú; vị nào diễn giảng hùng hồn, thao thao bất tuyệt, trích dẫn Kinh điển, cổ ngữ nhiều thì được xem là "Như-Lai Sứ giả" ?!?.

Chuyện nầy hình như đang là "trào lưu" chăng ?
 
K

kequaduong

Guest
Tôi nói cho quý-vị một ví dụ đơn giản khác. Lúc nào gọi là "một"? Còn lúc nào gọi là "không?" Ðối với con gái, từ một tới mười bốn tuổi, đối với con trai từ một tới mười hai tuổi, trong giai đoạn đó, chưa mất đi số "một." Thời gian nào là số "không?" Từ lúc nhập thai cho đến lúc sinh ra, đó là giai đoạn mình ở trong số "không." Lúc đó thì tất cả những thứ phiền não vọng tưởng, tham, sân, si đều không có. Cho tới lúc biết ăn, đói rồi sinh lòng tham ăn, giận dữ, ngu si bắt đầu phát sinh; nhưng lúc nầy cũng chưa mất đi số "một," đây chính là khởi đầu cuộc sống làm người. Từ số "không" biến thành "một," thì số "một" này vẫn còn là số rất hoàn chỉnh, vì nó là sự bắt đầu của mọi sự. Cho tới khi trải qua những diễn biến trong đời, những thứ khác sẽ cộng thêm vào số "một" này, để biến thành hai, hai thành ba, ba thành bốn, và cứ thế tăng lên, càng tăng thì gánh nặng càng lớn, và con người càng trở nên ngu si hơn.

Kính các bạn !

Đây là mãng màu thứ hai.

Với ví dụ nầy Giảng sư muốn nói "chúng ta phải trở lại hồn nhiên như trẻ thơ" (beginner’s mind).

Nếu là một nhà Xã-hội-học, chúng ta rất hoan nghinh quan điểm nầy, nó sẽ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn rất nhiều.

Nhưng với Thiền Tông thì đây là "hầm sâu vô minh".

Giảng Thiền như thế nầy ư ?

Kêu người ta chấp Tịnh, chấp Thanh mà là giảng Thiền ư ?

Giảng Thiền là giúp cho hành giả nhận ra Bản Thể Tâm VƯỢT NGOÀI ĐỐI ĐẢI,
cớ sao lại gieo thêm lầm chấp cho người ?

Dẫu cái tâm hồn-nhiên như trẻ thơ hay cái tâm-hồn bẫn-thỉu u tối của kẻ "cùng hung cực ác",
chúng chỉ là hai trạng thái của cùng một cái Ý thức Mê Lầm mà thôi !

Cả hai cái tâm ấy đều phải BUÔNG XÃ vì chúng không phải là Ta.

Học Thiền cốt là để nhận ra muôn vàn biến tướng của Ý Thức đều không phải TÂM.

Không nhận tâm nào cả thì hành giả mới thấy Chơn Tâm,
mới Giải thoát Sinh Tử Luân Hồi được.
 
K

kequaduong

Guest
kequaduong không nói oan cho Giảng sư đâu !

Các bạn hãy xem các giảng luận kế tiếp :


Tu hành cần phải tu đến chỗ "hồ tôn xích tử," nghĩa là tâm như đứa con nít, tâm không có bất cứ điều gì. Giống như đứa con nít vậy, tức là phản lão hoàn đồng.

Ðây mới gọi là phản bổn hoàn nguyên; chẳng khác gì với tri kiến của đứa con nít, rất là thiên chân, không tà lự, không một chút giải đãi lười biếng, cũng không có tâm tham tiện nghi, hoặc là tâm thị phi.

Bởi vì mình muốn phản bổn hoàn nguyên. Tại sao lại muốn tu hành? Cũng vì muốn phản bổn hoàn nguyên, quét sạch mọi vẫn đục trong tâm.
 
K

kequaduong

Guest

Còn đây là mảng màu thứ ba :


Chư Pháp tùng duyên sinh,

Chư Pháp tùng duyên diệt.

Ngã Phật Ðại Sa-Môn,

Thường tác như thị thuyết.


Nghĩa là:

Các Pháp do duyên sinh,

Các Pháp do duyên diệt.

Ðức Phật Ðại Sa-Môn,

Thường nói lý như vậy.

Thưa các bạn !

Chúng ta đều biết đây là thuyết Nhân Duyên trong Giáo lý nhà Phật.

Tuy đây đích thị là giáo lý mà đức Thích Ca đã từng thuyết giảng, nhưng là Giáo-lý Quyền thuyết, không phải Thiệt thuyết.
Thế nào là Quyền thuyết ?
_ Là thuận theo cái thấy biết hạn hẹp của chúng sinh, thuận theo những chấp nhất của chúng sinh, mà đức Phật đã tạm nói, hầu dìu chúng ta lên một nấc.
Nấc đó là gì ?
_ Là "Xe hươu" mà trong Kinh Pháp Hoa đã thí dụ đó, là Duyên Giác thừa.
Ở nấc này Hành giả được thấy một khía cạnh của Chân-lý, một chút nhỏ của Chân lý để tạm gọi là có tu, có chứng mà thôi.

Lý Nhân Duyên được thuyết ra dựa trên LẦM chấp rằng CÁC PHÁP LÀ THỰC CÓ.
Cái chấp CÓ nầy cũng là cái chấp chung cho tất cả cảnh Trời và Người.
Vì CHẤP CÓ nên có tất cả Nhân, tất cả Duyên, tất cả Quả, tất cả Thành Tựu.

Đem lý Nhân Duyên ra nói thì không có sai,
nhưng ở đây Giảng sư đang KHÔNG NÓI về chuyện "hạ thủ công phu", mà là đang thuyết giảng về "Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên", nghĩa là G/s đang nói Lý Thiền.

Nói Lý Thiền mà đưa lý Nhân Duyên vào quả là "lạc quẻ", quả là "trớt quớt", chẳng khác nào trút chén chè vào tô canh cá (làm cho chè cũng hỏng mà canh cũng hư); cho nên kequaduong gọi đây là một mảng màu sặc-sỡ.

Nói Thiền là nói "Đốn giáo", là "chặt gốc", "bứng gốc", là phủi bỏ tất cả mọi bám víu cho Thiền sinh.
Thiền sư có thể không nói, nhưng đã nói thì phải phá Mê, chứ không thể làm cho "bờ Mê sương thêm khói" như thế này được !
 
K

kequaduong

Guest
Mảng màu thứ tư :
Tánh tức là số "không," số "không" cũng tức là tánh. "Không" tánh có nghĩa là chẳng có gì cả, chính là:

Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai?

Nghĩa là:

Xưa nay chẳng có vật gì,

Thì sao có chỗ bụi trần bám vô.

Tu hành cần phải tu đến chỗ "hồ tôn xích tử," nghĩa là tâm như đứa con nít, tâm không có bất cứ điều gì. Giống như đứa con nít vậy, tức là phản lão hoàn đồng. Song, phản lão hoàn đồng không phải là nói rằng mình đi uống sữa, mà chính là muốn mình không còn tham, sân, si, mạn, nghi. Ðây mới gọi là phản bổn hoàn nguyên; chẳng khác gì với tri kiến của đứa con nít, rất là thiên chân, không tà lự, không một chút giải đãi lười biếng, cũng không có tâm tham tiện nghi, hoặc là tâm thị phi. Ðó chính là "Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai" vậy.
"Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai ?" là một câu kệ chỉ ngay cái sai của Ngài Thần Tú, khi vị Thượng Toạ nầy cho rằng :

Thân thị Bồ-Đề thụ,
Tâm như Minh-kính đài.
Thời thời thường phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.

(Nghĩa :
Thân là cây Bồ-đề,
Tâm như đài gương sáng.
Lúc lúc thường lau chùi,
Chớ để dính bụi dơ)

Bốn câu kệ nầy cho thấy rõ hành giả hãy còn LẦM TÂM, CHẤP NGÃ; hãy còn suy nghĩ theo lối mòn của Nho giáo, Lão giáo rằng :
Xác thân này (sắc uẩn) là thân Ta, ta phải trân-trọng.
Tình cãm, suy nghĩ (Ý thức hay bốn uẫn còn lại _ Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Tâm Ta. Ta phải Tịnh hoá nó bằng những công phu tu hành miên mật, để làm cho Nó sáng sạch ra thì mới chứng Thánh quả.

Bốn câu kệ của Ngài Thần Tú không sai với "cái bề ngoài" của Phật pháp.
"Cái bề ngoài" của Phật pháp thì thuận hợp với những chấp nhất Nhân Thiên.
Còn CỐT TUỶ của đạo Phật thì vượt thoát Nhân Thiên.
Cho nên đức Ngủ Tổ dạy mọi người phải thắp hương lễ bái trước bài kệ của Ngài Thần Tú, phải học thuộc lòng, y theo đó mà tu thì sẽ không đọa ba đường Ác. (Nhưng Tổ không nói là "Tu theo đây thì sẽ thoát Sinh Tử Luân Hồi")

Bài kệ nầy thực chất là ĐẠI CHẤP NHẤT.
Những kẻ "đầu trộm đuôi cướp" đa số thường biết rõ việc mình làm là sai, nhưng vì bất lực trước Nghiệp Chướng cho nên vẫn nhắm mắt làm bừa, làm với sự áy náy ngầm trong lòng, hầu hết đều mong có dịp để "hồi đầu hướng Thiện"
Còn những người lầm chấp như bài kệ nầy (thấy có cái Tâm cần được lau chùi) thì luôn thấy mình đúng, cho nên không hề có nghĩ rằng "một ngày nào đó mình sẽ phải thay đổi quan điểm, sẽ phải buông xả những chấp nhất này để bay bổng vào CỬA KHÔNG".
Đây là KIẾN TRƯỢC trong cụm từ "Ngủ trược Ác thế" đó !

(Bởi thế Trung Hoa xưa, cả triệu người tu mà Tổ Đạt Ma không tìm được một "hạt giống", buồn tình Ngài phải 9 năm ngồi quay mặt vô vách _ sau 9 năm mới có một Huệ Khả hữu duyên hiểu được "Tây lai Ý")

(Bởi thế Ngủ tổ dạy cả ngàn môn sinh mà không kiếm được một người để truyền Tâm ấn, hiếm hoi lắm mới có một kẻ "mọi rợ từ phương Nam" là Huệ-Năng _ một người chưa từng học Kinh Kệ, chưa được dạy dỗ gì, chỉ đứng đạp chày giả gạo dưới nhà bếp tám tháng trường _ nhận ra Tâm Tông.)

Điều đáng nói là ở đây Giảng sư đem một câu kệ của Ngài Lục Tổ Huệ Năng, vốn phá đổ tư-tưởng Thần-Tú, để diễn dịch theo hướng suy nghĩ của Thần Tú.

Giảng sư không gian ác, nhưng diễn dịch câu kệ của Ngài Huệ-Năng như thế này thì là "tội nhân thiên-cổ" đó !


....
Nghĩa là:
"Xưa nay chẳng có vật gì,
Thì sao có chỗ bụi trần bám vô."

Tu hành cần phải tu đến chỗ "hồ tôn xích tử," nghĩa là tâm như đứa con nít, tâm không có bất cứ điều gì. Giống như đứa con nít vậy, tức là phản lão hoàn đồng. Song, phản lão hoàn đồng không phải là nói rằng mình đi uống sữa, mà chính là muốn mình không còn tham, sân, si, mạn, nghi. Ðây mới gọi là phản bổn hoàn nguyên; chẳng khác gì với tri kiến của đứa con nít, rất là thiên chân, không tà lự, không một chút giải đãi lười biếng, cũng không có tâm tham tiện nghi, hoặc là tâm thị phi. Ðó chính là "Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai" vậy.
NAM-MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ-TÁT
 
K

kequaduong

Guest
Mảng màu thứ năm :

Thế nào là kiến giải đúng:

1. Vô Ngã Tướng (không thấy có mình): Tức là không cống cao ngã mạn, không tính toán lợi lộc cho mình.

2. Vô Nhân Tướng (không thấy có người): Nghĩa là mình không chướng ngại, không làm chuyện bất lợi cho kẻ khác.

3. Vô Chúng Sinh Tướng (không thấy có chúng sinh): Nghĩa là coi vạn vật đều đồng một thể với chính mình.

4. Vô Thọ Giả Tướng (không thấy có thọ mạng): Mọi chúng sinh có quyền sống, bởi thế chúng ta không thể đoạt hoặc giết hại bất kỳ sinh mạng nào Ố kể cả người và động vật.

Trong Kinh Kim Cang đức Phật nói :

"Nhược Bồ-tát hữu Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng tức phi Bồ-tát"

(Nếu Bồ-tát còn thấy có tướng Ta, tướng Người, tướng Chúng sanh, tướng Thọ giả thì chẳng phải là Bồ tát)

Và ngày nay Giảng sư diễn dịch "không bốn tướng" như thế này, có phải là đã kéo Phật giáo xuống thành ngoại đạo rồi chăng ?

Bởi vì những điều kiện "không bốn tướng" như vầy thì các tu sĩ Thiên Chúa giáo cũng có rất nhiều vị hội đủ _ nhứt là những dòng tu khổ hạnh.

Những tu sĩ Thiên chúa giáo, nhiều vị cũng tuyệt vời lắm ! Nếu theo định nghĩa trên thì những tu sĩ ấy đều là Bồ-tát cả rồi chăng ? (Khi đức Phật đã định nghĩa : Bồ-tát là người "không bốn tướng")
 
K

kequaduong

Guest

Mảng màu thứ sáu :

"Quán tự tại Bồ Tát,

hành thâm Bát Nhã,

Ba La Mật Ða thời

Chiếu kiến ngũ uẩn

Giai không độ nhất,

Thiết khổ ách, Xá Lợi Tử! "

Thưa các bạn ! Đây là câu đầu tiên trong bài Bát Nhã Tâm Kinh mà hầu như Phật tử nào cũng thuộc.

Phải chăng ngắt câu như vầy là Giảng sư "khoái "ngủ uẫn qui nhất" hay là Giảng sư chỉ muốn tạo nét "xì-tin" lạ mắt ?

Cụm từ "Bát-Nhã Ba-La-Mật Đa" đã bị tách làm đôi,
cụm từ "Ngủ uẫn giai không" cũng bị tách làm đôi,
cụm từ "độ nhất thiết khổ ách" cũng bị tách làm đôi.

Khiến cho một bài Kinh Tâm yếu của Giáo Lý Đại thừa đã bị biến thành đống gạch vụn ("xà-bần") như thế này thì thiệt là đau lòng quá đỗi !

Câu nầy theo kequaduong thì cách ngắt câu phải sửa lại như sau :

'Quán Tự Tại Bồ Tát _ hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Ða _ thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không _ độ nhất thiết khổ ách _ Xá Lợi Tử ! ........................"

(Ngài Quán Tự-Tại Bồ-Tát _ một danh hiệu khác của Đức Quán Thế Âm Bồ-Tát _ khi thâm chứng Trí Tuệ Đại Bát Nhã thì thấy 5 uẫn đều không, cho nên đã hoá giải hết mọi "sương mù" vô minh.
Nầy Xá Lợi Phất ! ....................)
 
K

kequaduong

Guest
'Quán tự tại Bồ Tát,
hành thâm Bát Nhã,
Ba La Mật Ða thời
Chiếu kiến ngũ uẩn
Giai không độ nhất,
Thiết khổ ách, Xá Lợi Tử!
Sắc bất dị không,
Không bất dị sắc,
Sắc tức thị không,
Không tức thị sắc,
Thọ tưởng hành thức diệc
Phục như thị...'
Khi tham thiền đến chỗ như vậy thì ngũ ấm đều thành không, lục trần không còn nhiễm được nơi mình.

"ngủ ấm đều thành không" gốc từ cụm từ "ngủ uẫn giai không",
nhưng "ngủ uẫn giai không" là 5 uẫn vốn không thật CÓ,
mà lâu nay hành giả vì Mê Lầm cho nên thấy tất cả các pháp đều là CÓ.
Vì thấy TẤT CẢ LÀ CÓ cho nên đủ thứ phiền não theo đó phát sinh.
Vì thấy TẤT CẢ ĐỀU CÓ cho nên hành giả cứ "lùng quấn" mãi trong Sinh tử Luân Hồi.
Như con kiến bò quanh miệng chén có dính mở, quanh đi quẩn lại cũng chỉ lòng vòng trên miệng chén mà thôi,
tự mình không thoát ra được sự mê luyến.

Khi giảng sư nói : "ngũ ấm đều thành không" là G/s thấy trước đó nó CÓ và sau đó nó THÀNH ra KHÔNG.

Các pháp KHÔNG THẬT CÓ là nghĩa Bát Nhã.
Các pháp từ CÓ thành KHÔNG là nghĩa Vô-Minh
.


Khi tham thiền đến chỗ như vậy thì ngũ ấm đều thành không
Tham thiền không đến được chỗ "ngủ uẫn giai không",
mà chỉ Trí Tuệ Đại Bát Nhã mới thực thấy CÁI KHÔNG TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP,
mà ngủ uẫn là 5 pháp trong vạn pháp, cho nên ngủ uẫn là Không !


lục trần không còn nhiễm được nơi mình
Lục trần vốn KHÔNG, mà Mình cũng KHÔNG luôn, thì lấy gì có chuyện đắm nhiễm hay không đắm nhiễm.
Khi cả hai cái đều KHÔNG THỰC CÓ thì làm sao có chuyện tương thành hay tương hoại nhau được.

Đem cái thấy lầm "các pháp đều CÓ" mà giải thích Bát Nhã Tâm Kinh thì có là giết các bạn trẻ hâm mộ Phật pháp hay không ?
 
K

kequaduong

Guest
Người tu hành chính là tự nơi số một mà quay về số không
Câu nầy RẤT HAY !
Nhưng tiêu đề "Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên" theo ngu ý của kequaduong thì hình như không được ỗn cho lắm !
Câu trích dẫn trên chỉ rõ SỐ KHÔNG là ĐÍCH ĐẾN, là thành tựu của Bát Nhã Ba-la-mật-đa,
tiêu đề lại nói Số Không là Phương tiện, là cái mà chúng ta dùng để đạt đến một đích khác.
Chúng ta là những kẻ vô minh, chưa nắm được, chưa đến được cái Số Không nầy, làm sao dùng nó để làm "bí quyết" được.


Số không này có thể sinh ra các Pháp, nhưng cũng có thể quét trừ các Pháp. Nó là gốc để mình phản bổn hoàn nguyên. Cho nên cần ở số không này mà dụng công phu. Có nghĩa rằng dụng công ở chỗ cái gì cũng không có. Tất cả các pháp đều do số không mà sinh, tất cả các pháp đều trở về số không.
Ở đây G/s dùng cụm từ "Phản bổn hoàn nguyên", mà tiêu đề thì "phản tỉnh hoàn nguyên", về nghĩa thì "na-ná" như nhau, nhưng về từ thì tiêu đề có vẻ như là một câu nói quá vội vàng, cho nên không nghiêm chỉnh.

"Cho nên cần ở số không này mà dụng công phu. Có nghĩa rằng dụng công ở chỗ cái gì cũng không có."

Theo kequaduong thì nói về "dụng công phu" phải nói là dụng công ở chỗ "cái gì cũng CÓ"
Có nhân quả, thiện ác (phải thận trọng trong hành xữ), có sạch dơ (phải giữ cho nơi thờ phượng được trang nghiêm, tinh khiết), có sự nhịp nhàng, tôn ti trật tự, có thời khắc hành trì nghiêm cẫn, có tinh tấn, có quyết chí tu, có thật tâm cầu Sạch Phàm, có lòng mong giải nghiệp chướng .........


kequaduong đề nghị :
Nếu chúng ta là những người thật tâm cầu tu học Phật pháp, mong giải thoát sinh tử luân hồi thì nên :
Dụng công ở chỗ "cái gì cũng CÓ",
Hướng tâm về chỗ "cái gì cũng KHÔNG"
 
K

kequaduong

Guest

Người tu hành chính là tự nơi số một mà quay về số không

Số một là gì ?

Là Ngã tướng, Ngã chấp, là Phàm tâm, là thấy các pháp cái gì cũng CÓ thiệt.


Số không là gì ?

Là Vô Ngã, là Sạch phàm, là hết Chấp, là thấy các pháp đều Không tướng,

Là Tự tại, Vô quái ngại với mọi ảo-ảnh trần gian.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên