- Tham gia
- 9/10/22
- Bài viết
- 36
- Điểm tương tác
- 16
- Điểm
- 8
Hỏi: Tại sao sau khi cùng gặp được giáo pháp cứu độ Bản Nguyện của Phật A Di Đà, nhưng có người có thể tin chắc không nghi, lại có người tà kiến phỉ báng?
Đáp: Gặp được sự cứu độ của Phật A Di Đà, có người tin, cũng có người phỉ báng. Thật ra trong Quán Niệm Pháp Môn, Đại sư Thiện Đạo có nêu ra vấn đề giống vậy, chủ yếu là căn cơ của chúng sanh khác nhau, thiện căn thuần thục thì có sớm có muộn, thiện căn đời trước khác nhau. Kinh Vô Lượng Thọ nói:
"Khiêm tốn, cung kính, lắng nghe, phụng hành, hớn hở sanh đại hoan hỉ
Kiêu mạn, xấu ác, lười biếng khó tin pháp này"
Họ khó tin là vì kiêu mạn, lười biếng, tự cho mình là đúng, nếu căn cơ thành thục, khiêm tốn, khiêm hạ kính Pháp, họ sẽ tin, cho nên đây là căn tánh khác nhau. Chẳng qua nghe đến sự cứu độ của Phật A Di Đà có người dù phỉ báng nhưng so với người không có phản ứng có lẽ họ vẫn có chỗ vượt hơn. Tại sao nói vậy?
Trong kinh cũng có nói: "Thà chịu khổ địa ngục mà nghe được danh hiệu chư Phật, không nhận vô lượng niềm vui mà không nghe được danh hiệu Phật", họ phỉ báng là vì sáu chữ danh hiệu của Phật A Di Đà khuấy động nội tâm họ, đánh phá quan niệm chấp trước vào tự lực, nên họ ra sức kháng cự lại. Giống như bị cây gậy đánh trúng, sau khi đánh trúng họ phải kêu đau, kêu khổ, sau rốt là bị cây gậy sáu chữ này đánh trúng, cây gậy này đánh trúng thì có thể thành Phật. Có người sau khi nghe xong hoàn toàn không có phản ứng, không lay động nơi đáy lòng, chứng tỏ họ hoàn toàn không nghe vào trong tâm, như thế không bằng người phản ứng mạnh mẽ đó.
Tục ngữ nói:
"Thà làm kẻ địch của người thiện
Chứ không làm bạn với người ác"
Hai câu nói này rất hay, làm kẻ địch với người thiện bạn có thể bị người thiện dẫn dắt, được sự gia trì, cảm hóa của họ. Làm bạn với kẻ ác bạn cảm thấy họ tốt, kết quả là kéo bạn xuống địa ngục.
Nếu có người gây khó khăn với Phật nhưng sau cùng chắc chắn phải thua, chỉ cần hăng hái so đo với Phật cho thấy họ cách giải thoát không xa.
Đương nhiên chúng ta không cổ vũ phỉ báng, mà đứng trên một tầng bậc khác để nói. Như vừa mới nói, họ bị sáu chữ danh hiệu và bị Phật A Di Đà đánh trúng rồi, ánh sáng của Phật A Di Đà vừa đến thì bóng tối nơi nội tâm sợ hãi ánh sáng, người quen trong bóng tối chỉ cần thấy ánh sáng thì mắt liền lòa đi, hơn nữa họ cũng phải cố thủ bóng tối của mình, ánh sáng vừa đến bóng tối lập tức tan biến, họ không muốn bị đánh bại cho nên họ sẽ gắng sức phản kháng, điều này chúng ta có thể hiểu được.
Tôi từng nêu ra một ví dụ như thế này: "giống như lửa cháy khúc gỗ, có lúc khúc gỗ chưa bắt lửa, ngược lại còn rỉ nước ra, vì nó quá ẩm ướt". Phàm phu vốn có Phật tánh, nghe đến danh hiệu phải nên tin tưởng, tại sao không tin mà còn phỉ báng nữa? Phiền não, khí ẩm ướt của phiền não bị lửa tấn công, nước rò rỉ ra, nếu không nghe được danh hiệu Phật A Di Đà, không nghe đến giáo pháp thù thắng này, họ có thể vẫn chưa thể có sự phản ứng mãnh liệt như thế, bị ngọn lửa trí tuệ mãnh liệt, ánh sáng của danh hiệu Phật A Di Đà công kích thì tà kiến, độc khí, phỉ báng đều bộc phát, phải hiểu là như thế. Nếu tiếp tục duy trì lâu dài, đời này dần dần dịu dàng, nhân duyên độ thoát vị lai của họ vẫn là nương vào câu danh hiệu này. Cho nên vẫn phải chúc mừng họ.
Xong nếu thật sự muốn phỉ báng, tà kiến rất nặng thì có lẽ phải nhận lấy tội khổ cực lớn.
(Trích trong Hỏi Đáp Về Pháp Môn Tịnh Độ - Pháp sư Tịnh Tông)
Đáp: Gặp được sự cứu độ của Phật A Di Đà, có người tin, cũng có người phỉ báng. Thật ra trong Quán Niệm Pháp Môn, Đại sư Thiện Đạo có nêu ra vấn đề giống vậy, chủ yếu là căn cơ của chúng sanh khác nhau, thiện căn thuần thục thì có sớm có muộn, thiện căn đời trước khác nhau. Kinh Vô Lượng Thọ nói:
"Khiêm tốn, cung kính, lắng nghe, phụng hành, hớn hở sanh đại hoan hỉ
Kiêu mạn, xấu ác, lười biếng khó tin pháp này"
Họ khó tin là vì kiêu mạn, lười biếng, tự cho mình là đúng, nếu căn cơ thành thục, khiêm tốn, khiêm hạ kính Pháp, họ sẽ tin, cho nên đây là căn tánh khác nhau. Chẳng qua nghe đến sự cứu độ của Phật A Di Đà có người dù phỉ báng nhưng so với người không có phản ứng có lẽ họ vẫn có chỗ vượt hơn. Tại sao nói vậy?
Trong kinh cũng có nói: "Thà chịu khổ địa ngục mà nghe được danh hiệu chư Phật, không nhận vô lượng niềm vui mà không nghe được danh hiệu Phật", họ phỉ báng là vì sáu chữ danh hiệu của Phật A Di Đà khuấy động nội tâm họ, đánh phá quan niệm chấp trước vào tự lực, nên họ ra sức kháng cự lại. Giống như bị cây gậy đánh trúng, sau khi đánh trúng họ phải kêu đau, kêu khổ, sau rốt là bị cây gậy sáu chữ này đánh trúng, cây gậy này đánh trúng thì có thể thành Phật. Có người sau khi nghe xong hoàn toàn không có phản ứng, không lay động nơi đáy lòng, chứng tỏ họ hoàn toàn không nghe vào trong tâm, như thế không bằng người phản ứng mạnh mẽ đó.
Tục ngữ nói:
"Thà làm kẻ địch của người thiện
Chứ không làm bạn với người ác"
Hai câu nói này rất hay, làm kẻ địch với người thiện bạn có thể bị người thiện dẫn dắt, được sự gia trì, cảm hóa của họ. Làm bạn với kẻ ác bạn cảm thấy họ tốt, kết quả là kéo bạn xuống địa ngục.
Nếu có người gây khó khăn với Phật nhưng sau cùng chắc chắn phải thua, chỉ cần hăng hái so đo với Phật cho thấy họ cách giải thoát không xa.
Đương nhiên chúng ta không cổ vũ phỉ báng, mà đứng trên một tầng bậc khác để nói. Như vừa mới nói, họ bị sáu chữ danh hiệu và bị Phật A Di Đà đánh trúng rồi, ánh sáng của Phật A Di Đà vừa đến thì bóng tối nơi nội tâm sợ hãi ánh sáng, người quen trong bóng tối chỉ cần thấy ánh sáng thì mắt liền lòa đi, hơn nữa họ cũng phải cố thủ bóng tối của mình, ánh sáng vừa đến bóng tối lập tức tan biến, họ không muốn bị đánh bại cho nên họ sẽ gắng sức phản kháng, điều này chúng ta có thể hiểu được.
Tôi từng nêu ra một ví dụ như thế này: "giống như lửa cháy khúc gỗ, có lúc khúc gỗ chưa bắt lửa, ngược lại còn rỉ nước ra, vì nó quá ẩm ướt". Phàm phu vốn có Phật tánh, nghe đến danh hiệu phải nên tin tưởng, tại sao không tin mà còn phỉ báng nữa? Phiền não, khí ẩm ướt của phiền não bị lửa tấn công, nước rò rỉ ra, nếu không nghe được danh hiệu Phật A Di Đà, không nghe đến giáo pháp thù thắng này, họ có thể vẫn chưa thể có sự phản ứng mãnh liệt như thế, bị ngọn lửa trí tuệ mãnh liệt, ánh sáng của danh hiệu Phật A Di Đà công kích thì tà kiến, độc khí, phỉ báng đều bộc phát, phải hiểu là như thế. Nếu tiếp tục duy trì lâu dài, đời này dần dần dịu dàng, nhân duyên độ thoát vị lai của họ vẫn là nương vào câu danh hiệu này. Cho nên vẫn phải chúc mừng họ.
Xong nếu thật sự muốn phỉ báng, tà kiến rất nặng thì có lẽ phải nhận lấy tội khổ cực lớn.
(Trích trong Hỏi Đáp Về Pháp Môn Tịnh Độ - Pháp sư Tịnh Tông)