TAM THÂN, TỨ TRÍ, NGŨ NHÃN, LỤC THÔNG

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

dieupham

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 2 2009
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Địa chỉ
HCM
Nam Mô A Di Đà Phật
Trong một số bài giảng mà con đọc được, có nhắc tới Tam thân, Tứ Trí, Ngũ Nhãn, Lục Thông. Xin quý thầy giải thích ý nghĩa cụ thể được không ạ.


----------------------------------
tanphuqm thêm dấu để rõ nghĩa
 
K

kequaduong

Guest
Tam thân là :

1. PHÁP THÂN : Tất cả Chư Phật đều từ một Pháp Thân mà lưu xuất.
(ví dụ : Tề-Thiên có thể biến hoá ra trăm ngàn Tế Thiên, nhưng tất cả đều từ một Tề Thiên thật)

2. BÁO THÂN : Hành Dụng của Pháp Thân để THU NHIẾP VŨ TRỤ CHÚNG SINH, biến VÔ MINH QUỐC THÀNH PHẬT QUỐC.
Chúng ta ở "Hoa Tạng Thế Giới Hải" nầy đều chịu sự thu nhiếp (được độ) bởi đức Phật Tỳ-Lô-Giá-Na (Phật Đại Nhật).

3. HOÁ THÂN : "Cái Bóng" của Báo Thân thị hiện trong mỗi cõi (vô minh) để độ sinh.

Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni là thể Hoá-thân của Phật Đại-Nhật.
Phật Đại Nhật là thể Báo Thân của Phật Thích Ca.
Trong Kinh Pháp Hoa có nói đến Phật Đa Bảo,
Phật Đa-Bảo là ẪN DỤ cho thể Pháp Thân.
Để hiểu rõ hơn về tương quan giữa 3 thể nầy xin mời các bạn đọc :

http://www.hinhdongphatgiao.com/forum/viewtopic.php?t=4031

Xin lỗi kequaduong mắc việc bận rồi, về Tứ trí, Ngủ Nhãn, Lục thông chưa thể trả lời kịp.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TAM THÂN

THÂN: có nghĩa là nhóm họp, nhóm họp các pháp mà thành thân,

Sự nhóm họp về lí pháp gọi là Pháp thân(S: Dharma- kaya),

Sự nhóm về trí pháp gọi là Báo Thân (S: Sambhoga-kaya)

và sự nhóm họp các công đức gọi là Ứng Thân (S: Nirmana-kaya)

TÊN GỌI và SỰ GIẢI THÍCH BA THÂN]

Có nhiều tên gọi và sự giải thích về TAM THÂN trong các Kinh:
Xinđơn cử vài trường hợp để tham khảo:


TAM THÂN trong Kinh THẬP ĐỊA KINH LUẬN:

1.Pháp thân: Lý thể chân như thật tướng, không hai không khác, thường trụ vắng lặng

2.Báo thân:Thân đáp trả nhân hạnh công đức và hiển hiện tướng hảo trang nghiêm

3. Ứng thân: Thân được hiển hiện thuận theo chủng tánh, căn cơ của chúng sanh được hóa độ
-------------------

TAM THÂN trong KINH KIM QUANG MINH:

1. Hóa thân: khi còn tu hành ở nhân địa, Đức Như Lai đã tu hành bằng mọi cách đến khi được viên mãn để độ tất cả chúng sanh; nhờ năng lực tu hành mà được tự tại và hiện nhiều thứ thân, tùy theo sự ưa thích của chúng sanh

2. Ứng thân: vì giúp cho các Bồ Tát được thông đạt, đồn thời thể nhận được sanh tử, Niết bàn là nhất vị và dùng vô biên Phật pháp là căn bản nên Chư Phật thị hiện có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp

3. Pháp thân: vì diệt trừ các phiền não chướng và đầy đủ tất cả các thiện pháp

TAM THÂN trong Kinh GIẢI THÂM MẬT:

Pháp thân, Giải thoát thân, và Hóa Thân

1. Hóa Thân: là thân thị hiện 8 tướng

2. Giải thoát thân: chỉ cho Ngũ phần pháp thân ( Giới, Đinh, Huệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến)

3.Pháp thân: chỉ cho Ba la mật đa của các địakhéo tu diệu quả xuất ly chuyển y thành tựu viên mãn

(Theo Tự điển Phật Học Huệ Quang trang 4192)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TỨ TRÍ

TỨ TRÍ: là quả tu tập do Tông Duy Thức lập ra

- Chuyển Thức Thứ TÁM (Alayda) thành ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ:
Trí này lìa các phân biệt, hành tướng sở duyên vi tế khó biết, không mê vọng, không ngu si đối với tất cả cảnh tướng, tánh tướng thanh tịnh, lìa các tạp nhiễm, như ánh sáng của gương tròn lớn soi khắp vạn tượng, sự lý không sót một mảy may.

- Chuyển thức Thứ BẢY (mat- na)thành BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ
Trí này quán tất cả các pháp, tự tha, hữu tình đều bình đẳng, thường tương ưng với đại từ bi ... bình đẳng với muôn loài

- Chuyển thức thứ SÁU thành DIỆU QUAN SÁT TRÍ
Trí này khéo quán tự tướng, cộng tướng của các pháp, chuyển biến vô ngại,tự tại thuyết pháp tùy theo căn cơ của chúng hữu tình để giáo hóa

- Chuyển 5 thức trước (nhãn thức, nhĩ thức,..) thành THÀNH SỞ TÁC TRÍ
Trí này do muốn làm lợi lạc các loài hữu tình, cho nên có khả năng ở trong 10 phương vì chúng snah mà hành thiện bằng 3 nghiệp thân, khẩu, ý của mình, thành tựu theo năng lực của bản nguyện
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NGŨ NHÃN:

NGŨ NHÃN: 5 loại mắt

1. Nhục nhãn: mắt của thân xác

2. Thiên nhãn: mắt của chư thiên trên cõi trời Sắc giới, cũng là mắt mà thiền giả đắc được khi đang tu tập; với mắt này thì chẳng luận gần, xa,trong, ngoài, sáng tối , đều thấy được tất cả

3. Huệ nhãn: mắt của các vị tu tập đắc đạo, nhờ dùng trí tuệ quán được Chân không vô tướng

4.Pháp nhãn: mắt trí tuệ của chư vị Bồ Tát, vì hóa độ chúng sanh nên nhìn thấy tất cả các pháp môn

5. Phật nhãn: Mắt của Chư Phật

------------------------------------------------

Theo Vô Lượng Thọ Kinh,chư Bồ tát ở cõi Tịnh độ có Ngũ nhãn:

1. Nhục nhãn: trong suốt, không chi là không phân biệt tỏ rõ

2.Thiên nhãn: thông đạt, vô lượng, vô hạn

3.Pháp nhãn: quan sát cùng tột thật tướng của các pháp

4. Huệ nhãn: thấy được chân tướng, có thể độ chúng sanh sang bờ an vui

5. Phật nhãn: con mắt thấy đầy đủ, thông suốt vạn pháp

----------------------------

(Theo Phật học từ điển)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
LUC THÔNG

LỤC THÔNG: 6 thứ thần thông

1.THIÊN NHÃN THÔNG: thấy vạn vật trong vũ trụ mà không bị ngăn ngại

2.THIÊN NHĨ THÔNG: nghe được âm thanh ở khắp nơi, mà không bị ngăn ngại

3. TÚC MẠNG THÔNG: biết được việc đời trước của mình và của người

4. THA TÂM THÔNG: biết được những suy nghĩ trong tâm của người khác

5. THẦN TÚC THÔNG: có khả năng đi khắp nơi trong chớp mắt, phép biến hóa

6. LẬU TẬN THÔNG: tâm trong sạch hoàn toàn, không còn bị dính chấp bất kỳ việc gì,đoạn trừ hoàn toàn phiền não, ra vào tự tại nơi Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới)

------------------------
(Theo Phật Học Tự Điển)
 

dieupham

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 2 2009
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Địa chỉ
HCM
tam thân , tứ trí. ngũ nhãn, lục thông

Cam on da hoan hy giai dap thac mac cua Dieu Pham.
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên