tran nguyen hoang tri
Cựu Thành Viên Diễn Đàn
- Tham gia
- 2/5/06
- Bài viết
- 210
- Điểm tương tác
- 18
- Điểm
- 18
Kim Cang Tát Đỏa tượng trưng diệu ý phiền não tức Bồ Đề và sự kiên cố bất hoại của Bồ Đề Tâm. Có thần chú Bách Tự Minh có khả năng sám hối, tiêu trừ tội chướng, làm cho hành giả có 3 nghiệp thân , khẩu , ý thanh tịnh.
Kim Cang tiếng Phạn là Vajrasattva. Vajra là kim cương. Sattva là Tát Đỏa, cũng là hữu tình chúng sanh, tức loại chúng sanh có tình thức phân biệt với loại vô tình như đất, cát, đá, cây bao đồng. Tên tiếng Tây Tạng là Rdo-rje semsdpah, nghĩa là tâm Kim Cang dũng mảnh. Kim Cang Tát Đỏa còn gọi là Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ, Chấp Kim Cang Bí Mật Thủ, Trì Kim Cang Cụ Tuệ Giả, Kim Cang Thượng Thủ, Đại Dược Kim Cang, Nhứt Thiết Như Lai Phổ Hiền, Phổ Hiền Tát Đỏa, Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cang Thắng Tát Đỏa, Kim Cang Tạng, Chấp Kim Cang, Bí Mật Chủ, Kim Tát, Mật Hiệu Chơn Như, Kim Cang, hoặc Đại Dũng Kim Cang đều lấy Tâm Bồ Đề thanh tịnh, kiên cố, và bất động để hàng phục tất cả loài hữu tình ngoại đạo. Vì vậy nên được gọi là đại dũng. Cò tịnh tâm Bồ Đề là căn bản y thể của hằng sa công đức nên có tên là Chân Như.
Vậy Kim Cang Tát Đỏa tượng trưng cho tâm Bồ Đề kiên cố, bất hoại và diệu lý của phiền não tức Bồ Đề. Danh xưng nầy trong Phật giáo có 4 ý nghĩa:
1. Vị Tổ thứ hai truyền pháp Mật pháp.
2. Trong Mạn Đà La Kim Cang giới, ngài là một trong 37 tôn vị ở Bộ Viện Kim Cang.
3. Trong Lý Thú hội Mạn Đà La Kim Cang giới ngài là chủ tôn của 17 tôn vị.
4. Trong Lý Thú hội Mạn Đà La Kim Cang giới ngài là chủ tôn Đại Trí Kim Cang bộ của Kim Cang bộ viện.
Ngoài 4 ý trên, căn cứ king Đại Giáo Vương, quyển 8 nói rằng: Ngài Kim Cang Tát Đỏa đả giáng xuống hội Tam Thế Yết Na, trong hình tướng của Tam Thế Minh Vương 8 tay 3 mặt, làm giáo lịnh luân thân của A Súc Như Lai. Cho nên tôn hệ nầy đã phụng giáo sắc của Như Lai để hàng phục số cứng đầu khó hoá độ của Đại Tự Tại Thiên Chúng, nên đã thị hiện tướng Minh Vương.
Tuy đả kể ra các loại Kim Cang Tát Đỏa như trên, nhưng trong Mật Tông thường dùng Kim Cang Tát Đỏa là Tâm Bồ Đề. Trong 4 gia hạnh của Mật Tông Tây Tạng, Chú Bách Tự Ming là phương pháp sám hối quan trọng nhất. BáchTự Minh còn có tên là Bách Tự chơn ngôn, Bách Tự Mật Ngữ, Kim Cang Bach Tự Minh, hoặc Kim Cang Tát Đỏa Bách tự minh.
Bách Tự Minh là có 2 loại: Trường chú và tâm chú. Mỗi buổi tối trước khi đi ngũ, nên trì 7 biến để sám hối những lỗi lầm trong ngày đả phạm. Khi kết một nghi thức hành pháp cũng thường thường tụng chú Bách Tự Minh nầy để bổ khuyết nghững điều thiếu sót. Những hành giả Mật Tông thường nhận lãnh Quán Đảnh nhiều tôn, do đó nếu không có pháp để hoàn tất toàn bộ pháp tu của các tôn, thì một mặt đem các tôn dồn vào Bổn tôn mà tu, mặt khác mỗi tối phải nên niệm chú Bách Tự Minh để bổ khuyết.
Ngoài ra người lớn tuổi nếu sợ chú Bách Tự Minh quá dài trong Tứ Gia Hạnh (Noản , Đảnh , Nhẩn , Thế Đệ Nhật), mà muốn sớm đạt được viên mãn công đức của 100,000 biến, đầu tiên có thể y theo Bách Tự Minh quán tưởng và trì chử Ah (100,000 biến). Còn người trẻ tuổi thì đừng theo phương pháp nầy mà phải theo đúng nghi quỷ để tu hành. Trì Bách Tự Minh 100,000 biến là pháp tu căn bản.
Trì tụng chơn ngôn có thể chọn Phạn hoặc Tạng văn. nếu không phát âm được Phạn văn và Tạng văn thì có thể tụng nghĩa bằng Trung (Hoa) văn ( Có thể tụng bằng Việt âm). Theo sự truyền thừa của Bạch giáo ở Tây Tạng , Bạch giáo đồ đã tu trì pháp Kim Cang Tát Đỏa cộng them phần quán vào phần giữa cũa cái đầu (trung mạch) thành một tam giác cân đáy lên trên, mũi chỉ xuống miệng như một cái phểu, phân rỏ thành 2 huyệt thái dương và trung tâm của hậu não, từ từ hút vào yết hầu ( mũi của tam giác). Đồng thời ở giữa phần trên đỉnh đầu quán thêm một chử Ah màu trắng.
Ngoại trừ đả quán tưởng trên đỉnh đầu Kim Cang Tát Đỏa Phụ Mẫu Cam Lồ quán đảnh, chử Ah màu trắng nầy cũng chảy xuống cam lồ trắng.
Chú Bách Tự Minh: Dịch nghĩa
Om Qui mạng
Vajra -sattva Kim Cang Tát Đỏa
Samaya Tam muội da
Manu palaya Nguyện thủ hộ ngã
Vajra Sattvenopathistha Vi Kim Cang Tát Đỏa vị
Dridhome bhava Vi Kiên Lao ngã
Sutosyomebhava Ư ngã khả hoan hỉ
Supossyamebhava Kim ngã tùy Tâm dư
Anuraktomebhava Kim ngã thiện tăng ích dã
Sarva Siddhim Meprayassca Thọ dử ngã nhất thiết tất địa
Sarva Karmesu came Cập chư sự nghiệp
Cittam Siyam Linh ngã an ổn
Kuru Tác
Hum Hồng
Ha ha haha Tứ vô lượng Tâm
Ho Hỉ lạc chi thanh
Bhagavam Thế tôn
Sarva tathagata Nhứt Thiết Như Lai
Vajra ma me munca Nguyện Kim Cang mạc xả ly ngã
Vajra bhava Linh ngã vi Kim Cang
Maha samaya sattva. Tam muội da tát Đỏa
Ah Ah
Tâm chú: Om Vajra Sattva, Ah . Nếu thời gian không đủ, hành giả có thể tụng tâm chú
Kim Cang tiếng Phạn là Vajrasattva. Vajra là kim cương. Sattva là Tát Đỏa, cũng là hữu tình chúng sanh, tức loại chúng sanh có tình thức phân biệt với loại vô tình như đất, cát, đá, cây bao đồng. Tên tiếng Tây Tạng là Rdo-rje semsdpah, nghĩa là tâm Kim Cang dũng mảnh. Kim Cang Tát Đỏa còn gọi là Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ, Chấp Kim Cang Bí Mật Thủ, Trì Kim Cang Cụ Tuệ Giả, Kim Cang Thượng Thủ, Đại Dược Kim Cang, Nhứt Thiết Như Lai Phổ Hiền, Phổ Hiền Tát Đỏa, Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cang Thắng Tát Đỏa, Kim Cang Tạng, Chấp Kim Cang, Bí Mật Chủ, Kim Tát, Mật Hiệu Chơn Như, Kim Cang, hoặc Đại Dũng Kim Cang đều lấy Tâm Bồ Đề thanh tịnh, kiên cố, và bất động để hàng phục tất cả loài hữu tình ngoại đạo. Vì vậy nên được gọi là đại dũng. Cò tịnh tâm Bồ Đề là căn bản y thể của hằng sa công đức nên có tên là Chân Như.
Vậy Kim Cang Tát Đỏa tượng trưng cho tâm Bồ Đề kiên cố, bất hoại và diệu lý của phiền não tức Bồ Đề. Danh xưng nầy trong Phật giáo có 4 ý nghĩa:
1. Vị Tổ thứ hai truyền pháp Mật pháp.
2. Trong Mạn Đà La Kim Cang giới, ngài là một trong 37 tôn vị ở Bộ Viện Kim Cang.
3. Trong Lý Thú hội Mạn Đà La Kim Cang giới ngài là chủ tôn của 17 tôn vị.
4. Trong Lý Thú hội Mạn Đà La Kim Cang giới ngài là chủ tôn Đại Trí Kim Cang bộ của Kim Cang bộ viện.
Ngoài 4 ý trên, căn cứ king Đại Giáo Vương, quyển 8 nói rằng: Ngài Kim Cang Tát Đỏa đả giáng xuống hội Tam Thế Yết Na, trong hình tướng của Tam Thế Minh Vương 8 tay 3 mặt, làm giáo lịnh luân thân của A Súc Như Lai. Cho nên tôn hệ nầy đã phụng giáo sắc của Như Lai để hàng phục số cứng đầu khó hoá độ của Đại Tự Tại Thiên Chúng, nên đã thị hiện tướng Minh Vương.
Tuy đả kể ra các loại Kim Cang Tát Đỏa như trên, nhưng trong Mật Tông thường dùng Kim Cang Tát Đỏa là Tâm Bồ Đề. Trong 4 gia hạnh của Mật Tông Tây Tạng, Chú Bách Tự Ming là phương pháp sám hối quan trọng nhất. BáchTự Minh còn có tên là Bách Tự chơn ngôn, Bách Tự Mật Ngữ, Kim Cang Bach Tự Minh, hoặc Kim Cang Tát Đỏa Bách tự minh.
Bách Tự Minh là có 2 loại: Trường chú và tâm chú. Mỗi buổi tối trước khi đi ngũ, nên trì 7 biến để sám hối những lỗi lầm trong ngày đả phạm. Khi kết một nghi thức hành pháp cũng thường thường tụng chú Bách Tự Minh nầy để bổ khuyết nghững điều thiếu sót. Những hành giả Mật Tông thường nhận lãnh Quán Đảnh nhiều tôn, do đó nếu không có pháp để hoàn tất toàn bộ pháp tu của các tôn, thì một mặt đem các tôn dồn vào Bổn tôn mà tu, mặt khác mỗi tối phải nên niệm chú Bách Tự Minh để bổ khuyết.
Ngoài ra người lớn tuổi nếu sợ chú Bách Tự Minh quá dài trong Tứ Gia Hạnh (Noản , Đảnh , Nhẩn , Thế Đệ Nhật), mà muốn sớm đạt được viên mãn công đức của 100,000 biến, đầu tiên có thể y theo Bách Tự Minh quán tưởng và trì chử Ah (100,000 biến). Còn người trẻ tuổi thì đừng theo phương pháp nầy mà phải theo đúng nghi quỷ để tu hành. Trì Bách Tự Minh 100,000 biến là pháp tu căn bản.
Trì tụng chơn ngôn có thể chọn Phạn hoặc Tạng văn. nếu không phát âm được Phạn văn và Tạng văn thì có thể tụng nghĩa bằng Trung (Hoa) văn ( Có thể tụng bằng Việt âm). Theo sự truyền thừa của Bạch giáo ở Tây Tạng , Bạch giáo đồ đã tu trì pháp Kim Cang Tát Đỏa cộng them phần quán vào phần giữa cũa cái đầu (trung mạch) thành một tam giác cân đáy lên trên, mũi chỉ xuống miệng như một cái phểu, phân rỏ thành 2 huyệt thái dương và trung tâm của hậu não, từ từ hút vào yết hầu ( mũi của tam giác). Đồng thời ở giữa phần trên đỉnh đầu quán thêm một chử Ah màu trắng.
Ngoại trừ đả quán tưởng trên đỉnh đầu Kim Cang Tát Đỏa Phụ Mẫu Cam Lồ quán đảnh, chử Ah màu trắng nầy cũng chảy xuống cam lồ trắng.
Chú Bách Tự Minh: Dịch nghĩa
Om Qui mạng
Vajra -sattva Kim Cang Tát Đỏa
Samaya Tam muội da
Manu palaya Nguyện thủ hộ ngã
Vajra Sattvenopathistha Vi Kim Cang Tát Đỏa vị
Dridhome bhava Vi Kiên Lao ngã
Sutosyomebhava Ư ngã khả hoan hỉ
Supossyamebhava Kim ngã tùy Tâm dư
Anuraktomebhava Kim ngã thiện tăng ích dã
Sarva Siddhim Meprayassca Thọ dử ngã nhất thiết tất địa
Sarva Karmesu came Cập chư sự nghiệp
Cittam Siyam Linh ngã an ổn
Kuru Tác
Hum Hồng
Ha ha haha Tứ vô lượng Tâm
Ho Hỉ lạc chi thanh
Bhagavam Thế tôn
Sarva tathagata Nhứt Thiết Như Lai
Vajra ma me munca Nguyện Kim Cang mạc xả ly ngã
Vajra bhava Linh ngã vi Kim Cang
Maha samaya sattva. Tam muội da tát Đỏa
Ah Ah
Tâm chú: Om Vajra Sattva, Ah . Nếu thời gian không đủ, hành giả có thể tụng tâm chú