T

Tư vấn thắc mắc - trợ giúp

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Nam mô A Di Đà Phật,
Thưa quý vị vì đây là Box TƯ VẤN chắc chắn có nhiều thành viên muốn được TƯ VẤN theo đúng nghĩa nên chúng con xin mạo muội đăng địa chỉ mail để quý vị có thể post thư cho chúng con, chúng con sẽ cố gắng hết mình để giúp đỡ quý vị có được sự an lạc trong chánh pháp.
email: tanphuqm@yahoo.com hoặc
Số điện thoại: 0985566469
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
SÁM HỐI THAY
HỎI: Ba tôi nay đã 72 tuổi, hiện đang sống trong dằn vặt, đau khổ với tuổi già và bệnh tật. Tôi biết ba đang gánh chịu những quả báo xấu đã gây ra từ lúc còn trẻ. Và cho đến bây giờ, dù tuổi đã xế chiều nhưng ba vẫn không kính tín Tam bảo. Dẫu biết rằng nhân quả không hề sai, nhưng nhìn thấy ba đau khổ như vậy, tôi luôn muốn làm điều gì đó để cầu mong hóa giải bớt phần nào những đau khổ của ba. Hiện buổi sáng thì tôi tụng kinh Dược Sư và tối thì tụng kinh Cầu an hồi hướng cho ba mẹ. Tôi xin thỉnh ý quý vị, trong trường hợp ba tôi nghiệp báo sâu dày và tôi muốn lạy sám hối thay cho ba mẹ thì phải hành trì như thế nào? Tôi mong được làm tròn chữ hiếu với ba mẹ theo đúng tinh thần của đạo Phật.

ĐÁP:

Xét về nguyên tắc biệt nghiệp (nghiệp riêng) thì ai làm lành được hưởng phước, ai làm ác thì chịu quả báo. Dù lên non cao hay đi xuống vực sâu, không ai có thể trốn được nghiệp lực của mình, hay "chí thân như cha với con, mỗi người cũng theo nghiệp của mình mà đi khác đường, dầu có gặp nhau cũng chẳng bằng lòng chịu khổ cho nhau" (Kinh Địa Tạng, phẩm 5, Danh hiệu của địa ngục). Tuy vậy, trên phương diện cộng nghiệp (nghiệp chung) thì các thành viên trong những cộng nghiệp như gia đình, dòng tộc, xóm làng… lại có liên hệ mật thiết, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiệp riêng thiện, ác (hạnh phúc, khổ đau) của người này có ảnh hưởng, chi phối sâu sắc đến người kia trong liên hệ nghiệp chung và ngược lại.
Mặt khác, muốn thực hành hiếu đạo theo đúng tinh thần Phật giáo thì ngoài hiếu tâm và hiếu dưỡng, người Phật tử phải nỗ lực khuyến hóa cha mẹ hồi tâm, kính tín Tam bảo, bỏ ác làm lành… Kinh Tăng Chi, Phật dạy: "Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các của cải, đồ ăn, tiền bạc thì không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha, là chân thật báo ân". Đức Phật còn dạy thêm về hiếu đạo trong kinh Hiếu Tử: "Cúng dường cha mẹ không gì bằng khuyên cha mẹ làm việc lành, bỏ việc ác. Nếu không thể khuyến hóa cha mẹ, phụng trì Tam bảo thời tuy có hiếu dưỡng cha mẹ cũng chưa thể gọi là hiếu. Cha mẹ hung ngược, dâm dật, tà ngụy, trái đạo… người con phải hết sức ngăn cản, mới gọi là hiếu".


Cứ vào hai nguyên tắc về nghiệp và hiếu như đã trình bày cùng với tâm nguyện thiết tha tu học, mong mỏi làm tròn hiếu đạo đối với cha mẹ của bạn, chúng tôi nghĩ rằng nếu tinh chuyên hết lòng thì bạn sẽ thành tựu được ý nguyện báo hiếu đúng theo tinh thần Phật giáo.
Bạn đã làm được điều hết sức quý giá là mỗi ngày trì tụng được hai thời kinh vào hai buổi sáng tối tại tư gia. Chưa nói đến những lợi ích khác, thân tâm của bạn đã được trưởng dưỡng an tịnh, làm nền tảng cho nhiều hạnh lành khác trong đời sống hàng ngày. Đối với vấn đề, vì ba mẹ hoặc người thân mà bạn phát nguyện chí thành sám hối, các kinh điển như kinh Dược Sư, Địa Tạng cùng các sám văn như Thủy sám, Lương hoàng sám đều khuyến khích và ca ngợi.
Do vậy, việc đầu tiên bạn cần chọn một bộ kinh (sám) như: Kinh Vạn Phật (10.000 danh hiệu Phật), kinh Tam thiên Phật (3.000 danh hiệu Phật), Hồng danh bửu sám, Thủy sám, Lương hoàng sám… Kế đến, bạn dành riêng một thời khóa sáng hoặc tối cho việc lễ sám này (nên chọn buổi sáng vì mát mẻ, thích hợp cho lễ bái hơn). Nếu bạn chọn khóa lễ sáng để sám hối thì khóa lễ tối vẫn tụng kinh Dược Sư hoặc Cầu an bình thường. Trong quá trình lễ sám, cần thành tâm, hết lòng thực hành theo kinh sám hướng dẫn (các kinh, sám này đều có hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về phần nghi thức lễ sám), nhất là phần khấn nguyện chính xác tên tuổi của người thân.



Tuy rằng người thân của bạn không trực tiếp lễ bái, bạn vì ba (hoặc mẹ…) mà thay mặt lễ lạy hồng danh Phật và đem công đức lễ sám hồi hướng cho họ thôi nhưng nhờ oai lực Tam bảo, những người kia dần dần sẽ chiêu cảm được năng lực cứu độ, hộ trì mà chuyển hóa và hồi tâm hướng thiện. Song hành với sám hối, bạn còn có thể thực thi các hạnh lành khác như bố thí, cúng dường… để hồi hướng phước báo cho người thân, cầu mong họ được an vui, phát khởi tín tâm Tam bảo.
Để giúp người khác chuyển hóa và hướng thiện, bản thân của bạn phải là một Phật tử thuần thành, hết sức mẫu mực, mọi hành xử, nói năng đều toát lên nét thánh thiện của tuệ giác và yêu thương. Cùng với tiếng kệ, lời kinh như suối nguồn cam lộ hàng ngày tuôn chảy, bạn nên lân mẫn với người thân để gieo trồng và tưới tẩm vào tâm thức họ về đạo lý nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên và công đức Tam bảo v.v... Tuy rằng, trong biệt nghiệp của ba (mẹ) bạn có một số định kiến về Tam bảo, chưa phát khởi được niềm tịnh tín và đang bị khổ đau bởi quả báo xấu đoanh vây nhưng với với sự tận tâm hiếu thảo của bạn cùng với năng lực hộ trì của Tam bảo, theo thời gian sẽ thức tỉnh tâm hồn ba (mẹ) của bạn phát khởi tín tâm và hướng thiện.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Cúng dường trai tăng cho người đã mất như thế nào?


Hỏi: Kính thưa thầy, xin thầy giảng cho con hiểu về cách thức của việc cúng dường trai tăng. Khi người thân qua đời ở đâu, thì mình chỉ cúng dường trai tăng ở nơi đó, hay là có thể cúng ở nơi khác có được không? Thí dụ người thân mất ở Mỹ, con có thể cúng dường trai tăng ở Việt Nam có được không? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho con rõ. Kính cám ơn thầy.

Ðáp: Việc cúng dường trai tăng, đây là người Phật tử noi theo tấm gương chí hiếu của tôn giả Ðại Hiếu Mục Kiền Liên khi xưa. Vì chính Tôn giả là người đứng ra tổ chức thiết lễ trai tăng cúng dường đầu tiên, để cầu siêu cho thân mẫu của Ngài. Ðó là Ngài vâng theo lời Phật dạy. Buổi đại lễ trai tăng nầy được các chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc Tông, ( Phát triển ) thực hiện vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, sau khi chư tăng ni làm lễ “Tự tứ” mãn hạ. Từ đó, mới có lễ cúng dường trai tăng truyền thống nầy.
Noi theo truyền thống đó, nên người Phật tử mỗi khi trong thân quyến có người thân qua đời ( thông thường là đến 49 ngày cúng chung thất ), thì họ thường thiết lễ cúng dường trai tăng ở trong chùa, hoặc có đôi khi tổ chức tại tư gia. Ðiều nầy, còn tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng phần lớn là người Phật tử thường tổ chức lễ trai tăng ở trong chùa. Vì tổ chức ở nhà có nhiều điều bất tiện hơn.


Theo lệ thường, trước ngày cúng tuần chung thất, trong tang quyến đến chùa ( thường là ngôi chùa nơi thờ linh cốt của người mất ) trình bày về việc thiết lễ cúng dường trai tăng cho vị trụ trì hoặc tăng ni của ngôi chùa đó biết, để tiện bề sắp xếp và cung thỉnh chư tôn đức tăng ni. Việc cung thỉnh chư tôn đức tăng ni tham dự chứng minh của buổi lễ nầy, nhiều hay ít, đều do thân nhân trong tang quyến quyết định.

Mục đích của buổi lễ nầy là để thân quyến có dịp bày tỏ dâng lên nỗi lòng thương kính báo hiếu tri ân đối với người đã mất. Ðồng thời cũng thành tâm dâng lên phẩm vật để cúng dường Tam bảo và hiện tiền tăng. Nhờ sức chú nguyện của chư Tôn đức tăng ni mà hương linh của người quá cố chóng được siêu sanh thoát hóa. Ðó là chúng tôi trình bày đại khái về nguyên nhân cũng như về cách thức của buổi lễ cúng dường trai tăng cho Phật tử biết sơ qua.


Trở lại câu hỏi của Phật tử. Phật tử hỏi rằng, khi người thân qua đời ở đâu, thì nên cúng dường trai tăng ở nơi đó hay có thể cúng dường ở nơi khác được không? Xin thưa, là được không có gì trở ngại. Như chúng tôi đã nói, tùy theo hoàn cảnh sinh sống của mỗi người. Chúng ta nên linh động uyển chuyển mà không sai trái với lễ nghi. Trường hợp, như cha mẹ mất ở bên Việt Nam hay ở bất cứ nơi đâu, mà Phật tử không thể về hoặc đến nơi đó được, thì Phật tử cũng có thể cúng dường trai tăng ở Úc. Không nhất thiết là phải cúng dường trai tăng nơi chỗ người mất. Tuy nhiên, có những trường hợp, mình cũng có thể cúng dường trai tăng trong lúc còn tang lễ hoặc một vài tuần thất sau đó, nếu có mặt mình trong khi dự tang lễ. Ngoài ra, thì có thể tổ chức bất cứ nơi đâu cũng đều được cả. Ðó là tùy theo hoàn cảnh sinh sống ngoài ý muốn của mình. Ðiều quan trọng là ở nơi tấm lòng thành kính của mình, khi thiết lễ dâng cúng.

Tóm lại, việc cúng dường trai tăng tùy theo hoàn cảnh sinh sống của Phật tử mà Phật tử có thể tùy nghi linh động thiết cúng bất cứ nơi đâu cũng được. Tuy nhiên, theo tôi, nơi nào có đông thân nhân tang quyến thì tốt hơn. Vì ngày đó, cũng là dịp để cho mọi người về chùa gieo thiện duyên với Tam bảo. Ðồng thời, sự sum họp có mặt đông đủ của con cháu làm cho linh hồn người mất cũng được an vui hơn.
Kính chúc Phật tử thân tâm thường lạc, tinh tấn tu hành, chóng đạt thành ý nguyện.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên