trừng hải

Vấn Đạo Hà Phương Tại - Hỏi Đạo Ở Nơi Nao/ trừng hải

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
II, Tứ Đế

Nguyên văn Phạn của Tứ đế là Catvary Aryasatyani, Hán Việt là Tứ Diệu Đế, Bốn Chân Đế Vi Diệu.
Bốn Chân Đế Vi Diệu là bài pháp đầu tiên được Phật đà tuyên ngôn tại Vườn Nai - Lộc Uyển cho năm anh em Kiều Trần Như, được xem như là lần chuyển pháp luân đầu tiên.
Chữ Arya nghĩa là Vi diệu, Cao quý...nhằm tôn kính, quy mạng bởi Tứ Đế là Phật âm của bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.
Trong các luận giải, các đại trưởng lão thường phân chia Tứ đế làm hai, Tục đế (Khổ, Tập Đế) và Chân đế (Diệt, Đạo đế) theo luật Nhiễm-Tịnh không đồng lập (Tịnh, Nhiễm không cùng hiện hữu) nhưng bởi Tứ Diệu Đế là chân nguyên trí của bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác và duy chỉ có trí vô thượng của một Phật đà mới soi sáng đồng cả Tục đế và Chân đế mà không theo luật Tịnh, Nhiễm. Do vậy, Tứ Diệu Đế được gọi là Bốn Chân Đế Vi Diệu, và duy chỉ có Phật đà mới có thể tuyên thuyết rốt ráo, viên mãn và vô biên về Bốn Chân Đế Vi Diệu ấy.

...


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
(tt)
1, Tổng Quan


Bốn Chân Đế Vi Diệu, bao gồm
  • Khổ Diệu Đế - Dukkha Aryasacca
  • Tập Diệu Đế - Samuadaya Aryasacca
  • Diệt Diệu Đế - Nirodha Aryasacca
  • Đạo Diệu Đế - Magga Aryasacca

2, Tinh Yếu

Bốn Chân Đế Vi Diệu là nền tảng Phật giáo; chữ "nền tảng" này không bị hạn chế bởi sự bất năng của ngôn ngữ cho nên tuy là Bản nhưng cũng là hiện tượng, Tích, cho cả Thế gian trí lẫn Xuất thế gian trí và Trí không chung cuộc tức Siêu xuất thế gian trí.
Do bởi Bản đồng là Tích, Bản Tích bất nhị nên Bốn Chân Đế Vi Diệu hiện tồn nơi Sắc tướng cũng chính là Thực tướng Vô tướng và siêu xuất nhất thiết tướng.

...


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
(tt)
3, Tam Chuyển Thập Nhị Hành Tứ Đế


1731199797945.png


a, Tam chuyển
- Thị chuyển:

Phật đà tuyên ngôn về Bốn Chân Đế Vi Diệu, Đây là Khổ đế; Đậy là Tập đế; Đây là Diệt đế; Đây là Đạo đế.
- Khuyến chuyển:
Đây là Khổ cần phải nhận biết; Đây là Tập đế cần phải đoạn; Đây là Diệt đế cần phải chứng; Đậy là Đạo đế cần phải tu.
- Chứng chuyển:
Đây là giai đoạn hành giả nhờ công phu tu tập Bát chánh đạo, diệt tận khổ đau, đắc giải thoát, đáo Niết bàn. Được tuyên ngôn như Phật đà từng tuyên ngôn "Đây là Khổ ta đã biết; Đây là Khổ tập ta đã đoạn; Đây là Khổ diệt ta đã chứng; Đây là Khổ đạo ta đã tu"

b, Thập nhị hành
Mỗi chuyển (Thị, Khuyến, Chứng) đều gồm có bốn Hành tướng, Nhãn/Cakwu - Trí/Jiana - Minh/Vidya - Giác/Buddhi nơi Tứ đế thành 12 hành gọi là Thập nhị hành.

  • Nhãn, là quán thấy Khổ, Tập, Diệt, Đạo
  • Trí, là xác quyết rõ Tứ đế mà lập chí nguyện đạt nhất tâm (Hay Phát Bồ đề tâm)
  • Minh, là sáng rõ Tứ đế như ánh sáng xóa mất bóng tối
  • Giác, tức giác ngộ, phổ biến và đồng nhất tánh vị nhất thiết trí.

...

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
(tt)
4, Đạo Hành Tứ Đế

a, Tác thành Pháp Nhãn
Như người nhậm mắt thấy hoa đốm giữa hư không duyên do vì bệnh mà không biết rằng mình bệnh. Do may mắn mà được nghe Bốn Chân Đế Vi Diệu vốn là quang minh biến chiếu phổ diệu âm lay động mạt vị li ti kim quang minh ẩn tàng nơi thâm tâm của hữu tình trôi lăn trên dòng bộc lưu sanh diệt làm kẻ mắt mù tai điếc, thân tàn trí dại hoắt nhiên bột tỉnh do âm đại hồng chung hồn hậu giữa đêm trường miên tịch đánh thức nên chợt biết xưa nay mình bệnh và khởi lòng mong mõi khỏi bệnh nên tìm cầu thân cận bậc thiện tri thức mà được nghe Chánh pháp, thỏa thích với Chánh pháp mà đa văn huân tập từ đẳng lưu Chánh pháp xuất sanh từ pháp giới thanh tịnh và an trú nơi Chánh pháp nhờ vậy mà mở mắt pháp thấy rõ Bốn Chân Đế Vi Diệu.

...


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
(tt)
b, Tác thành Pháp Trí

Pháp nhãn và Pháp trí đồng khởi từ một nhân duyên và đồng tăng thượng do tác thành bởi sở duyên thanh tịnh.
Hành giả do thấy biết rõ ràng Bốn Chân Đế Vi Diệu mà nguyện Quy Y Tam Bảo, chấp trì Giới Pháp thuộc Luật nghi giới hoặc Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập giới...nên vừa là Pháp tử được an lạc trước mọi cọng nghiệp nơi thế gian xứ nhờ áo giáp Tam Bảo vừa xác lập Bản thể biệt giải thoát không, Vô sát - đạo - dâm - vọng, mà duyên khởi tâm bình đẳng qua đó duyên sanh hành tướng thanh tịnh (Lục căn, lục nhâp thanh tịnh) trừ tam chướng mà biện biệt rõ Pháp - Phi pháp nên ý chí vững chắc như núi trước thăng trầm cuộc đời, ý nguyện kiện hành vô ngại đạt nhất tâm.

...


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
(tt)
c, Chứng ngộ Tâm Tinh Minh

Chữ Minh/Vidya theo Theravada là Minh sát trí (VipassanaNana) là trí tăng thượng từ Minh sát đạo (VipassanaMagga) do trí phân biệt Pháp-Phi pháp xuất sinh từ Pháp nhãn và Pháp trí bằng công phu tu tập Bát chánh đạo.
Ở giai đoạn Pháp trí nhãn do phân biệt Pháp-Phi pháp hoặc Danh hoặc Sắc nên nơi Phi pháp thì Ái, Thủ bị đoạn trừ (chứ không phải do chứng ngộ) mà nơi Pháp thì Thánh đạo tăng trưởng cả hai đều do Như Lý Tác ý có nhân là Đa văn huân tập từ Đẳng Lưu Chánh Pháp gọi là Minh Sát Đạo.
Theo thời gian Pháp trí nhãn dần dần thiện xảo bởi pháp nhiễm ô suy giảm đồng pháp thanh tịnh tăng thượng nên Thánh Đạo vận hành bằng minh sát trên đối tượng Danh, Sắc ngày càng vi tế ngang mực rõ ràng như nhìn thấy viên minh châu trong lòng bàn tay mà đột phá Hành, Thức thoát Vô minh đắc Minh sát trí.
Khoảng khắc chứng đắc Minh sát trí theo Theravada là sát na đắc Đạo Quả đạt Nhất tâm thường được mô tả như chớp sáng xóa tan màn đêm vô minh nhoáng chứng Niết bàn.

...


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
c, Chứng ngộ Tâm Tinh Minh (tt)

Tinh, nghĩa là ròng (như vàng mười), chân nguyên bản. Minh, nghĩa là sáng, không còn bóng tối vô minh.
Tinh Minh, chỉ cho sự trong sáng mầu nhiệm vốn có của Tự tánh Thanh tịnh. Tâm có bản thể Không (Không tịch) nên Tự tánh thanh tịnh trong sáng mầu nhiệm luôn hằng hữu; nhưng cũng do bản thể Tâm vốn là Không, tuy không nhiễm ô nhưng bị các pháp làm cho nhiễm ô mà thành ngăn ngại, che lấp Tinh Minh. Khi nhiễm ô bị đoạn trừ nhờ công phu tu tập Tam Vô lậu học, Giới-Định-Huệ quán chiếu Tứ đế, thấy rõ chư pháp Vô thường, Khổ, Không thì Bản thể tâm lại như hư không hiển lộ tánh trong sáng nhiệm màu hằng hữu của Tự tánh thanh tinh, chính là Minh Tâm Kiến Tánh.

...


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
d, Tuệ Giác ngộ

Sau sát na chứng đắc Đạo-Quả, nhoáng chứng Niết bàn vị hành giả "thoát thai hoán cốt" mà xuôi dòng Pháp đạo, an trú Pháp giới xác lập Pháp tánh nhờ chứng đắc đệ nhất nghĩa đế, phổ biến và đồng nhất tánh vị; lần lượt trải qua các quả vị trong Thánh đạo, Bồ tát đạo cho đến quả vị Bồ đề tát đóa hành Bồ đề hành hướng về Phật đạo.

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
5, Thiên Thai Tứ Đế

Được xác lập dựa Phẩm Thánh Hạnh/Đại Bát Niết Bàn Kinh (nên gọi là Thích luận).

a, Sanh Diệt Tứ Đế
Khổ và Tập thuộc Nhân-Quả thế gian. Đạo và Diệt là Nhân -Quả siêu thế gian.
Khổ biểu thị bởi sự chuyển tiếp của Sanh - Dị - Diệt; là diễn tiến của Sắc pháp, Sanh - Trụ - Dị - Diệt. Chữ Trụ được lượt bớt bởi giai đoạn Trụ vốn thuộc về Dị (Thay đổi) để khỏi nhận lầm Trụ là Thường.
Tập, gốc Khổ, vốn là chuyển biến của bốn trạng thái tâm, Tham - Sân - Mạn - Si. Tham, Sân, Si là Phiền não căn bản vốn là các chủng tử tùy miên (ngủ ngầm) không sanh Tâm (Quả) nếu không khởi do duyên Mạn hay Si gọi là Lậu tức dòng sanh tử.
Đạo, đối trị với Khổ (Thức, Danh Sắc) do chánh trí sáng tỏ các pháp danh tướng, phân biệt đều bất khả đắc vì Vô thường, Không.
Diệt, nơi vạn hữu là giai không tức Chân Không Diệu Hữu.

...

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
b, Vô Sanh Diệt Tứ Đế

Khổ là Không do vạn pháp đều là Không. Pháp Không thì không làm tiêu hoại một pháp khác cũng là Không. Không là bản thể Không do Sắc, Thọ, Tưởng, Hành , Thức đồng là Không. Do vậy Khổ không còn dấu vết nào của Khổ.
Cũng không khác, Nhân, Quả đều Không vì vậy Tham, Sân, Si cũng Không..
Đạo là dấu ấn của cái Một (Nhất nguyên) nên không có đối trị phiền não cũng không dấu vết của bất cứ phiền não nào được đối trị. Trong Không chẳng có dấu vết của cái một nên chẳng có gì gọi là hai. Các pháp vốn không sanh thì có cái gì để hoại diệt.
Vì các lý trên nên gọi là Vô Sanh Diệt Tứ Đế.

...

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
c, Vô Lượng Tứ Đế

Khổ, vô số hình tướng khổ. Trong một pháp giới đã vô số thì trong mười pháp giới càng không tính đếm được. Như có bao nhiêu cát trong Hằng hà cũng như bao nhiêu giọt nước trong bốn biển thì hình tướng khổ cũng như vậy, không bao giờ có thể tính đếm cùng tận (số học).
Nguồn cội khổ cũng vô số hình dạng; vốn là những hạt giống khởi sanh từ Thân, Khẩu, Ý có gốc Tham, Sân, Si là không tính kể; cũng như thân nghiêng thì bóng cũng nghiêng vốn thiên biến hay tiếng la lớn nhỏ thì âm vang xa gần là vạn hóa.
Đạo đế, tùy duyên nhân thì siêu vượt thiên biến vạn hóa. Khi thì tích không (chia chẻ đến mức hạt bất định hướng, lân hư); khi thì trực nhận chỗ bất khả đắc (Vô tánh). Gồm có thô có tế, hoặc vòng hoặc thẳng, dài-ngắn, giả-chân...
Diệt đế, thì vô số mặt. Những phương thức thích ứng có khả năng tẩy trừ những phiền não từ nhãn, trí thấy biết sai lạc; những phương thức khác tẩy trừ phiền não từ sự tu tập sai lạc. Mỗi một phương tiện có vố số trợ duyên chánh, phụ.
Rồi thì khi Bồ tát hội nhập vẹn toàn không dư sót ngang mực liễu đạt tuy có muôn vàn nhân duyên khởi sanh vạn hữu không tính đếm lại không có gì là vô lượng. Bởi do là vô lượng nhưng vì liễu đạt rốt ráo ngang mực phi vô lượng nên vô lượng không còn là vô lượng (mới gọi là vô lượng)

...


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,391
Điểm tương tác
1,021
Điểm
113
d, Vô Tác Tứ Đế

Vô tác Tứ đế là chân lý tối thượng nên bất khả tư nghì.
Tứ đế theo trục tung tương ưng với bốn quốc độ Phật. Nên Tứ đế có ở Phàm thánh đồng cư độ, Tam đế có ở Phương tiện hữu dư độ, Nhị đế ở Thật báo vô chướng ngại độ và Nhất đế ở Thường tịch quang độ. Theo trục hoành thì Phàm thánh đồng cư độ tương ưng với sanh diệt. Phương tiện hữu dư độ tương ưng vô sanh diệt. Thật báo vô chướng ngại độ tương ưng với vô lượng và Thường tịch quang độ tương ưng với Vô tác.
Dưới hình thái thâm diệu thì Tứ đế chính là Tứ diệu đế, Bốn chân lý vi diệu. Khi thuyết dưới hình thái đặc thù thì gọi là Thập nhị nhân duyên; Khổ đế gồm có bảy, Thức-Danh sắc-Lục nhập-Xúc-Thọ-Sinh- Lão tử. Tập đế, Vô minh-Hành-Ái-Thủ-Hữu. Đạo đế là pháp đối trị y tha duyên. Diệt đế tương ưng 12 nhân duyên từ diệt Vô minh cho đến Lão tử.
Quán chiếu nhân duyên với hạ trí hành giả chứng đắc quả Thanh văn. Quán chiếu với trung trí hành giả chứng đắc quả Duyên giác. Quán chiếu với trí bậc thượng hành giả chứng đắc Bồ tát quả. Quán chiếu với Thượng Thượng Trí hành giả chứng đắc được Phật Quả.
Ngoài ra, theo Trung luận "Bất cứ pháp nào từ nhân duyên sanh đều là bất hữu (Không). Nó cũng là giả danh. Đây cũng là nghĩa Trung đạo." (Kệ 14, Phẩm 24) nên nhân duyên thì sinh diệt nhưng như thực là Không tương ưng Vô sinh diệt. Cho nên gọi cái vô sinh diệt là sinh diệt là Giả danh tương ưng Vô lượng. Siêu vượt cả Không lẫn Giả danh thì gọi là Trung đạo tương ưng với Vô tác. Hơn nữa, có thể thấy nghĩa Nhân duyên là Tập đế; pháp từ nhân duyên sanh là Khổ đế; phương tiện diệt Khổ là Đạo đế và sự tiêu hoại Khổ và Gốc khổ là Diệt đế. Nói cách khác Nhân duyên cũng chính là Vô minh.

...

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top