VƯỜN THIỀN

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Chú ý:

Topic này là để học hỏi những cái Hay, Ý Nhị và Đẹp của Thiền học .

Đây không phải là trang để tranh cãi . Phi Vân sẽ Xoá Bỏ tất cả những Post lạc đề và có ý định chỉ trích cá nhân
.


Mến,
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THIỀN LÀ THUỐC CÓ CÔNG HIỆU
ĐẶC BIỆT ĐỂ AN ĐỊNH TÂM THẦN

Có lẽ độc giả sẽ nghi ngờ về những lời nói của tôi, nhưng tôi cũng chẳng phải là ngữ bất kinh nhân. Tôi nghĩ rằng muốn dùng nhận xét của tôi để giải thích về thiền, thì tốt hơn nên dùng quan điểm của Phật giáo nguyên thuỷ sẽ chính xác hơn.

Cái gọi là “Thiền”, kỳ thực không phải là chiến lợi phẩn của Phật giáo.

Chữ “Thiền”, nguyên là tiếng Ấn Độ. Phạn ngữ của Ấn Độ gọi là dhyana, tiếng palì thì đọc là jhàna, âm Hán ngữ dịch là “Thiền Na’ hoặc “Thiền”

Ngoài ra cũng còn gọi là “Thiền định”, lấy cái ý để dịch là “Định”, cộng thêm dịch âm chữ “Thiền” gộp lại thành “Thiền định”. Ý thiền (Thiền định) là một phương pháp điều phục tán loạn, và là một phương thức chuyên nhứt làm cho an định. Cho nên cũng có người phiên dịch chữ “Thiền” là “Tịnh lự”.

Theo truyền thuyết, đó là một phong tục tập quán từ ngàn xưa của Ấn Độ. Dựa vào suy đoán của các chuyên gia học giả, thì trước khi dân tộc Nhã Lợi An xâm nhập Ấn Độ (3), dân nguyên quán của Ấn Độ đã có phong tục tập quán này. Từ các di vật văn minh cổ dưới sông Ấn Độ được ngành khảo cổ khai quật, đã phát hiện những hình tượng người đàn ông ngồi thiền, do đó có thể tin tưởng rằng suy đoán đó là chính xác.

Vì thế, không riêng Phật giáo, các tôn giáo khác ở Ấn Độ cũng đã sử dụng phương thức thiền định để tu hành. Trong gia đoạn tu hành của đức Thích Tôn, ngài đã từng tập ngồi thiền với hai vị khổ hạnh tăng, nghĩa là toạ thiền đã có trước khi ngài khai ngộ, chuyện Bồ Đè Ca việc ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề cùng là việc ai cũng biết. Từ đó, chúng ta biết rằng trong thời đại Phật Giáo nguyên thuỷ, ngồi thiền là phương thức tu hành của mọi hành giả thuộc các tôn giáo Ấn Độ chứ chẳng phải chỉ chuyên biệt của Phật giáo đồ.

Đã biết thế, tại sao mỗi khi đề cập đến “Thiền” (hoặc ngồi thiền) thì bị cho là pháp riêng của Phật giáo đồ? Đây là một vấn đề hết sức thú vị.

Thực ra, vì do có điển cố.

Phật giáo nguyên thuỷ, đã đem pháp môn tu hành chia ra làm giới, định, huệ, gọi là tam học. Ba loại pháp môn này lấy hoạt động của tâm thức chia ra làm 3 lực vực “Tri, Tình, Ý”, rồi phân biệt từng thứ của ba lãnh vực, và tu hành thêm để đạt đến cảnh giới tối cao. Ý nghĩa đó xin được nêu rõ dưới đây:

Giới học – Ý – Pháp môn tu hành của chỉa ác tu thiện.

Định học – Tình -- Bỏ hết tạp niệm, pháp môn tu hành của thống nhất tâm thức

Huệ học – Tri -- Đoạn trừ phiền não, pháp môn tu hành của triệt ngộ thế gian chân tượng.

Ba loại công phu tu hành này nếu thiếu một thì không thể được, nó tương phụ tương thành, nhưng chẳng qua vì phương tiện đối với chúng sanh mà nó được chia làm ba.

Nhưng, cái gọi là thiền trong Phật giáo Trung Quốc (Thiền định, thiền toạ), thông thường không chỉ nói về “Định học trong tam học”, mà còn bao hàm cả sự thống hợp của cả tam học. Có thể nói, thiền không những bao hàm việc mở mang trí huệ và công phu toạ thiền, mà hơn thế nữa, sự đi đứng ngồi nằm thường ngày đều cũng có thể tu thiền như nhau. Người đã hoàn thành lý luận này để làm nguyên lý phát biểu, chính là Lục Tổ Huệ Năng đời Đường. Vì thế ở Trung Quốc, có thể nói “Thiền tức là Phật giáo”.
--------------------------------
Nguyên tác :HIROSACHIYA
 

coldhearthurt

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 11 2006
Bài viết
145
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Địa chỉ
H� N?i
THIENSU.jpg


Cái này CHH mượn của tu uyen tran nhé
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Aj. Br. một nhà sư Hệ Thống Thái Lan, người Tây Phương qua Úc tu học .

Một hôm sư Aj. đang ngồi trên Taxi chạy trên đường, có một nhóm trẻ bụi đời tóc dài bờm xờm, lái xe song song với Taxi và nói với Sư:

"Trọc Đầu ! Oi! Đồ Trọc Đầu "

Sư Aj. buột miệng (sau đó Sư đã hối hận trong lòng):

"Cắt Tóc Đi ! Đồ lại Cái "

Bọn trẻ thấy Sư Aj. đáp lại, chúng bèn đưa tạp chí Playboy với hình cô gái thân thể hở hang dí vào mặt Sư .

Sư định có phản ứng, nhưng chợt tỉnh, chỉ mỉm cười không trả lời bọn trẻ . Bọn trẻ thấy vậy bỏ đi mất .

Thật tình sau khi nói "Cắt tóc đi, đồ lại cái" , Sư đã hối hận và khi bọn trẻ dí tạp chí Playboy vào mặt Sư, Sư không trả lời và cũng không biết bọn trẻ dí cái gì vào mặt Sư . Khi bọ trẻ đã đi khỏi, Sư quay lại người tài xế Taxi xem đó là tạp chí gì, nguời Tài xế nói đó là tạp chí Playboy .

Lời bàn:
Nhiệm màu thay nụ cười thức tỉnh .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Thiền rất chú trọng đến tinh thần không chấp cứ câu nệ, không chỉ chuyên chú vào hình thức ngồi thiền; vì thế trọng điểm học tập của chúng ta là nhắm vào tinh thần không câu chấp này.

Mặt khác, xin quý vị tri nhận rằng: Dù thiền tôn của Trung Quốc hay của Nhựt Bổn , của Việt Nam, của Hàn Quốc, . . . . cũng đều có lối giải thích khác nhau đối với thiền. Nói cách khác, thiền, không chỉ duy nhất là ngồi thiền.

Ăn cơm, uống trà cũng là thiền.

Thời đại nhà Đường, tương truyền có vị Triệu Châu Tùng Niệm thiền sư sống đến 120 tuổi thọ.

Một hôm, trong chùa có một đệ tử mới đến, muốn theo Triệu Châu thiền sư tu hành. Vị này thỉnh giáo thiền Sư:

“Đệ tử là một kẻ mới gia nhập, xin thành tâm đê đầu thỉnh giáo sư phụ về phương pháp tu hành”.

Triệu Châu thiền sư trả lời:

“Cháo sáng đã ăn chưa?”

“Ăn rồi”.

“Thế thì mang chén đi rửa đi!”

Sau khi nghe vị thiền sư nhẹ nhàng trả lời mà không nói thêm bất cứ một lời nào, vị đệ tử này nhờ đó mà hoát nhiên khai ngộ, đó tức là thiền.

Dường như khi chúng ta chỉ cần đề cập đến thiền thì thường cho rằng chắc chắn là phải có đạo lý thâm sâu gì đó, hoặc cần phải trải qua phương thức tu hành đặc biệt nào đó. Kỳ thực không phải thế.

Nói cách khác, trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, sáng sớm thức dậy, đánh răng, rửa mặt, đi nhà vệ sinh v.v..., những chuyện lặt vặt bình thường này củng là một loại thiền. Nếu ngay cái đạo lý giản dị như thế mà chúng ta không thể ngộ được thì nói chi đến việc tu hành đặc biệt khác? Lời nói của Triệu Châu thiền sư chính là ý đó, người đệ tử mới cũng vì rõ đạo lý đó mà khai ngộ. Cho nên chỉ cần chúng ta thể ngộ “Đạo ở trong sinh hoạt thường ngày”, thế là đối với thiền, hoặc nhiêù hoặc ít đã có thể ngộ rồi.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại chính đề.

Cái gọi là “Thiền”, trọng yếu nhất là tinh thần không câu nệ. Chỉ nắm vững được tinh thần ấy mới hoàn toàn thể ngộ được cái tôn chỉ và ý chỉ của thiền. Vì thế, đối những người có tâm học thiền, ngoài việc đến thiền đường ngồi xếp bằng, cần phải học tập tinh thần “Không bám víu bất cứ hình thức ngồi thiền nào” – đó mới là trọng điểm mà tôi muốn nhắn gởi .

-------------------------------------
HIROSACHIYA
 

batnha

Registered
Phật tử
Tham gia
30 Thg 6 2006
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Chào Bác Phi Vân,

Bát Nhã xin đóng góp bằng hai câu chuyện nghe được như sau:

1-Tại Mỹ :

Một vị Sư đang chuẩn bị cho buổi Thuyết Pháp, có một Thính Giả điện thoai hỏi :

-Giá vé vào nghe bao nhiêu ?

Vị Sư trả lời:

-Thưa, vào cửa miễn phí .

Thính Giả nói trong điện thoại ;

-Chắc buổi nói chuyện vô bổ ! và gác điện thoại .

(Không bán vé tức là không có giá trị theo ý của Bà ta )

2- Tại Úc :

Khi vị Sư trả lời :

- Bà không phải tốn kém gì cà vì buổi Thuyết Pháp miễn phí .

Thính giả nhắc lại :

-Tôi phải trả bao nhiêu tiền để đến nghe ông Thuyết Pháp ?

Vị Sư trả lời :

- Không phải trả đồng nào ?

Bà ta nhắc lại :

- Ông có nghe tôi nói không ? Phải trả bao nhiêu Dollars để trả công cho ông thuyết pháp .

Vị Sư trả lời :

- Bà cứ đến nghe, không phải trả đồng nào !

Bà ta không vừa ý , gác điện thoại .

Nhà Sư tâm sự, lần sau có người hỏi tôi sẽ đáp : Vé vào cửa là Vô Giá (Priceless) (Không ai có đủ tiền để mua).

Thật thế nhiều người không hiểu cái họ đang đọc hoặc đang nghe là quí báu vô giá . Họ nghĩ rằng phải bỏ tiền ra thì mới có giá trị .

Tương tự với một số người học Thiền, họ cứ thích ăn gậy hoặc bị quở trách mới cho là mình ngộ (!) .

Chào Bác,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
TỈNH GIÁC QUÁN CHIẾU THẾ GIỚI NỘI TÂM

Sở dĩ tôi đề xướng phương thức “Miễn ngồi thiền”, là nhắm vào những đối tượng hằng ngày đi làm, có tâm muốn tu thiền nhưng không có thời giờ rỗi rảnh đến thiền đường ngồi thiền. Cho dù có lợi dụng dăm ba ngày nghỉ, hoặc xin sở làm mà nghỉ dài hạn để đến thiền đường tham thiền, ngồi thiền đi nữa, thì chẳng qua tạm thời cho thân tâm được thư thả, nhưng đối với việc thể ngộ được thiền lý thì hiệu ích không lớn. Vả lại cách xin nghỉ phép cũng không thể kéo dài được. Đối với thiền sư, thì việc hành tập ngồi tham thiền là phải đến thiền đường hằng ngày, và là việc kiên trì liên tục suốt đời. Nếu chúng ta muốn bỏ tất cả mọi thứ để hoàn toàn đầu nhập vào trong ấy thì dường như không thể được. Nói như thế, chẳng lẽ cả đời chúng ta không có cách để thể nghiệm được thiền hay sao? Thành thực, cá nhân tôi không tán thành cách nói “Thiền chỉ có trong thiền đường”. Nếu thiền mà người làm lụng thường ngày không thực hành được, thế thì thiền còn có thể mang tính chân chính?

Cho nên ở đây tôi đề xướng “Miễn tọa thiền”

“Miễn tọa thiền” là phương thức thế nào?

Người thông thường giải thích thiền định là “Thống nhất tinh thần”, cũng là phương pháp làm cho tâm tán loạn lên xuống bất ổn có thể an định lại một cách chuyên nhất. Nhưng trong phương pháp “Miễn toạ thiền”, chúng ta đối với thiền lại có sự giải thích khác; Cái gọi là “Thiền”, tức là muốn để cho tâm chúng ta từ trong dính líu ràng buộc và mê vọng khốn đốn nghi nan được giải phóng ra ngoài. Vì thế bước thứ nhất học thiền, là phát hiện thử xem tâm chúng ta đang bị cái gì mắc dính và bó buộc.

Trong sinh hoạt hằng ngày, thông thường người ta không chú ý quan sát đến nội tâm của mình, ví như đôi nam nữ đang yêu nhau cứ mãi tha thiết mù quáng, đến độ không thấy trên mặt người yêu của mình có tàn nhang hay đồng tiền (Tình nhân nhãn lý xuất tây thi); người đi làm việc thì dốc sức mưu cầu được thăng chức, thường nhắm vào sự thăng chức làm mục tiêu trong đời; học sinh vì có khảo thí mà ôn bài không mệt mỏi, sở cầu chẳng qua là để có thể chen vào cánh cửa hẹp để lên lớp. Những người đem lòng truy cầu sự vật ngoại tại đương nhiên càng không chú ý đến nội tâm của mình.

Cho nên, người học thiền ngay bước khởi đầu cần thực hiện bằng được, đó là quán sát sự hoạt động tâm thức của mình. Nếu có thể nhận diện được nó, thì tâm thức của mình sẽ được tự do. Ví như nói: Luyến ái là mù quáng. Cho đến khi nào thấy được sự mù quáng của lòng mình thì lúc bấy giờ lòng dạ hai bên trai gái sẽ được tự do. Bởi vì nó có thể tự do lựa chọn, cho nên hoặc tiếp tục mê luyến, hoặc sẽ dùng nhãn quan lý trí để xử sự vấn đề tình cảm?

Do đó, ta có thể biết người nào có thể cảm giác, quán sát và nắm vững nội tâm của mình thì người đó tự do. Cũng có thể nói, hướng thiền đã bước được bước thứ nhất.

---------------------------
HIRO.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
" ..............
Thiên thượng Địa hạ,
Duy Ngã Độc tôn,
......................"

Hai câu này đã làm đầu đề nhiều cuộc bàn cãi .

Tôi đã bị bên Công Giáo tấn công mãnh liệt qua hai câu này, họ nói là Phật Giáo ngạo mạn . . . .

Thật ra vì có một số nhà Sư và Phật tử diễn giảng hai câu đó vớ ý nghĩa là "Chỉ có ta trên hết " .

Sau đó họ đã thối lui khi nghe tôi nói về lời dạy chân thật của Phật là Vô Ngã, không Chấp Ngã .

Thật sự cái "ta" ớ đây" Phật muốn chỉ là cái bản ngã của mỗi người" chứ không phải là "sự ngạo mạn cho mình là trên hết ".

Cái cốt tuỷ của Đạo Phật là diệt cái "Ngã" ấy, vì vậy Phật dạy phải lấy "Vô Ngã" là đối tượng Thiền Quán .

Khi nhắc đến hai câu :

" ..............
Thiên thượng Địa hạ,
Duy Ngã Độc tôn,
......................"

Ta phải hiểu là hãy thức tỉnh đi, hãy tỉnh dạy đi, đừng để cái Ngã của mình làm mê mờ trí tuệ . . .

Thiền Tứ Niêm Xứ đã nói rõ về Vô Ngã .

Đơn giản ta có thể tóm tắt: Niệm Thân bất Tịnh, Niệm Thọ thị Khổ, Niệm Tâm Vô Thường , Niệm Pháp Vô Ngã .

Nhớ được hai câu của Phật, ta sẽ không bao giờ để cái "Ngã" làm sai lệch . thiên kiến . . . .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
KHÔNG NÔNG NỖI VÌ NHÂN TÌNH THẾ THÁI

Làm thế nào để cảm nhận và quán sát được nội tâm? Ngoài ngồi thiền ra, xin đề nghị quý vị nên nghiên cứu một số ngữ lục thiền môn, hư tâm theo dõi và lắng nghe những bậc tổ sư thiền tôn quá khứ đã tham thiền ngộ đạo ra sao, và bằng cách nào để dạy dỗ đệ tử củ họ tu thiền. Nói cách khác, nghĩa là cần học tập thái độ sinh hoạt, ngôn hạnh và cử chỉ của những đại tổ sư này, kể cả những phương thức khảo sát riêng đối với sự vật của họ v.v...

Xin nêu lên một sự tích để quý vị tham khảo:

Trước kia có vị Thủ Sơn Tĩnh Niệm thiền sư (?-993), ngài là một cao tăng dưới đời nhà Tống. Bình sanh ngài luôn trì tụng “ Kinh Pháp Hoa ” nên còn gọi là “Niệm Pháp Hoa”

Một hôm, có một vị tăng hỏi ngài:

“Thế nào là Phật”

Thiền sư trả lời:

“Tân phụ kỵ lô, A gia khiên”
(Tạm dịch: cô dâu trẻ trung cưỡi trên lừa, bà má già yếu dắt dây cương)

“A Gia” ý nói là Bà Bà. Câu này có nghĩa giản dị là: cô dâu trẻ mới cưới ngồi thiền trên lưng lừa còn Bà Già thì dắt dây cương đi bộ. Trông như có vẻ hai người đã kết thúc công việc ruộng nương và đang trên đường về! Cái cảnh này thoạt nhìn thấy ấm áp cảm động làm sao!

Khoan! Hãy thong thả, tình hình dường như có điều chi không hợp lý. Nếu xét sự việc theo thời đại thì sự việc chắc chắn không ổn-- Người làm công thì được ngồi xe sang trọng trong khi ông chủ thì lại đứng trong xe bus?

Đối với quan niệm bình thường, người ta không thể chấp nhận một sự việc ngược đời như thế, dĩ nhiên đây là việc của “nhân tình thế thái”, điều được gọi là “Thường lý”

Như thế, câu trả lời của Thủ Sơn thiền sư là phản ngược “Thường Lý” sao ? Kỳ thực, nếu mang nguyên nhân để giải thích, có thể vì cô dâu quá mỏi mệt hoặc có bầu nên Bà Bà thương nàng dâu và đã để cho cô cỡi lừa. Như thế thì có gì không hợp lý ? Thiền tức là để tâm chúng ta thoát ly khỏi mọi ràng buộc nông nỗi của nhân tình thế thái mà tư khảo một cách tự do tự tại .
----------------------------------
HIRO.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Trung Đạo

Đức Phật không muốn chúng ta đi con đường đôi. Một bên là tham ái, chìm đắm, và bên kia là sợ hãi, ghen ghét. Ngài dạy chúng ta hãy tỉnh thức trước mọi lạc thú. Sân hận, sợ hãi, bất mãn không phải là lối đi của thiền sinh. Đó là lối đi của người thế tục. Người an tịnh đi trên Trung Đạo, vất tham ái sang bên trái, và bỏ sợ hãi, ghen ghét sang bên phải. Người nào muốn thực hành, phải theo Trung Đạo: không nghiêng về lạc thú hay đau khổ mà chỉ đặt chúng xuống. Nhưng dĩ nhiên, thoạt đầu hơi khó. Chúng ta bị đá sang hai bên: lúc sang trái, lúc sang phải như quả lắc đồng hồ.

Khi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên, Ngài đề cập đến hai thái cực, vì đó là nơi cư ngụ của tham ái. Ái dục, hạnh phúc đá sang bên này, đau khổ và bất toại nguyện đá sang bên kia. Cả hai luôn luôn gây phiền lụy và đau khổ. Nhưng khi đi trên Trung Đạo, bạn đặt cả hai xuống.

Nếu bạn theo hai thái cực này, bạn sẽ mất hết kiên nhẫn chịu đựng và sẽ bị hất ra ngoài khi luyến ái hay sân hận lôi cuốn bạn. Bạn còn mắc bẫy như vậy bao lâu? Hãy xét xem: Nếu bạn thích một thứ gì đó, bạn sẽ theo sau chúng khi yêu thích phát sinh và dĩ nhiên nó chỉ lôi kéo bạn đi tìm sự đau khổ thôi. Tâm luyến ái thật khôn ngoan và khéo léo. Rồi nó sẽ kéo bạn đi đâu nữa đây?

Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khóai lạc và đau khổ trên đường này, cũng không có thiện và ác, tốt và xấu. Than ôi! Con người đầy ái dục, chỉ muốn tìm khóai lạc, không chịu đi trên con đường của Đấng Đại Giác, con đuờng dành cho người đi tìm chân lý. Dính mắc vào hạnh phúc và đau khổ, tốt và xấu thì không thể đi trên Trung Đạo, không thể trở thành người trí, không thể giải thoát.

Con đường của chúng ta rất thẳng, tĩnh lặng và chánh niệm; dù phiền muộn hay phấn khởi nẩy sinh, nó vẫn an tịnh. Nếu tâm bạn được như thế, bạn chẳng cần nhờ ai hướng dẫn.

Bạn sẽ thấy rằng, khi tâm không luyến ái, nó sẽ nằm ở trạng thái bình thường. Khi nó bị khuấy động bởi tư tưởng và cảm giác, tiến trình cấu tạo nên tư tưởng sẽ diễn ra và ảo giác thành hình. Hãy học cách nhìn tiến trình này. Khi tâm bị khuấy động, không còn ở trạng thái bình thường, nó sẽ ra khỏi sự thực hành đúng đắn để tiến đến một trong những thái cực của đam mê và ghen ghét, từ đó nó lại càng tạo ra nhiều ảo giác, nhiều tư tưởng hơn nữa. Nếu bạn tiếp tục quan sát tâm, suốt đời chỉ làm vậy thôi, tôi bảo đảm rằng bạn chẳng bao giờ buồn chán.

------------------
A. C.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Cốt tủy của Thiền Minh Sát

Bắt đầu thực tập bằng cách ngồi ngay thẳng và chú tâm. Bạn có thể ngồi trên sàn nhà hay trên ghế. Trước tiên bạn không cần phải quá cố gắng chú tâm. Chỉ cần để ý đến hơi thở ra vào. Nếu cảm thấy rằng niệm Phật có thể giúp cho sự chú tâm của bạn mạnh hơn, bạn có thể niệm "Phật," "Pháp," hay "Tăng" khi bạn quan sát hơi thở ra vào. (Điều quan trọng là phải chú tâm vào hơi thở, niệm Phật chỉ là phương tiện giúp định tâm.) Khi quan sát hơi thở, bạn phải quan sát một cách tự nhiên, không được điều khiển hơi thở. Cố gắng điều khiển hay kiểm soát hơi thở là một việc làm sai lầm, vì khi điều khiển hơi thở, bạn sẽ có cảm giác hơi thở hoặc quá ngắn, quá dài hay quá nhẹ, quá nặng. Bạn sẽ có cảm tưởng dường như mình thở không đúng cách, và sẽ cảm thấy chẳng thoải mái chút nào. Bạn hãy để hơi thở hoạt động một cách tự nhiên. Làm như vậy cuối cùng bạn sẽ nhận thấy hơi thở vào ra một cách nhẹ nhàng, điều hòa.

Khi quan sát hơi thở ra vào mà bạn tỉnh giác và hoàn toàn ổn định tâm là bạn đã thở đúng cách.

Khi bị phóng tâm, bạn hãy dừng lại, điều chỉnh sự chú tâm, trở về với đề mục chính của mình. Thoạt đầu, khi chú tâm vào hơi thở, tâm bạn có khuynh hướng muốn đưa hơi thở đi theo một chiều hướng nào đó. Hãy bình thản, đừng lo lắng hay tìm cách điều chỉnh nó. Bạn hãy quan sát nó, và để nó tự nhiên. Thiền sẽ tự nó phát triển. Khi bạn làm như thế, có lúc bạn sẽ thấy hơi thở ngưng hẳn, nhưng đừng sợ, bạn sẽ thở lại điều hòa sau đó. Sự ngưng thở chỉ là cảm giác phát sinh từ tri giác của bạn, thực ra hơi thở vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng tiếp nối. Một lát sau bạn sẽ thấy hơi thở rõ ràng như trước.

Nếu bạn tiếp tục giữ tâm an tịnh như thế thì bất kỳ bạn đang ở nơi nào -- đang ngồi trên ghế, đang ở trên xe, trên tàu, v. v., bạn đều có thể chú tâm vào đề mục và bước vào trạng thái an lạc một cách mau chóng dễ dàng. Bất kỳ bạn đang ở đâu, bất kỳ lúc nào, bạn đều có thể hành thiền được cả.

Khi đạt đến sự tiến bộ này thì bạn đã hiểu Đạo phần nào rồi đấy. Nhưng bạn phải quan sát những đối tượng của giác quan nữa.

Hãy hướng tâm an tịnh của bạn vào hình sắc, âm thanh, mùi vị, sự đụng chạm và suy nghĩ. Tất cả mọi đối tượng của thân và tâm đều là đề mục để bạn hướng đến. Bất kỳ cái gì phát sinh đều phải quan sát, ghi nhận; phải ghi nhận dù bạn thích hay không thích chúng. Hãy ghi nhận một cách khách quan, đừng để đối tượng yêu ghét ảnh hưởng đến tâm mình. Yêu, ghét chỉ là những phản ứng đối với thế giới bên ngoài. Bạn phải có cái nhìn sâu rộng hơn. Dần dần bạn sẽ thấy mọi cảm giác yêu ghét thực ra chỉ là sự vô thường, khổ và vô ngã. Hãy xếp mọi tốt xấu, hay dở vào ba loại vô thường, khổ và vô ngã. Dầu chúng thế nào đi nữa cũng để chúng yên, chỉ quan sát mà đừng can thiệp vào chúng. Đó là cách hành thiền minh sát. Làm như thế tất cả sẽ được bình an tĩnh lặng.

Chẳng bao lâu, tuệ giác, vô thường, khổ, vô ngã sẽ xuất hiện. Đó là bước đầu của trí tuệ thật sự, cốt tủy của thiền, dẫn đến giải thoát. Hãy theo dõi kinh nghiệm của mình, nhìn nó và tiếp tục cố gắng để thấy chân lý. Hãy học cách khước từ, không vướng mắc để đạt đến bình an tĩnh lặng.

Trong khi hành thiền, nhiều hiện tượng kỳ lạ sẽ đến với bạn -- bạn sẽ thấy ánh sáng, thấy chư thiên, thấy Phật, v. v. Khi thấy những điều đó bạn hãy quan sát mình trước để tìm xem tâm mình đang ở trạng thái nào. Chớ quên điểm căn bản này. Hãy chú tâm, chớ mong mỏi thấy gì, cũng chớ mong hình ảnh đừng đến với mình. Nếu bạn theo đuổi những hình ảnh này, bạn sẽ rơi vào tình trạng ngơ ngẩn vô vị, vì tâm đã đi ra ngoài tình trạng ổn cố. Vậy thì khi những hình ảnh ấy đến, bạn hãy quan sát chúng. Khi quan sát chúng, bạn phải tự chủ, đừng si mê theo chúng. Bạn hãy quán chiếu rằng chúng chỉ là vô thường, khổ và vô ngã. Khi chúng có đến gần bạn đi nữa, bạn cũng đừng lấy đó làm điều quan trọng, hãy nhìn chúng rồi để chúng tự ra đi. Nếu chúng không đi, cũng vẫn tự nhiên, bấy giờ hãy trở về với mục đích của bạn, đó là hơi thở. Bạn hãy thở ra vào ba hơi thật dài, mọi hình ảnh sẽ biến mất. Bất kỳ cái gì hiện ra cũng mặc, hãy tái lập sự chú tâm. Đừng nắm lấy cái gì và xem đó là của mình. Những gì bạn thấy chỉ là những hình ảnh hay những cấu trúc do tâm tạo ra. Đó là sự giả tạo, hư ảo, gây nên yêu thích, nắm giữ hay sợ hãi. Đừng đắm mình vào khi thấy những cấu trúc giả tạo này. Mọi kinh nghiệm bất thường đều đem đến lợi ích cho kẻ trí, nhưng là mối tai hoạ cho người thiếu khôn ngoan. Hãy tiếp tục hành thiền cho đến khi nào bạn không còn bị những hình ảnh quấy nhiễu nữa.

Nếu bạn có thể phó mặc cho tâm như thế thì không còn gì khó khăn nữa. Nếu tâm muốn vui, bạn chỉ cần ý thức rằng niềm vui này không vững bền. Bạn có sợ những hình ảnh xuất hiện trong tâm bạn hay sợ những kinh nghiệm khác mà bạn gặp trong lúc hành thiền không? Hãy tự nhiên làm việc với chúng. Bằng cách này bạn có thể dùng phiền não để huấn luyện tâm mình, và bạn sẽ hiểu được bản chất tự nhiên của tâm, thoát khỏi mọi thái cực, rõ ràng và không dính mắc.

Tâm chỉ là một điểm đơn giản, là trung tâm của vũ trụ, và tâm sở chẳng khác nào du khách đến ngụ trong một thời gian. Hãy tìm hiểu kỹ những du khách này. Hãy làm quen với những bức tranh sống động do họ vẽ và những câu chuyện hấp dẫn do họ kể, hãy ngoan ngoãn theo họ. Nhưng nhớ đừng rời khỏi chỗ ngồi của bạn, bởi vì ngoài chiếc ghế bạn đang sử dụng không còn chiếc ghế nào khác quanh đấy nữa. Nếu bạn tiếp tục giữ chỗ ngồi không rời, chào mừng từng vị khách mỗi khi họ đến, nghĩa là luôn luôn giữ chánh niệm, chuyển tâm đến những người hiểu biết, tỉnh thức, thì những người khách khác cuối cùng sẽ không đến nữa. Nếu bạn thực sự chú ý đến họ thì họ sẽ đến với bạn bao nhiêu lần nữa? Chuyện trò với họ, bạn sẽ hiểu rõ từng người một. Chắc chắn cuối cùng tâm bạn sẽ an tịnh.

----------------------
Ajahn Chah
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Trong xã hội có đầy dãy chuyên gia ngốc khiến cho chúng ta quan niệm trái nghịch lại những thông hiểu sự lý và những ngươì văn võ toàn tài.

Nói ngược lại, thiền thường bảo chúng ta nên đả phá cái “Thường lý” chấp trước của con người thường tình. Nếu chúng ta chỉ dựa vào thường lý thông thường để suy đoán sự vật, thì thiền không cần thiết để tồn tại. Mẫu chuyện dưới đây, có liên quan đến sự tích thất lạc của một vị thiền sư trong thời đại Liềm Thương ở Nhựt Bổn. Vị này, là Quan Sơn Huệ Huyền thiền sư mà sau này được Hoa Viên thượng hoàng phụng thỉnh để sáng lập kiến thiết thôi Diệu Tâm Tự . Sự tích thất lạc này, đại khái là mẫu chuyện phát sanh khi ông ẩn cư trong núi Mỹ Nồng (Kỳ Phồi huyện):

Môt hôm, trong núi đột nhiên mưa lớn, hạt mưa bằng hột đậu không chút vị tình đổ xuống nóc nhà ngói lâu năm thiếu tu bổ, không lâu, đại điện dã bắt đầu bị mưa dột.

“Lấy đồ hứng mưa nhanh lên!”

Huệ Huyền thiền sư lớn tiếng ra lệnh. Nhưng, mưa dột đến như thế mà chùa thì lại nghèo đến đỗi đã không có được cái thùng chứa nước. Có thật là không có một vật gì sao?...Chúng đệ tử hè nhau lật rương đổ tráp, bới tìm chí mạng vẫn không sao tìm ra vật gì để hứng nước cả. Đang lúc đám người hốt hoảng lo lắng, bất chợt có một vị tiểu tăng với lấy cái rở tre trong nhà bếp chạy thẳng ra ngoài.

Dùng rổ tre hứng mưa?

Hành động vô cùng kỳ quái! Đương nhiên là làm một việc vô bổ .

Nhưng sau việc, Huệ Huyền đại sư đã dành nhiều lời ngợi khen vị tiểu tăng này, những đệ tử loay hoay hoảng hốt khi nãy thì bị quở trách nghiêm khắc.

Hàm ý của mẫu chuyện này như thế nào quý vị có biết không?

-------------------------------------
HIRO .
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Chào bác Phi Vân.
Nghe bác giới thiệu mà tôi chẳng biết Vuờn Thiền ở đâu cả. Hôm nay tình cờ xuống cuối diễn đàn Phật Pháp online mới nhìn thấy cái topic vuờn thiền. Vậy từ nay tôi xin gia nhập với các đạo hữu ở đây nhé.
Mong bác và các đạo hữu hoan hỉ chấp thuận.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ SINH HOẠT MỘT CÁCH TỰ TẠI

Nếu có thể vì hiểu rõ đạo lý của thiền mà sống một cuộc sống không bị ràng buộc và tự do tự tại là điều rất tốt, nhưng trên thực tế, sự việc không đơn giản như chúng ta tưởng tượng. Trái lại, vì chúng ta càng muốn tránh thoát ràng buộc chừng nào thì càng có cảm giác bị ràng buộc chừng ấy. Dù sao, trong đời sống thực tế đã không cho phép cá nhân chúng ta có thể phát triển một cách tự do. Nếu cứ cố chấp mang cái vốn hiểu biết rất ư thiếu sót về thiền mà phóng ngôn ngữ bừa bãi và thổi phồng ra, thì chắc chắn là sẽ tạo cho người khác những cảm nhận tương phản.

Thiền tuy dạy chúng ta không nên câu nệ ở sự lý, nhưng đồng thời cũng không nên tử thủ trong thành trì giáo pháp này mà biến thành ngựa bị sút cương hoặc hành sự buông lung đến nổi không có lấy một tiêu chuẩnnguyên tắc nào. Những lưu ý nêu ra, chẳng qua chỉ để nhắc nhở rằng khi học xong thiền, bối cảnh sinh hoại chung quanh sẽ giống như ảo thuật, chỉ một chớp nhoáng, mọi hiện tượng đã hoàn toàn thay đổi. Từ lâu, tánh ngoan cố và tính lười biếng của chúng ta chẳng khác nào tốc độ vun vút của xe, có dùng sức đạp thắng thế nào, nó tức khắc dừng lại. Nếu cố gắng miễn cưỡng muốn nó dừng gấp lại, không chừng còn có thể xảy ra những sự việc đáng tiếc ngoài ý muốn!

Nhưng nói như thế, không có nghĩa là khinh thường bỏ qua. Chỉ cần đầu tư thời giờ tinh tiến nỗ lực tu hành liên tục thì cuối cùng sẽ có ngày có thể đạt đến cảnh giới liễu ngộ.

Trong phương thức tu hành “ Miễn ngồi thiền”, chỉ cần chúng ta không ngừng đọc ngữ lục có liên quan đến thiền, và công án cũng như truyện ký tu hành của thiền tăng thì rất có thể trong bất tri bất giác chúng ta có thể vận dụng trí tuệ của thiền để tư khảo, tất nhiên sẽ đưa đến liễu ngộ đạo lý của thiền

--------------------------------
HIRO
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
SINH HOẠT TRÍ HUỆ THẲNG THẮN LỖI LẠC
ĐỨC THÍCH TÔN



Đức Thích Tôn (Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn) là tổ sư của Phật giáo, từ đây, xin bắt đầu từ ngài để luận cập

Tuy bảo là từ đức Thích Tôn trở về sau, nhưng nếu chỉ tuỳ tiện bàn về cuộc đời của đức Thích Tôn, thì lại có lỗi với độc giả. Tôn chỉ chủ yếu của những bài này là muốn đưa quý vi bước vào “Cảnh địa thiền”. Mặc dù thiền sở nghiễm nhiên có thể là đại danh từ của Phật giáo, nhưng chắc chắn phải có điểm vô cùng đặc sắc hướng dẫn mọi người lần lượt thể nhập vào diệu cảnh, nếu không thấy ngay điểm này, mà chỉ nói về thuở bình sanh của đức Thích Tôn, thì đó là sự sơ suất của bút giả.

Mặc dù nói thế, nhưng trong việc ghi chép nếu có bất cứ sự kiện nào có liên quan đến cuộc đời của đức Thích Tôn, cũng điều có những lời lẽ có thể làm kim chỉ nam để Phật giáo thành một nhất thể. Đồng thời, bởi vì kinh điển nguyên thuỷ của Phật giáo (A Hàm Kinh) (1) đã ghi chép về những bài thuyết pháp đối với đệ tử của ngài, vì thế việc hướng dẫn quý vị lý giải giáo nghĩa Phật giáo cũng là một trợ ích rất lớn. Như thế, bút giả đã không thờ ơ đối với quý vị.

Mặc dù đọc qua đoạn trên có lẽ có gì rất nghiêm túc, thật sự, nội dung đã chẳng có gì hứng thú. Tôi cũng muốn ở ngay nơi khởi đầu bắt chước các thiền sư “thét” một tiếng lớn trước, để triển hiện nhiều phương diệu dụng của tâm thiền ngộ, nhằm dễ tạo cho độc giả thêm phần hứng khởi, và dần dần sẽ đưa tới thoại đề sâu hơn. Trong đầu tuy sắp xếp bài bản đại cương như thế, thực tế đã không tiến hành theo ý nghĩ. Mong rằng quý vị độc giả chịu khó nhẫn nại:

“Này các Tỳ Kheo (2): Phàm phu quả văn (ít nghe) có cảm thụ chân tình, đệ tử hữu văn cũng có cảm thụ chân tình, thế thì đệ tử hữu văn và phàm phu có học đã khác nhau điểm nào?”

Đức Thích Tôn khi bắt đầu thuyết pháp, thường có vấn đề được khơi mào trước để mở đầu. Đoạn mào đầu này đương nhiên liên quan đến chủ đề thuyết pháp hôm ấy. Thường là lúc ấy có những đệ tử tác bạch rằng:

“Ngưỡng bạch đức Thế Tôn, chúng con đều là người tính phụng những lời đã dạy của đức Thế Tôn (Thích Tôn), cúi xin đức Thế Tôn từ bi dạy dỗ chúng con!”

Quan lời thỉnh cầu này, đức Thích Tôn bắt đầu thuyết pháp. Đây là phương thức thường được sự dụng để dạy Phật tử của Phật giáo nguyên thuỷ.

Nói đến thánh đệ tử hữu văn và phàm phu quả văn, thì cái gọi là “văn”, là lắng nghe giáo pháp, là ý nói học tập. Giữa những đệ tử học Phật và phàm phu không học Phật đã có điểm nào sai biệt? cả hai đều có tác dụng cảm thụ, có đúng thế không? Đức Thích Tôn đã đưa ra vấn đề như thế.

Tác dụng cảm thụ nếu lấy dụng ngữ Phật giáo để bàn luận thì bảo đó là “Thọ”. Ví như vào một buổi sáng tuyết phủ khắp nơi, khi chúng ta vừa chợt mở mắt đã thấy chung quanh là một thế giới phủ đầy màu bạc trắng, trên không trời lại trong xanh, vì không dằn được xúc cảm, chúng ta bật miệng la lớn: “A! đẹp quá!” cảm quan như thế chính là “THỌ”.

Đương nhiên, “Thọ” không chỉ là một khoái cảm không thôi, ngược lại nó còn bao gồm cả thứ cảm giác khó chịu giống như bị một người nào dẫm phải chân mình trên xe bus. Ngoài ra, còn có một loại cảm ứng không khổ không sướng. Trong ngôn ngữ Phật giáo, khoái cảm gọi là “lạc thọ”, cảm giác không vui gọi là “khổ thọ”, cảm giác không nhớ gọi là “không khổ không sướng thọ hay “xả thọ”. Ba loại thọ này dù bất cứ người đệ tử nào của Phật dạy hay phàm phu cũng đều có cùng cảm thọ như nhau. Nói thế, cuối cùng đệ tử Phật và người phàm tục đã khác nhau điểm nào?

Đức Thích Tôn đã giáo thị như sau:

Này các Tỳ Kheo! Ví như lấy tên đâm người, đâm một mũi rồi đâm tiếp mũi thứ hai. Này các tỳ kheo! người như vậy có cảm thọ hai mũi tên. Giống như thế, phàm phu chưa tu tập giáo pháp, ngay khi cảm nhận khổ thọ khó chịu nếu không ưu sầu, não nộ hoặc bi thương thì cũng đấm ngực dậm chân, rên rỉ khóc lóc. Loại phàm phu này có cùng một thức cảm thọ đồng thời, tức là vừa đau khổ trên nhục thể vừa đau khổ trên tinh thần.

Này các tỳ kheo! Ví như lấy tên đâm người, sau khi đâm mũi tên đầu rồi đâm tiếp mũi thứ hai. Này các tỳ kheo! Người bị như vậy cảm thọ chỉ một mũi tên. Giống hệt như thế, những thánh đệ tử đã tu tập giáo pháp, từ cảm thọ tới cảm thọ khó chịu, nhưng chẳng ưu sầu, khổ não và bi thương, cũng không đập ngực dậm chân, rên rỉ khóc lóc. Những thánh đệ tử chỉ có một loại cảm thọ, tức là chỉ có đau khổ trên nhục thể, mà không có đau khổ trên tinh thần...

“Tương ứng bộ kinh điển” 36.6 (Tiễn) (3)

Đức Thích Tôn lấy việc tên đâm để ví dụ tác dụng cảm thọ chớp nhoáng của chúng ta. Trong mỗi sát na chớp nhoáng, những đau khổ, tốt đẹp, chê ghét, vui thích, lạnh, nóng, đẹp, xấu mà chúng ta đã cảm thọ v.v. giống như cảm thọ giác bị đâm trúng một mũi tên.

Những cảm thọ này, dù là người đã khai ngộ hay người chưa khai ngộ cũng đều giống hệt như nhau. Nhưng phàm phu sở dĩ là phàm phu, chủ yếu vấn đề sau khi trúng tên. Thông thường, bị trúng mũi tên thứ nhứt, kế tiếp lại trúng mũi tên thứ hai. Ví như, khi bị dẫm trúng chân trên xe buýt: “Đau quá!” sau khi ý niệm này chợt thoáng qua trong óc, tiếp đến lại nổi lên ý niệm thứ hai: “Đồ khốn nạn! mày muốn chết à!” chẳng khác nào mống khởi tâm tính giận ghét đối với đối phương. Hoặc giả khi đi trên đường, trông thấy bên lề có đoá hoa đẹp, thì trong lòng phát sinh suy tính: Sau khi thốt lên “Chà! đẹp quá!”, thì sau đó đưa tay hái đoá hoa ấy mang về để cắm trong bình. Đây tức là mũi tên thứ hai mà phàm phu nhận lấy. Nhưng đối với Phật tử đã khai ngộ thì khác. Trông thấy cảnh vật đẹp, chỉ cảm thấy là đẹp để thưởng thức; lúc đau, chỉ la lên bởi trực giác: “Đau quá”. Vì khác nhau như thế, nên giữa thánh đệ tử và phàm phu có sự cách biệt rất xa.

Có một mẫu chuyện như sau:

Một vị thiền sư nọ dẫn theo một số đồ đệ đi vân du. Một hôm, đoàn người gặp một cô gái ở bờ sông. Cô này muốn qua bên kia sông nhưng ngặt không có ai giúp cho, nên đành buồn bã ngồi đó chịu đựng. Khi đoàn người của thiền sư vừa đi đến, cô liền thỉnh cầu giúp đỡ.

“Ô! được! được!”

Thiền sư không chút do dự, thản nhiên ẵm cô gái lội qua sông.

“Thật là một sư phụ sảng khoái, nhanh nhẹn!” Cô gái thốt lời dịu ngọt tâng bốc trêu ghẹo thiền sư. Sau khi qua sông cô cảm ơn rồi từ biệt, đoàn thiền giả lại tiếp tục cuộc hành trình.

Một lúc sau, có một vị đệ tử trong đoàn không nhịn được, cuối cùng mở miệng: “Bạch thầy! Vừa rồi thầy làm như vậy có đúng không? Chúng con xưa nay vốn rất tôn trọng thầy, nhưng vừa rồi trông thấy hành động và lời nói của thầy, thật là khiến chúng con vô cùng thất vọng”. Những đệ tử khác hùa theo, tỏ ra thái độ bất mãn, kích động hỏi gằn thiền sư “Thái độ vừa rồi của Thầy thật khác xa những điều dạy dỗ thường ngày...” Không trách được sự bắt lỗi của họ. Nguyên là từ khi qua sông đến giờ, họ mãi canh cánh sự việc này trong lòng cho nên tức nước vỡ bờ, thế là hằng loạt kiểu trách móc áo ra đến độ không nghe kịp.

Thiền sư nghe đám đệ tử chỉ trích như thế, chỉ bật cười.

“A! Ha ha!...Cái gì? Các con mãi đến bây giờ vẫn còn ôm ẵm người con gái ấy!. Ta thì đã đặt cô gái ấy xuống từ lâu rồi”. Thì ra là thế, chấp trước và không thể buông bỏ chính là nhóm đệ tử kia. Loại chấp trước này, có thể ví như mũi tên thứ hai. Đối với thiền sư, ông không cảm thọ mũi tên thứ nhì.

Đức Thích Tôn đã chỉ rõ, điểm sai biệt giữa người khai ngộ và phàm phu chính là mũi tên thứ hai này. Vì chúng ta chỉ là phàm phu, cho nên không thể tránh khỏi cảm thọ mũi tên thứ hai. Dù chúng ta có muốn hấp tấp tránh nó thì củng không thể thực hiện được. Chấp trước những việc mà sức mình không thể kham được thì đó chính là người ngu xuẩn nhất. Khi nhận thức được những sự việc mà chúng ta không đủ năng lực để thực hiện nhưng không chấp trước nó, đó mới đích thật là giáo nghĩa của Phật giáo. Tuy nhiên, ít ra chúng ta cũng thể phân biệt được điểm sai biệt mũi tên thứ hai, bằng tự giác:

“À! hiện tại mình đang cảm thọ mũi tên thứ hai....”

Có thể nhận thức như vậy, là đã nắm vững vấn đề. Lây ngày công phu thâm cao, nên trong khi sinh hoạt nếu có gặp bất cứ vấn đề gì, tất nhiên đều có thể giải quyết một cách tức khắc. Hoặc nói cách khác, ngày nào nhận chân ra mình, thì vấn đề sẽ không nghiêm trọng như mình tưởng tượng. Bởi vì vấn đề sở dĩ phát sinh, phần lớn là do không thể tri nhận bản tâm của mình một cách rõ ràng chân xác.
------------------------------------------------
HIRO .
------------------------------------------------
Chú (1): “A Hàm Kinh” là danh xưng của kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ. Trong ấy bao gồm các kinh “A Hàm Kinh”, “Pháp Cú Kinh”, “Kinh Tập”.v.v...
Chú (2): Phát chỉ thế độ (cạo đầu) xuất gia, là đàn ông chịu đủ giới. Đàn bà thì gọi là tỳ kheo ni
Chú (3): Xem quyển thứ 15 “Nam Truyền Đại Tạng Kinh” (Trang 322 – 325)
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THAM CẦU CÔNG ĐỨC LÀ VÔ CÔNG ĐỨC

NGÀI BỒ ĐỀ ĐẠT MA VÀ LƯƠNG VÕ ĐẾ

Nói đến “Võ Đế”, nếu nhìn mặt chữ chiết (chữ Hán), thì dường như có vẻ đó là một ông Võ đế thô bạo hoang dâm. Trên thực tế, vị Lưong hoàng đế của thời đại Nam Bắc triều Trung Quốc này đã được vinh danh là một vị có quá trình tu dưỡng đạo đức nhất trong những hoàng đế trong thời đại đó. Còn thời gian chấp chánh của ông có thể gọi là thời đại vàng son của văn hóa Nam triều. Do Lương Võ Đế hết mực tín ngưỡng Phật giáo, kiến thiết chùa chiền khắp nơi, kính lễ tăng lữ, đã tạo cho thủ đô đương thời có một sinh khí “khoẻ mạnh” và trở thành nơi hội tụ du học của tăng lữ khắp nơi. Nhưng, cũng bởi vì Lương Võ Đế đã sử dụng tài lực quá độ trong việc bảo hộ Phật giáo nên đã bị chỉ trích là nguyên nhân khiến cho tài chánh quẫn bách, quốc lực suy thoái.

Lương Võ Đế đã từng đích thân mở đường giảng giải “Kinh Bát Nhã” và “Kinh Niết Bàn” (1), đồng thời đã lấy đó làm hãnh diện. Vì thế, khi ông hội kiến với Bồ Đề Đạt Ma tổ sư từ Thiên Trúc Ấn Độ xa xôi vào Trung Quốc, ông đã không thể tránh khỏi lộ ra vẻ mặt đầy thần sắc tự đắc tự mãn. Bấy giờ Lương Võ Đế hỏi Đạt Ma tồ sư rằng “Từ khi trẫm tức vị đến nay, kiến lập chùa chiền không ít, in ấn kinh điển cũng nhiều, và còn cung dưỡng vô số tăng ni, theo ngài, công đức của tôi được bao nhiêu?”

“Không có chút công đức nào để nói”. Đạt Ma tổ sư lạnh lùng đáp.

Nghe câu trả lời này, Lương Võ Đế giật nẩy mình, nên liền chuyển qua đề tài khác: “Thế nào là Thánh đế đệ nhất nghĩa?” (Tức chân lý tối cao là gì?)

“Quách nhiên vô thánh” (Rỗng lặng, như nhiên, không gì là Thánh)

“Nếu vậy, thì đối diện với trẫm là ai?”

“Không biết”.

Câu chuyên vấn đáp đến đây chấm dứt, Lương Võ Đế đã không thể hỏi thêm bất cứ điều gì. Sau khi Đạt Ma tổ sư gặp Lương Võ Đế, ngài cảm thấy cơ duyên không hợp, nên liền lập tức qua sông đi lên mạn Bắc, tiến vào Sùng Sơn Thiếu Lâm tự (2) của Nguỵ quốc (Bắc Nguỵ), ngồi diện bích, mặt nhìn vào vách tường trong suốt 9 năm.

Ở Nhật Bản có một loại đồ chơi “ông vô ngã” được trẻ nít gọi là “Đạt Lỗ Ma” (Đạt Ma), hình bầu như cái hồ lô, không tay không chân, trẻ con thường vừa chơi vừa hát đùa: “Đạt Lỗ Ma tiên sinh, Đạt Lỗ Ma tiên sinh, làm ra cái mặt ma, mắt lớn trừng mắt nhỏ...” Ngay học sinh trung học ở Nhật đôi khi cũng vẽ hình tướng Đạt Lỗ Ma trên giấy khảo thí để tỏ ý rằng đề mục khó quá, đến tay chân cũng không mang ra dùng được (Nhứt trù mạc triển). Thực ra, cái hình nộm mô phỏng ông vô ngã này, chỉ tượng trưng tư thế ngồi thiền đến độ tay chân thoái hóa, không cần dùng đến, là cách vay mượn để bày tỏ thủ pháp chuyên chú tu hành của ngài.

Hãy đọc lại cuộc đối đáp của Đạt Ma tổ sư và Lương Võ đế lần nữa! Đây là nguyên văn:

Vua hỏi: “Trẫm tức vị đến nay, tạo chùa, in kinh, độ tăng, không thể kể xiết, có công đức gì không?” Tố bảo: “Chẳng có công đức”. Vua hỏi: “Tại sao không có công đức?” Tổ đáp: “Như nhân quả hữu lậu của Nhân Thiên, chẳng khác nào như bóng theo hình, tuy có mà không thật”. Vua hỏi: “Thế nào là chân công đức?” Đáp rằng: “Tịnh trí diệu viên, thể tự không tịch, như thị thiên đức, bất dĩ thế cầu” (Trí Huệ thanh tịnh, mầu nhiệm viên dung, thể tánh tịch lặng chân không như thế mới đích thực là chân công đức, không thể dùng tâm thế tục để truy cầu). Vua lại hỏi “thế nào là Thánh đế đệ nhất nghĩa?” Tổ đáp: “Quách nhiên vô thánh”. Vua hỏi: “Người đối diện với trẫm là ai?” Tổ đáp: “Không biết”. Vua không lãnh ngộ. Tổ biết cơ duyên không hợp thuận nên ngày 19 tháng ấy đã lên đường đi về giang Bắc.

[Quyển thử, Cảnh Đức truyền đăng lục” (3)]

Đọc đến đây, chúng ta phảng phất trông thấy thần sắc kinh hoàng thất sắc của Lương Võ Đế. Lương Võ Đế tự cho rằng tạo chùa, viết kinh, cúng dường chư tăng v.v. công quả tích luỹ ắt nhiên không ít, vì thế mong nhờ Đạt Ma tổ sư ban phát đôi lời khẳng định và tán thán. Không ngờ Đạt Ma tổ sư đã tỏ thái độ lạnh lùng bằng cách bảo với ông rằng: “Chẳng có công đức”. Một lời phủ định tất cả. Nếu ngay lúc ấy mà Lương Võ đế có thể giác ngộ thì sẽ nhận ra câu trả lời “không công đức” của ngài Đạt Ma là dùng thủ pháp chặt đứt, phá vỡ ngằn mé để đối phương trực nhận ra rằng phước đức hữu vi này chỉ là sự thọ quả rất nhỏ của thế gian thôi, nếu lấy đó làm tự mãn và cho là thành tựu ghê gớm thì tác dụng sẽ bị đảo ngược, biến thành nguyên nhân của dục vọng. Vì thế, cách trả lời của Đạt Ma Tổ sư chẳng phải là ngài phủ định hoàn toàn những giá trị tạo chùa, viết kinh, cúng dường tăng chúng, mà chỉ muốn đả phá cái chấp trước bố thí công đức của Lương Võ đế, để từ đó có thể thăng tiến một cách siêu việt.

Nhưng khổ nỗi, Lương Võ đế chỉ là phàm phu. Do vậy, hiển nhiên những việc ông tạo chùa, chép kinh, cúng dường chư tăng trên danh nghĩa thì vì Phật giáo, nhưng trên thực tế chỉ là vì mình.

Một mẫu chuyện khác, đó là lời vấn đáp giữa Đạt ma Tổ su và Thần Quang Huệ Khả thiền sư (Huệ Khả theo hầu Đạt Ma tổ sư, sau này được Đạt Ma Tổ sư truyền y bát và trở thành Tổ su đời thứ Hai của thiền tôn Trung Quốc)

Một hôm, Huệ Khả đến chùa Thiếu Lâm Sùng Sơn đề thỉnh bái Đạt Ma tổ sư đang tọa thiền diện bích.

“Ngã tâm vị ninh, khất sư dữ an” (Tâm con chưa an, xin Tổ làm cho tâm con được an)

Khai ngộ thì tâm sẽ an, đây là mục đích của thiền (Phật Giáo). Nhưng Huệ Khả vì xưa nay chưa đạt được cảnh giới ấy, cho nên tìm đến thỉnh cầu Đạt Ma tổ sư để nhờ chỉ đạo. Đạt Ma tổ sư trả lời:

“Tương tâm lai, dữ nhữ an” ( Hãy đưa tâm cho ta, ta sẽ an tâm cho con)

Khi Huệ Khả nghe câu “Hãy đem tâm ấy đưa cho ta, thì ta sẽ giúp cho ngươi an định nó”, liền muốn trả lời “Được!” theo cái quả của “Vọng tâm”, nhưng trên sự thật thì đó là cái hư ảo không thật. Vốn không một vật, tâm còn muốn yên nổi gì? Nhất niệm dấy lên, tức là vọng tâm, một mực chấp vọng là thật, thì sẽ sản sinh phiền não. Đạt Ma tổ sư đã chỉ rõ đích danh chỗ xuất phát phiền não của Huệ Khả.

Trong tất cả giáo phái Phật giáo, Thiền tôn là tôn không lập văn tự, biệt truyền ngoại giáo (bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền). Gọi là “Không lập văn tự” chính là nói không câu nệ vào văn tự, bởi vì phần lớn con người dễ mang văn tự của kinh điển làm tiêu chuẩn cho mọi hành động [Khuê Niệp], còn “bất lập văn tự” của thiền tôn nghĩa là muốn vượt thoát cái khuôn sáo của văn tự để nắm vững tinh thần căn bản về những lời dạy của đức Phật. Điều được gọi là “giáo ngoại biệt truyền” có nghĩa là ly khai kinh điển, ý nói Phật giáo do đức Thích Tôn trực tiếp dùng phương thức truyền dạy bằng miệng, chiếu theo thuận ngôn của su phụ và đệ tử để truyền thừa. Cũng tức là nói “Thiền Tôn” không lấy kinh điển được văn tự hoá, giáo nghĩa hóa, hoặc cố định hóa để giáo huấn chúng sanh.

Sở dĩ Phật Giáo Nguyên Thuỷ sử dụng phương thức quán sát căn cơ để từ từ giáo hóa, lý do là vì thiền tôn quá chú trọng đến phương thức giáo học hoạt dụng linh hoạt này, đồng thời đã quan tâm cứu xét một cách đặc biệt đến mọi vấn đề hiện thực. Vì thế cái phương thức “dĩ tâm ấn tâm” chỉ có thể do sư phụ trực tiếp truyền thụ cho đệ tử.
-------------------------------------------------------------------------------------------
HIRO .

Chú (1): “Bát Nhã Kinh” và “Niết Bàn Kinh” đều là kinh điển đại biểu của đại thừa Phật giáo. Trong ấy nổi tiếng nhất là “Bát Nhã Tâm Kinh” của “Bát Nhã Kinh”. “Tâm Kinh” chỉ có hơn 200 chữ ngắn, lại là tinh tuý của cả bộ “Bát Nhã Kinh”

Chú (2): Biệt phong – Sườn núi thiếu nhất của Sùng Sơn huyên Đăng Phong, tỉnh Hà Nam Trung Quốc do Hiếu Văn Đế Bắc Nguỵ sáng tạo và kiến lập vào Tây nguyên năm 296. Đã từng một lần vì Bắc Châu Võ đế phế Phật mà bị phá hoại, sau đó được trùng kiến vào thời Tùy Đường là nơi phát tường của Võ công Thiếu Lâm

Chú (3): Xem “Cảnh Đức truyền đăng lục”, do xuất bản xã Chân Thiện Mỹ, năm 1973, trang 42
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
VÔ NGÃ

-----------------------------------------------

Trời đã tối hẳn, hai thầy trò, Du Tăng và đệ tử Bất Ác, xin vào trú ngụ nơi một ngôi chùa vắng ở ngoại ô. Vị sư già người khô gầy, quắc thước, dáng dấp nhanh nhẹn, diện mạo nghiêm trang; tiếp Nhà Sư bằng nụ cười cởi mở, thân thiện:

- Nghe tiếng Nhà Sư (Du Tăng) đã lâu nay mới hân hạnh được gặp mặt, thật là nhân duyên lớn. Xin Nhà Sư cạn chung trà cho ấm lòng.

Hai người cùng chấp tay tương kính. Những nụ cười đầm ấm, dịu dàng. Bất Ác đứng khép nép bên sau Nhà Sư mà cảm nghe tâm hồn thật là yên ả, thanh bình.

Vị Sư già lim dim mắt một lúc rồi nói:

- Đời sống của một vị du tăng hành cước như Nhà Sư quả thật là nhẹ nhàng, thanh thoát. "Dã hạc vô lương, thiên địa khoan" ( Hạc nội không có lương thực mà đất trời rộng rãi). Quả vậy, chỉ có tam y, bình bát, chiếc mỏ, cặp cánh mà thong dong biển rộng sông dài, gác ngoài tai muôn hệ lụy nhân sinh.

Nhà Sư vẫn im lặng, vị sư già tiếp:

- Đời sống của Nhà Sư quả là giải thoát. Vậy chẳng hay Nhà Sư có sứ mạng gì để làm nữa? Mục đích nào để đạt tới? Bổn phận và trách nhiệm nào phải hoàn thành? Hay Nhà Sư đã hoàn toàn rảnh việc, đã hoàn toàn buông bỏ mọi gánh năng trên vai?

- Cám ơn sự tán thán của Ngài, quả thật bần Tăng chưa dám là như vậy.

Vị Sư già mở mắt ra, nụ cười xởi lởi:

- Quý hóa thay! Quả đúng Nhà Sư là một người cao thượng, có một đời sống rất cao thượng vậy!

Nhà Sư cất giọng điềm đạm:

- Trước khi trả lời, bần Tăng xin hỏi Ngài về ý nghĩ của hai chữ "cao thượng"? Thế nào là cao thượng? Phải chăng cao thượng là vì thấy mình thành tựu những giá trị to lớn? Đã thấy mình đủ giới và trí? Đã thấy mình trong sạch và vắng lặng giữa thế gian bất tịnh và huyên náo nầy?

- Phải vậy!

- Thế thì bần Tăng chẳng có cốt cách gì cao thượng như Ngài đã nghĩ. Bần Tăng sống đời bình thường của một tỳ khưu xin ăn bình thường.

Vị Sư già ngạc nhiên:

- Sao thế được! Không cao thượng sao được khi cuộc đời này Nhà Sư không còn dính líu dù chỉ cái gót chân? Nhà Sư đã xa lìa bụi bặm cuộc đời, sống hạnh khước từ, tri túc, tri chỉ; giới luật tinh nghiêm, lục căn thu thúc, thiền quán tinh cần; sống đời vô trú rày đây mai đó, tùy duyên hóa đạo như mây trắng ngàn phương, thong dong tự tại... Đời sống như vậy mà không cao thượng thì trên thế gian này còn gì gọi là cao thượng nữa?

Nhà Sư mỉm cười:

- Ngài nói hơi quá! Tuy nhiên, nếu sống mà tốt đẹp được như thế thì tôi cũng không dám nghĩ rằng sống vậy là để mà hơn người, hơn đời, hay để cho mình được cao thượng hơn.

Vị Sư già nhíu mày:

- Vậy sống như thế để làm gì?

- Thưa Ngài, là để mà học bài học Giác Ngộ!

Vị Sư già ngẫm ngợi hồi lâu:

- Dẫu thế nào Nhà Sư cũng quá khiêm nhường!

Nhà Sư đáp:

- Chẳng phải thế!

Vị Sư già ngạc nhiên hỏi:

- Tạo sao?

- Vì bần Tăng biết và thấy. Bần Tăng biết và thấy rằng, khiêm nhường là ngã mạn, khiêm nhường là thấy mình ở trên cao phải hạ thấp xuống, khiêm nhường là để được an toàn bản ngã, để được người ta kính trọng, nể vì. Trên tất cả, khiêm nhường thường ẩn chứa bóng tối của dối trá và hư ngụy. Bởi vậy, bần Tăng như thế nào thì xin được là như thế ấy. Bần Tăng là người ăn xin đúng nghĩa, cho nên cao thượng không có trong bần Tăng mà khiêm nhường cũng không có trong bần Tăng!

Vị Sư già lưng thẳng dậy:

- Thật là lạ lùng. Quả là tôi mới nghe lần đầu. Nhưng xin Nhà Sư cho tôi được hỏi tiếp: tại sao cao thượng là không mà khiêm nhường cũng bảo là không?

- Thưa, tất thảy chúng là vận hành của bản ngã, nói rõ hơn, là chiếc bẫy vô hình của Vô Minh và Ái Dục.

- Khiếp!

Nhà Sư tiếp lời chậm rãi:

- Chúng ta nên sống với tri như thực, kiến như thực; đừng sống với những quy ước, những tầng bậc giá trị của thế gian. Chúng ta là kẻ tu hành, vậy thì hãy bước ra ngoài mọi hào quang của chân lý ước lệ và hào quang của những ngôn ngữ sáo mòn. Sự sống đích thực không cần chúng. Chân trời giác ngộ, giải thoát nó rộng rãi, khoáng đãng, mênh mông và vô lượng hơn nhiều.
Vị Sư già nắm chặt hai tay Nhà Sư, cất giọng xúc động:

- Thật là tri ân, Nhà Sư đã mở mắt cho tôi, nhờ vậy tôi mới biết rằng, từ lâu, tôi đã sống trong các giá trị hữu vi, tôi sống với sự vận hành của bản ngã.

Nhà Sư cũng cảm động:

- Đấy là lời chân thật tự đáy lòng, bần Tăng rất hoan hỷ.

Vị Sư già cúi đầu hồi lâu:

- Nhà Sư có thể giảng giải rộng những điều vừa nói cho tôi thông suốt vấn đề, được chăng?

- Xin vâng! Nhà Sư nói - Ngài là một vị chân tu, đứng đắn, đàng hoàng, đạo đức nhưng vì thiếu trí tuệ nên kết quả tu hành của Ngài chỉ gặt hái được phước hữu lậu nhân thiên mà thôi.

Vị Sư già nói:

- Đúng vậy, nhưng tôi còn có hành thiền định.

- Tại sao Ngài lại công phu thiền định?

- Là để đối trị với xáo trộn, bất an, phóng dật, lo âu, sợ hãi...

- Đồng ý thế rồi, và Ngài đã tìm được hạnh phúc?

- Thú thật là có, hai ba giờ hoặc một hai ngày, tôi cảm thấy hạnh phúc khi nhập định.

Nhà Sư mỉm cười:

- Có khi nào Ngài nghĩ rằng vì bực tức, bất mãn không hài lòng những cái diễn ra nơi nội tâm, nên Ngài mong muốn nhập định để tìm cái hạnh phúc và an lạc khác. Bực tức, bất mãn, không bằng lòng là do sân, và thoải mái trong hạnh phúc thiền định là do tham, Ngài có thấy không?

- Quả thật tôi chưa hề nghĩ đến.

- Như vậy là vì bất an, bất mãn cái hiện tại nên Ngài muốn chạy trốn cái hiện tại ấy. Ngài mong một cái gì khác để khỏa lấp chúng đi! Tất cả đấy chứng tỏ rằng, Ngài đang muốn thành tựu cho một bản ngã, khuếch đại bản ngã bằng tham vọng vi tế hơn đó là sở đắc thiền định vậy!

Vị Sư già ngạc nhiên:

- Vậy thì các vị Thánh nhân A la hán, Chư Phật không có hành, không có đắc, không cao thượng gì hết sao?

- Dĩ nhiên các Ngài có hành, có đắc, có cao thượng.

- Tôi nghe dường như mâu thuẫn.

- Không có mâu thuẫn đâu - Nhà Sư ôn tồn đáp - các Ngài hành, đắc, cao thượng, để mà giác ngộ "cái tôi", các Ngài vô ngã, còn đắc định như vừa rồi là hữu ngã.

Vị Sư già gật đầu nhưng lại hỏi:

- Vậy làm thế nào để được vô ngã?

- Vô ngã không phải là làm như thế này hoặc làm như thế kia. Vô ngã cũng không phải là cái để mà hành, mà đắc hoặc là để hiểu và biết. Vô ngã thuộc phạm trù của "cái thấy", của tuệ giác. Ngài nên nhớ rằng, đừng mong cầu để được vô ngã, tại sao vậy? Vì khi Ngài mong cầu vô ngã, rồi quyết định thành tựu cái vô ngã ấy, thì cuối cùng Ngài sẽ đạt được một cái NGÃ VÔ NGÃ!

Vừng trán vị sư già cau lại, Nhà Sư nghĩ rằng đã buông lời là buông luôn, không còn giữ lại:

- Ngài như thế nào thì Ngài thấy như thế ấy, như thế ấy với khuôn mặt như thực của mình, không thêm, không bớt, không thủ, không xả. Và đấy mới bước qua phạm trù của quán chiếu bát nhã, của tuệ giác. Tuệ giác là thường trực trú nơi "vô ngã". Tôi nói "trú" một cách cố ý, vì rằng, Ngài phải thường trực trú nơi cái hiện tiền trôi chảy của tâm niệm, của tư tưởng. Bất kể tâm niệm, tư tưởng ấy là gì, là tốt, là xấu, là đục, là trong cũng đều được ghi nhận một cách rõ ràng, chân xác! Nói cách khác, Ngài phải thường trực chánh niệm, tinh tấn và tỉnh giác trước các pháp đến và đi qua tâm thức. Thường trực lắng nghe chính mình một cách khách quan, đừng đồng lõa với cái gì, mà cũng đừng chấp nhận, phản ứng hoặc biện hộ cho cái gì. Tuệ minh sát phải trong sáng, sắc bén, không thiên vị và hoàn toàn trung chính. Đừng bất mãn cái gì, đừng mong muốn cái gì, vì bất mãn là sân, mong muốn là tham! Vậy chỉ có một việc duy nhất là chăm chú và trầm tĩnh lắng nghe. Chỉ có lắng nghe như vậy Ngài mới cắt đứt được tham sân và thấy rõ vô ngã là gì!

Nhà Sư ngừng nói hồi lâu, vị Sư già mới góp lời:

- Bấy lâu, tôi thấy tôi thành tựu được nhiều, Nhà Sư đã lột trần tôi ra và tôi thấy mình chẳng còn gì nữa cả!

- Đúng vậy! Lời thổ lộ ấy của Ngài mới thật là cao quý: Lời của ý-thức-vô-ngã! Như vậy, thưa Ngài, cao thượng đúng nghĩa là khi mình toàn triệt vứt bỏ được "cái tôi". Vứt bỏ cũng chỉ là cách nói, chứ thật ra, khi thấy thì Tất cả Pháp đều là vô ngã. Các Pháp là vô ngã thì lấy gì để sở đắc, thành tựu? Hoàn toàn không! Rốt ráo không! Tuy nhiên, cái không ấy không phải là hư vô mà nó là chìa khóa để mở cửa Niết Bàn!

----------------------------------------
Huyền Không

-------------------------------------------
Lời bàn:
Người tu Thiền Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỉ, XẢ )cũng như Lục Độ ( Bố Thí , Trì giới, Thiền Định, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến và Thiền Định), chẳng bao giờ chấp Ngã và Vô Ngã .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ĐÚNG - SAI, PHẢI - TRÁI :

Một nhà sư Tây Phương (A. B.), trong một buổi thuyết pháp, tuyên bố trước mặt các thiện nam, tín nữ trong giảng đường:

- Tôi xin thú nhận một điều .

Mọi người nín lặng, hồi hộp lắng nghe .

- Sư AB nói tiếp:

"Tôi xin thú nhận rằng tôi đã có một thời sống sung sướng trong vòng tay yêu thương, vuốt ve với những nụ hôn của một phụ nữ đã có chồng ."

Mọi người trong giảng đường choáng váng, có nhiều người đã phải lấy tay bịt miệng lại để khỏi kêu thét lên .
Có người nói như mê :"Không ! Không thể nào Sư AB có thể như vậy được . "

Một số người thất vọng định bỏ ra về .

Bỗng nhiên mọi người đứng khựng lại vì giọng nói của Sư AB lại vang lên:

-" Người đó là Mẹ tôi .

Mẹ tôi là vợ của Bố tôi và như vậy là một phụ nữ đã có chồng, không phải sao ?"


Cả giảng đường cười ồ lên và ngã ngửa người ra vì họ đã phán đoán sai lầm .

--------------------------------------------------------------
Lời bàn:

Hãy nhìn vào vấn đề như nó đã xảy ra . . . .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
VỌNG TÂM

Có lần tại Sát Nhữ Nạp Đức (1) Ấn Độ, tôi đã gặp phải một việc thế này:
Có một thiếu niên Ấn Độ chiêu dụ khách du lịch để bán vật phẩm, chận một du khách người Mỹ là một bà lão khoảng 60 tuổi, thiếu niên áo quần lam lũ này nhanh tay móc túi ra một vật phẩm và nháng qua mắt bà.

“20 đô la”, thiếu niên kêu giá.

Bà Mỹ trông thấy vật phẩm, cặp mắt bỗng sáng trưng, vội vàng mở xách tay móc tờ 20 đô trao cho anh ta và chộp ngay vật trên tay thiếu niên nhanh nhẹn dúi vào ví xách của mình> Chiếu theo tình cảnh này, thì rõ là người đàn bà dường như đã rất ưa thích vật phẩm đó, đại khái bà đã cho rằng mình mua đúng bảo vật!

Kết quả bà đã mua được vật gì mà khiến tôi cảm thấy hết sức hiếu kỳ như thế? Theo chỗ tôi biết, tại Ấn Độ du khách không thể mua được bảo vật gì cả. Một trăm phần trăm là bà ấy đã bị lừa. Tôi nhủ thầm: “Lại một người nữa bị gạt, thật đáng thương hại”

Sau khi bà ta đi khỏi, tôi gọi người thiếu niên Ấn Độ lại và dùng vài tiếng Ấn Độ đơn giản bảo hắn: “Khoan đi, hãy cho tôi xem cái vật mà chú vừa bán cho bà nọ!”

Thiếu niên lấy từ trong túi ra một pho tượng Phật cao độ 5,6 tấc, được cố ý trạm trổ lồi lõm, thoạt nhìn qua cứ tưởng đó là di vật cổ xua được đào lên từ dưới lòng đất. Bởi lẽ Sát Nhữ Nạp Đúc là một vùng đất đai của những di tích cổ xưa, có rất nhiều di sản văn hoá vô giá. Người đàn bà Mỹ chắc chắn đã cho rằng tượng Phật do thiếu niên bán là một cổ vật, nên mới vội vàng mua và thủ ngay vào xách tay của mình.

Kỳ thực, tượng Phật đó chỉ là loại thủ công phẩm dùng đất nhào nắn tái tạo lại.

“Pho tượng Phật này dại khái chỉ đáng 30 đồng Ấn”

“Hừ!”

30 đồng Ấn Độ trị giá bằng 3 đồng tiền Đài Loan, nhưng trên thực tế có thể không tới 3 đồng. Cuối cùng, tôi mua của thiếu niên nọ hai pho tượng với giá 7 đồng tiền Đài Loan.

“Hưu khô ly a! (Dhanyavad: Cảm ơn)” Gã thiếu niên vô cùng mừng rỡ, dù hai pho tượng chỉ bán được 7 đồng Đài Loan, nhưng đối với họ đã là có lời. Tôi nghĩ có lẽ trong nhà của thiếu niên này dám có đến trên 100 pho tượng như thế!

Tôi manghai pho tượng trở lại lên xe bus của đoàn du lịch. Vì với danh nghĩa cố vấn của đoàn hành hương Ấn Độ, nên mọi người trong đoàn đều gọi tôi là “Thầy”

“Thưa thầy! tôi cũng định mua loại tượng Phật này, không hiểu thầy mua bao nhiêu?”

“Hai pho tượng chỉ 1 đồng Ấn?”

“Cái gì, chỉ có 1 đồng Ấn?”

Người hỏi đột nhiên sắc diện tái xanh, ông thú nhận là đã mua một tượng giống hệt tôi đã mua đến 200 đồng tiền Ấn.

“Bậy rồi!”, tôi nghĩ, tưởng chỉ có bà Mỹ bị gạt 20 Mỹ kim, nào ngờ ông bạn đồng hành cũng bị mua lầm. Nếu biết như thế thì tôi đã không nói thật giá.

Ngẫm nghĩ cho cùng, bà Mỹ vẫn hạnh phúc hơn vì có lẽ mãi cho đến giờ này bà vẫn tin rằng tượng Phật ấy là một di vật cổ xưa! Và vì gặp vận hên nên chỉ tốn 20 đô la mà đã mua được, có thể bà còn cảm ơn ân tứ của Thưọng đế!

Thương hại nhất là người nghe giá tôi mua. Ban đầu ông ta chắc rằng với cái giá trên 1000 đồng Đài Loan mà mua được báu vật vô cùng trân quý thế này đã là rẻ chán. Không ngờ chỉ trong khoảnh khắc, ông phát giác rằng bảo vật chỉ là loại thủ công nghệ phẩm làm bằng thứ đất sét thô thiển! Chỉ e sau này mỗi khi trông thấy bất cứ tượng Phật nào cũng sẽ khiến ông dấy lên cảm giác khó chịu.

Nhưng, tượng Phật vẫn là Phật tượng, tự nó vốn không có gì thay đổi. Thuỷ chung cũng đều là một pho tượng. Có thay đổi chăng thì đó chính là cái tâm của ta. Tuỳ theo sự thay đổi của tâm tình mà Phật tượng giống nhau đó bị tặng cho những ý nghĩa khác nhau.
Sau này tôi đã mang một pho tượng làm lễ vật để tặng bạn tôi, tuy không nói ra trị giá, nhưng bạn tôi rất mừng và bày tỏ là ông đã mãi ao ước một pho tượng như thế và nay vì do phúc duyên nào đó mà ông có thể có được một tượng Phật có pháp tướng tôn nghiêm từ bi thánh thiện như thế.

Thật vậy, Phật tượng ấy đã có một khuôn mặt từ bi vô cùng khả kính và tôi cũng đã tôn trí pho tượng còn lại để thờ phụng trên một hương án.
----------------------------------------------
HIRO .

Chú (1): Tức “Lộc đã uyển” đã nói trong kinh Phật. Đức Thích Tôn đã chuyển pháp luân ở đây và đã trở thành một trong những thánh địa của Phật giáo.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
HÀNH ĐỘNG NGU MUỘI CỦA VIỆC MÀI GẠCH LÀM KÍNH
(MA CHUYÊN TÁC KÍNH)
MÃ TỔ ĐẠO NHẤT


Trong số đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng đại sư có hai vị thiền sư ưu tú, đó là Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư. Thanh Nguyên thiền thiền sư có đệ tử là Thạch Đầu Hy Thuyên, còn Nam Nhạc thiền sư thì có Mã Tổ Đạo Nhất. Thạch Hầu Hy Thuyên thiền sư đã truyền bá thiền pháp ở Hồ Nam một cách rực rỡ, còn Mã Tổ Đạo Nhất thiền sư thì hoằng dương ở vùng Giang Tây. Có thể nói, Thiền Tôn của Trung Quốc đã do bốn vị thiền sư là Nam Nhạc, Mã Tổ, Thanh Nguyên và Thạch Đầu mà Thiền tôn đã rực sáng một cách dị thường.

Mẫu chuyện dưới đây là mẫu chuyện có liên quan đến Mã Tổ Đạo Nhất (709-788) khi ngài còn tu hành dưới môn hạ của Nam Nhạc Hoài Nhượng.

Trong truyền thuyết, Mã Tổ thiền sư là người có vóc hình khôi vũ “Ngó như hổ, đi như trâu, lưỡi thè khỏi mũi, chân đạp thành chữ”. Khi ngài còn là môn hạ của Hoài Nhượng hằng ngày đều rất tinh cần và thường ngồi xếp bằng tham thiền nhập định. Mãi đến một hôm, Hoài Nhượng thiền sư hỏi Mã Tổ:

“Ngươi làm gì đó?”
“Ngồi thiền mà!”
“Tại sao phải ngồi thiền?”
“Vì muốn thành Phật”.

Hoài Nhượng thiền sư nghe câu trả lời của Mã Tổ, liền ngồi xuống bên cạnh Mã Tổ, tiếp đó ngài nhặt những thớt gạch chất kế bên chân chẳng nói chẳng năng gì, cứ cắm cúi mài gạch trên đá.

Trông thấy cử chỉ quái gở của sư phụ, Mã Tổ giật mình hỏi:

“Sư phụ! Ngài làm gì thế?”
“Mài gạch”.
“Tại sao mài gạch?”
“Vì muốn mài gạch thành gương soi”.
“Nhưng bạch sư phụ! gạch có mài thế nào cũng không thể thành kiếng gương được!”
“Ồ, vậy sao? Nếu ngươi hiểu rõ đạo lý này, tại sao ngươi còn muốn ngồi thiền để thành Phật? Tọa thiền cũng không thể thành Phật đâu!”
Mã Tổ nhất thời đã không lời đáp lại.

Một lát sau, Mã Tổ lại thỉnh giáo với Hoài Nhương thiền sư:
“Đệ tử phải làm thế nào?”
“Một người đang khiển xe bò, xe bò bất động, theo ngươi nên dùng roi đánh xe, hay dùng roi đánh bò?”

Mã Tổ hoát nhiên tức khắc đại ngộ. Nguyên là mình cứ mãi làm công việc lấy roi đánh xe, một hành vi xuẩn ngốc. Cũng nhờ cơ duyên này mà sau đó Mã Tổ đã kế thừa y bát của Hoài Nhượng.

Đoạn đối đáp này đối với chúng ta có phần nan giải. Đại khái thì dụng ý mài gạch của Hoài Nhượng là để kho8i dậy cái đạo lý ngồi thiền vô dụng của Mã Tổ? Bề ngoài thì bảo rằng ngồi thiền là vô dụng, nhưng thực tế có đúng như thế không?

Biểu đạt của Hoài Nhượng kỳ thực chỉ muốn sửa đổi lại kiến giải sai lầm “Ngồi thiền tức có khai ngộ thành Phật” của Mã Tổ. Thật vậy, vì mọi người đều có Phật tánh, nên có thể nhờ vào phương thức ngồi thiền mà kiến tánh thành Phật. Nhưng, nếu cừ bảo thủ rằng ngồi thền thì sẽ có thể thành Phật, thành Tổ, thì phải chăng đó chính là một loại chấp trước? Như thế, không những ngồi thiền dã không thể giải thoát mà trái lại còn bị phương pháp tọa thiền ràng buộc. Hoài Nhượng thiền sư đã giảng dạy quan niệm quan trọng này cho Mã Tổ.

Điểm khó của thiền:

Chấp trước vào việc tọa thiền không thành Phật đã đành, nhưng nếu không tọa thiền thì cũng không thể thành Phật. Phàm mọi sự đều nên hành trì theo lý Trung đạo. Đối với thiền biết một mà giải nửa là việc hết sức nguy hiểm.

Trong điển tích thiền học, đã có hai đoạn liên quan đến sự vấn đáp của Mã Tổ thiền sư, đó là nhắm vào câu hỏi “Thế nào là Phật” để khai triển. Do ở nội dung trả lời khác nhau, nên khi nghe qua có thể khiến cho người nghe thu thập ít nhiều.

Một tăng nhân hỏi Mã Tổ:

“Thế nào mới gọi được là Phật?”

Mã Tổ trả lời:

“Tức tâm tức Phật”.

“Tức tâm tức Phật”, có nghĩa “Tâm tức là Phật, Phật tức là tâm”. Nhưng khi một tăng nhân khác cũng khỏi cùng một vấn đề, Mã Tổ lại trả lời:

“Phi tâm phi Phật”.

“Phi tâm phi Phật”, tức là phủ định câu “Tức tâm tức Phật” như đã dìễn thuật ở trên. Sự thật, tâm tức là Phật, có lẽ vì muốn tránh sự thiên chấp ở tâm quá đáng, có nghĩa là đạo lý của Phật mà bị tâm sở sai khiến nên biến thành một vật nô lệ của tâm, cho nên Mã Tổ thiền sư mới trả lời như thế?

-----------------------------

HIRO
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên