T

ý nghĩa về lá cờ phật giáo

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Ý NGHĨA VỀ LÁ CỜ PHẬT GIÁO
Minh Ðức Bùi Ngọc Bách

I.- Nguồn gốc

Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.

Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.

Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.

Ông và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ.

Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ.

Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : "Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo ."

Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.

Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm, cố đô Huế, một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.

Bằng một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật .

Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.

Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật .

Năm sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là :

1.- Xanh đậm : Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt .
2.- Vàng lợt : Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.
3.- Ðỏ : Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh .
4.- Trắng :Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.
5.- Da cam : Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
6.- Màu tổng hợp : Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

III.-Kết luận
Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới .

Ghi chú

(1) 26 nước tham dự Ðại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là : Anh, Ấn Ðộ, Bhutan, Ðức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Mã Lai, Miến Ðiện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Ðiển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.

(2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên -- đại biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ -- công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Ý NGHĨA LÁ CỜ PHẬT GIÁO

<DIV align=center>Thích Đức Niệm<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT face=
Hiện nay quý vị thấy cờ Phật giáo 5 sắc tung bay phất phới khắp nơi. Tôi xin lược nói về ý nghĩa lá cờ Phật giáo này. <o:p></o:p>
I. Nguyên nhân: <o:p></o:p>
Sau hai trận thế chiến đã để lại cho nhân loại cái hậu quả tàn phá vô cùng khủng khiếp thê thảm do vũ khí nguyên tử gây ra. <o:p></o:p>
Trước đà phát triển của khoa học về phương diện vũ khí, mà thực tế không có sự kềm chế hữu hiệu nào về lòng ích kỷ tham vọng hận thù của con người, thì vũ khí chiến tranh sẽ không bao giờ ngừng chế tạo, với tiến trình ngày một tinh vi, với sức hủy diệt vạn triệu lần hơn. <o:p></o:p>
Sự tiến bộ của khoa học về phương diện chế tạo vũ khí nguyên tử, với sức tàn phá sát hại ngày một tăng theo số nhân. Mà sự giáo dục con người về lòng nhân đạo, chỉ mới như số cộng. Lương tâm phát triển kém xa khoa học. Tham vọng khống chế nhân loại là một thứ tham vọng hão huyền, nhưng con người vẫn nuôi mộng đeo đuổi. Mưu đồ chinh phục từng khối lớn nhân loại để lệ thuộc vào ảnh hưởng thế lực của mình là một hiện trạng thực tế. Chính tham vọng mưu đồ này đã gây nên hai cuộc thế giới đại chiến hiện đang không ngừng tiếp tục gây tang tóc khổ đau cho nhân loại, và sẽ khó có thể ngăn chận được đệ tam thế chiến nguyên tử đưa đến hủy diệt nhân loại. <o:p></o:p>
Thấy rõ hiểm họa trước mắt điều đó, các nhà đạo đức học, các nhà giáo dục, các nhà tâm lý học, các tổ chức từ thiện nhân đạo, nhân quyền, các nhà tôn giáo đã nghiên cứu phương thức, đã khẩn thiết kêu gọi lương tri nhân loại, trách nhiệm lương tâm, nhưng hầu như không hiệu quả. Con người đã không ngừng phát minh vũ khí tàn phá hủy diệt nhân loại. Nhưng trong lúc đó cũng chính con người đã tỏ ra bất lực phát triển tình người, lòng nhân đạo để xây dựng hạnh phúc cho nhau. <o:p></o:p>
Với niềm thao thức về tiền đồ sinh tồn và hạnh phúc của nhân loại, với hy vọng lòng người rộng mở tình thương của đạo từ bi hỷ xả vị tha, để cho sóng tình thương tràn ngập mọi tâm hồn, để tránh khỏi hiểm họa chiến tranh đẩy nhân loại vào vực thẳm hủy diệt, ông Henry Steele Olcott, một đại tá hải quân, một học giả, một chuyên gia quân sự Hoa Kỳ, đã từng chứng kiến cảnh tượng thảm khốc thương tâm trong hai cuộc thế chiến I và II, lương tâm ông bừng tỉnh, ông đã tuyên bố: "Chỉ có phương thuốc từ bi hỷ xả của đạo Phật mới mong cứu nổi được ích kỷ tham vọng của nhân loại". Để biểu tượng cho phương thuốc cứu trị tinh thần này, ông đã nghĩ ra cách làm lá cờ Phật giáo đầu tiên và đã được Thượng Tọa Tiến Sĩ Sumangala Thera, Giám Đốc Đại Học Đường Phật Giáo Tích Lan chứng minh. <o:p></o:p>
Vào ngày 25-5-1950, trong Đại Hội Phật Giáo Quốc Tế gồm 26 phái đoàn của 26 nước khắp trên thế giới về họp tại Colombo, thủ đô Tích Lan, đã công nhận lá cờ năm sắc dọc và một sắc tổng hợp ngang này, chính thức là lá cờ Phật Giáo Quốc Tế, tượng trưng cho ngày lịch sử Phật Giáo Quốc Tế kết hợp thống nhứt. Kể từ đó, cờ Phật giáo tung bay khắp nơi trên địa cầu. <o:p></o:p>
II. Ý nghĩa: <o:p></o:p>
1) Cờ Phật giáo gồm 5 sắc: Xanh, vàng, đỏ, trắng, và vàng cam là tượng trưng năm đạo hào quang của Đức Phật. Tất cả các Đức Phật trong khắp mười phương thế giới cũng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà này, khi thiền định cũng như lúc thuyết pháp, thường ở nơi Ngài phóng ra năm đạo hào quang sáng chói. Năm đạo hào quang là tượng trưng cho đức tánh viên mãn. <o:p></o:p>
* Màu xanh: Tượng trưng cho thiền định. <o:p></o:p>
* Màu vàng: Tượng trưng cho trí huệ. <o:p></o:p>
* Màu đỏ: Tượng trưng cho tinh tấn. <o:p></o:p>
* Màu trắng: Tượng trưng cho thanh tịnh. <o:p></o:p>
* Màu vàng cam: Tượng trưng cho từ bi. <o:p></o:p>
Năm màu nhỏ tổng hợp nằm ngang là tượng trưng cho sự tổng hợp dung thông tổng trì bất động. Hàm ý nghĩa biểu tượng cho con người tu hành đạt thành quả vị chánh đẳng chánh giác, phải là con người có tròn đầy năm đức tính thiền định, trí tuệ, tinh tấn, thanh tịnh, và từ bi dung thông. <o:p></o:p>
2) Tượng trưng cho năm căn: Năm căn gồm có: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn. Đây là 5 đặc tính tinh thần tạo thành sức mạnh khiến cho hành giả có đủ nghị lực và khả năng thẳng tiến trên đường giác ngộ. <o:p></o:p>
Ngoài ra còn bao hàm ý nghĩa tượng trưng cho 5 phù trần căn. Ấy là mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân. Bình diện sinh hoạt của mỗi con người đều nương vào năm căn hay nói cách khác là năm giác quan. Năm căn tiếp xúc với năm trần (màu, sắc, âm thanh, mùi vị, chạm xúc) sanh ra năm thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức). <o:p></o:p>
* Nhãn căn: Mắt nhìn thấy màu sắc sanh ra phân biệt cái này đẹp, vật kia xấu. Tùy theo cảnh sắc xấu, mà sanh thương ghét, thích chán v.v... <o:p></o:p>
* Nhĩ căn: Tai nghe âm thanh sanh ra phân biệt. Chẳng hạn tôi thích chim hót, tôi ghét quạ kêu. Tôi thích giọng hát ca sĩ này, ghét tiếng cười của chàng kia, nhàm chán nghe tiếng nói của bà nọ v.v... <o:p></o:p>
* Tỷ căn: Mũi ngửi mùi sanh ra nhận thức phân biệt. Ưa thích mùi thơm. Chán ghét mùi tanh hôi v.v... <o:p></o:p>
* Thiệt căn: Lưõi nếm vị sanh ra phân biệt, thích ngọt, ghét đắng, thèm chua v.v... <o:p></o:p>
* Thân căn: Thân thể xúc chạm với vật sanh ra nhận thức phân biệt. Thích chạm xúc mềm mại trơn láng. Không ưa chạm xúc đồ vật cứng nhám, sần sùi v.v... Do năm căn tiếp xúc năm trần mà sanh ra năm thức phân biệt. Từ đó, con người bị lôi cuốn vào ngũ dục lạc (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ). Vì năm căn thức này thường hay đắm trước dục lạc, thúc đẩy con người đua đòi, tìm kiếm, mưu đồ thành bại. Được thì hỷ hả mừng vui tự đắc. Mất thì sầu khổ, thất chí chán chường tuyệt vọng. Cứ thế con người phải nô lệ năm căn, cuốn hút vào năm trần, đọa lạc nổi trôi theo năm thức, đắm trước vào năm dục lạc tạo thành tham vọng, ích kỷ, tam, sân, si. Nếu không khéo điều phục năm căn trong chiều hướng tĩnh tu tri túc, thì chúng ta sẽ gây ra muôn ngàn đau khổ đổ vỡ cho chính mình và người, vật. <o:p></o:p>
khác với phàm phu chúng sanh, Đức Phật cùng chư vị Bồ Tát khi còn là phàm nhơn hành đạo tu tập, các ngài đã không ngừng vận dụng ngũ căn tạo thành ngũ lực để điều phục năm căn, khéo léo hướng dẫn năm thức sở thích của mình theo chiều hướng chánh thiện, đạt thành phước trí giác ngộ tròn đầy. <o:p></o:p>
3) Tượng trưng cho năm châu nhân loại: Nhân loại sống trong năm châu, chủng tộc tuy có khác, nhưng màu da, xương máu không ngoài năm sắc xanh, vàng, đỏ, trắng và vàng cam. <o:p></o:p>
Cờ Phật giáo mang năm màu sắc ngoài ý nghĩa tượng trưng năm đạo hào quang của Đức Phật sáng soi vào mọi cõi lòng sâu thẳm thầm kín của muôn loài, để nhân loại khắp năm châu được soi sáng ánh từ quang, thấm nhuần tinh thần từ bi hỷ xả của Phật Đà, dứt trừ tham vọng ích kỷ tham, sân, si, ngõ hầu tạo cho thế giới nhân loại trường tồn thanh bình hạnh phúc.<o:p></o:p>
PHÁP NGỮ LỤC <o:p></o:p>
Thích Đức Niệm <o:p></o:p>
Phật Học Viện QuốcTế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên