Bồ Tát là bậc Giác ngộ rồi, nhưng không an hưởng Niết Bàn, không mong cầu quả Phật, mà cứ lặn lội trong ba cõi sáu đường để cứu độ chúng sinh tự giác giác tha, tự độ độ tha. Các Bồ Tát thực hành Lục Ðộ vạn hạnh quên mình vì chúng sinh, làm mọi việc lành với tâm vô cầu, vô chứng. vô đắc, vì bổn phận mà làm, coi việc cứu độ chúng sinh là một việc tất nhiên, không thấy mình làm (vô ngã), không thấy việc làm (vô ngã sở), không thấy có chúng sinh được cứu độ, các Ngài làm hoài mà không nghỉ mệt, không thấy chán, không chấp trước, không phân biệt, các Ngài đã đồng hóa với việc làm, với chúng sinh. Bồ Tát với chúng sinh là một, chẳng hai (Bất Nhị).
Nhờ có chúng sinh đau khổ mà Bồ Tát làm tròn nhiệm vụ, rồi quả vị Phật sẽ đến, dù không mong cầu mà vẫn được. Bồ Tát làm việc gì cũng tùy thuận chúng sinh. Bồ Tát lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi không có gì hết, mà phải có chúng sinh, phải vì chúng sinh, đó là ý nghĩa câu: Tất cả chúng sinh là cõi Phật của Bồ Tát, cõi Phật được lặp ra là do chúng sinh, tùy thuận sở thích của chúng sinh. Nếu chúng sinh ưa thích Tịnh Ðộ thì Bồ Tát sẽ nhận lãnh Tịnh Ðộ làm cõi Phật của mình để tùy duyên hóa độ. Nếu chúng sinh ưa thích uế độ thì Bồ Tát sẽ nhận lãnh uế độ Ta Bà làm cõi Phật của mình. Chỗ này đồng ý nghĩa với đoạn Kinh trong phẩm Phổ Môn: Nếu có chúng sinh nào đáng dùng thân Phật, Thanh Văn, Trời, Người, Thần, Quỷ... được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế âm liền hiện đúng thân đó mà nói Pháp.
Chúng sinh ở đâu, muốn gì thì Bồ Tát đến đó mà giáo hóa điều phục, như vậy thì Bồ Tát đi theo chúng sinh, tùy thuận chúng sinh, tùy duyên dạy dỗ, dù lãnh lấy cõi Phật nào cũng đều vì lợi ích chúng sinh. Trong Kinh có câu: Bồ Tát nguyện lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi rỗng không, nghĩa là Bồ Tát đắc quả Phật là nhờ thành tựu chúng sinh, nhờ có chúng sinh mà Bồ Tát có cơ duyên giáo hóa cứu độ. Bồ Tát không lìa chúng sinh, và chỉ khi nào độ xong tất cả chúng sinh thì các Ngài mới thành Phật.
Ðức Phật dạy: Bồ Tát muốn được Tịnh Ðộ thì hạnh đầu tiên phải có là Trực Tâm. Trực là ngay thẳng, chân chánh, chân thật, không cong queo tà vạy. Trực Tâm là lòng ngay thẳng, chân thật, mọi ý tưởng lời nói việc làm đều đúng với Chân Lý, xa lìa vô minh vọng tưởng. Trực Tâm chính là Bát Chánh Ðạo, con đường chân chánh gồm có tám yếu tố: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh.
Người tu Bồ Tát hạnh cần phải khởi đầu bằng cách phát tâm tu hành chân chánh, hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, chứ không cầu Thanh Văn Duyên Giác, cũng không cầu phước báo nơi cõi Trời, cõi người. Sau khi có Trực Tâm rồi, người tu hành tiến sâu thêm nữa vào nội tâm, phát khởi Thâm Tâm. Thâm là sâu. Người phát Thâm Tâm là đã có lòng tin sâu xa nơi Tam Bảo: Phật Pháp Tăng, chí tâm, chí thành, chí kính, hết lòng hy sinh cúng dường Tam Bảo, làm việc gì cũng vì lợi ích chúng sinh. Người phát Thâm Tâm lìa bỏ trần cảnh bên ngoài để thấy Phật bên trong, bỏ tướng để thấy Tánh, nhờ Dụng mà nhập Thể, biết rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, trước sau rồi cũng thành Phật. Thường Bất Khinh Bồ Tát trong Kinh Pháp Hoa là người tu hành đã có Thâm Tâm nên hễ gặp ai tu hành là Ngài lễ lạy và nói lo: “Tôi không dám khinh quý Ngài, vì quý Ngài đều sẽ thành Phật,” Bồ Tát đã nhìn thấy Tánh Phật bên trong, xuyên qua hình tướng bên ngoài.
Khi đã có Trực Tâm và Thâm Tâm rồi, người tu Bồ Tát Ðạo tinh tấn tiến bước hướng về nẻo giác, đó là Bồ Ðề Tâm. Phát Bồ Đề Tâm là phát thệ nguyện lớn quyết chí tu hành tới chỗ hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, thành Phật. Sau khi giác ngộ rồi thì lại thị hiện ở các cõi để giác ngộ cho các chúng sinh.
Ba hạnh Trực Tâm, Thâm Tâm và Bồ Ðề Tâm có liên hệ mật thiết với nhau, bổ túc cho nhau, thiếu một là không được. Nhờ có Trực Tâm mới nhập vào Thâm Tâm, có Thâm Tâm thì Bồ Ðề Tâm mới tăng trưởng, ví như lau hết bụi thì mặt gương tự sáng.
------------------------------
Nhờ có chúng sinh đau khổ mà Bồ Tát làm tròn nhiệm vụ, rồi quả vị Phật sẽ đến, dù không mong cầu mà vẫn được. Bồ Tát làm việc gì cũng tùy thuận chúng sinh. Bồ Tát lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi không có gì hết, mà phải có chúng sinh, phải vì chúng sinh, đó là ý nghĩa câu: Tất cả chúng sinh là cõi Phật của Bồ Tát, cõi Phật được lặp ra là do chúng sinh, tùy thuận sở thích của chúng sinh. Nếu chúng sinh ưa thích Tịnh Ðộ thì Bồ Tát sẽ nhận lãnh Tịnh Ðộ làm cõi Phật của mình để tùy duyên hóa độ. Nếu chúng sinh ưa thích uế độ thì Bồ Tát sẽ nhận lãnh uế độ Ta Bà làm cõi Phật của mình. Chỗ này đồng ý nghĩa với đoạn Kinh trong phẩm Phổ Môn: Nếu có chúng sinh nào đáng dùng thân Phật, Thanh Văn, Trời, Người, Thần, Quỷ... được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế âm liền hiện đúng thân đó mà nói Pháp.
Chúng sinh ở đâu, muốn gì thì Bồ Tát đến đó mà giáo hóa điều phục, như vậy thì Bồ Tát đi theo chúng sinh, tùy thuận chúng sinh, tùy duyên dạy dỗ, dù lãnh lấy cõi Phật nào cũng đều vì lợi ích chúng sinh. Trong Kinh có câu: Bồ Tát nguyện lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi rỗng không, nghĩa là Bồ Tát đắc quả Phật là nhờ thành tựu chúng sinh, nhờ có chúng sinh mà Bồ Tát có cơ duyên giáo hóa cứu độ. Bồ Tát không lìa chúng sinh, và chỉ khi nào độ xong tất cả chúng sinh thì các Ngài mới thành Phật.
Ðức Phật dạy: Bồ Tát muốn được Tịnh Ðộ thì hạnh đầu tiên phải có là Trực Tâm. Trực là ngay thẳng, chân chánh, chân thật, không cong queo tà vạy. Trực Tâm là lòng ngay thẳng, chân thật, mọi ý tưởng lời nói việc làm đều đúng với Chân Lý, xa lìa vô minh vọng tưởng. Trực Tâm chính là Bát Chánh Ðạo, con đường chân chánh gồm có tám yếu tố: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh.
Người tu Bồ Tát hạnh cần phải khởi đầu bằng cách phát tâm tu hành chân chánh, hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, chứ không cầu Thanh Văn Duyên Giác, cũng không cầu phước báo nơi cõi Trời, cõi người. Sau khi có Trực Tâm rồi, người tu hành tiến sâu thêm nữa vào nội tâm, phát khởi Thâm Tâm. Thâm là sâu. Người phát Thâm Tâm là đã có lòng tin sâu xa nơi Tam Bảo: Phật Pháp Tăng, chí tâm, chí thành, chí kính, hết lòng hy sinh cúng dường Tam Bảo, làm việc gì cũng vì lợi ích chúng sinh. Người phát Thâm Tâm lìa bỏ trần cảnh bên ngoài để thấy Phật bên trong, bỏ tướng để thấy Tánh, nhờ Dụng mà nhập Thể, biết rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, trước sau rồi cũng thành Phật. Thường Bất Khinh Bồ Tát trong Kinh Pháp Hoa là người tu hành đã có Thâm Tâm nên hễ gặp ai tu hành là Ngài lễ lạy và nói lo: “Tôi không dám khinh quý Ngài, vì quý Ngài đều sẽ thành Phật,” Bồ Tát đã nhìn thấy Tánh Phật bên trong, xuyên qua hình tướng bên ngoài.
Khi đã có Trực Tâm và Thâm Tâm rồi, người tu Bồ Tát Ðạo tinh tấn tiến bước hướng về nẻo giác, đó là Bồ Ðề Tâm. Phát Bồ Đề Tâm là phát thệ nguyện lớn quyết chí tu hành tới chỗ hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, thành Phật. Sau khi giác ngộ rồi thì lại thị hiện ở các cõi để giác ngộ cho các chúng sinh.
Ba hạnh Trực Tâm, Thâm Tâm và Bồ Ðề Tâm có liên hệ mật thiết với nhau, bổ túc cho nhau, thiếu một là không được. Nhờ có Trực Tâm mới nhập vào Thâm Tâm, có Thâm Tâm thì Bồ Ðề Tâm mới tăng trưởng, ví như lau hết bụi thì mặt gương tự sáng.
------------------------------