- Tham gia
- 10/6/15
- Bài viết
- 39
- Điểm tương tác
- 25
- Điểm
- 18

Niệm danh hiệu Phật A Di Đà là pháp môn tu Phật khá phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc .
Pháp môn tu này người Việt Nam và người Trung Quốc đồng hiểu cùng gọi TỊNH ĐỘ TÔNG, gọi tắt: TU TỊNH ĐỘ. Mà TU TỊNH ĐỘ thì đa số người ta chỉ biết niệm kêu tên Phật cho thật nhiều" Nam Mô A Di Đà Phật"... Niệm kêu càng nhiều càng được cho là quý, để lấy công lao đó làm điều kiện mong đổi lấy " Vãng sanh " sau khi chết!
Ngày nào chưa chết còn sống thì cứ liên tục ước mơ, ước mơ liên tục thường xuyên người ta cho là càng tốt.
NHẤT TÂM BẤT LOẠN phải kêu tên " Phật A Di Đà " liên tục không ngừng nghĩ, trừ khi đuối sức hoặc ngủ nghỉ uống ăn. Ước mơ mong cầu cũng liên tục như vậy, ai tu được như vậy lúc chết quyết được Vãng sanh cực lạc ? Đấy là hiểu biết theo cách tu Tịnh độ phổ thông không đáng lý luận gì thêm chi nữa.
Tuy nhiên nếu người trí muốn tìm hiểu " Đệ nhất nghĩa" của pháp môn Tịnh độ thì khác hẳn cách tu Tịnh độ nói trên.
Tịnh độ đệ nhất nghĩa ngay khi tu pháp môn Tịnh độ có Thiền ngược lại người tu thiền có Tịnh độ đệ nhất nghĩa.Thế cho nên người trí thấy biết rõ tu Thiền tu Tịnh không cần đốt kinh đốt sách kỳ thị lẫn nhau.
A di đà phật tên thật, tên có ý nghĩa ẩn tàng chân lý vô lượng quang vô lượng thọ. Vô lượng quang, vô lượng thọ có nghĩa là vũ trụ. Vô lượng quang có nghĩa là không gian. Vô lượng thọ có nghĩa thời gian sáng tỏ khắp 10 phương sáng vô cực hiện hữu suốt ba đời tồn tại vô cùng.
A di đà phật là đức tánh thanh tịnh trong sáng bản nhiên của không gian thời gian ấy.
Niệm chân lý nhớ đức tánh thanh tịnh, sống với đầu óc với tâm thanh tịnh bản nhiên A Di Đà thì ta là A Di Đà, ta ở đâu đất nước nào thì ở đó hóa ra Tịnh độ.
Cõi Tịnh độ là y báo của Phật A Di ĐÀ của người vãng sanh Tịnh, cõi nước đó cực kỳ tráng lệ, tất cả những gì trong cõi nước ấy thuần thanh tịnh, vì thuần thanh tịnh và đẹp đẽ tráng lệ cho nên tất cả những gì có ở cõi ấy điều được xem là quý chuộng như vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, san hô và hổ phách...
Những người được ở cõi nước đó chỉ thọ dụng những điều sung sướng an vui hạnh phúc không hề bị khổ. Cho nên cỏi ấy còn được gọi là cực lạc.
Phật a di đà ở đâu thì ở đó là cõi Tịnh độ, người niệm Phật A di đà nhất tâm bất loạn ở đâu thì ở đó là cực lạc.
Nhớ đến Phật Thích ca, Niết bàn là y báo của Phật Thích ca và cũng là y báo của người tu học chịu làm đệ tử Phật Thích ca thời kỳ Phật Thích ca tại thế ai cũng biết ở xứ Ấn Độ. Xứ Ấn Độ là một phần rất nhỏ so với toàn thể đất trên mặt địa cầu vậy mà đức Phật đi đâu ở đâu thì ở đó là Niết bàn, kinh điển gọi "Niết bàn bất ly ư đương xứ".
Với người đệ tử Phật, chịu tu theo Phật cũng được thọ dụng Niết bàn bất ly ư đương xứ như vậy.
Người tu Tịnh độ phải học về Phật a di đà rằng:" Tự tánh Di đà duy tâm Tịnh độ. Tìm Tịnh độ trong vũ trụ bao la nếu tâm mình không tịnh thì không bao giờ tìm được, tưởng tượng cõi Tịnh độ ở phương trời đông tây nào khác lại càng không bao giờ tìm có, bởi kinh điển dạy "Pháp giới nhất chân".
Người tu Thiền phải học về Phật Thích ca, phải biết "ba đời mười phương Phật và tất cả cõi nước điều do tâm tạo" .
Sử dụng Phật nhãn nhìn đâu Niết bàn ở đấy, sử dụng nhục nhãn dày đặc vô minh nhìn đâu cũng là tam đồ lục đạo là cỏi ta bà. Thế nên Phật dạy:
"Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh
Dục tịnh Phật độ tiên tịnh kỳ tâm"
Có nghĩa tâm con người phải tịnh mới có Niết Bàn và Tịnh độ. Muốn có Tịnh độ, Niết bàn trước hết phải tịnh tâm mình.
Người tu Thiền tốt thọ dùng Niết bàn hiện tại lúc đang tu, người tu Tịnh độ tốt an trú cực lạc ngay cuộc sống thường ngày.
Tu tịnh cũng như tu Thiền hứa hẹn và để dành kết quả sau khi chết mới thọ dụng là đường lối tu học sai lầm của những người ảo tưởng thường kiến.
Lời Phật ý kinh ấy là chân lý, là sự thật cho cả những người đệ tử Phật tu Tịnh cũng như tu Thiền.
(Cham Pu)