chát linh tinh

chát linh tinh

giacnhanckn

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
84
Điểm tương tác
6
Điểm
8

Bài 20.- Lý Tánh Không:

1/ Theo nghĩa “không có thật”.

Ngũ uẩn giai không là năm uẩn không có thật. Khi nói không có thật, tức ngụ ý nói là có giả. Như vậy năm uẩn vẫn có mà có giả, không có thật. Có giả nghĩa là còn có hình tướng, mặc dù đó là huyễn tướng. Sắc là giả có nên bây giờ trẻ đẹp, mai mốt già nua. Chữ “không” ở đây phủ định sự “có thật”, nhưng vô tình khẳng định sự “có giả”. Nó không phủ định được tướng “có” của năm uẩn, bởi vì năm uẩn vẫn có mà có giả.

2/ Theo nghĩa “không có tự tánh”.

Ngũ uẩn giai không là năm uẩn không có tự tánh, vô tự tánh (nihsvabhava).

Thế nào là có tự tánh?

Một vật có tự tánh tức là nó tự có một mình, tự hiện hữu độc lập, không cần phải lệ thuộc hay nương vào cái khác để hiện hữu. - Do tự có một mình nên nó không bao giờ tiêu diệt.

+ Năm uẩn không có tự tánh, tức là năm uẩn không thể tự có (hiện hữu) một mình được.

  • Sắc không thể tự có một mình được, vì nó là tổ hợp của nhiều thứ khác như tứ đại, hoặc 32 thứ trong cơ thể con người.
  • Thọ, Tưởng và Hành không thể tự có một mình được, vì nó phát sinh do căn, trần, thức hợp lại.
  • Thức phát sinh do sự tiếp xúc giữa căn và trần.

- Năm uẩn không có tự tánh bởi vì do duyên sinh, cái này có vì cái kia có. Năm uẩn chỉ là duyên sinh, không có tự tánh, chỉ là giả danh, một cái tên tạm gọi, nên không thể nắm bắt được. Thấy hình như có, nhưng tìm lại thì không thấy.

+ Ngoài kinh Vô Ngã Tướng dạy về ngũ uẩn vô ngã, đức Phật còn thuyết nhiều kinh khác dạy về cách quán chiếu tánh như huyễn và tánh không của ngũ uẩn.

Thí dụ như Kinh Bọt Nước, trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập III, Thiên Uẩn, Chương V, Phẩm Hoa, đoạn III.
Trong kinh dạy quán năm uẩn như sau:

“Sắc ví với đống bọt,
Thọ ví bong bóng nước,
Tưởng ví ráng mặt trời,
Hành ví với cây chuối,
Thức ví với ảo thuật,
Đấng bà con mặt trời,
Đã thuyết giảng như vậy.”

Ví như trên sông chảy mang theo một đống bọt nước, nhìn xa thấy có hình thù giống như một người, nhưng lại gần bốc lên quan sát thì nó trống rỗng, không có gì ở trong.

+ Sắc cần được quán chiếu như vậy, tức là sắc có hình tướng và người đời tưởng là có cái Ta ở bên trong, nhưng tìm kỹ lại thì sắc trống rỗng, không có cái Ta nào ở trong đó hết, chỉ toàn là da, thịt, xương, gân, máu, mủ, đờm, dãi, v.v...

+ Thọ ví như bong bóng nước. Bong bóng nước nhỏ hơn chùm bọt nước, nhưng cũng có hình dáng tròn tròn. Thấy có đó, nhưng đụng vào thì vỡ tan, không có thực chất, trống rỗng bên trong.

+ Thọ cũng như vậy, mọi cảm thọ sướng, khổ, hiện ra như có, nhưng khi muốn nắm giữ nó thì nó tan biến mất.

+ Tưởng ví như ráng mặt trời. Vào buổi trưa mùa hạ, trời nóng làm hiện ra những làn sóng nắng trên mặt đất. Nhìn xa tưởng là có nước, nhưng lại gần tìm thì không có. Cũng thế, trong đầu chúng ta tưởng cái này, tưởng cái kia, nhưng chợt tỉnh tìm lại thì những thứ đó biến đâu mất.

+ Hành ví như cây chuối. Ví như có người đi vào rừng để tìm lõi cây, thấy một cụm cây chuối mọc thẳng, cao vút. Anh ta bèn chặt cây chuối đem về để tìm lõi cây. Nhưng lột từng bẹ chuối ra, từ ngoài cho đến trong, không tìm thấy một lõi cây nào. - Hành cũng như vậy, chúng ta luôn luôn suy nghĩ, tính toán, lo âu việc này việc nọ, nhưng nếu quay trở vào trong tìm xem người suy nghĩ là ai thì không thấy.

+ Thức ví như ảo thuật. Ví như có nhà ảo thuật, dùng bùa chú làm hiện ra những con vật này, vật kia. Nhưng cuối màn, những con vật đó biến mất hết, không thể tìm thấy được. Tất cả những nhận thức, phân biệt khởi lên làm cho con người mê hoặc, tưởng lầm như có một cái Ta là tác giả, là chủ nhân đứng phía sau, nhưng nếu tìm kỹ lại thì không có ai cả.

* Ngũ uẩn phối hợp với nhau hoạt động nhịp nhàng làm cho người đời tưởng lầm có một cái Ta ở bên trong điều khiển. Nhưng với trí tuệ quán chiếu sâu xa thì sẽ thấy chúng vô ngã và ảnh hiện như huyễn.

* Tóm lại, dịch chữ “không” là không có thật hay không có tự tánh đều được cả. Bởi vì không có tự tánh, chỉ là giả danh, nên không thể nắm bắt được.

* Do không thể nắm bắt được nên không thật có. “Không” hay Tánh Không chỉ là phương tiện phá chấp,

* “Không” hay Tánh Không là Thật Tánh các Pháp . Thật Tánh Pháp thì lìa ngôn ngữ suy lường của thức tình Phân biệt.-(Nên dùng Tánh Không để gạn lọc)
phat.webp
Không một thứ nào có "tự tánh" hết, ngay cả danh từ Tự Tánh cũng không có tự tánh. Chỉ có Nhị Nguyên là tự tự của nhau thôi. Bở vì luôn tồn tại đồng thời 2 cái đối ngược nhau. Cho nên Quán Tự Tại Bồ Tát không còn sợ hãi bởi vì không thấy có toàn khổ đau cũng chẳng có toàn an vui. Tuy nhiên tam nghiệp Thân Khẩu Ý mà còn chấp lỗi lầm, cho lỗi lầm là đúng thì ta còn chịu khổ đau mãi mãi. Chỉ có chấp nhận chịu khổ đau thì mới được an vui thôi.
Nói Có Tự Tánh là Có Tự Tánh thì đúng. Tuy nhiên nó chỉ đúng trên mặt danh tự thôi còn nói về lý thì nó sai vì có tự tánh sẽ có cái tự tánh đối ngược đi theo. Bởi vì tôi dùng chính nó để chỉ chính nó nên nó đúng thôi
Vì sao ta không thấy được Giai Khổ Vui theo nhau bởi vì ta là một khối vui, ta chọn vui, ta nắm mọi cái vui thì ắt nó giai với khổ đau, khổ đau sẽ kéo đến. Bỏ hết vui, chọn khổ đau, thành một khối khổ đau thì ắt sẽ được vui vì nó giai với nhau, vì khổ vui cũng chẳng có tự tánh.
Anh Bạn.

Trước khi muốn thảo luận với VQ.

- Anh bạn nên tỏ ra lịch sự chào hỏi trước.

- Kế đến tự giới thiệu.

-Sau cùng mới xin phép hỏi về v/đ gì ?

hình như anh bạn suồng sả quá đấy.

các comment của bạn chưa thích hợp với phép lịch sự thông thường. Thì nói gì đến Đạo học,

Sẽ được chuyển đến linh tinh.
Thầy Viên Quang cho con xin sám hối ạ. Đúng là con comment thiếu lịch sự thật. Ở ngoài con cũng xuồng xã quá mà. Con chỉ là người mới biết đến Phật pháp thôi. Học cũng chẳng đâu vào đâu. Ăn nói hàm hồ. Mong thầy chỉ bảo con với ạ

+++++++++++++++++++
( VQ )Anh Bạn này quả thật là .- CÓ I - 0 - 2
 
Sửa bởi Amin:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,976
Điểm tương tác
789
Điểm
113
Không một thứ nào có "tự tánh" hết, ngay cả danh từ Tự Tánh cũng không có tự tánh. Chỉ có Nhị Nguyên là tự tự của nhau thôi. Bở vì luôn tồn tại đồng thời 2 cái đối ngược nhau. Cho nên Quán Tự Tại Bồ Tát không còn sợ hãi bởi vì không thấy có toàn khổ đau cũng chẳng có toàn an vui. Tuy nhiên tam nghiệp Thân Khẩu Ý mà còn chấp lỗi lầm, cho lỗi lầm là đúng thì ta còn chịu khổ đau mãi mãi. Chỉ có chấp nhận chịu khổ đau thì mới được an vui thôi.
Nói Có Tự Tánh là Có Tự Tánh thì đúng. Tuy nhiên nó chỉ đúng trên mặt danh tự thôi còn nói về lý thì nó sai vì có tự tánh sẽ có cái tự tánh đối ngược đi theo. Bởi vì tôi dùng chính nó để chỉ chính nó nên nó đúng thôi.
Vì sao ta không thấy được Giai Khổ Vui theo nhau bởi vì ta là một khối vui, ta chọn vui, ta nắm mọi cái vui thì ắt nó giai với khổ đau, khổ đau sẽ kéo đến. Bỏ hết vui, chọn khổ đau, thành một khối khổ đau thì ắt sẽ được vui vì nó giai với nhau, vì khổ vui cũng chẳng có tự tánh.
Có cái có Tự Tánh nhưng mà bạn ko biết, vì bạn quan niệm "không một thứ nào có tự tánh hết".
Mà ko biết cái có tự tánh là gì thì cũng không biết đúng về Như Lai.
Đã không biết Tự Tánh, Như Lai mà đòi trả nợ khổ đau thì đó là đường lối nhị thừa (tiểu thừa), không phải đường lối rốt ráo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top