- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>BÀI TỰA VỀ VĂN THẬP PHƯƠNG</B>
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch và thích nghĩa
<I>(Trích: Phần Thích Nghĩa trong cuốn Kinh Địa Tạng nghĩa, trang 199-229)</I>
<Br>
</CENTER>
<p style="padding-left: 88px;"><B>A. SÁM THẬP PHƯƠNG</B>
<p style="padding-left: 56px;">Mười phương chư Phật ba đời
Di Đà bậc nhất chẳng rời quần sanh
Sen vàng chín phẩm sẳn dành
Oai linh đức cả đã đành vô biên
Nay con dâng tấm lòng thiềng
Qui y với Phật sám liền tội căn
Phước lành con có chi chăng
Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây
Nguyện cùng chúng bạn tu đây
Tùy cơ cảm ứng hiện ngay điềm lành
Biết giờ biết khắc rõ rành
Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây phương
Thấy nghe chánh niệm chơn thường
Vãng sanh Lạc quốc đồng nương hoa vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài
Phiền não vô biên thệ dứt trừ
Pháp môn tu học chẳng còn dư
Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến
Phật đạo cùng nhau chứng trí như
Hư không cõi nọ dù cùng
Nguyện trên còn mãi chẳng cùng, chẳng thiên
Không tình cùng có đồng nguyền
Trí mầu của Phật đồng viên, đồng thành.
<p style="padding-left: 88px;"><B>B. PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN</B>
<p style="padding-left: 56px;">Nay con nguyện lại tu hành
Phổ Hiền nguyện lớn sẵn dành mười môn:
Một là lạy Phật, Thế Tôn
Hiện thân trước Phật hết lòng kính tin.
Hai, khen Phật đức rộng thinh
Lời hay, tiếng tốt tận tình ngợi ca.
Ba thời sắm đủ hương hoa
Tràng phan, bảo cái dâng ra cúng dường.
Bốn, vì mê chấp lầm đường
Tham, sân, nghiệp chướng, con thường sám luôn.
Năm, suy công đức vàn muôn
Của phàm, của thánh con đồng vui ưa.
Sáu, khi Phật chứng thượng thừa
Pháp mầu con thỉnh đã vừa truyền trao.
Bảy, lòng chẳng chút lãng xao
Cầu xin chư Phật chớ vào Vô dư.
Tám, thường tu học Đại thừa
Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con.
Chín, thề chẳng dám mỏi mòn
Dắt dìu muôn loại đều tròn pháp luân.
Mười, đem tất cả công huân
Mọi loài cùng hưởng, khắp trần đều vui.
Phổ Hiền nguyện lớn nguyện rồi
Nguyện về Cực Lạc, nguyện ngồi tòa sen.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài hồi hướng "Thập Phương" văn chữ Hán (phần A) vốn là của ngài Đại Từ Bồ tát soạn ra. Sau khi tụng kinh cùng niệm Phật, tụng bài này cốt để đem bao nhiêu công đức tụng niệm đều hồi hướng cầu được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Tụng bài này phước đức lớn lắm nên từ xưa đến nay, ở nước Việt Nam cũng như nước Tàu, trong các chốn thiền môn, luôn luôn dùng bài này phổ vào các thời khóa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn từ "Nhất giả" đến Thập giả" (phần B), là mười điều nguyện rút ra trong phẩm "Phổ Hiền Hạnh Nguyện" của kinh Hoa Nghiêm. Trong kinh mỗi một nguyện ngài Phổ Hiền Bồ tát vì ngài Thiện Tài đồng tử và chúng Bồ tát mà giảng giải rất rộng, mười câu đây là những câu tổng nêu về mỗi nguyện thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phàm tụng văn hồi hướng, cần nhất người tụng phải hiểu rõ nghĩa lý trong văn, vì có hiểu thời chỗ hồi hướng phải nguyện mới thiết thật, tâm quán tưởng mới xác thật, công đức mới tăng trưởng. Nếu tụng mà không hiểu chi hết, thời hồi hướng đó là hồi hướng về đâu? Phát nguyện đó là phát nguyện những gì và như thế nào? Thành ra chỉ có tụng theo lệ suông thôi, chắc khó thành tựu công đức được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì lẽ trên đây, nên tôi không quản tài sơ văn vụng, phỏng theo nguyên văn và y cứ nơi nghĩa trong kinh mà dịch cả hai bài (phần A và B) ra quốc văn. Dịch xong lại còn ngại vì trong sám văn có nhiều nghĩa sâu ẩn, khuất khúc, nên viết thêm đoạn <I>thích nghĩa</I> sau đây (số 19 và 20) để giải rõ bổn quốc văn, ngõ hầu khi tụng đến, tụng chữ hiểu nghĩa, tâm và lý tương ưng khế hiệp, lâu lâu tinh thuần, thiện căn công đức chắc chắn là vô cùng vô tận vậy.
<P align="right"><B>HÂN TỊNH TỲ KHEO</B>
Cẩn chí.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(19) Trong khoảng không gian vô tận, chẳng phải chỉ có nội một cõi Ta Bà của đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni mà chúng ta hiện đang ở đây thôi, kỳ thật ngoài Ta Bà ra còn có vô biên thế giới khác. Phàm hễ có một thế giới, thời có một đức Phật làm giáo chủ, thế giới đã vô biên thời là có vô lượng chư Phật. Chẳng những hiện tại đây vô biên thế giới ở mười phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên và dưới) có vô lượng chư Phật, và về thời kỳ quá khứ đã có vô lượng chư Phật và đến thời kỳ tương lai cũng sẽ có vô lượng chư Phật. Nên trong văn nói: <B>Mười phương chư Phật ba đời</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong vô lượng chư Phật ở mười phương ba đời đó, suy ra thời đức Phật A Di Đà là bậc nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về Phật quả, thời Phật đồng chứng như nhau, đồng trí viên, đồng hạnh mãn, đồng đức đủ, đồng nguyện toàn, công đức của chư Phật đã đồng nhau sao lại nói Phật A Di Đà là bậc nhất? - Đây nói bạc nhất là y cứ nơi ứng hóa thân của Phật mà so sánh thôi, chứ không phải nói đến pháp thân và báo thân, về pháp thân và báo thân của chư Phật quyết hẳn là đồng, vì hai thân đó là thật thân quả chứng của chư Phật vậy. Còn ứng hóa thân là những chiếc thân vì chúng sanh cảm cách đến Phật mà ứng hóa ra, chúng sanh cơ cảm có sai khác nên thân ứng hóa của chư Phật cùng tùy đó mà sai khác, lại sự sai khác đó cũng do vì bổn nguyện của chư Phật lúc còn tu hạnh Bồ tát không đồng nhau vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về sự thù thắng nơi ứng thân của đức Phật A Di Đà thời có bốn điều:
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. Quang minh thường chiếu suốt các cõi nước ở mười phương không bị che ngăn, như trong kinh Tiểu Bổn A Di Đà nói: "Quang minh của đức Phật đó vô lượng, chiếu các cõi nước ở mười phương không bị chướng ngại, nên hiệu A Di Đà". Trong kinh Đại Bổn A Di Đà nói: "Giả sử khi ta đặng thành Phật mà quang minh có hạn lượng, ít nhất là chẳng soi suốt trăm nghìn ức na do tha cõi nước của chư Phật, thời ta nguyện không chứng quả chánh giác" <I>(Điều nguyện thứ 12 trong 48 điều nguyện)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn quang minh nơi ứng thân của chư Phật, phần nhiều có hạn lượng, hoặc chiếu một do tuần, mười do tuần, một trăm, một nghìn... do tuần, hoặc chiếu một thế giới, mười, một trăm, một nghìn... thế giới. Như quang minh nơi ứng thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ chiếu có một tầm!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì quang minh vô lượng nên đức Phật A Di Đà có mười hai biệt hiệu như trong Đại Bổn kinh ghi:
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. Thọ mạng ứng hiện ra đời của chư Phật phần nhiều đều có hạn lượng, hoặc một trăm tuổi, một nghìn tuổi... hoặc một kiếp, mười kiếp, một trăm kiếp, một nghìn kiếp v.v... Như đức Phật Thích Ca ở đời chỉ có tám mươi năm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn về ứng thân của đức Phật A Di Đà, thọ mạng vô lượng. Trong Tiểu Bổn kinh nói: "Đức Phật đó sống lâu vô lượng vô biên vô số kiếp, nên hiệu là A Di Đà". Điều nguyện thứ mười ba trong Đại Bổn kinh nói: "Giả sử khi ta thành Phật mà thọ mạng có hạn lượng, ít nhất không được trăm nghìn ức na do tha kiếp đó, thời ta nguyện không chứng quả chánh giác". Nên đức Phật A Di Đà cũng hiệu là Vô Lượng Thọ Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là thọ mạng của đức Phật A Di Đà có phần thù thắng trong hàng chư Phật vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">c. Về phần đồng cư độ nơi Cực Lạc, là cõi nước của đức Phật A Di Đà cực kỳ trang nghiêm, thuần vui thanh tịnh tuyệt không có mảy may khổ não. Như trong Đại Bổn kinh, Tiểu Bổn kinh và Quán kinh đã rộng thuật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại trong Bộ Yếu Giải nói: "Cực Lạc đồng cư tứ độ viên dung, thọ lạc viên dung - Ở nơi đồng cư độ (cõi phàm) mà viên kiến cả ba độ trên (ba cõi Thánh: Phương tiện độ, Thật báo độ, Thường tịch quang độ - Cõi trước là cõi của Nhị thừa thánh nhơn, kế là cõi của đại Bồ tát, sau rốt là cõi của đức Phật).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cứ so sánh với các cõi khác, như Ta Bà chẳng hạn, nơi chúng ta đồng sống đây, chính là đồng cư độ của cõi Ta Bà vậy, thì là đủ thứ uế nhơ, nào tam khổ, bát khổ, vô lượng điều khổ sở, ngũ trược v.v..., lại hạng phàm phu không thể dự phần nơi cảnh Thánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là cõi đức Phật A Di Đà, về phần đông cư độ có phần đặc biệt trong các nước ở mười phương.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">d. Nhân dân trong nước của đức Phật A Di Đà đều là phàm, nhưng cũng đều trụ bậc "bất thối chuyển", nghĩa là ở vào địa vị thẳng mãi đến thành Phật, không còn ngưng trệ lui sụt. Nói chi các bậc Thánh! Trong hàng Thánh của nước Cực Lạc, cứ về bậc "Nhất sanh bổ xứ Bồ Tát" như ngài Quán Âm, Thế Chí, hay là như ngài Di Lặc v.v... số nhiều vô hạn, huống là bậc Thập địa, Địa tiền cùng Thanh văn, Duyên giác! - Trong Tiểu Bổn kinh nói: "Nơi nước Cực Lạc chúng sanh nào sanh về đó đều là bậc bất thối chuyển - A la hán và Bồ tát đều đông vô lượng vô biên, không thể tính đến mà biết được, chỉ có thể gượng nói là vô lượng vô biên vô số đó thôi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bậc Thánh trong cõi khác hoặc là có số hạn như cõi Ta Bà có sáu mươi hai ức hằng hà sa vị Bồ Tát v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nhân dân nơi Cực Lạc tuổi thọ đồng với Phật, nghĩa là vô lượng, như Tiểu Bổn kinh nói: "Thọ mạng của đức Phật đó và thọ mạng của nhân dân của ngài, vô lượng, vô biên, vô số kiếp".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là phần nhân dân, La hán, Bồ tát của đức Phật A Di Đà có phần đắc thắng trong các cõi nước mười phương vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì những điều đắc thắng trên đây, nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Mười phương chư Phật ba đời, Di Đà bậc nhất</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đối với chúng sanh, đức Phật A Di Đà có nguyện lực độ sanh rất lớn. Nguyện lực đó rõ ràng nhất là đã nêu bày trong bốn mươi tám điều nguyện của ngài, những nguyện độ khắp Thánh phàm trong mười phương! Lại trong Quán kinh có câu: "Phật tâm đó là lòng đại từ bi, vậy dùng vô duyên từ nhiếp độ các chúng sanh". Kinh lại nói: "Đức Vô Lượng Thọ Phật có 84.000 tướng, trong mỗi tướng đều có 84.000 tùy hình hảo, trong mỗi hình hải lại có 84.000 ánh sáng, mỗi ánh sáng chiếu khắp các cõi ở mười phương. Ánh sáng này nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật không lìa bỏ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật A Di Đà có lòng từ, nguyện lớn, phóng quan minh tiếp độ chúng sanh không lìa bỏ, nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Di Đà bậc nhất chẳng rời quần sanh</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do nguyện lực của đức Phật A Di Đà, nên những người được sanh về cõi Cực Lạc của ngài đều từ trong hoa sen báu nơi ao thất bảo mà hóa sanh, nghĩa là mượn hoa sen làm bào thai mà có thân hình. Đó gọi là "liên hoa thanh tịnh hóa sanh", cũng có câu "liên hoa vi phụ mẫu". Vì người vãng sanh về đó nơi trí có cao thấp, nơi phước có nhiều ít không đồng nhau, nên hoa sen là chỗ thác sanh cũng có nhiều hạng, đại khái chia làm chín phẩm:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật A Di Đà sẵn đức từ bi nguyện lực, dùng chín phẩm liên hoa báu để chực chờ tiếp dẫn chúng sanh nào muốn sanh về nước của ngài. Nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Sen vàng chín phẩm sẵn dành</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức lành của Phật vô cực. Trí quang chiếu phá sự mê tối của chúng sanh khắp mười mươi, đó là "oai lực". Chúng sanh niệm Phật, thời liền hộ niệm giữ gìn cho được an ổn không thối không thất, và hiện vô lượng thân đến khắp vô lượng thế giới để tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc. Đây là sự "linh thông". Tâm của Phật không phút nào quên chúng sanh, như cha mẹ hiền nhớ con, thương con. Lại không công đức nào mà Phật không hoàn mãn, đây là "đức lành". Như Tiểu Bổn kinh nói: "Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nghe nói đến đức Phật A Di Đà rồi hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn. Người này đến lúc lâm chung, đức Phật A Di Đà và hàng Thánh chúng hiện ra nơi trước, người chết lúc tâm hồn không điên đảo, liền được vãng sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà". Kinh Lăng Nghiêm có câu: "Các đức Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con". Lại có câu: "Người nào niệm danh hiệu Phật, thời hào quang của Phật chiếu đến người đó, làm cho các sự tai vạ, tà ma, quỷ quái không đến gần được".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức dày của Phật lại vô cực, nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Oai linh đức cả đã đành vô biên</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây nhẫn lên là giải một đoạn bốn câu kệ về phần tán thán công đức của Phật:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Mười phương chư Phật ba đời
Di Đà bậc nhất chẳng rời quần sanh
Sen vàng chín phẩm sẵn dành
Oai linh đức cả đã đành vô biên</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đã rõ nơi đức Phật A Di Đà có vô lượng công đức thù thắng, nếu không quy y với Phật còn quy y với ai. Quy y là đem cả thân mạng mình nương nơi Phật, gởi nơi Phật, giao phó cho Phật. Lại dùng lòng chí thành mà quy y. Trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Nay con dâng tấm lòng thiềng, quy y với Phật...</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ thuở trước đến ngày nay, vì say mê nên đã lỡ lầm gây tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Ngày nay nhờ nghe kinh thấy Phật mà tỉnh ngộ, đã biết tự xét ăn năn, nên cũng mau mau dùng lòng chí thành mà sám hối tội lỗi, nghĩa là ăn năn tội trước, chừa cải lỗi sau. Nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Sám liền tội căn</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay tự suy lấy ta - trong những đời đã qua, chắc có lẽ ta cũng đã có tu ít nhiều phước lành chớ chẳng không, vì nếu không có phước lành thời quyết hẳn là không được sanh làm người, vì loài người thuộc về thiện đạo trong lục đạo. Lại trong kinh nói: Gặo được Phật pháp là điều rất khó. Rất khó mà nay ta được nghe, thời chắc chắn ta đã có căn lành sẵn rồi, dẫu có nhưng vì ta mê muội nên cách đời mà quên đi. Lại trong đời này, những ngày qua, hiện tại nay và sau này, thời ta đã có làm lành, hiện tu tập và sẽ vun trồng cội phước. Dầu thế, song cũng còn thuộc hạng phàm phu, phiền não nghiệp chướng dẫy đầy, thời làm lành đâu dám chắc là thật lành, làm phước đâu dám tự hào là thật phước, chỉ có trí huệ của đức Phật mới có thể nhận thật mà thôi, nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phước lành con có chi chăng?</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nương phước mà ở mãi nơi Ta Bà, thời chỉ được hưởng sự vui tạm bợ, hết phước tất phải khổ, huống trong vòng luân hồi, từ say mê càng vào mê, hễ mê thời dễ gây nghiệp, đâu bằng đem công đức hồi hướng cầu vãng sanh Cực Lạc thế giới ở Tây phương, để được hưởng sự vui thanh tịnh và bảo đảm giải thoát, đây văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây trở lên là giải bốn câu kệ quy y, sám hối và hồi hướng:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Nay con dâng tấm lòng thiềng
Quy y với Phật sám liền tội căn
Phước lành con có chi chăng?
Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp lữ đề huề, thân cận thiện hữu, là điều cần thiết mà từ đức Phật đến chư Tổ đều luôn luôn nhắc nhở. Cùng dạy bảo nhau, những sự nghĩa chơn chánh, những lý thú thâm huyền. Cùng nhau đồng hành pháp sự, đồng tu tịnh nghiệp. Cùng nhau tùy hỷ khi đắc ích, khuyên răn lúc biếng lười... Mến nhau như ruột thịt, coi nhau như tay chân. Vì thế nên chẳng phải chỉ nghĩ riêng về phần mình, mà tâm tâm niệm niệm không quên mong mỏi cho thiện hữu, cũng như trông cầu cho tự mình, sớm đặng kết thành ứng nghiệm lành trên đường tu tập: chính là nguyện bạn cùng mình, trong ngày hiện tại nơi đời sống này, hoặc lúc thiền quán, hoặc lúc mộng mơ, cảm cách đến Phật, đến Thánh chúng, đến Cực Lạc, mà được thấy kim thân của đức Phật, hoặc thấy hào quang, hoặc thấy liên hoa, hoặc thần du cõi Cực Lạc v.v... để cho lòng tin thêm kiên cố, nguyện hạnh cùng tiến triển. Nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Nguyện cùng với bạn tu đây
Tùy thời cảm ứng hiện ngay điềm lành</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có nhân tất có quả. Nhân là tu tịnh nghiệp: Niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc quốc. Quả là khi mãn báo thân trược uế này được thác chất liên hoa nơi ao báu ở Tây phương Cực Lạc thế giới. Trước ngày lâm chung, nguyện đức Phật tin cho biết ngày giờ, để vững lòng chờ đợi. Đến lúc lâm chung, xin đức Phật y bổn nguyện lực, hiện thân vàng cùng cảnh Thánh cho mình được thấy, nói pháp cho mình được nghe. Đã được thấy Phật, nghe pháp rồi, thời chánh niệm càng tinh tấn, bội hơn ngày thường. Nên văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Biết giờ biết khắc rõ rành
Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây phương
Thấy nghe chánh niệm chơn thường</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chánh niệm tinh tấn, tâm không mê muội, không điên đảo liền được vãng sanh về nước Cực Lạc thác chất nơi hoa sen thất bảo. Sau khi hoa nở, tâm nhãn khai thông đôi mắt thanh tịnh, thấy rõ thân quang minh tướng hảo của đức Phật, được Phật vì mình mà thuyết pháp mầu, liền ngộ lý vô sanh, chứng bậc bất thối, thoát hẳn vòng sanh tử luân hồi. Rồi cũng như đức Phật, dùng thần thông trí lực, vận dụng từ bi, hiện thân đến thập phương độ khắp mọi loài chúng sanh, đồng được giải thoát như mình đã được giải thoát. Như trong văn:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Vãng sanh Lạc quốc đồng nương hoa vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây nhẫn lên là giải về tám câu kệ vì mình vì người mà phát nguyện:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Nguyện cùng chúng bạn tu đây
Tùy cơ cảm ứng hiện ngay điềm lành
Biết giờ biết khắc rõ rành
Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây phương
Thấy nghe chánh niệm chơn thường
Vãng sanh Lạc quốc đồng nương hoa vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn sau khi về Cực Lạc được ở phẩm cao, thời phải có hạnh nguyện Đại thừa, vì ba phẩm thượng trong chín phẩm chỉ có Đại thừa Bồ tát mới được dự phần. Nên người tu Tịnh Độ cần phát "Tứ hoằng thệ nguyện": Bốn nguyện này là những điều nguyện chung mà tất cả chúng Đại thừa ai cũng phải đủ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Thệ dứt tất cả phiền não, dầu là vô biên như văn đã nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phiền não vô biên thệ dứt trừ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Nguyện học thông và tu tập tất cả pháp môn chánh đạo của đức Phật truyền dạy, dẫu là vô lượng. Như văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Pháp môn tu học chẳng còn dư</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. Lợi tha là chánh hạnh của Đại thừa, là hoài bảo của Bồ tát. Nên thệ độ tất cả chúng sanh, dẫu là vô tận, độ đến đâu? Độ đến giác ngạn kia. Như văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. Và mục đích cuối cùng, là nguyện mình cùng tất cả muôn loài đòng viên chánh trí, chắng nhập như như, tức là thành Phật đạo hoàn toàn, Phật đạo vô thượng. Như văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phật đạo cùng nhau chứng trí như</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây nhẫn lên là giải về bốn câu hoằng thệ viết theo thể tứ cú để cho nó có phần đặc biệt, là ý muốn người tụng đến phải chú ý:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phiền não vô biên thệ dứt trừ
Pháp môn tu học chẳng còn dư
Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến
Phật đạo cùng nhau chứng trí như</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây nhẫn xuống là bốn câu kết thúc lập chí bền chắc, giữ nguyện kiên cố: hư không chẳng bao giờ cùng tận, cái không cùng tận mà giả tỷ cho nó cùng tận đi nữa, nhưng những điều mà ta đã thệ nguyện ở trên đó, quyết không hề cùng tận, không mảy may dời đổi. Đây là ý nguyện của ta bền chắc vững vàng hơn cõi hư không. Những loài tình thức (người, vật v.v...) cùng với những loài không tình thức (núi, sông v.v...) khắp trong thế giới, ta đều bình đẳng nguyện cầu cho tất cả đòng viên thành trí huệ nhiệm mầu của Phật. Như văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Hư không cõi nọ dù cùng
Nguyện trên còn mãi chẳng cùng, chẳng thiên
Không tình cùng có đồng nguyền
Trí mầu của Phật đồng viên, đồng thành</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Hỏi</B>: Loài có tình thức tu tập thành Phật trí thì phải, còn loài vô tình sao cũng đồng thành?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Đáp</B>: Có hai nghĩa:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Vô tình là y báo, hữu tình là chánh báo. Y báo là do chánh báo cảm ra. Nên khi chánh báo (hữu tình) thành Phật trí thời y báo (vô tình) cũng chuyển thành Phật cảnh. Vì nơi Phật, cảnh cùng trí không sai biệt, nên đồng viên thành Phật trí cũng không ngại, đó là lấy trí nhiếp cảnh vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Giác tánh ở nơi hữu tình thời gọi là Phật tánh, ở nơi vô tình thời gọi là Pháp tánh. Phật tánh và Pháp tánh đều là giác tánh. Thành Phật là viên chứng giác tánh, rốt ráo bình đẳng viên dung, thời đâu còn có hữu và vô sai biệt cách ngại như phàm phu. Như thế, há lại không đồng viên đồng thành đó ư?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>(Còn tiếp phần B)</I></P>
</span></span>
<CENTER><B>BÀI TỰA VỀ VĂN THẬP PHƯƠNG</B>
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch và thích nghĩa
<I>(Trích: Phần Thích Nghĩa trong cuốn Kinh Địa Tạng nghĩa, trang 199-229)</I>
<Br>

<p style="padding-left: 88px;"><B>A. SÁM THẬP PHƯƠNG</B>
<p style="padding-left: 56px;">Mười phương chư Phật ba đời
Di Đà bậc nhất chẳng rời quần sanh
Sen vàng chín phẩm sẳn dành
Oai linh đức cả đã đành vô biên
Nay con dâng tấm lòng thiềng
Qui y với Phật sám liền tội căn
Phước lành con có chi chăng
Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây
Nguyện cùng chúng bạn tu đây
Tùy cơ cảm ứng hiện ngay điềm lành
Biết giờ biết khắc rõ rành
Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây phương
Thấy nghe chánh niệm chơn thường
Vãng sanh Lạc quốc đồng nương hoa vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài
Phiền não vô biên thệ dứt trừ
Pháp môn tu học chẳng còn dư
Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến
Phật đạo cùng nhau chứng trí như
Hư không cõi nọ dù cùng
Nguyện trên còn mãi chẳng cùng, chẳng thiên
Không tình cùng có đồng nguyền
Trí mầu của Phật đồng viên, đồng thành.
<p style="padding-left: 88px;"><B>B. PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN</B>
<p style="padding-left: 56px;">Nay con nguyện lại tu hành
Phổ Hiền nguyện lớn sẵn dành mười môn:
Một là lạy Phật, Thế Tôn
Hiện thân trước Phật hết lòng kính tin.
Hai, khen Phật đức rộng thinh
Lời hay, tiếng tốt tận tình ngợi ca.
Ba thời sắm đủ hương hoa
Tràng phan, bảo cái dâng ra cúng dường.
Bốn, vì mê chấp lầm đường
Tham, sân, nghiệp chướng, con thường sám luôn.
Năm, suy công đức vàn muôn
Của phàm, của thánh con đồng vui ưa.
Sáu, khi Phật chứng thượng thừa
Pháp mầu con thỉnh đã vừa truyền trao.
Bảy, lòng chẳng chút lãng xao
Cầu xin chư Phật chớ vào Vô dư.
Tám, thường tu học Đại thừa
Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con.
Chín, thề chẳng dám mỏi mòn
Dắt dìu muôn loại đều tròn pháp luân.
Mười, đem tất cả công huân
Mọi loài cùng hưởng, khắp trần đều vui.
Phổ Hiền nguyện lớn nguyện rồi
Nguyện về Cực Lạc, nguyện ngồi tòa sen.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài hồi hướng "Thập Phương" văn chữ Hán (phần A) vốn là của ngài Đại Từ Bồ tát soạn ra. Sau khi tụng kinh cùng niệm Phật, tụng bài này cốt để đem bao nhiêu công đức tụng niệm đều hồi hướng cầu được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Tụng bài này phước đức lớn lắm nên từ xưa đến nay, ở nước Việt Nam cũng như nước Tàu, trong các chốn thiền môn, luôn luôn dùng bài này phổ vào các thời khóa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn từ "Nhất giả" đến Thập giả" (phần B), là mười điều nguyện rút ra trong phẩm "Phổ Hiền Hạnh Nguyện" của kinh Hoa Nghiêm. Trong kinh mỗi một nguyện ngài Phổ Hiền Bồ tát vì ngài Thiện Tài đồng tử và chúng Bồ tát mà giảng giải rất rộng, mười câu đây là những câu tổng nêu về mỗi nguyện thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phàm tụng văn hồi hướng, cần nhất người tụng phải hiểu rõ nghĩa lý trong văn, vì có hiểu thời chỗ hồi hướng phải nguyện mới thiết thật, tâm quán tưởng mới xác thật, công đức mới tăng trưởng. Nếu tụng mà không hiểu chi hết, thời hồi hướng đó là hồi hướng về đâu? Phát nguyện đó là phát nguyện những gì và như thế nào? Thành ra chỉ có tụng theo lệ suông thôi, chắc khó thành tựu công đức được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì lẽ trên đây, nên tôi không quản tài sơ văn vụng, phỏng theo nguyên văn và y cứ nơi nghĩa trong kinh mà dịch cả hai bài (phần A và B) ra quốc văn. Dịch xong lại còn ngại vì trong sám văn có nhiều nghĩa sâu ẩn, khuất khúc, nên viết thêm đoạn <I>thích nghĩa</I> sau đây (số 19 và 20) để giải rõ bổn quốc văn, ngõ hầu khi tụng đến, tụng chữ hiểu nghĩa, tâm và lý tương ưng khế hiệp, lâu lâu tinh thuần, thiện căn công đức chắc chắn là vô cùng vô tận vậy.
<P align="right"><B>HÂN TỊNH TỲ KHEO</B>
Cẩn chí.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(19) Trong khoảng không gian vô tận, chẳng phải chỉ có nội một cõi Ta Bà của đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni mà chúng ta hiện đang ở đây thôi, kỳ thật ngoài Ta Bà ra còn có vô biên thế giới khác. Phàm hễ có một thế giới, thời có một đức Phật làm giáo chủ, thế giới đã vô biên thời là có vô lượng chư Phật. Chẳng những hiện tại đây vô biên thế giới ở mười phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên và dưới) có vô lượng chư Phật, và về thời kỳ quá khứ đã có vô lượng chư Phật và đến thời kỳ tương lai cũng sẽ có vô lượng chư Phật. Nên trong văn nói: <B>Mười phương chư Phật ba đời</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong vô lượng chư Phật ở mười phương ba đời đó, suy ra thời đức Phật A Di Đà là bậc nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về Phật quả, thời Phật đồng chứng như nhau, đồng trí viên, đồng hạnh mãn, đồng đức đủ, đồng nguyện toàn, công đức của chư Phật đã đồng nhau sao lại nói Phật A Di Đà là bậc nhất? - Đây nói bạc nhất là y cứ nơi ứng hóa thân của Phật mà so sánh thôi, chứ không phải nói đến pháp thân và báo thân, về pháp thân và báo thân của chư Phật quyết hẳn là đồng, vì hai thân đó là thật thân quả chứng của chư Phật vậy. Còn ứng hóa thân là những chiếc thân vì chúng sanh cảm cách đến Phật mà ứng hóa ra, chúng sanh cơ cảm có sai khác nên thân ứng hóa của chư Phật cùng tùy đó mà sai khác, lại sự sai khác đó cũng do vì bổn nguyện của chư Phật lúc còn tu hạnh Bồ tát không đồng nhau vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về sự thù thắng nơi ứng thân của đức Phật A Di Đà thời có bốn điều:
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. Quang minh thường chiếu suốt các cõi nước ở mười phương không bị che ngăn, như trong kinh Tiểu Bổn A Di Đà nói: "Quang minh của đức Phật đó vô lượng, chiếu các cõi nước ở mười phương không bị chướng ngại, nên hiệu A Di Đà". Trong kinh Đại Bổn A Di Đà nói: "Giả sử khi ta đặng thành Phật mà quang minh có hạn lượng, ít nhất là chẳng soi suốt trăm nghìn ức na do tha cõi nước của chư Phật, thời ta nguyện không chứng quả chánh giác" <I>(Điều nguyện thứ 12 trong 48 điều nguyện)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn quang minh nơi ứng thân của chư Phật, phần nhiều có hạn lượng, hoặc chiếu một do tuần, mười do tuần, một trăm, một nghìn... do tuần, hoặc chiếu một thế giới, mười, một trăm, một nghìn... thế giới. Như quang minh nơi ứng thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ chiếu có một tầm!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì quang minh vô lượng nên đức Phật A Di Đà có mười hai biệt hiệu như trong Đại Bổn kinh ghi:
- Vô lượng quang.
- Vô biên quang.
- Vô ngại quang.
- Vô đối quang.
- Viêm dương quang.
- Thanh tịnh quang.
- Hoan hỷ quang.
- Trí huệ quang.
- Nan tư quang
- Bất đoạn quang
- Vô xứng quang.
- Siêu nhật nguyệt quang.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. Thọ mạng ứng hiện ra đời của chư Phật phần nhiều đều có hạn lượng, hoặc một trăm tuổi, một nghìn tuổi... hoặc một kiếp, mười kiếp, một trăm kiếp, một nghìn kiếp v.v... Như đức Phật Thích Ca ở đời chỉ có tám mươi năm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn về ứng thân của đức Phật A Di Đà, thọ mạng vô lượng. Trong Tiểu Bổn kinh nói: "Đức Phật đó sống lâu vô lượng vô biên vô số kiếp, nên hiệu là A Di Đà". Điều nguyện thứ mười ba trong Đại Bổn kinh nói: "Giả sử khi ta thành Phật mà thọ mạng có hạn lượng, ít nhất không được trăm nghìn ức na do tha kiếp đó, thời ta nguyện không chứng quả chánh giác". Nên đức Phật A Di Đà cũng hiệu là Vô Lượng Thọ Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là thọ mạng của đức Phật A Di Đà có phần thù thắng trong hàng chư Phật vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">c. Về phần đồng cư độ nơi Cực Lạc, là cõi nước của đức Phật A Di Đà cực kỳ trang nghiêm, thuần vui thanh tịnh tuyệt không có mảy may khổ não. Như trong Đại Bổn kinh, Tiểu Bổn kinh và Quán kinh đã rộng thuật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại trong Bộ Yếu Giải nói: "Cực Lạc đồng cư tứ độ viên dung, thọ lạc viên dung - Ở nơi đồng cư độ (cõi phàm) mà viên kiến cả ba độ trên (ba cõi Thánh: Phương tiện độ, Thật báo độ, Thường tịch quang độ - Cõi trước là cõi của Nhị thừa thánh nhơn, kế là cõi của đại Bồ tát, sau rốt là cõi của đức Phật).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cứ so sánh với các cõi khác, như Ta Bà chẳng hạn, nơi chúng ta đồng sống đây, chính là đồng cư độ của cõi Ta Bà vậy, thì là đủ thứ uế nhơ, nào tam khổ, bát khổ, vô lượng điều khổ sở, ngũ trược v.v..., lại hạng phàm phu không thể dự phần nơi cảnh Thánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là cõi đức Phật A Di Đà, về phần đông cư độ có phần đặc biệt trong các nước ở mười phương.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">d. Nhân dân trong nước của đức Phật A Di Đà đều là phàm, nhưng cũng đều trụ bậc "bất thối chuyển", nghĩa là ở vào địa vị thẳng mãi đến thành Phật, không còn ngưng trệ lui sụt. Nói chi các bậc Thánh! Trong hàng Thánh của nước Cực Lạc, cứ về bậc "Nhất sanh bổ xứ Bồ Tát" như ngài Quán Âm, Thế Chí, hay là như ngài Di Lặc v.v... số nhiều vô hạn, huống là bậc Thập địa, Địa tiền cùng Thanh văn, Duyên giác! - Trong Tiểu Bổn kinh nói: "Nơi nước Cực Lạc chúng sanh nào sanh về đó đều là bậc bất thối chuyển - A la hán và Bồ tát đều đông vô lượng vô biên, không thể tính đến mà biết được, chỉ có thể gượng nói là vô lượng vô biên vô số đó thôi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bậc Thánh trong cõi khác hoặc là có số hạn như cõi Ta Bà có sáu mươi hai ức hằng hà sa vị Bồ Tát v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nhân dân nơi Cực Lạc tuổi thọ đồng với Phật, nghĩa là vô lượng, như Tiểu Bổn kinh nói: "Thọ mạng của đức Phật đó và thọ mạng của nhân dân của ngài, vô lượng, vô biên, vô số kiếp".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là phần nhân dân, La hán, Bồ tát của đức Phật A Di Đà có phần đắc thắng trong các cõi nước mười phương vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì những điều đắc thắng trên đây, nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Mười phương chư Phật ba đời, Di Đà bậc nhất</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đối với chúng sanh, đức Phật A Di Đà có nguyện lực độ sanh rất lớn. Nguyện lực đó rõ ràng nhất là đã nêu bày trong bốn mươi tám điều nguyện của ngài, những nguyện độ khắp Thánh phàm trong mười phương! Lại trong Quán kinh có câu: "Phật tâm đó là lòng đại từ bi, vậy dùng vô duyên từ nhiếp độ các chúng sanh". Kinh lại nói: "Đức Vô Lượng Thọ Phật có 84.000 tướng, trong mỗi tướng đều có 84.000 tùy hình hảo, trong mỗi hình hải lại có 84.000 ánh sáng, mỗi ánh sáng chiếu khắp các cõi ở mười phương. Ánh sáng này nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật không lìa bỏ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật A Di Đà có lòng từ, nguyện lớn, phóng quan minh tiếp độ chúng sanh không lìa bỏ, nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Di Đà bậc nhất chẳng rời quần sanh</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do nguyện lực của đức Phật A Di Đà, nên những người được sanh về cõi Cực Lạc của ngài đều từ trong hoa sen báu nơi ao thất bảo mà hóa sanh, nghĩa là mượn hoa sen làm bào thai mà có thân hình. Đó gọi là "liên hoa thanh tịnh hóa sanh", cũng có câu "liên hoa vi phụ mẫu". Vì người vãng sanh về đó nơi trí có cao thấp, nơi phước có nhiều ít không đồng nhau, nên hoa sen là chỗ thác sanh cũng có nhiều hạng, đại khái chia làm chín phẩm:
- Thượng phẩm thượng sanh.
- Thượng phẩm trung sanh.
- Thượng phẩm hạ sanh. (Ba phẩm này thuộc bậc Đại thừa Bồ tát)
- Trung phẩm thượng sanh.
- Trung phẩm trung sanh. (Hai phẩm đây thuộc hàng Nhị thừa Thánh nhơn)
- Trung phẩm hạ sanh. (Một phẩm đây thuộc hàng có công đức lành ở đời)
- Hạ phẩm thượng sanh.
- Hạ phẩm trung sanh.
- Hạ phẩm hạ sanh. (Ba phẩm này thuộc về hạng người tạo ác nghiệp)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật A Di Đà sẵn đức từ bi nguyện lực, dùng chín phẩm liên hoa báu để chực chờ tiếp dẫn chúng sanh nào muốn sanh về nước của ngài. Nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Sen vàng chín phẩm sẵn dành</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức lành của Phật vô cực. Trí quang chiếu phá sự mê tối của chúng sanh khắp mười mươi, đó là "oai lực". Chúng sanh niệm Phật, thời liền hộ niệm giữ gìn cho được an ổn không thối không thất, và hiện vô lượng thân đến khắp vô lượng thế giới để tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc. Đây là sự "linh thông". Tâm của Phật không phút nào quên chúng sanh, như cha mẹ hiền nhớ con, thương con. Lại không công đức nào mà Phật không hoàn mãn, đây là "đức lành". Như Tiểu Bổn kinh nói: "Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nghe nói đến đức Phật A Di Đà rồi hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn. Người này đến lúc lâm chung, đức Phật A Di Đà và hàng Thánh chúng hiện ra nơi trước, người chết lúc tâm hồn không điên đảo, liền được vãng sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà". Kinh Lăng Nghiêm có câu: "Các đức Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con". Lại có câu: "Người nào niệm danh hiệu Phật, thời hào quang của Phật chiếu đến người đó, làm cho các sự tai vạ, tà ma, quỷ quái không đến gần được".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức dày của Phật lại vô cực, nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Oai linh đức cả đã đành vô biên</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây nhẫn lên là giải một đoạn bốn câu kệ về phần tán thán công đức của Phật:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Mười phương chư Phật ba đời
Di Đà bậc nhất chẳng rời quần sanh
Sen vàng chín phẩm sẵn dành
Oai linh đức cả đã đành vô biên</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đã rõ nơi đức Phật A Di Đà có vô lượng công đức thù thắng, nếu không quy y với Phật còn quy y với ai. Quy y là đem cả thân mạng mình nương nơi Phật, gởi nơi Phật, giao phó cho Phật. Lại dùng lòng chí thành mà quy y. Trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Nay con dâng tấm lòng thiềng, quy y với Phật...</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ thuở trước đến ngày nay, vì say mê nên đã lỡ lầm gây tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Ngày nay nhờ nghe kinh thấy Phật mà tỉnh ngộ, đã biết tự xét ăn năn, nên cũng mau mau dùng lòng chí thành mà sám hối tội lỗi, nghĩa là ăn năn tội trước, chừa cải lỗi sau. Nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Sám liền tội căn</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay tự suy lấy ta - trong những đời đã qua, chắc có lẽ ta cũng đã có tu ít nhiều phước lành chớ chẳng không, vì nếu không có phước lành thời quyết hẳn là không được sanh làm người, vì loài người thuộc về thiện đạo trong lục đạo. Lại trong kinh nói: Gặo được Phật pháp là điều rất khó. Rất khó mà nay ta được nghe, thời chắc chắn ta đã có căn lành sẵn rồi, dẫu có nhưng vì ta mê muội nên cách đời mà quên đi. Lại trong đời này, những ngày qua, hiện tại nay và sau này, thời ta đã có làm lành, hiện tu tập và sẽ vun trồng cội phước. Dầu thế, song cũng còn thuộc hạng phàm phu, phiền não nghiệp chướng dẫy đầy, thời làm lành đâu dám chắc là thật lành, làm phước đâu dám tự hào là thật phước, chỉ có trí huệ của đức Phật mới có thể nhận thật mà thôi, nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phước lành con có chi chăng?</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nương phước mà ở mãi nơi Ta Bà, thời chỉ được hưởng sự vui tạm bợ, hết phước tất phải khổ, huống trong vòng luân hồi, từ say mê càng vào mê, hễ mê thời dễ gây nghiệp, đâu bằng đem công đức hồi hướng cầu vãng sanh Cực Lạc thế giới ở Tây phương, để được hưởng sự vui thanh tịnh và bảo đảm giải thoát, đây văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây trở lên là giải bốn câu kệ quy y, sám hối và hồi hướng:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Nay con dâng tấm lòng thiềng
Quy y với Phật sám liền tội căn
Phước lành con có chi chăng?
Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp lữ đề huề, thân cận thiện hữu, là điều cần thiết mà từ đức Phật đến chư Tổ đều luôn luôn nhắc nhở. Cùng dạy bảo nhau, những sự nghĩa chơn chánh, những lý thú thâm huyền. Cùng nhau đồng hành pháp sự, đồng tu tịnh nghiệp. Cùng nhau tùy hỷ khi đắc ích, khuyên răn lúc biếng lười... Mến nhau như ruột thịt, coi nhau như tay chân. Vì thế nên chẳng phải chỉ nghĩ riêng về phần mình, mà tâm tâm niệm niệm không quên mong mỏi cho thiện hữu, cũng như trông cầu cho tự mình, sớm đặng kết thành ứng nghiệm lành trên đường tu tập: chính là nguyện bạn cùng mình, trong ngày hiện tại nơi đời sống này, hoặc lúc thiền quán, hoặc lúc mộng mơ, cảm cách đến Phật, đến Thánh chúng, đến Cực Lạc, mà được thấy kim thân của đức Phật, hoặc thấy hào quang, hoặc thấy liên hoa, hoặc thần du cõi Cực Lạc v.v... để cho lòng tin thêm kiên cố, nguyện hạnh cùng tiến triển. Nên trong văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Nguyện cùng với bạn tu đây
Tùy thời cảm ứng hiện ngay điềm lành</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có nhân tất có quả. Nhân là tu tịnh nghiệp: Niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc quốc. Quả là khi mãn báo thân trược uế này được thác chất liên hoa nơi ao báu ở Tây phương Cực Lạc thế giới. Trước ngày lâm chung, nguyện đức Phật tin cho biết ngày giờ, để vững lòng chờ đợi. Đến lúc lâm chung, xin đức Phật y bổn nguyện lực, hiện thân vàng cùng cảnh Thánh cho mình được thấy, nói pháp cho mình được nghe. Đã được thấy Phật, nghe pháp rồi, thời chánh niệm càng tinh tấn, bội hơn ngày thường. Nên văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Biết giờ biết khắc rõ rành
Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây phương
Thấy nghe chánh niệm chơn thường</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chánh niệm tinh tấn, tâm không mê muội, không điên đảo liền được vãng sanh về nước Cực Lạc thác chất nơi hoa sen thất bảo. Sau khi hoa nở, tâm nhãn khai thông đôi mắt thanh tịnh, thấy rõ thân quang minh tướng hảo của đức Phật, được Phật vì mình mà thuyết pháp mầu, liền ngộ lý vô sanh, chứng bậc bất thối, thoát hẳn vòng sanh tử luân hồi. Rồi cũng như đức Phật, dùng thần thông trí lực, vận dụng từ bi, hiện thân đến thập phương độ khắp mọi loài chúng sanh, đồng được giải thoát như mình đã được giải thoát. Như trong văn:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Vãng sanh Lạc quốc đồng nương hoa vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây nhẫn lên là giải về tám câu kệ vì mình vì người mà phát nguyện:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Nguyện cùng chúng bạn tu đây
Tùy cơ cảm ứng hiện ngay điềm lành
Biết giờ biết khắc rõ rành
Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây phương
Thấy nghe chánh niệm chơn thường
Vãng sanh Lạc quốc đồng nương hoa vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn sau khi về Cực Lạc được ở phẩm cao, thời phải có hạnh nguyện Đại thừa, vì ba phẩm thượng trong chín phẩm chỉ có Đại thừa Bồ tát mới được dự phần. Nên người tu Tịnh Độ cần phát "Tứ hoằng thệ nguyện": Bốn nguyện này là những điều nguyện chung mà tất cả chúng Đại thừa ai cũng phải đủ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Thệ dứt tất cả phiền não, dầu là vô biên như văn đã nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phiền não vô biên thệ dứt trừ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Nguyện học thông và tu tập tất cả pháp môn chánh đạo của đức Phật truyền dạy, dẫu là vô lượng. Như văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Pháp môn tu học chẳng còn dư</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. Lợi tha là chánh hạnh của Đại thừa, là hoài bảo của Bồ tát. Nên thệ độ tất cả chúng sanh, dẫu là vô tận, độ đến đâu? Độ đến giác ngạn kia. Như văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. Và mục đích cuối cùng, là nguyện mình cùng tất cả muôn loài đòng viên chánh trí, chắng nhập như như, tức là thành Phật đạo hoàn toàn, Phật đạo vô thượng. Như văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phật đạo cùng nhau chứng trí như</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây nhẫn lên là giải về bốn câu hoằng thệ viết theo thể tứ cú để cho nó có phần đặc biệt, là ý muốn người tụng đến phải chú ý:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phiền não vô biên thệ dứt trừ
Pháp môn tu học chẳng còn dư
Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến
Phật đạo cùng nhau chứng trí như</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây nhẫn xuống là bốn câu kết thúc lập chí bền chắc, giữ nguyện kiên cố: hư không chẳng bao giờ cùng tận, cái không cùng tận mà giả tỷ cho nó cùng tận đi nữa, nhưng những điều mà ta đã thệ nguyện ở trên đó, quyết không hề cùng tận, không mảy may dời đổi. Đây là ý nguyện của ta bền chắc vững vàng hơn cõi hư không. Những loài tình thức (người, vật v.v...) cùng với những loài không tình thức (núi, sông v.v...) khắp trong thế giới, ta đều bình đẳng nguyện cầu cho tất cả đòng viên thành trí huệ nhiệm mầu của Phật. Như văn nói:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Hư không cõi nọ dù cùng
Nguyện trên còn mãi chẳng cùng, chẳng thiên
Không tình cùng có đồng nguyền
Trí mầu của Phật đồng viên, đồng thành</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Hỏi</B>: Loài có tình thức tu tập thành Phật trí thì phải, còn loài vô tình sao cũng đồng thành?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Đáp</B>: Có hai nghĩa:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Vô tình là y báo, hữu tình là chánh báo. Y báo là do chánh báo cảm ra. Nên khi chánh báo (hữu tình) thành Phật trí thời y báo (vô tình) cũng chuyển thành Phật cảnh. Vì nơi Phật, cảnh cùng trí không sai biệt, nên đồng viên thành Phật trí cũng không ngại, đó là lấy trí nhiếp cảnh vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Giác tánh ở nơi hữu tình thời gọi là Phật tánh, ở nơi vô tình thời gọi là Pháp tánh. Phật tánh và Pháp tánh đều là giác tánh. Thành Phật là viên chứng giác tánh, rốt ráo bình đẳng viên dung, thời đâu còn có hữu và vô sai biệt cách ngại như phàm phu. Như thế, há lại không đồng viên đồng thành đó ư?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>(Còn tiếp phần B)</I></P>
</span></span>