- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Có rất nhiều người lầm nhận giữa Chân tâm và Tánh không kể cả những người tu học lâu năm!
1. TÁNH KHÔNG: là bàn về bản chất của vạn pháp, của vạn vật hiện tượng. Nghĩa là: bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng đều không có tự tánh, nó không có một thực thể cố định, đều VÔ NGÃ. Chủ thể thấy biết và đối tượng thấy biết đều VÔ NGÃ.
Như vậy, đất đá, cỏ cây, nước, lửa, khoảng không, con vật, con người, trời, Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật đều VÔ NGÃ, không có một thực thể cố định trong các hiện tượng, sự vật đó.
Đất đá, cỏ cây, nước, lửa,.... vô tình chúng sanh thì không có thực thể cố định trong nó: cái này xem ra dễ hiểu.
Con vật, người, trời,.... hữu tình chúng sanh không có thực thể cố định: cái này ngoài đạo không hiểu, nhưng với người theo đạo Phật thì theo lời Phật dạy họ cũng có thể hiểu.
Nhưng nói Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát, rồi kể cả Phật đều vô ngã-không có thực thể cố định trong đó thì có nhiều người tu học lâu họ vẫn cảm thấy khó hiểu. Tuy nhiên với người đã thâm tín vào Pháp Phật thì cũng dễ hiểu. Vì sao? Vì danh tự Phật, hiện tượng Phật (giác ngộ) thì không dành riêng cho một vị cố định nào, bất kì ai tu học viên mãn thì đều có thể xưng là Phật, đều có thể giác ngộ. Như vậy, ở đây không có một vị cố định gọi là Phật mà rất nhiều vị cũng là Phật.
Như vậy: TÁNH KHÔNG = TÍNH CHẤT CỦA VẠN PHÁP LÀ KHÔNG CÓ MỘT THỰC THỂ CỐ ĐỊNH NƠI MỘT PHÁP NÀO! CÁC PHÁP NƯƠNG VÀO NHAU ĐỂ XUẤT HIỆN.
2. THANH VĂN, DUYÊN GIÁC TRỤ ĐẮC NƠI TÁNH KHÔNG
Do nhận thức vạn pháp không có tự tánh, nơi vạn pháp chẳng có ngã, không có thực thể nào trong đó. Vì vậy họ xa lìa hết thảy các tướng pháp, tâm niệm dừng bặc tịch mịch vắng lặng và dừng trụ nơi vắng lặng dừng bặc đó.
Lúc tại thế, họ vẫn tác duyên, như lý tác ý.
Nhưng khi duyên đời mãn thì họ an trụ nơi tâm niệm dừng bặc đó.
Tuy nhiên, Phật nói thành tựu ấy là chưa rốt ráo! (Tất cả Kinh điển đại thừa). Vì vậy, những người theo đạo lộ Thanh Văn, Duyên giác thì họ chẳng thọ trì Kinh điển đại thừa.
Vì đối với đại thừa, nơi vắng lặng vẫn hành đạo, cái vắng lặng ấy vẫn là vẫn lặng không cần phải đi liền với cái tâm niệm lìa bỏ thế gian, mà là cái vốn có tự nơi Chân tâm mình phát ra.
2. CHÂN TÂM
VNBN đã nói rất nhiều về Chân Tâm, đó chính là thực thể, là cái quy định là chính mình chứ không phải ai khác, là cái có Tự Tánh (tự có).
CHÂN TÂM thì vừa không bị biến đổi (không do cái khác tạo thành, cũng không biến đổi thành cái khác) vừa không đứng riêng một mình (tức nó không đứng ngoài các pháp).
CHÂN TÂM là cái Bất Biến Tùy Duyên, Tùy Duyên mà vẫn Bất Biến.
Như vậy: CHÂN TÂM = CÁI THỰC THỂ CÓ THẬT, QUY ĐỊNH LÀ MÌNH, vừa có Tự Tánh vừa có Dụng Tánh.
Tự Tánh là tự có không do bên ngoài lập nên, quy định nhất thể, thủy chung từ đầu đến cuối, là cái gốc.
Dụng Tánh là biểu hiện của sự tồn tại, là tác dụng của Chân Tâm ra bên ngoài tự thân của nó, là cái ngọn. Dụng thì muôn hình vạn trạng, tùy theo nhân duyên.
Cho nên đây không phải là chỗ khế đạo của Nhị Thừa (Thanh Văn, Duyên giác). Vì họ chỉ còn nắm bắt cái dụng mà không rõ tự tánh, không rõ cái gốc.
3. PHẢI CÓ CHƯ PHẬT TRUYỀN DẠY CHÚNG SANH MỚI BIẾT CÓ CHÂN TÂM, TU HỌC GIẢI THOÁT
Mỗi chúng sanh đều có chân tâm của mình nhưng lại chẳng biết, đối ngoại u mê khởi dậy vọng động phân biệt -nhị nguyên mà cam chịu sự xoay vần biến đổi không ngừng nghỉ. Vọng động, u mê vốn chẳng có thật nhưng vì Chân Tâm có thật, nên theo cái nhân u mê đó mà Tự Tánh Chân Tâm biến dụng không ngừng nghỉ; khi u mê chấm dứt thì Tự Tánh chân tâm biến dụng tịch chiếu tỏa sáng mười phương thường lạc ngã tịnh.
Chúng sanh u mê như con kiến đi trên vòng tròn, nếu không có người trợ giúp chỉ cho lối thoát thì mãi mãi xoay tròn vô định không có hồi kết!
Cũng như vậy, chúng sanh u mê, nếu không có chư Phật xuất hiện ở đời dạy dỗ thì mãi mãi trong luân hồi sanh tử hoặc sẽ mãi mãi nơi tịch mịch của Niết Bàn nhị thừa.
4. PHẬT LÀ CHÂN TÂM TỊCH CHIẾU MƯỜI PHƯƠNG, LÀ TỰ TÁNH VỐN CÓ HIỆN TIỀN NƠI TÂM NIỆM
PHẬT là cái dụng của Chân Tâm khi nhân tố Vô Minh đã tan biến. Đây là cái dụng tối đại của Chân tâm. Cái dụng nhỏ hơn thì là Thánh Nhân, nhỏ hơn nữa thì là hữu tình chúng sanh, nhỏ hơn nữa thì là vô tình chúng sanh. Chân Tâm tùy theo nhân duyên mà thị hiện ra cảnh giới vậy. Phật là nhân nơi "niệm rỗng lặng trung đạo" mà Chân tâm không còn nhân chủng hữu vi để biến dịch, không biến dịch nên gọi là Chiếu, mà Chân Tâm tự có nên gọi là Tịch, Tịch trên cái "niệm rỗng lặng" thì gọi là tịch chiếu mười phương.
Ở PHẬT, chủ thể và đối tượng là bất nhị (không hai). Sự thấy biết của Phật, vượt lên trên tất cả sự đối đãi, không chịu sự chi phối của các mối quan hệ tương đối.
Sự thấy biết của Phật là do cái tâm niệm nhị nguyên biến mất, không còn sự che đậy nên Chân Tâm tự hiện. Đức Phật thấy biết hết thảy mà không lưu trú lại ở bất kì một đối tượng nào.
Do đó, Phật xuất hiện ở đời, thuyết pháp để gúp chúng sanh xả bỏ tâp chấp trước, đâp tan tâm thế nhị nguyên, Chân Tâm vốn có không còn gì làm nhân che đậy liền hiện bản tánh vốn có của chính mình.
1. TÁNH KHÔNG: là bàn về bản chất của vạn pháp, của vạn vật hiện tượng. Nghĩa là: bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng đều không có tự tánh, nó không có một thực thể cố định, đều VÔ NGÃ. Chủ thể thấy biết và đối tượng thấy biết đều VÔ NGÃ.
Như vậy, đất đá, cỏ cây, nước, lửa, khoảng không, con vật, con người, trời, Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật đều VÔ NGÃ, không có một thực thể cố định trong các hiện tượng, sự vật đó.
Đất đá, cỏ cây, nước, lửa,.... vô tình chúng sanh thì không có thực thể cố định trong nó: cái này xem ra dễ hiểu.
Con vật, người, trời,.... hữu tình chúng sanh không có thực thể cố định: cái này ngoài đạo không hiểu, nhưng với người theo đạo Phật thì theo lời Phật dạy họ cũng có thể hiểu.
Nhưng nói Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát, rồi kể cả Phật đều vô ngã-không có thực thể cố định trong đó thì có nhiều người tu học lâu họ vẫn cảm thấy khó hiểu. Tuy nhiên với người đã thâm tín vào Pháp Phật thì cũng dễ hiểu. Vì sao? Vì danh tự Phật, hiện tượng Phật (giác ngộ) thì không dành riêng cho một vị cố định nào, bất kì ai tu học viên mãn thì đều có thể xưng là Phật, đều có thể giác ngộ. Như vậy, ở đây không có một vị cố định gọi là Phật mà rất nhiều vị cũng là Phật.
Như vậy: TÁNH KHÔNG = TÍNH CHẤT CỦA VẠN PHÁP LÀ KHÔNG CÓ MỘT THỰC THỂ CỐ ĐỊNH NƠI MỘT PHÁP NÀO! CÁC PHÁP NƯƠNG VÀO NHAU ĐỂ XUẤT HIỆN.
2. THANH VĂN, DUYÊN GIÁC TRỤ ĐẮC NƠI TÁNH KHÔNG
Do nhận thức vạn pháp không có tự tánh, nơi vạn pháp chẳng có ngã, không có thực thể nào trong đó. Vì vậy họ xa lìa hết thảy các tướng pháp, tâm niệm dừng bặc tịch mịch vắng lặng và dừng trụ nơi vắng lặng dừng bặc đó.
Lúc tại thế, họ vẫn tác duyên, như lý tác ý.
Nhưng khi duyên đời mãn thì họ an trụ nơi tâm niệm dừng bặc đó.
Tuy nhiên, Phật nói thành tựu ấy là chưa rốt ráo! (Tất cả Kinh điển đại thừa). Vì vậy, những người theo đạo lộ Thanh Văn, Duyên giác thì họ chẳng thọ trì Kinh điển đại thừa.
Vì đối với đại thừa, nơi vắng lặng vẫn hành đạo, cái vắng lặng ấy vẫn là vẫn lặng không cần phải đi liền với cái tâm niệm lìa bỏ thế gian, mà là cái vốn có tự nơi Chân tâm mình phát ra.
2. CHÂN TÂM
VNBN đã nói rất nhiều về Chân Tâm, đó chính là thực thể, là cái quy định là chính mình chứ không phải ai khác, là cái có Tự Tánh (tự có).
CHÂN TÂM thì vừa không bị biến đổi (không do cái khác tạo thành, cũng không biến đổi thành cái khác) vừa không đứng riêng một mình (tức nó không đứng ngoài các pháp).
CHÂN TÂM là cái Bất Biến Tùy Duyên, Tùy Duyên mà vẫn Bất Biến.
Như vậy: CHÂN TÂM = CÁI THỰC THỂ CÓ THẬT, QUY ĐỊNH LÀ MÌNH, vừa có Tự Tánh vừa có Dụng Tánh.
Tự Tánh là tự có không do bên ngoài lập nên, quy định nhất thể, thủy chung từ đầu đến cuối, là cái gốc.
Dụng Tánh là biểu hiện của sự tồn tại, là tác dụng của Chân Tâm ra bên ngoài tự thân của nó, là cái ngọn. Dụng thì muôn hình vạn trạng, tùy theo nhân duyên.
Cho nên đây không phải là chỗ khế đạo của Nhị Thừa (Thanh Văn, Duyên giác). Vì họ chỉ còn nắm bắt cái dụng mà không rõ tự tánh, không rõ cái gốc.
3. PHẢI CÓ CHƯ PHẬT TRUYỀN DẠY CHÚNG SANH MỚI BIẾT CÓ CHÂN TÂM, TU HỌC GIẢI THOÁT
Mỗi chúng sanh đều có chân tâm của mình nhưng lại chẳng biết, đối ngoại u mê khởi dậy vọng động phân biệt -nhị nguyên mà cam chịu sự xoay vần biến đổi không ngừng nghỉ. Vọng động, u mê vốn chẳng có thật nhưng vì Chân Tâm có thật, nên theo cái nhân u mê đó mà Tự Tánh Chân Tâm biến dụng không ngừng nghỉ; khi u mê chấm dứt thì Tự Tánh chân tâm biến dụng tịch chiếu tỏa sáng mười phương thường lạc ngã tịnh.
Chúng sanh u mê như con kiến đi trên vòng tròn, nếu không có người trợ giúp chỉ cho lối thoát thì mãi mãi xoay tròn vô định không có hồi kết!
Cũng như vậy, chúng sanh u mê, nếu không có chư Phật xuất hiện ở đời dạy dỗ thì mãi mãi trong luân hồi sanh tử hoặc sẽ mãi mãi nơi tịch mịch của Niết Bàn nhị thừa.
4. PHẬT LÀ CHÂN TÂM TỊCH CHIẾU MƯỜI PHƯƠNG, LÀ TỰ TÁNH VỐN CÓ HIỆN TIỀN NƠI TÂM NIỆM
PHẬT là cái dụng của Chân Tâm khi nhân tố Vô Minh đã tan biến. Đây là cái dụng tối đại của Chân tâm. Cái dụng nhỏ hơn thì là Thánh Nhân, nhỏ hơn nữa thì là hữu tình chúng sanh, nhỏ hơn nữa thì là vô tình chúng sanh. Chân Tâm tùy theo nhân duyên mà thị hiện ra cảnh giới vậy. Phật là nhân nơi "niệm rỗng lặng trung đạo" mà Chân tâm không còn nhân chủng hữu vi để biến dịch, không biến dịch nên gọi là Chiếu, mà Chân Tâm tự có nên gọi là Tịch, Tịch trên cái "niệm rỗng lặng" thì gọi là tịch chiếu mười phương.
Ở PHẬT, chủ thể và đối tượng là bất nhị (không hai). Sự thấy biết của Phật, vượt lên trên tất cả sự đối đãi, không chịu sự chi phối của các mối quan hệ tương đối.
Sự thấy biết của Phật là do cái tâm niệm nhị nguyên biến mất, không còn sự che đậy nên Chân Tâm tự hiện. Đức Phật thấy biết hết thảy mà không lưu trú lại ở bất kì một đối tượng nào.
Do đó, Phật xuất hiện ở đời, thuyết pháp để gúp chúng sanh xả bỏ tâp chấp trước, đâp tan tâm thế nhị nguyên, Chân Tâm vốn có không còn gì làm nhân che đậy liền hiện bản tánh vốn có của chính mình.
Sửa lần cuối: