Làm sao để tự tin-Tự tin là nắm rõ cái mình biết.
Hôm nay Hạnh Tịnh vừa đăng ký tham gia diễn đàn. Thấy các bạn trình độ uyên bác quá làm mình vui mừng vì có điều kiện học hỏi , nhưng cũng mất tự tin làm sao vi thấy kiến thức mình còn quá yếu kém.
Hạnh Tịnh có mở 1 lớp học tình thương vừa mở ở quận Bình tân, TP HCM. Công tác xã hội , làm phước mình mạnh dạn lắm, nhưng học đạo sao mà.....yếu ơi là yếu, hic....hic....chắc không lên lớp nổi, mong các bạn chỉ giáo.
Chào bạn Hạnh Tịnh!
Tư tin chỉ là một trạng thái cảm xúc, và nó thể thay đổi rất nhanh.
Biết đâu khi tôi viết những lời này bạn đang rất tự tin. Nếu bạn có mở một lớp học tình thương, có lẽ bạn có đức hy sinh lớn. Những người có đức hi sinh lớn thường ẩn chứa sức mạnh tinh thần lớn. Vậy tôi nghĩ bạn phải rất tự tin chứ ko phải là một người yếu đuối.
Có thể bạn chỉ hơi rối 1 tí thôi.
Bởi bất cứ ai khi mới vào nhìn một khối kiến thức vô tận như kinh Phật đều phải bối rối.
Khi bắt đầu đọc sẽ cảm thấy thất vọng, thật sự là như vậy.
Bởi khi ta bắt đầu thấy đó là điều quan trọng, đó là những thứ quí giá, ta khởi niệm muốn có nó, có phải là càng nhiều càng tốt ko? có phải là ta muốn có tất cả những kiến thức đó ko? Ta hăm hở đọc với bao niềm tin và hy vọng. Khởi niệm này càng lớn thì càng hăm hở vui vẻ.
Nhưng khi bắt tay vào thực hành, chúng ta sẽ bối rối ko biết khởi đầu từ đâu, thấy cái nào cũng hay, cái nào cũng cần thiết, cái nào cũng cơ bản, cái nào cũng là gốc rể. Sâu hơn một chút, sao mà khó thế, tệ hơn là có những khái niệm cứ như không khí vậy, ko tài nào nắm được.
Chúng ta thất vọng vì ko đạt được mong ước, chúng ta thất vọng và đau khổ.
Ngay từ khởi đầu ta đã đặt nên móng cho việc thất vọng.
Ta đặt niềm tin của mình lên tỉ lệ kiến thức của mình và kiến thức trong kinh Phật là tiền đề cho thất vọng.
Ta đặt niềm tin của mình lên tỉ lệ kiến thức của ta và kiến thức của đạo hữu quanh ta cũng là tiền đề cho thất vọng, bởi luôn luôn có những kiến thức đạo hữu biết mà ta chưa biết.
Hãy đặt niềm tin vào cái ta đang có, những người tự tin là những người biết họ có cái gì. Đây là tiền đề cho niềm tin vững chắc.
Làm sao biết cái mình đã biết là chánh kiến, đây là khởi điểm quan trọng nhất.
-Thế nào là chánh kiến, thế nào là chân sư, thế nào là đúng.
Đây là điều Đức Phật đã dạy (bạn dể dàng tìm ra nó).
-Bạn có thể xem phần Bát chánh đạo làm nền tảng lâu dài.(dù là theo Pháp nào thì cũng có thể dùng Bát chánh đạo làm nền, dù là Mật tông,
Thiền tông, Tịnh độ tông...thậm chí Thiên chúa giáo, đạo giáo, hồi giáo...Bát chánh đạo vẩn luôn thể hiện giá trị của nó. )
-Bạn có thể xem những qui định trong dịch kinh sách của Phật giáo (sẽ giúp bạn tránh chấp vào từ ngữ- điều đại kị trong việc đọc kinh Phật). Đến cả những dịch giả hiện đại cũng bái phục kiến thức về dịch thuật của Phật giáo, và lấy đó làm nền tảng của dịch thuật.
Với 3 điều trên, bạn sẽ dần dần làm sáng tỏ những kiến thức mình có, cộng thêm những trải nghiệm trong cuộc sống, bạn sẽ thấy mình vửng bước trên đại lộ thênh thang, đi đến đâu sẽ có biền báo chỉ đường đến đó.
Con đường Đạo phải là con đường sáng tỏ, chứ ko thể là con đường huyền bí.
Đức Phật đã chỉ cho ta những dấu hiệu để nhận biết những điều đúng: cái gì ko đem đến bình an- phải xem lại điều đó, cái gì ko đem đến sự sáng rỏ- hãy xem lại điều đó....
Chúc bạn tạo ra ngọn đuốc cho chính mình, chúc bạn trở thành người thầy của chính mình.
Nam Mô A Di Đà Phật.