<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w

unctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w

ontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Kính thưa quý vị tiền bối !Kính mod bangtam, cô Điệu Đức,.....
Điều minh thức muốn trình thưa là “Lòng Tin trong đạo Phật”
Hình như là tất cả chúng ta khi đến với đạo Phật đều từ chỗ Không Tin gì hết (ngoại trừ những vị Hóa thân Bồ tát, Đại Bồ tát.)
Chữ Tin này có lẻ 1000 trang tham luận cũng chưa hết chuyện để nói, nhưng với sự hiểu biết ít ỏi của m/t thì chỉ xin khái lược.
Tin là gì ? _ Tin là chưa nắm chắc, chưa biết rõ nên phải Tin.
Khi một người hàng xóm đến “máng vốn” với m/t “ngày hôm qua con của bạn đã qua nhà tôi, ăn cắp một số tiền mà tôi để trên bàn !”.
m/t đã không trả lời rằng : “Tôi TIN con của tôi, nó không hề ăn cắp của ai bao giờ !”, mà m/t đã trả lời : “Thưa chị, ngày hôm qua bé của em sốt cao, nó đã không ra khỏi nhà một giây phút nào cả !”.
Như thế khi ta đã xác định chắc chắn một điều gì, thì ta không dùng chữ Tin nữa, trường hợp này mới là Tin tuyệt đối 100%, còn ngoài ra khi sử dụng đến từ TIN thì hãy còn bỏ ngỏ trường hợp « Tin không chính xác », (có thể vài % hay vài chục % ).
Kính quý tiền bối ! Cái biết của chúng ta về cuộc đời này quá ít, về đạo Phật, về Chân Lý Phật pháp lại càng ít hơn nữa; cái Trí Tuệ của chúng ta đa phần chỉ bé như hạt đậu, thì làm sao đức Phật đem cái Phật pháp quá cao siêu để nhét vào trong cái đầu _ không lớn hơn quả bưởi _ của chúng ta ???
Cho nên đạo Phật cũng đã phương tiện mở ra một pháp môn cho những người có “chỉ số IQ thấp” (không được thông minh lắm), lại hoàn cảnh không thuận tiện hay thích hợp cho chuyện tu Giới Định Tuệ. Đây gọi là đạo Phật “tận độ chúng sinh”, nghĩa là độ luôn được những người thiếu phước kém may mắn. Đó là pháp môn Niệm Phật !
Thưa quý đạo hữu ! Với pháp môn Niệm Phật thì điều căn bản thiết yếu nhất là chữ TIN (Tín )_ trong Tín Hạnh Nguyện _ không TIN thì Hạnh Nguyện sẽ không hề có.
Ở pháp môn khác đức Phật dạy Chánh Tín (Bát Chánh Đạo), với pháp môn Tịnh Độ thì không nói Chánh Tín, bởi vì mọi hành giả PHẢI TIN vào một thế giới mà mình chưa biết rõ, điều này rất có lợi.
Hàng ngày m/t thường đi xe đạp trên hành lang cầu (bắc qua sông rộng), hai bên có lan can chừng khoảng cách lối đi chỉ là một mét, trải qua nhiều năm qua lại trên cầu, chưa bao giờ m/t va quẹt vào hành lang của cầu. Giả sử cũng lối đi 1 mét như thế treo ngang qua vực thẳm mà không có tay vịn hay lan can thì bảo đảm là m/t sẽ nhào đầu xuống vực sau 1 phút.
Hai trường hợp trên khác nhau điểm nào ? Trường hợp thứ nhất, m/t có lòng Tin vào cây cầu, trường hợp thứ hai m/t không có lòng Tin vào cây cầu (mà ngược lại m/t tin rằng mình sẽ không thể nào qua cầu được).
Lòng TIN tạo nên sức mạnh. Có phải VẠN PHÁP DUY TÂM là chổ này hay chăng ?
Kính xin được nghe chỉ giáo thêm !
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Chào bạn minh thức,
Minh định trước hết xin vỗ tay tán thán bài viết của bạn,rất khúc triết,mạch lạc...chứng tỏ bạn có cảm ngộ nhất định đối với pháp tu này.
Bây giờ minh định xin được hỏi bạn về Lòng Tin.Như bạn đã phân tích,khi nói Tin có nghĩa là chưa chắc chắn,nhưng vẫn cứ phải tin vì thực sự là do chúng ta chưa biết rõ.Do đó có thể đúng và có thể sai.Vậy giả dụ pháp môn Tịnh Độ là sai đi,thì bạn nghĩ như thế nào?Lòng tin khi đặt sai chỗ sẽ dẫn đến điều gì,sẽ đi đến đâu?Giống như Thiên Chúa giáo vậy,"Hãy đến để mà tin",theo Chúa thì sẽ được lên thiên đàng.Vậy Lòng Tin của Thiên Chúa giáo và Lòng Tin trong Tịnh Độ tông có khác nhau mấy đâu?Mà Đức Phật có nói "Tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta",Ngài đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ lời Ngài nói rồi mới nên tin,sau đó mới khởi tâm tu tập.Vậy làm sao ta có thể hiểu rõ một thế giới mà ta chưa từng đến,chưa từng thấy,chỉ nghe kể lại mà thôi?
Câu Vạn pháp duy tâm có ý nghĩa sâu xa,có thể là chẳng có thế giới Tịnh Độ nào ngoài chính bản tâm của mình,tâm bình thế giới bình tâm như thế giới như đó sao?Ta bà tức Tịnh Độ,Tịnh Độ là Ta bà.Có phải nhất thiết đi tìm một cõi Tịnh Độ ở đâu không?Pháp môn Tịnh Độ nếu chỉ là vậy thì quá đơn giản rồi,cứ niệm Phật chuyên cần thì sẽ được Phật A Di Đà tiếp rước về cõi Tây Phương Cực Lạc,không lên thượng phẩm thì cũng được hạ phẩm...Ngày xưa,văn hóa của Ấn Độ chuyên dùng những câu truyện ẩn dụ để nói về mọi vấn đề,trong tôn giáo thì lại càng nhiều...từ những vua trời Phạm Thiên cho đến các vị Thần,Thánh,Ma Vương...Cho nên khả năng Thế giới Tịnh Độ chính là nói về một cảnh giới của Tâm sau khi tu tập Pháp môn Tịnh Độ này.
Trong thuyết Như Huyễn,Sắc là biểu tướng của Không,còn Không chính là bản chất của Sắc,Như là thể của Huyễn,còn Huyễn là dụng của Như.Ví dụ như nước vậy,nước có thể ở thể lỏng,thể rắn,thể khí...nhưng bản tánh của nó luôn là ướt,không thay đổi.Cũng vậy,Tâm ta có thể ở đủ mọi cung bậc,mọi trạng thái...Tâm "tốt" thì đạt Niết Bàn,Tâm "vừa vừa" thì ở Tây Phương Cực Lạc,Tâm "xấu" thì ở Ta Bà vậy.Mà Niết Bàn,Tây Phương Cực Lạc hay Ta Bà đều do Tâm "sở hiện" ra mà thôi(đối với các bậc Giác Ngộ chứ không phải chúng ta,vì đối với chúng ta thì Ta Bà này thật như là 1+1=2 vậy,hihiihi).
Đó là ý kiến cá nhân của minh định nói ra để thảo luận với bạn cho vui mà thôi,chứ trên thực tế chúng ta chưa đủ khả năng để nhận biết đâu là Chân Lý,tất cả vẫn là tùy duyên của chúng ta đến mức nào mà thôi.