- Tham gia
- 12/11/15
- Bài viết
- 33
- Điểm tương tác
- 16
- Điểm
- 8
TIỂU DẪN
CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu (56) thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu (288). Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đen tà kiến. Mỗi câu là một làn gió nhẹ, vừa mát mẻ, vừa thổi tan những đám mây mù huyển hoặc, vu vơ, cho bầu trời chân lý hiển lộ lồng lộng, một màu trong xanh ngăn ngắt.
Tư tưởng ở nội dung, ngữ ngôn văn tự qua hình thức đáng được tôn vinh là khúc ca CHỨNG ĐẠO của con người CHỨNG ĐẠO. Do vậy, tác phẩm có cái nhan đề CHỨNG ĐẠO CA, thiết tưởng không phải là ngôn từ cường điệu.
Tác giả Chứng Đạo Ca là Huyền Giác Thiền Sư. Sử sách Phật giáo Trung Hoa không nói nhiều về tông chi gia phả, chỉ nói Sư là con của gia đình họ Đới. Sanh vào năm 665 và mất năm 713 đời nhà Đường. Quê của Sư ở huyện Vĩnh Gia, xưa thuộc châu Ôn, nay là tỉnh Chiết Giang ở Trung quốc. Sư xuất gia vào tuổi ấu niên, tư chất thông minh, ham tu hiếu học, đọc nhiều kinh điển Phật đến độ tinh thông. Những kinh điển thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Phương Đẳng Viên Giác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn....Sư vận dụng một cách vô cùng thông minh, tài tình và "lợi hại" trong việc "công phá" tà kiến ngoại lai, hiển dương chánh pháp Đại thừa, mở đường chỉ lối cho những ai chủng tánh Đại thừa muốn đi con đường "đại ngộ".
Bỉ nhân tôi là một hậu học cô lậu quả văn, hữu duyên được nghiền ngẫm tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA. Khi đọc tôi cảm nghe như thân tâm bay bổng ra khỏi hết mọi vướng mắc ở cõi đời, mà từ lâu mình lầm lạc, tự trói thân để chịu cực nhọc, tự quản thúc tâm để ưu tư, sợ hãi triền miên. Tâm đắc sâu đậm, sung sướng tràn dâng, tôi phấn đấu vượt trở ngại: "mắt mờ". Thị lực yếu, tôi vẫn quyết chí dịch tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA từ Hán văn ra Việt văn bằng thể văn có âm điệu và tiết tấu để đọc cho dễ nhớ. Rồi sau đó, viết phần TRỰC CHỈ để bình thêm..
CHỨNG ĐẠO CA là một tác phẩm văn học của Phật giáo Trung Hoa và cả Phật giáo Việt Nm nữa.
CHỨNG ĐẠO CA là một giáo án, tôi soạn để giảng cho tăng ni sinh các trường, lớp Cao Đẳng Nội Minh.
CHỨNG ĐẠO CA là tiếng sấm long trời để đánh thức những ai mệnh danh là đệ tử Phật mà mãi li bì, ngủ say sưa trong mộng mị, mê tín, hoang đường.
CHỨNG ĐẠO CA là ngọn đuốc thiêng bất diệt dành cho những chủng tánh Đại thừa tiến bước trên lộ trình đại ngộ.
Viết tại Thao Hối Am ngày rằm tháng 7 năm Đinh Sửu (1997 - 2541) Dịch giả Thích Từ Thông cẩn bút.
thienvienchontam.com
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
Phiên âm:
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức Pháp thân
Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một
Dịch nghĩa: AI CÓ BIẾT!
Bậc tuyệt học vô vi nhàn đạo
Vọng không trừ tưởng chẳng cầu chân
Tánh của vô minh và Phật tánh không hai
Phật tánh ấy! Chính là thật tánh của vô minh đấy!
Thân ảo hóa với pháp thân cũng vậy
Ảo hóa thân là hiện tượng của Pháp thân
Biển Pháp thân ví: bản thể vô cùng
Thân ảo hóa tựa sóng mòi lao xao trên mặt nước
Nhận thức rõ hai thân pháp hóa (1)
Chợt tỉnh ra rằng "vạn pháp giai không"
Tánh thiên chân là thật tánh của mình
Mình là Phật vốn là thiên chân Phật
Thân ngũ uẩn chỉ là phù vân tụ tán
Hợp rồi tan trong vũ trụ bao la
Sự diệt sanh, sanh diệt vô cùng
Nó hiện hữu với thời gian vô tận.
Gọi tam độc thực tánh không hề độc
Ví như bọt bèo, sanh diệt huyển hư
Hễ u mê thì tam độc hoành hành
Bằng tỉnh thức không sao tìm được chúng
Đi con đường đạo, thường phải qua ba giai đoạn. "Học đạo", Hành đạo", và "Chứng đạo". Đến giai đoạn CHỨNG ĐẠO, được gọi là con người "nhàn đạo". Người "nhàn đạo" là người đã vượt qua giai đoạn "học đạo" và "hành đạo". Vì vậy người "chứng đạo"còn được gọi là người TUYỆT HỌC, là người đạt đến VÔ VI, cho nên bậc TUYỆT HỌC, VÔ VI, NHÀN ĐẠO tức là con người CHỨNG ĐẠO.
Cái thấy của người chứng đạo, không thấy qua cái thấy của nhục nhãn bình thường mà thấy bằng "Tuệ nhãn". Về "cái thấy", giáo lý đạo Phật dạy có năm cách nhìn thấy khác nhau. Dựa trên thành quả tu chứng mà cái thấy của người học đạo, hành đạo và chứng đạo đối với hiện tượng vạn hữu chia thành năm cách thấy: Cái thấy qua "nhục nhãn". Cái thấy qua "thiên nhãn". Cái thấy qua "pháp nhãn". Cái thấy qua "tuệ nhãn". Cái thấy qua "Phật nhãn". Cái thấy qua "nhục nhãn" là cái thấy "tầm thường". Cái thấy qua "thiên nhãn" là cái thấy "bình thường". Cái thấy qua "pháp nhãn" là cái thấy của người "đạt đạo", của hàng tiểu thừa THANH VĂN, DUYÊN GIÁC. Cái thấy qua "Tuệ nhãn" là cái thấy của người CHỨNG ĐẠO, cái thấy của căn cơ Đại thừa, của Bồ tát trên đoạn đường gần tới VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC của "Phật nhãn".
Người CHỨNG ĐẠO, nhìn thấy thấu triệt bản chất căn nguyên của vạn pháp. Nói cách khác, người chứng đạo nhìn hiện tượng vạn pháp họ thấy được cái "thực tướng" của vạn pháp. Họ biết rất kỹ rằng cái tướng thực của vạn pháp là "không có gì". Tất cả chỉ là duyên sanh, mà duyên sanh thì như huyển, không thật có.
Qua cái thấy của con người chứng đạo, "vọng tưởng" đã là vọng thì còn quan tâm, còn mơ tưởng, còn kết giao, gá nghĩa với nó được sao? Biết nó vọng thì mình đã "không vọng". Không vọng là đã tự "chơn" rồi. Do vậy, "vọng" không phải "trừ", "chơn" không cầu, không cần mơ ước mà tự có.
Nước trong, trăng hiện, mây tan, trời hiện, phiền não vô minh hết Phật tánh hiện. Trăng vốn sẵn có trong lúc nước ao hồ vẫn đục. Phật tánh thanh tịnh vốn có trong lúc con người biểu đầy những phiền não vô minh đau khổ. Giác là Phật, mê là tục tử phàm phu.
Kinh điển Phật thưòng đề cập "Tam thân" của con người chứng đạo. Pháp thân là cái bản thể châu biến. Về thời gian xuyên suốt quá khứ, hiện tại và vị lai. Về không gian khắp cùng đông, tây, nam, bắc, tứ duy, thượng, hạ. Từ Pháp thân đó, duyên sanh ra các hiện tượng vạn hữu. Ảo hóa thân là một hiện tượng trong vô vàn hiện tượng "duyên sanh". Vì thế cho nên ảo hóa thân không ngoài Pháp thân. Từ nơi Pháp thân duyên khởi sanh ra ảo hóa thân. Ảo hóa thân và Pháp thân không phải LÀ mà không phải KHÔNG LÀ. Đó là chân lý "Bất tức, bất ly", trung đạo. Bảo rằng: lu, hũ, chum, ché không phải đất. Đúng, nhưng không đúng trọn vẹn. Bảo rằng: lu, hũ, chum, ché là đất. Đúng, nhưng cũng không đúng trọn vẹn. Mà phải hiểu rằng: lu, hũ, chum, ché không "là" đất nhưng chúng không ngoài đất. Đất không phải là lu, hũ, chum, ché, nhưng ngoài đất không sao có lu, hũ, chum, ché.
Người biết học đạo, hành đạo theo chánh pháp, không xem khinh thân ảo hóa, vì biết rằng thân ảo hóa là diệu dụng duyên khởi của Pháp thân. Thân ảo hóa và Pháp thân "bất tức mà bất ly" như đồ gốm và đất sét của đại địa mêng mông kia vậy.
"Ảo hóa không thân tức Pháp thân"
Nhận rõ và thực chứng bản thể thanh tịnh châu biến, duyên sanh mầu nhiệm của Pháp thân, bấy giờ chợt tỉnh và thấy rằng tất cả hiện tượng vạn hữu có cùng một bản thể chung cùng, chỉ do nhân duyên không đồng mà có sự sai khác. Dù hiện tượng vạn hữu có ngàn sai muôn khác nhưng cái thấy của người chứng đạo: Tất cả cùng một thể thanh tịnh không hề có sự vật này là nguyên nhân gây đau khổ cho sự vật nọ.
"Pháp thân giác liễu vô nhất vật".
"Vô nhất vật" là do người chứng đạo xử dụng tuệ nhãn, nhìn vạn pháp bên mặt Tổng. Thấy có nhiều "vạn vật" tại vì dùng nhục nhãn nhìn vạn pháp bên mặt Dị Biệt duyên sanh của nó.
Từ nhận thức đó, người chứng đạo thấy rằng: "duyên sanh" vạn pháp "vô tình", cũng như duyên sanh vạn loại "hữu tình", cùng có chung một "bản nguyên", một cội nguồn thanh tịnh là "Thiên chân Phật".
"Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một".
Dưới con mắt của người chứng đạo, thân con người kết hợp bởi ngũ uẩn, duyên sanh. Vì duyên sanh cho nên thân của phàm nhân hay thân của thánh đức đều chung một dạng "phù du". Vì là "phù hư" cho nên nó sanh diệt, khứ lai, tụ tán. Cái điểm ưu việt khác hơn người của con người chứng đạo là họ thấy rõ và biết kỹ rằng phù vân dù có sanh diệt, khứ lai, tụ tán nhưng nó không bao giờ mất mà nó vĩnh cửu khứ lai, sanh diệt, tụ tán trong bầu hư không vốn dĩ bất sanh bất diệt. Dưới cái nhìn của người chứng đạo, vấn đề sinh tử chỉ là chuyện tầm thường như vô vàn sự vật diệt sanh tan hợp khứ lai bình thường khác.
Tham, sân, si nhà Phật gọi chúng là "Tam độc". Vì tánh tác hại của chúng gây cho loài người không sao kể hết những biến chứng khổ đau cùng cực do chúng gây ra. Nhưng bình tâm mà nói. Vận dụng tuệ nhãn mà nhìn thì "tam độc không có thực tánh. Tam độc cũng có thể xuất hiện khiến cho con người khổ đau cùng cực. Tam độc cũng có thể biến mất không để lại một bóng dáng, một dấu vết xấu xa nào. Tam độc có hay không có, tùy thuộc ở con người MÊ hay GIÁC. Thực chất của tam độc là không có chất. Chúng như những bong bóng nổi chìm sanh diệt của những con sóng vỗ mặt ghềnh! Hiểu rõ chân lý đó, đối với sự tử sanh, sanh diệt của tự thân cũng như của hiện tượng vạn pháp, người chứng đạo thấy bằng cái thấy bình tĩnh, an nhiên, không có cái gì phải lo âu, phải sợ hãi. Chẳng những thế, người chứng đạo còn thấy biết rõ: Khi mình sanh ra từ đâu và lúc chết sẽ đi về đâu!
PHÁP ÂM BĂNG GIẢNG MP3 >>> thienvienchontam.com
Xem tất cả quyền Chứng Đạo Ca tai địa chỉ sau.
thienvienchontam.com
THI CA 2
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
VỀ NHƠN PHÁP
Phiên âm:
Chứng thực tướng vô nhơn pháp
Sát na diệt khước a tỳ nghiệp
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp
Dich nghĩa:
Chứng "thật tướng thấy rõ cõi đời "vô tướng"
VÔ TƯỚNG đồng với 'vạn pháp giai không"
Tướng "PHÁP", "NHƠN" mà còn chẳng có gì!
A tỳ nghiệp vì gì mà hiện hữu
Đấy lẽ thật, đây lời nói thật
Nói cho mình và hy vọng đến với ai kia
Không có ý chi dối gạt phỉnh phờ
Được phép thệ! Dù thề độc cũng xin cam chịu
TRỰC CHỈ
Người chứng đạo quán triệt thật tướng của vạn pháp là vô tướng, người ta sẽ không còn chấp NHƠN và PHÁP. Do diệt bỏ ý niệm chấp mà tâm hồn thanh thoát khinh an đến độ tự tại NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG. Vì vậ, cái gọi là nghiệp A tỳ nếu có, cũng tự hóa giải tiệu vong. Đó là sự thật mà đạo lý có thể chứng minh.
Nghiệp A tỳ nếu có, nó phát nguyên từ ý niệm chấp mắc. Chấp nhơn và chấp pháp là hai đối tượng chấp, nó sanh ra vô vàn đau khổ và là nguyên nhân đau khổ. Tám mươi bốn ngàn trần lao phiền não đều do hai thứ chấp NHƠN PHÁP mà ra. Thấy biết rõ tánh chật VÔ NHƠN, VÔ PHÁP thì diệt hết khổ nạn A tỳ trong sát na là chân lý đương nhiên vậy.
Người học Phật, tu Phật không được THỀ. Vì thiết tha với chân lý, vì muốn truyền trao chánh pháp trong sáng cho mọi người con Phật, tác giả Chứng Đạo Ca phải thốt ra lời: như cam kết, như tự THỀ để nói lên nỗi lòng thành thật và tha thiết đối với chánh pháp. "Được phép thệ, dù thề độc cũng xin cam nhận".
Xem và nghe mp3 băng giảng Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
THI CA 3
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO SỰ NHIỆM MẦU CỦA NHƯ LAI THIỀN
Phiên âm:
Đốn giác liễu Như Lai thiền
Lục độ vạn hạnh thể trung viên
Mộng lý minh minh hữu lục thú
Giác hậu không không vô đại thiên.
Dịch nghĩa:
Thoắt chứng nhập Như Lai thiền định
Vạn hạnh tròn mà lục độ cũng châu viên
Còn mộng mơ, thấy có nẻo luân hồi
Khi tỉnh thức, cõi ta bà tìm không ra dấu vết.
TRỰC CHỈ
Người tu hành, đến một lúc nào đó có thể chợt tỉnh thức và khi tỉnh thức người ta có khả năng thể nhập, đi sâu vào. Như Lai Thiền là thứ Thiền chỉ khi nào đến địa vị Như Lai mới có. Thể nhập Như Lai Thiền đối với vạn pháp không cần tu mà vạn hạnh tự nhiên đã sẵn đủ. Thể nhập Như Lai Thiền với lục độ không cần hành mà hành một cách viên mãn rồi. Bởi vì Như Lai Thiền là thứ Thiền viên mãn và siêu viên mãn nữa.
Vậy NHƯ LAI THIỀN là THIỀN như thế nào?
Đáp: Như Lai Thiền là Thiền không cần ngồi, vì nó vượt cái cần thiết ngồi. Như Lai Thiền không cần định tâm vắng lặng, vì nó vượt ngoài cái cần thiết định tâm vắng lặng. Như Lai Thiền là thứ Thiền không cần gia công dụng ý để thiền, mà thiền trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi và thiền ở mọi nơi chốn, ở mọi thời gian. Như Lai Thiền là kết quả, là THIỀN RỒI tất cả tám muôn bốn ngàn thứ thiền khác. . Cho nên tỉnh thức và thể nhập Như Lai Thiền thì không đức tốt, hạnh lành nào là không viên mãn.
Thành quả của Như Lai thiền được đúc kết qua các tiêu chuẩn như sau:
1. Thân vô thất
2. Khẩu vô thất
3. Ý vô thất
4. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành
5. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành
6. Nhất thiết ý nghiệp tùy trí tuệ hành
7. Trí tuệ tri quá khứ vô ngại
8. Trí tuệ tri hiện tại vô ngại
9. Trí tuệ tri vị lai vô ngại
10. Vô dị tưởng
11. Vô bất định tâm
12. Vô bất tri. Tri hỉ xả
13. Dục vô giảm
14. Niệm vô giảm
15. Định vô giảm
16. Tinh tấn vô giảm
17. Giải thoát vô giảm
18. Giải thoát tri kiến vô giảm
Có ngần ấy tiêu chuẩn thì những đức tốt, hạnh lành trên cõi đời này có cái thứ nào mà còn thiếu! "Lục độ vạn hạnh thể trung viên", đối với con người "Đốn giác liễu Như Lai thiền" hẳn không phải là thứ danh ngôn cường điệu.
Người đệ tử Phật có học Phật thật, có ham tu thật và có hiểu kỹ về Phật, người ta không thèm sợ sáu nẻo luân hồi như là: cảnh giới địa ngục, cảnh giới ngạ quỷ, cảnh giới súc sanh, cảnh giới người, cảnh giới A tu la, và cảnh giới trời ở ngoại cảnh. Mà người ta chỉ quan tâm "Lục Thú" ở nội tâm. Lục thú ở nội tâm nó trực tiếp tác động hoành hành cuộc sống hiện tại của con người. Đó mới là đáng lo sợ.
Không sợ sự luân hồi của lục thú nội tâm mà chỉ lo sợ sự luân hồi lục thú ở kiếp tương lai thì quả là con người giàu tưởng tượng! "Chẳng khác chi người chưa làm giàu mà sợ ăn cướp. Chưa ăn cướp mà sợ ở tù!"
Vấn đề "đại thiên thế giới, cõi Ta bà" có hay không? Vấn đề "Tây phương Cực lạc" không hay có? Đó là vấn đề người học Phật phải quán triệt sâu sắc.
Y cứ nền giáo lý liễu nghĩa thượng thừa và sử dụng tuệ nhãn mà nhìn vũ trụ vạn hữu trong pháp giới mười phương, thì pháp giới chỉ có một. Pháp giới "nhất chân" không có hai, không có pháp giới nào khác với pháp giới nào. Pháp giới có cùng một bản thể "chân như" y nhau. Vì "chân" cho nên không thể tiêu hoại cho mất đi. Vì "như" cho nên không thể tăng bổ cho thêm nhiều. Vì "chân như" cho nên mười phương pháp giới đồng một thể: Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Qua cái thấy của tuệ nhãn, chỉ nói tuệ nhãn của người chủng tánh Đại thừa thôi, pháp giới đã là "nhất chân" rồi. Do nghĩa đó, người chứng đạo thấy rõ ràng:
"Còn mộng mê, thấy có sáu nẻo luân hồi Khi tỉnh thức, cõi ta bà tìm không ra dấu vết".
Người đệ tử Phật có chánh niệm, có tư duy, có quán chiếu nội tâm sẽ thấy rõ cái chân lý đó.
Kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy:
Do vậy:
"Nếu ai muốn biết rõ
Mười phương Phật ba đời
Nên quán chiếu thể tánh của Pháp giới Hết thảy do tâm mình kiến lập"
"....Còn mộng mê, thấy có sáu nẻo luân hồi Khi tỉnh thức, cõi ta bà tìm không ra dấu vết".
Xem và nghe mp3 băng giảng Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
THI CA 4
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ TỘI PHƯỚC VÀ THIỆN ÁC
Phiên âm:
Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch
Tỉ lai trần kính vị tằng ma
Kim nhật phân minh tu phẩu tích
Dịch nghĩa:
+ Tội là chi, phước lại là chi?
Đa mang chi hai gánh nặng như chì!
Ai bắt tội? Ai là người chịu tội?
+ Thiện là chi, ác cũng lại là chi?
Sợ làm chi hai danh tự vô nghì!
Sợ cái đáng sợ! Lương tâm tự hành hạ lấy
+ Gương lòng sáng, xưa nay ta vốn có
Mặc cho bụi mờ vĩnh viễn chẳng quan tâm
Ngày hôm nay có cơ hội lau chùi
Sáng soi thấy, "phước" và "tội" không ai ban ai phạt.
TRỰC CHỈ
Nền giáo lý Phật nhằm đào tạo cho con người đức tánh tự tôn. Cái nhân bản của con người là tối tôn và hoàn toàn trong sáng. Con người hãy phát huy đức tánh vốn có ấy để mà sống một cách tự tin ở khả năng, ở nơi nhân bản cao đẹp vốn có của mình.
Người đệ tử Phật không tôn trọng ai khác, ngoài nhân bản thanh cao trong sáng, mà tác giả Chứng Đạo Ca gọi đó là "Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật" của chính con người. Vì vậy, người đệ tử Phật, học Phật, tu theo đạo Phật không được sợ bất cứ một thế lực "linh thiêng", một sức mạnh vô hình hay một đấng thưởng phạt siêu nhiên nào đó, như một số người nhẹ dạ dạ dễ tin thường sợ. Người theo đạo Phật chỉ sợ nhân quả. Tâm não của con người là "căn cứ địa" phát xuất và biểu hiện qua "nghiệp nhân" THIỆN hay ÁC. Chữ "nghiệp" trong đạo Phật chỉ hành động THÂN của KHẨU của Ý được biểu hiện cụ thể. Gieo nghiệp nhân THIỆN sẽ gặt hái trái ngon, tốt lành. Gieo nghiệp nhân BẤT THIỆN cũng sẽ được thu hoạch trái không ngon, cay đắng...Nhân thế nào, quả thế ấy, như bóng theo hình. Chung qui lại, do TÂM làm chủ hết. Tạo nghiệp nhân thiện hay ác, sẽ tự nhận lấy quả khổ hay vui. Hễ nhận lấy quả khổ thì người ta cho là do mắc TỘI. Nếu nhận lấy quả vui thì người ta cho là được PHƯỚC. TỘI hay PHƯỚC rõ ràng chỉ là kết quả của con người gieo nhân THIỆN hay ÁC ở thời gian trước đó mà thôi.
Đúng chân lý mà nói thì không ai là người có quyền ban cho và không ai là người phải chịu tội với ai cả.
Lập trường bình đẳng của đạo Phật, biểu hiện cụ thể qua tính "bình đẳng về nhân bản của mọi con người"
"Sáng soi thấy: TỘI, PHƯỚC không ai ban và ai phạt".
������ Xem trọn tập Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
������ Nghe băng giảng mp3 Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
THI CA 5
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ TĨNH TÂM VÔ NIỆM
Phiên âm:
Thùy vô niệm? Thùy vô sanh
Nhược thực vô sanh vô bất sanh
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn
Cầu Phật thi công tảo vãn thành.
Dịch nghĩa:
* Ai là người thường ước mơ vô niệm
Ai là người hằng mong đạt đến vô sanh
Vô niệm vô sanh là ước mơ cuồng vọng hảo huyền
Rất oan uổng! Hóa đá một kiếp người tràn đầy linh động.
* Để trắc nghiệm, xin hỏi, "ông Robot" người máy
Quả Bồ đề! Bao năm tháng nữa, ông thành?
Hỏi là hỏi vậy thôi, hỏi tức trả lời
Ai can đảm, đủ sức chờ "ông" giải đáp.
TRỰC CHỈ
Tu đạo Phật, rất cần CHÁNH NIỆM mà không cần VÔ NIỆM. Có thể nói: Có chánh niệm là có tất cả đức tốt, hạnh lành. Có chánh niệm rất dễ thành công trên tám nẻo đường "bát chánh". Suốt cuộc đời hóa đạo chúng sanh, đức Phật không lúc nào rời chánh niệm. Chánh niệm nuôi lớn ngũ căn, chánh niệm phát triển ngũ lực, chánh niệm giữ gìn thất thánh tài, chánh niệm trưởng dưỡng thất giác chi. Chánh niệm cũng là chất liêu bổ dưỡng để tưới tẩm, để đượm nhuần cho quá trình phát triển của 18 pháp bất cộng của Như Lai Phật.
Tu Phật mà mong cầu VÔ NIỆM là tu sai. Vô niệm thì còn ai để biết, để tư duy chân lý và những gì phi chân lý!
Tu mà cầu được vô sanh cũng là lối tu sai lạc. Trên cõi đời, có cái gì không biến chuyển vận hành sinh diệt? Đá gỗ còn không ra ngoài vòng vận động vô thường "hằng chuyển" sát na sanh diệt, huống hồ là một hữu tình "tối linh ư vạn vật"!.
Mong trở thành người VÔ NIỆM, cầu được chứng đắc VÔ SANH là lý tưởng cuồng vọng sai lầm và không có ngày hiện thực. Giả sử cái ngày hiện thực đến, con người VÔ NIỆM VÔ SANH "tệ" hơn loài khoáng vật, thực vật vô tình.....Con người hữu tình, vốn có tri giác lại trở thành người máy có "cơ quan" điều khiển vậy thôi sao?
Việc làm của người tu hành, tương tợ như việc làm của người huấn luyện khỉ. Người huấn luyện khỉ có tài là "thuần hóa" được khỉ, dạy khỉ làm trò, làm xiếc....theo ý muốn của mình. Chứ huấn luyện khỉ làm cho "óc khỉ" trở thành chứng bệnh phân liệt, không còn hoạt động được gì, đó không phải là cách huấn luyện khỉ của người có tài, có trí.
Tu hành cần có những giờ phút "tĩnh tâm" nhưng tĩnh tâm không được hiểu là những phút giây VÔ NIỆM.
VÔ SANH là một ý niệm mà người tu Phật phải từ bỏ dứt khoát. Vô sanh đồng nghĩa với "đoạn diệt". Tự mình làm cho mình "rớt" vào hàng ngũ của ngoại đạo "đoạn kiến" là cách tu sai lạc, đáng thương!
������ Xem trọn tập Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
������ Nghe băng giảng mp3 Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu (56) thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu (288). Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đen tà kiến. Mỗi câu là một làn gió nhẹ, vừa mát mẻ, vừa thổi tan những đám mây mù huyển hoặc, vu vơ, cho bầu trời chân lý hiển lộ lồng lộng, một màu trong xanh ngăn ngắt.
Tư tưởng ở nội dung, ngữ ngôn văn tự qua hình thức đáng được tôn vinh là khúc ca CHỨNG ĐẠO của con người CHỨNG ĐẠO. Do vậy, tác phẩm có cái nhan đề CHỨNG ĐẠO CA, thiết tưởng không phải là ngôn từ cường điệu.
Tác giả Chứng Đạo Ca là Huyền Giác Thiền Sư. Sử sách Phật giáo Trung Hoa không nói nhiều về tông chi gia phả, chỉ nói Sư là con của gia đình họ Đới. Sanh vào năm 665 và mất năm 713 đời nhà Đường. Quê của Sư ở huyện Vĩnh Gia, xưa thuộc châu Ôn, nay là tỉnh Chiết Giang ở Trung quốc. Sư xuất gia vào tuổi ấu niên, tư chất thông minh, ham tu hiếu học, đọc nhiều kinh điển Phật đến độ tinh thông. Những kinh điển thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Phương Đẳng Viên Giác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn....Sư vận dụng một cách vô cùng thông minh, tài tình và "lợi hại" trong việc "công phá" tà kiến ngoại lai, hiển dương chánh pháp Đại thừa, mở đường chỉ lối cho những ai chủng tánh Đại thừa muốn đi con đường "đại ngộ".
Bỉ nhân tôi là một hậu học cô lậu quả văn, hữu duyên được nghiền ngẫm tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA. Khi đọc tôi cảm nghe như thân tâm bay bổng ra khỏi hết mọi vướng mắc ở cõi đời, mà từ lâu mình lầm lạc, tự trói thân để chịu cực nhọc, tự quản thúc tâm để ưu tư, sợ hãi triền miên. Tâm đắc sâu đậm, sung sướng tràn dâng, tôi phấn đấu vượt trở ngại: "mắt mờ". Thị lực yếu, tôi vẫn quyết chí dịch tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA từ Hán văn ra Việt văn bằng thể văn có âm điệu và tiết tấu để đọc cho dễ nhớ. Rồi sau đó, viết phần TRỰC CHỈ để bình thêm..
CHỨNG ĐẠO CA là một tác phẩm văn học của Phật giáo Trung Hoa và cả Phật giáo Việt Nm nữa.
CHỨNG ĐẠO CA là một giáo án, tôi soạn để giảng cho tăng ni sinh các trường, lớp Cao Đẳng Nội Minh.
CHỨNG ĐẠO CA là tiếng sấm long trời để đánh thức những ai mệnh danh là đệ tử Phật mà mãi li bì, ngủ say sưa trong mộng mị, mê tín, hoang đường.
CHỨNG ĐẠO CA là ngọn đuốc thiêng bất diệt dành cho những chủng tánh Đại thừa tiến bước trên lộ trình đại ngộ.
Viết tại Thao Hối Am ngày rằm tháng 7 năm Đinh Sửu (1997 - 2541) Dịch giả Thích Từ Thông cẩn bút.
thienvienchontam.com
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
Phiên âm:
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức Pháp thân
Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một
Dịch nghĩa: AI CÓ BIẾT!
Bậc tuyệt học vô vi nhàn đạo
Vọng không trừ tưởng chẳng cầu chân
Tánh của vô minh và Phật tánh không hai
Phật tánh ấy! Chính là thật tánh của vô minh đấy!
Thân ảo hóa với pháp thân cũng vậy
Ảo hóa thân là hiện tượng của Pháp thân
Biển Pháp thân ví: bản thể vô cùng
Thân ảo hóa tựa sóng mòi lao xao trên mặt nước
Nhận thức rõ hai thân pháp hóa (1)
Chợt tỉnh ra rằng "vạn pháp giai không"
Tánh thiên chân là thật tánh của mình
Mình là Phật vốn là thiên chân Phật
Thân ngũ uẩn chỉ là phù vân tụ tán
Hợp rồi tan trong vũ trụ bao la
Sự diệt sanh, sanh diệt vô cùng
Nó hiện hữu với thời gian vô tận.
Gọi tam độc thực tánh không hề độc
Ví như bọt bèo, sanh diệt huyển hư
Hễ u mê thì tam độc hoành hành
Bằng tỉnh thức không sao tìm được chúng
TRƯC CHỈ
Đi con đường đạo, thường phải qua ba giai đoạn. "Học đạo", Hành đạo", và "Chứng đạo". Đến giai đoạn CHỨNG ĐẠO, được gọi là con người "nhàn đạo". Người "nhàn đạo" là người đã vượt qua giai đoạn "học đạo" và "hành đạo". Vì vậy người "chứng đạo"còn được gọi là người TUYỆT HỌC, là người đạt đến VÔ VI, cho nên bậc TUYỆT HỌC, VÔ VI, NHÀN ĐẠO tức là con người CHỨNG ĐẠO.
Cái thấy của người chứng đạo, không thấy qua cái thấy của nhục nhãn bình thường mà thấy bằng "Tuệ nhãn". Về "cái thấy", giáo lý đạo Phật dạy có năm cách nhìn thấy khác nhau. Dựa trên thành quả tu chứng mà cái thấy của người học đạo, hành đạo và chứng đạo đối với hiện tượng vạn hữu chia thành năm cách thấy: Cái thấy qua "nhục nhãn". Cái thấy qua "thiên nhãn". Cái thấy qua "pháp nhãn". Cái thấy qua "tuệ nhãn". Cái thấy qua "Phật nhãn". Cái thấy qua "nhục nhãn" là cái thấy "tầm thường". Cái thấy qua "thiên nhãn" là cái thấy "bình thường". Cái thấy qua "pháp nhãn" là cái thấy của người "đạt đạo", của hàng tiểu thừa THANH VĂN, DUYÊN GIÁC. Cái thấy qua "Tuệ nhãn" là cái thấy của người CHỨNG ĐẠO, cái thấy của căn cơ Đại thừa, của Bồ tát trên đoạn đường gần tới VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC của "Phật nhãn".
Người CHỨNG ĐẠO, nhìn thấy thấu triệt bản chất căn nguyên của vạn pháp. Nói cách khác, người chứng đạo nhìn hiện tượng vạn pháp họ thấy được cái "thực tướng" của vạn pháp. Họ biết rất kỹ rằng cái tướng thực của vạn pháp là "không có gì". Tất cả chỉ là duyên sanh, mà duyên sanh thì như huyển, không thật có.
Qua cái thấy của con người chứng đạo, "vọng tưởng" đã là vọng thì còn quan tâm, còn mơ tưởng, còn kết giao, gá nghĩa với nó được sao? Biết nó vọng thì mình đã "không vọng". Không vọng là đã tự "chơn" rồi. Do vậy, "vọng" không phải "trừ", "chơn" không cầu, không cần mơ ước mà tự có.
Nước trong, trăng hiện, mây tan, trời hiện, phiền não vô minh hết Phật tánh hiện. Trăng vốn sẵn có trong lúc nước ao hồ vẫn đục. Phật tánh thanh tịnh vốn có trong lúc con người biểu đầy những phiền não vô minh đau khổ. Giác là Phật, mê là tục tử phàm phu.
"Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân
"Thật tánh vô minh là Phật tánh".
"Thật tánh vô minh là Phật tánh".
Kinh điển Phật thưòng đề cập "Tam thân" của con người chứng đạo. Pháp thân là cái bản thể châu biến. Về thời gian xuyên suốt quá khứ, hiện tại và vị lai. Về không gian khắp cùng đông, tây, nam, bắc, tứ duy, thượng, hạ. Từ Pháp thân đó, duyên sanh ra các hiện tượng vạn hữu. Ảo hóa thân là một hiện tượng trong vô vàn hiện tượng "duyên sanh". Vì thế cho nên ảo hóa thân không ngoài Pháp thân. Từ nơi Pháp thân duyên khởi sanh ra ảo hóa thân. Ảo hóa thân và Pháp thân không phải LÀ mà không phải KHÔNG LÀ. Đó là chân lý "Bất tức, bất ly", trung đạo. Bảo rằng: lu, hũ, chum, ché không phải đất. Đúng, nhưng không đúng trọn vẹn. Bảo rằng: lu, hũ, chum, ché là đất. Đúng, nhưng cũng không đúng trọn vẹn. Mà phải hiểu rằng: lu, hũ, chum, ché không "là" đất nhưng chúng không ngoài đất. Đất không phải là lu, hũ, chum, ché, nhưng ngoài đất không sao có lu, hũ, chum, ché.
Người biết học đạo, hành đạo theo chánh pháp, không xem khinh thân ảo hóa, vì biết rằng thân ảo hóa là diệu dụng duyên khởi của Pháp thân. Thân ảo hóa và Pháp thân "bất tức mà bất ly" như đồ gốm và đất sét của đại địa mêng mông kia vậy.
"Ảo hóa không thân tức Pháp thân"
Nhận rõ và thực chứng bản thể thanh tịnh châu biến, duyên sanh mầu nhiệm của Pháp thân, bấy giờ chợt tỉnh và thấy rằng tất cả hiện tượng vạn hữu có cùng một bản thể chung cùng, chỉ do nhân duyên không đồng mà có sự sai khác. Dù hiện tượng vạn hữu có ngàn sai muôn khác nhưng cái thấy của người chứng đạo: Tất cả cùng một thể thanh tịnh không hề có sự vật này là nguyên nhân gây đau khổ cho sự vật nọ.
"Pháp thân giác liễu vô nhất vật".
"Vô nhất vật" là do người chứng đạo xử dụng tuệ nhãn, nhìn vạn pháp bên mặt Tổng. Thấy có nhiều "vạn vật" tại vì dùng nhục nhãn nhìn vạn pháp bên mặt Dị Biệt duyên sanh của nó.
Từ nhận thức đó, người chứng đạo thấy rằng: "duyên sanh" vạn pháp "vô tình", cũng như duyên sanh vạn loại "hữu tình", cùng có chung một "bản nguyên", một cội nguồn thanh tịnh là "Thiên chân Phật".
"Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một".
Dưới con mắt của người chứng đạo, thân con người kết hợp bởi ngũ uẩn, duyên sanh. Vì duyên sanh cho nên thân của phàm nhân hay thân của thánh đức đều chung một dạng "phù du". Vì là "phù hư" cho nên nó sanh diệt, khứ lai, tụ tán. Cái điểm ưu việt khác hơn người của con người chứng đạo là họ thấy rõ và biết kỹ rằng phù vân dù có sanh diệt, khứ lai, tụ tán nhưng nó không bao giờ mất mà nó vĩnh cửu khứ lai, sanh diệt, tụ tán trong bầu hư không vốn dĩ bất sanh bất diệt. Dưới cái nhìn của người chứng đạo, vấn đề sinh tử chỉ là chuyện tầm thường như vô vàn sự vật diệt sanh tan hợp khứ lai bình thường khác.
Tham, sân, si nhà Phật gọi chúng là "Tam độc". Vì tánh tác hại của chúng gây cho loài người không sao kể hết những biến chứng khổ đau cùng cực do chúng gây ra. Nhưng bình tâm mà nói. Vận dụng tuệ nhãn mà nhìn thì "tam độc không có thực tánh. Tam độc cũng có thể xuất hiện khiến cho con người khổ đau cùng cực. Tam độc cũng có thể biến mất không để lại một bóng dáng, một dấu vết xấu xa nào. Tam độc có hay không có, tùy thuộc ở con người MÊ hay GIÁC. Thực chất của tam độc là không có chất. Chúng như những bong bóng nổi chìm sanh diệt của những con sóng vỗ mặt ghềnh! Hiểu rõ chân lý đó, đối với sự tử sanh, sanh diệt của tự thân cũng như của hiện tượng vạn pháp, người chứng đạo thấy bằng cái thấy bình tĩnh, an nhiên, không có cái gì phải lo âu, phải sợ hãi. Chẳng những thế, người chứng đạo còn thấy biết rõ: Khi mình sanh ra từ đâu và lúc chết sẽ đi về đâu!
PHÁP ÂM BĂNG GIẢNG MP3 >>> thienvienchontam.com
Xem tất cả quyền Chứng Đạo Ca tai địa chỉ sau.
thienvienchontam.com
THI CA 2
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
VỀ NHƠN PHÁP
Phiên âm:
Chứng thực tướng vô nhơn pháp
Sát na diệt khước a tỳ nghiệp
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp
Dich nghĩa:
Chứng "thật tướng thấy rõ cõi đời "vô tướng"
VÔ TƯỚNG đồng với 'vạn pháp giai không"
Tướng "PHÁP", "NHƠN" mà còn chẳng có gì!
A tỳ nghiệp vì gì mà hiện hữu
Đấy lẽ thật, đây lời nói thật
Nói cho mình và hy vọng đến với ai kia
Không có ý chi dối gạt phỉnh phờ
Được phép thệ! Dù thề độc cũng xin cam chịu
TRỰC CHỈ
Người chứng đạo quán triệt thật tướng của vạn pháp là vô tướng, người ta sẽ không còn chấp NHƠN và PHÁP. Do diệt bỏ ý niệm chấp mà tâm hồn thanh thoát khinh an đến độ tự tại NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG. Vì vậ, cái gọi là nghiệp A tỳ nếu có, cũng tự hóa giải tiệu vong. Đó là sự thật mà đạo lý có thể chứng minh.
Nghiệp A tỳ nếu có, nó phát nguyên từ ý niệm chấp mắc. Chấp nhơn và chấp pháp là hai đối tượng chấp, nó sanh ra vô vàn đau khổ và là nguyên nhân đau khổ. Tám mươi bốn ngàn trần lao phiền não đều do hai thứ chấp NHƠN PHÁP mà ra. Thấy biết rõ tánh chật VÔ NHƠN, VÔ PHÁP thì diệt hết khổ nạn A tỳ trong sát na là chân lý đương nhiên vậy.
Người học Phật, tu Phật không được THỀ. Vì thiết tha với chân lý, vì muốn truyền trao chánh pháp trong sáng cho mọi người con Phật, tác giả Chứng Đạo Ca phải thốt ra lời: như cam kết, như tự THỀ để nói lên nỗi lòng thành thật và tha thiết đối với chánh pháp. "Được phép thệ, dù thề độc cũng xin cam nhận".
Xem và nghe mp3 băng giảng Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
THI CA 3
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO SỰ NHIỆM MẦU CỦA NHƯ LAI THIỀN
Phiên âm:
Đốn giác liễu Như Lai thiền
Lục độ vạn hạnh thể trung viên
Mộng lý minh minh hữu lục thú
Giác hậu không không vô đại thiên.
Dịch nghĩa:
Thoắt chứng nhập Như Lai thiền định
Vạn hạnh tròn mà lục độ cũng châu viên
Còn mộng mơ, thấy có nẻo luân hồi
Khi tỉnh thức, cõi ta bà tìm không ra dấu vết.
TRỰC CHỈ
Người tu hành, đến một lúc nào đó có thể chợt tỉnh thức và khi tỉnh thức người ta có khả năng thể nhập, đi sâu vào. Như Lai Thiền là thứ Thiền chỉ khi nào đến địa vị Như Lai mới có. Thể nhập Như Lai Thiền đối với vạn pháp không cần tu mà vạn hạnh tự nhiên đã sẵn đủ. Thể nhập Như Lai Thiền với lục độ không cần hành mà hành một cách viên mãn rồi. Bởi vì Như Lai Thiền là thứ Thiền viên mãn và siêu viên mãn nữa.
Vậy NHƯ LAI THIỀN là THIỀN như thế nào?
Đáp: Như Lai Thiền là Thiền không cần ngồi, vì nó vượt cái cần thiết ngồi. Như Lai Thiền không cần định tâm vắng lặng, vì nó vượt ngoài cái cần thiết định tâm vắng lặng. Như Lai Thiền là thứ Thiền không cần gia công dụng ý để thiền, mà thiền trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi và thiền ở mọi nơi chốn, ở mọi thời gian. Như Lai Thiền là kết quả, là THIỀN RỒI tất cả tám muôn bốn ngàn thứ thiền khác. . Cho nên tỉnh thức và thể nhập Như Lai Thiền thì không đức tốt, hạnh lành nào là không viên mãn.
Thành quả của Như Lai thiền được đúc kết qua các tiêu chuẩn như sau:
1. Thân vô thất
2. Khẩu vô thất
3. Ý vô thất
4. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành
5. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành
6. Nhất thiết ý nghiệp tùy trí tuệ hành
7. Trí tuệ tri quá khứ vô ngại
8. Trí tuệ tri hiện tại vô ngại
9. Trí tuệ tri vị lai vô ngại
10. Vô dị tưởng
11. Vô bất định tâm
12. Vô bất tri. Tri hỉ xả
13. Dục vô giảm
14. Niệm vô giảm
15. Định vô giảm
16. Tinh tấn vô giảm
17. Giải thoát vô giảm
18. Giải thoát tri kiến vô giảm
Có ngần ấy tiêu chuẩn thì những đức tốt, hạnh lành trên cõi đời này có cái thứ nào mà còn thiếu! "Lục độ vạn hạnh thể trung viên", đối với con người "Đốn giác liễu Như Lai thiền" hẳn không phải là thứ danh ngôn cường điệu.
Người đệ tử Phật có học Phật thật, có ham tu thật và có hiểu kỹ về Phật, người ta không thèm sợ sáu nẻo luân hồi như là: cảnh giới địa ngục, cảnh giới ngạ quỷ, cảnh giới súc sanh, cảnh giới người, cảnh giới A tu la, và cảnh giới trời ở ngoại cảnh. Mà người ta chỉ quan tâm "Lục Thú" ở nội tâm. Lục thú ở nội tâm nó trực tiếp tác động hoành hành cuộc sống hiện tại của con người. Đó mới là đáng lo sợ.
Không sợ sự luân hồi của lục thú nội tâm mà chỉ lo sợ sự luân hồi lục thú ở kiếp tương lai thì quả là con người giàu tưởng tượng! "Chẳng khác chi người chưa làm giàu mà sợ ăn cướp. Chưa ăn cướp mà sợ ở tù!"
Vấn đề "đại thiên thế giới, cõi Ta bà" có hay không? Vấn đề "Tây phương Cực lạc" không hay có? Đó là vấn đề người học Phật phải quán triệt sâu sắc.
Y cứ nền giáo lý liễu nghĩa thượng thừa và sử dụng tuệ nhãn mà nhìn vũ trụ vạn hữu trong pháp giới mười phương, thì pháp giới chỉ có một. Pháp giới "nhất chân" không có hai, không có pháp giới nào khác với pháp giới nào. Pháp giới có cùng một bản thể "chân như" y nhau. Vì "chân" cho nên không thể tiêu hoại cho mất đi. Vì "như" cho nên không thể tăng bổ cho thêm nhiều. Vì "chân như" cho nên mười phương pháp giới đồng một thể: Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Qua cái thấy của tuệ nhãn, chỉ nói tuệ nhãn của người chủng tánh Đại thừa thôi, pháp giới đã là "nhất chân" rồi. Do nghĩa đó, người chứng đạo thấy rõ ràng:
"Còn mộng mê, thấy có sáu nẻo luân hồi Khi tỉnh thức, cõi ta bà tìm không ra dấu vết".
Người đệ tử Phật có chánh niệm, có tư duy, có quán chiếu nội tâm sẽ thấy rõ cái chân lý đó.
Kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy:
Do vậy:
"Nếu ai muốn biết rõ
Mười phương Phật ba đời
Nên quán chiếu thể tánh của Pháp giới Hết thảy do tâm mình kiến lập"
"....Còn mộng mê, thấy có sáu nẻo luân hồi Khi tỉnh thức, cõi ta bà tìm không ra dấu vết".
Xem và nghe mp3 băng giảng Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
THI CA 4
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ TỘI PHƯỚC VÀ THIỆN ÁC
Phiên âm:
Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch
Tỉ lai trần kính vị tằng ma
Kim nhật phân minh tu phẩu tích
Dịch nghĩa:
+ Tội là chi, phước lại là chi?
Đa mang chi hai gánh nặng như chì!
Ai bắt tội? Ai là người chịu tội?
+ Thiện là chi, ác cũng lại là chi?
Sợ làm chi hai danh tự vô nghì!
Sợ cái đáng sợ! Lương tâm tự hành hạ lấy
+ Gương lòng sáng, xưa nay ta vốn có
Mặc cho bụi mờ vĩnh viễn chẳng quan tâm
Ngày hôm nay có cơ hội lau chùi
Sáng soi thấy, "phước" và "tội" không ai ban ai phạt.
TRỰC CHỈ
Nền giáo lý Phật nhằm đào tạo cho con người đức tánh tự tôn. Cái nhân bản của con người là tối tôn và hoàn toàn trong sáng. Con người hãy phát huy đức tánh vốn có ấy để mà sống một cách tự tin ở khả năng, ở nơi nhân bản cao đẹp vốn có của mình.
Người đệ tử Phật không tôn trọng ai khác, ngoài nhân bản thanh cao trong sáng, mà tác giả Chứng Đạo Ca gọi đó là "Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật" của chính con người. Vì vậy, người đệ tử Phật, học Phật, tu theo đạo Phật không được sợ bất cứ một thế lực "linh thiêng", một sức mạnh vô hình hay một đấng thưởng phạt siêu nhiên nào đó, như một số người nhẹ dạ dạ dễ tin thường sợ. Người theo đạo Phật chỉ sợ nhân quả. Tâm não của con người là "căn cứ địa" phát xuất và biểu hiện qua "nghiệp nhân" THIỆN hay ÁC. Chữ "nghiệp" trong đạo Phật chỉ hành động THÂN của KHẨU của Ý được biểu hiện cụ thể. Gieo nghiệp nhân THIỆN sẽ gặt hái trái ngon, tốt lành. Gieo nghiệp nhân BẤT THIỆN cũng sẽ được thu hoạch trái không ngon, cay đắng...Nhân thế nào, quả thế ấy, như bóng theo hình. Chung qui lại, do TÂM làm chủ hết. Tạo nghiệp nhân thiện hay ác, sẽ tự nhận lấy quả khổ hay vui. Hễ nhận lấy quả khổ thì người ta cho là do mắc TỘI. Nếu nhận lấy quả vui thì người ta cho là được PHƯỚC. TỘI hay PHƯỚC rõ ràng chỉ là kết quả của con người gieo nhân THIỆN hay ÁC ở thời gian trước đó mà thôi.
Đúng chân lý mà nói thì không ai là người có quyền ban cho và không ai là người phải chịu tội với ai cả.
Lập trường bình đẳng của đạo Phật, biểu hiện cụ thể qua tính "bình đẳng về nhân bản của mọi con người"
"Sáng soi thấy: TỘI, PHƯỚC không ai ban và ai phạt".
������ Xem trọn tập Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
������ Nghe băng giảng mp3 Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
THI CA 5
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ TĨNH TÂM VÔ NIỆM
Phiên âm:
Thùy vô niệm? Thùy vô sanh
Nhược thực vô sanh vô bất sanh
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn
Cầu Phật thi công tảo vãn thành.
Dịch nghĩa:
* Ai là người thường ước mơ vô niệm
Ai là người hằng mong đạt đến vô sanh
Vô niệm vô sanh là ước mơ cuồng vọng hảo huyền
Rất oan uổng! Hóa đá một kiếp người tràn đầy linh động.
* Để trắc nghiệm, xin hỏi, "ông Robot" người máy
Quả Bồ đề! Bao năm tháng nữa, ông thành?
Hỏi là hỏi vậy thôi, hỏi tức trả lời
Ai can đảm, đủ sức chờ "ông" giải đáp.
TRỰC CHỈ
Tu đạo Phật, rất cần CHÁNH NIỆM mà không cần VÔ NIỆM. Có thể nói: Có chánh niệm là có tất cả đức tốt, hạnh lành. Có chánh niệm rất dễ thành công trên tám nẻo đường "bát chánh". Suốt cuộc đời hóa đạo chúng sanh, đức Phật không lúc nào rời chánh niệm. Chánh niệm nuôi lớn ngũ căn, chánh niệm phát triển ngũ lực, chánh niệm giữ gìn thất thánh tài, chánh niệm trưởng dưỡng thất giác chi. Chánh niệm cũng là chất liêu bổ dưỡng để tưới tẩm, để đượm nhuần cho quá trình phát triển của 18 pháp bất cộng của Như Lai Phật.
Tu Phật mà mong cầu VÔ NIỆM là tu sai. Vô niệm thì còn ai để biết, để tư duy chân lý và những gì phi chân lý!
Tu mà cầu được vô sanh cũng là lối tu sai lạc. Trên cõi đời, có cái gì không biến chuyển vận hành sinh diệt? Đá gỗ còn không ra ngoài vòng vận động vô thường "hằng chuyển" sát na sanh diệt, huống hồ là một hữu tình "tối linh ư vạn vật"!.
Mong trở thành người VÔ NIỆM, cầu được chứng đắc VÔ SANH là lý tưởng cuồng vọng sai lầm và không có ngày hiện thực. Giả sử cái ngày hiện thực đến, con người VÔ NIỆM VÔ SANH "tệ" hơn loài khoáng vật, thực vật vô tình.....Con người hữu tình, vốn có tri giác lại trở thành người máy có "cơ quan" điều khiển vậy thôi sao?
Việc làm của người tu hành, tương tợ như việc làm của người huấn luyện khỉ. Người huấn luyện khỉ có tài là "thuần hóa" được khỉ, dạy khỉ làm trò, làm xiếc....theo ý muốn của mình. Chứ huấn luyện khỉ làm cho "óc khỉ" trở thành chứng bệnh phân liệt, không còn hoạt động được gì, đó không phải là cách huấn luyện khỉ của người có tài, có trí.
Tu hành cần có những giờ phút "tĩnh tâm" nhưng tĩnh tâm không được hiểu là những phút giây VÔ NIỆM.
VÔ SANH là một ý niệm mà người tu Phật phải từ bỏ dứt khoát. Vô sanh đồng nghĩa với "đoạn diệt". Tự mình làm cho mình "rớt" vào hàng ngũ của ngoại đạo "đoạn kiến" là cách tu sai lạc, đáng thương!
������ Xem trọn tập Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
������ Nghe băng giảng mp3 Chứng Đạo Ca tại địa chỉ sau:
thienvienchontam.com
Sửa bởi Amin: