vienquang2

Con Đường Phật Tâm Tông.- Phần 1

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 1.- Con Đường Phật Tâm Tông.

Kính các Bạn.

Người tu học Phật Đạo. Ai ai cũng muốn mình đi đúng Chánh Pháp Phật. Biết rõ đâu là Chánh Đạo, đâu là nẽo bàng môn, Tả đạo.- Để mà Trực Chỉ Chân Tâm kiến Tánh thành Phật.

Nhưng chúng ta sinh sống nơi cõi đời cách Đức Phật khá lâu xa !

Tuy Kinh sách và lời vàng của Phật dãy đầy trên thế gian. Nhưng trong đó biết bao nhiêu là cái hổn tạp, pha trộn, biến chất, bảo thủ sai lệch v.v... và v.v... khiến hành giả tu học như đứng trước đường đời muôn vạn nẽo...

Ví như cây bồ đề có nhiều chùm gửi...Loài chùm gửi này.- Chúng bám chặc, khó phân biệt để loại trừ.- Thoạt trông thì chúng hơi giống lá Bồ Đề. Nhưng mà tác hại là hủy hoại cây Bồ Đề làm khô cành, mục gốc. dẫn đến phá diệt chỗ nương tựa của Nhân Thiên.- Chúng nó rất nhiều... rất rất nhiều...

Con Đường Phật Tâm Tông Chzm_g10


Kính thỉnh các Vị Thức giả, các Bạn Đạo có Tâm cầu Phật.- chúng ta cùng tìm hiểu kỷ và gở bỏ những gì không đúng pháp Phật, để cây bồ đề che mát lâu dài ở chốn nhân thiên.- Chúng ta cùng nhau Phát hoang loài cỏ dạy - lùm hoang để con đường đến Phật Tâm Tông. - Được sáng tỏ.- Ngõ hầu con đừơng Phật Tâm Tông thật sự - Dẫn đến Thành Trì Niết Bàn Vô Vi An lạc, Thật sự làm được lợi ích cho người con Phật.

Nam Mô Phật Đà Da
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 2.- Đạo là gì ? .

Đạo có nhiều nghĩa. Nhưng ở đây chúng ta chỉ xét về Đạo mà hướng về Phật, mà dẫn đến Đất Phật.

Đức Thế Tôn dạy.- Đại Kinh Bốn mươi rằng: “Tu tập 8 chính đạo thông thường sẽ trở thành chân nhân, hưởng phúc báo. Tu tập rốt ráo 8 chính đạo sẽ chứng quả thánh nhân, kết thúc luân hồi”. (Trích Trung Bộ Kinh. Nikaya)

Thật vậy. - Bát thánh Đạo. Là 8 con đường dẫn đến Phật quả. đến quả Thánh. Chính là Phật Tâm Tông mà ở đây muốn nói.

Con đường Bát chính nhằm giúp cho những ai hành trì được thoát khổ, bước vào dòng Thánh, giác ngộ, giải thoát. Đây là cách sinh hoạt thời đức Phật, có tính nguyên thủy nhất, khả năng xác chứng cao, độ tin cậy đối với người đời sau rất đáng trân trọng trong từ pháp học, pháp hành để dần xuôi về thành trì Vô Vi Niết Bàn an lạc.

Con Đường Phật Tâm Tông 8_thze11

Tóm lại: Đạo mà chánh thống, không bị pha tạp, không bị loài chùm gửi đeo bám.- Là con đường Bát Chánh Đạo: Khởi đầu là Chánh Kiến, chánh tư duy. Nội hàm là Chánh Ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, kết thúc là chánh tinh tấn, chánh Niệm, Chánh Định.

Những Giáo lý, chủ thuyết nào bất cứ.- Nếu mang danh nghĩa là Đạo Phật mà không có mang tinh thần Bát Chánh Đạo, thì không thể tin cậy được.

Muốn vào được Con Đường Phật Tâm Tông. Chúng ta nên đặc biệt lưu ý và vô cùng thận trọng trong tu học Phật Pháp.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 3.- Phật là gì ?

+ Phật là người Giác Ngộ.- Nói chính xác: Phật là một chúng sanh có khả năng Giác Ngộ . Khả năng GN đó còn gọi là Phật Tánh.- Đức Phật Tuyên bố: "Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Ta là Phật đã Thành, Chúng sanh là Phật sẽ Thành"

+ Chúng Sanh có 2 loại: 1. Hữu Tình Chúng sanh, 2. Vô Tình Chúng sanh. Chỉ có Hữu Tình Chúng sanh là có Phật Tánh, có khả năng Giác Ngộ Thành Phật (Vô Tình chúng sanh.- Thì Có Pháp Tánh).

* Những gì để phân biệt loài Hữu Tình chúng sanh và Vô Tình Chúng sanh ?

+ Đó là Hữu Tình chúng sanh có cái TÂM. Nhưng Tâm của chúng sanh thì chưa Giác Ngộ. Tâm Phật thì Giác Ngộ hoàn toàn.

* Như vậy chúng ta có thể Cô Động: Phật là Tâm .- Mà là Tâm Giác Ngộ.

* Sự Giác Ngộ Phật Tâm.- Còn gọi là GIÁC, BỒ ĐỀ, A LA HÁN (A-la-hán tiếng Phạn gọi: arhat, arhant; tiếng Pali: arahat,) Có 3 tầng Bậc:

1. Toàn Giác.- Gọi là Phật Toàn Giác, hay Phật Bồ Đề, hoặc arahat Toàn Giác.
2. Độc Giác.- Gọi là Bích Chi Phật, hay Duyên Giác Bồ Đề.
3. Thanh Văn Giác.- Gọi là Thanh Văn Giác, hay A La Hán.
(Ngoài ra Bắc Tông PG còn nói đến Bồ Tát Thừa, là những vị Thanh Văn, Duyên Giác, đã được Phần Giác từ 1 đến 52 quả vị tu chứng)

Ở kinh Nguyên Thủy.- Đức Phật có nói 7 vị Toàn Giác:

+ Thuộc Trang Nghiêm kiếp:
Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
Phật Thi Khí (Sikhin)
Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)

+ Thuộc Hiền kiếp:
Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
Phật Ca Diếp (Kasyapa)
Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni)

(Ngài Di Lặc chỉ là Bồ Tát (phần Giác), chưa Thành Phật Toàn Giác)

Con Đường Phật Tâm Tông Gizec_11


Tóm lại: PHẬT LÀ "TÂM GIÁC NGỘ".- Có Toàn Giác (7 vị Phật), và Phần Giác (Chúng đệ tử Thanh Văn, Duyên Giác của Phật).-
Tông chỉ để Tâm được giác ngộ gọi là Phật Tâm Tông.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Lời tâm sự. Không là thảo Luận. Đúng sai.

Kính ĐH Tự Độ và các bạn.

Đạo Phật chúng ta có 2 trường phái:

1. Nguyên thủy.- Có khuynh hướng tìm về cội nguồn nguyên bản những lời dạy thuở đức Phật tại thế.

2. Phát triển.- Có khuynh hướng, đào sâu trong lời Phật dạy để tìm thâm nghĩa.

Tùy theo trình Độ nhận thức và căn cơ mà người học Phật chọn lựa để nhập môn.

VQ căn cơ nhỏ bé. Nên hay tìm tòi kính điển Nguyên thủy. Và một số kính điển phát triển. Nhưng đều cẩn thận trạch pháp qua các tiêu chí: TAM PHÁP ẤN. TỨ DIỆU ĐẾ và BÁT CHÁNH ĐẠO.

Vâng. Quý hồ Tinh, bất quý hồ đa .

Và ở bài viết này cũng theo định hướng này ạ. Những gì chưa thông. VQ không dám lạm bàn.

Kính các bạn thông cảm.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 4.- Lượt sử Đức Phật Thích Ca đấng Toàn Giác.

A/. Bối cảnh lịch sử.

Miền Bắc Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Các bộ lạc du mục người Aryan đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm trước công nguyên

Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà La Môn là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo Bà La Môn còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên).

Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật Thích Ca thành đạo, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết học lý luận cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh...
(lượt trích wiki)

Kính các Bạn. Trong bối cảnh đa tín ngưỡng, triết thuyết, và đa Tôn giáo tại Ấn Độ cổ.- Đức Phật Thích Ca đấng Toàn Giác đã thấy rỏ những sai lầm của tư tưởng nhân loại.- Ngài đã tìm ra con đường Giác Ngộ. và truyền dạy cho chúng sanh. - Đó là Đạo Phật.

Con Đường Phật Tâm Tông Ch_thi10
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 5.- Lượt sử (tt) B/. 5 năm tầm Đạo, 6 năm khổ hạnh.& tiến trình tu chứng.

Qua 5 năm tầm Đạo nơi các vị Đạo Sư và ngài ....

Từ giã vị Ðạo sư Udaka Rāmaputta, Ðức Bồ Tát đi đến khu rừng Uruvela gần con sông Neranjarā, nơi đây có nhóm năm Tỳ khưu, Ngài Kondanna trưởng nhóm cùng với các Ngài Vappa, Ngài Bhaddhiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji xin theo hộ độ Ðức Bồ Tát.

Ðức Bồ Tát tinh tấn hành pháp khổ hạnh (Dukkaracariyā), phương pháp nín thở ra – vô bằng miệng và mũi, hơi thở thoát ra ở hai lỗ tai, rồi tiếp tục nín thở ra – vô bằng miệng, bằng mũi và ngăn không để hơi thoát ra hai lỗ tai, hơi đâm lên trên đầu đau dữ dội, hơi đâm xuống bụng đau tức tối, hơi phát nóng toàn thân kinh khủng đến nỗi làm cho Ngài chết ngất.

Có số chư thiên tưởng rằng: “Sa môn Gotama đã chết rồi”. Số khác tưởng rằng: “Sa môn Gotama đang gần chết!”. Số khác cho rằng: “Sa môn Gotama không phải chết, cũng không phải đang gần chết, mà Sa môn Gotama đang hành pháp bậc Thánh Arahán”.

Một hôm Ðức Bồ Tát suy xét: “Ta đã hành pháp khổ hạnh đến chỗ cùng tột rồi. Trong quá khứ, chưa từng có Sa môn, Bà la môn nào đã hành pháp khổ hạnh đến mức như ta đang hành. Hiện tại và vị lai cũng không có Sa môn, Bà la môn nào có thể hành pháp khổ hạnh như ta, thế mà ta không thể chứng đắc thành bậc Chánh Ðẳng Giác. Như vậy, chắc chắn phải còn có một pháp hành nào khác”.

Ngài đã hành pháp khổ hạnh ròng rã suốt 6 năm trường mà vẫn chưa chứng đắc thành bậc Chánh Ðẳng Giác. Ngài hồi tưởng lại khi còn nhỏ cùng phụ vương ra đồng làm lễ hạ điền, phụ vương để Ngài ngồi trong một chiếc lều vải dưới gốc cây Trâm, Ngài đã niệm về đề mục hơi thở vô – ra và đã chứng đắc đệ nhất thiền hữu sắc. Như vậy, chắc chắn pháp hành thiền định này làm nền tảng, đưa đến sự chứng đắc thành bậc Chánh Ðẳng Giác cũng nên!

Từ đó, Bồ Tát chủ trương Trung Đạo, tức là không lợi dưỡng nuông chiều tấm thân như thời kỳ làm Thái tử, nhưng cũng không đầy đoạ tấm thân như thời kỳ sống trong rừng khổ hạnh, mà gìn giữ sức khoẻ để đủ sức tu hành. Đây là lần tỉnh ngộ thứ 3 của Đức Phật trên con đường tìm Pháp tu tập.

Sau đó, Ngài suy xét tiếp rằng: “Bây giờ thân thể ta gầy ốm, sức khỏe yếu đuối, ta không thể tiến hành thiền định đề mục niệm hơi thở, vậy điều tốt hơn hết, ta nên độ vật thực trở lại cho có sức khoẻ rồi mới có thể tiến hành thiền định được”.

Quyết định như vậy xong, Ðức Bồ Tát mang bát vào xóm Senà đi khất thực, thọ thực được ít lâu, sức khỏe Ngài được hồi phục trở lại, kim thân của Ngài lại hiện rõ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, và làn da trở lại màu vàng sáng ngời như trước.
(trang Theravāda)

TIẾN TRÌNH TU CHỨNG (lượt trích:Thích Nữ Hằng Như)

* Chúng ta tạm chia tiến trình tu chứng của Đức Phật làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất: Qua 4 tuần thiền định dưới cội Pipphala (Bồ Đề), chứng ngộ 3 minh là Túc Mạnh Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh. Giải đáp được bài toán giải thoát luân hồi sanh tử. Chứng ngộ Tứ đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, đưa ra con đường tu tập để đạt trạng thái Niết Bàn chấm dứt khổ đau là 8 nhánh: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Tiến trình chứng ngộ hoàn toàn này, thuật ngữ Pàli gọi là Abhisamaya.

Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định

- Giai đoạn thứ hai: Vào tuần lễ thứ 7, Ngài chứng ngộ: Chân Như tánh (Tathatà), Bất Ly Như tánh (Avitathatà), Bất Dị Như tánh (Anatathà), Y Duyên tánh (Idappaccayatà) tức Lý Duyên Khởi, Không tánh, Huyễn tánh và Bình đẳng tánh của thế giới hiện tượng. Qua tiến trình thực nghiệm tâm linh, Ngài đã chứng ngộ những điều từ trước chưa ai biết và đến nay những điều chứng ngộ của Ngài vẫn còn giá trị. Lúc đó Ngài mới thực sự chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thuật ngữ gọi là Anuttara-Sammà-Sambodhi trở thành một vị Phật lịch sử.


Đức Phật nói: "Ta biết như thật 'Đây là khổ (lậu hoặc)'. 'Đây là nguyên nhân của khổ (lậu hoặc)'. 'Đây là sự diệt khổ (lậu hoặc)'. 'Đây là con đường đưa đến diệt khổ (lậu hoặc)' ".

Nhờ chứng Lậu Tận Minh, Đức Phật đã hoàn toàn giải thoát, sạch lậu hoặc, không còn tái sinh vào cảnh giới nào nữa. Ngài nói: "Nhờ hiểu biết như vậy, tâm của ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.... Ta khởi lên sự hiểu biết: 'Ta đã giải thoát'. Ta đã biết: 'Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". (Kinh Trung Bộ, đại kinh Saccaka, Số 36).

Con Đường Phật Tâm Tông Duc-ph17

++++++++++++++++++++

Lời Tán thán:

Kính các Bạn. Chúng ta tìm và nhận thức qua Lịch sử Đức Phật tu hành và Thành Phật Toàn Giác:

+ Không thấy ngài : cầu xin, van vái, để có vị Phật nào khác rướt hồn Phật về thế giới xa sâm !

+ Không thấy ngài : tụng kinh, như các vị sa môn bà la môn Ấn Độ thuở đó.

* Chỉ thấy Đức Phật: Tư duy (tu Tuệ), Thiền Định (Tu Định), Không làm việc ác (tu giới).

* Như vậy rõ ràng:

+ Trên đạo lộ Thành Phật và Giác Ngộ. Đức Phật chỉ dùng GIỚI - ĐỊNH- TUỆ mà thành quả vị Phật Toàn Giác.

+ Đây là phương cách tu hành .- NGUYÊN THỦY không bị các quan niệm (loài chùm gửi) cầu nguyện, van xin vào "tha lực"...của Ngoại Đạo và Bà la Môn pha tạp .
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 6.- Chuyển Pháp Luân.

chuyen10.gif
+ PHẬT: Là Đấng Toàn Giác.- Ngài đã Giác Ngộ Chánh Pháp- Chân Lý- Vũ trụ và Nhân Sinh.
+ PHÁP: Là những Chân lý Đức Phật đã Giác Ngộ. ngài đã dùng Chánh Pháp ấy Giáo hóa cho chúng sanh chuyển Mê thành Giác.- Gọi là Chuyển Pháp Luân. (Chúng ta cần lưu ý. Phân biệt và không nên lầm lẫn Pháp Luân Công của ngài Lý Hồng Chí sau này).

+ TĂNG: Là những Chúng sanh nương nhờ Bánh xe Pháp mà chuyển Phàm thành Thánh. Được PHẦN GIÁC. (Tức là các vị Thanh Văn, Duyên Giác. Đệ tử Phật).

Như vậy: Chuyển Pháp Luân.- Là Phật dùng Chân Lý, để khai thị ngộ nhập cho chúng sanh chuyển mê thành Giác.- Để chúng sanh được Thành Phật Như Lai.

Theo lịch sử ghi truyền. Sau khi thành Phật Chánh biến Tri. Đức Phật thuyết bài kinh này.

* Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia là Kondanna (người Trung Hoa phiên âm là Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji tại vườn Lộc Uyển (Deer Park). Bài thuyết Pháp này được ghi lại trong Bộ Kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) quyển V (Pali edition, p.420).

Tựa Kinh theo tiếng Pali là Dhamma-Cakka-Pavattana Sutta, tiếng Sanskrit là Dharma-Cakra-Pravartana Sutra. Người Hoa dịch là Kinh Chuyển Pháp Luân.

* Kinh Chuyển Pháp Luân.- Mang thông điệp về những nét căn bản, cốt lỏi, chính thống, Nguyên Thủy về sự Giác Ngộ và con đường Phật Tâm Tông để vào Thánh Quả (A la hán), Phật Quả (Đại A la Hán).

+++++++++++++++

Phần Thảo luận:

Kính các Bạn: Chỉ cần tu và thực hành theo bài Kinh Chuyển Pháp Luân này. Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật chỉ trong một đêm đến sáng , tại ngay đây và bây giờ. Chớ không cần , mong mỏi về về thế giới xa xâm nào khác,-.- mà chưa biết thế giới đó có hay không (Như Đức Thế Tôn đã Thành Phật, và ngài đã truyền dạy lại cho chúng ta).

Lành thay, lành thay...
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 7.- Tu là chuyển nghiệp.

* Nghiệp là gì ?

Phật dạy: Tác ý gọi là nghiệp

- là mỗi khi tác ý tâm sở này đồng sinh với 12 bất thiện tâm (12 ác tâm), và đồng sinh với 21 hoặc 37 thiện tâm, thì tác ý tâm sở ấy mới gọi là nghiệp.

- Tác ý tâm sở khi đồng sinh với 12 bất thiện tâm (12 ác tâm) tạo nên 12 bất thiện nghiệp (12 ác nghiệp) bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
Bắc Tông PG cô động thành 10 Nghiệp (thiện & Ác)


  • Thân có 3: Sát sanh. Trôm cướp. Tà dâm
  • Khẩu có 4: Nói dối, nối thêu dệt, Ác khẩu, nói đâm thọc.
  • Ý có 3 : Tham. Sân. Si

  • Làm 10 điều này là Ác Nghiệp.
  • Không Làm 10 điều này là Thiện Nghiệp.

* TU là gì ?

  • TU là từ 3 nơi Thân- khẩu- ý .- Chuyển từ Ác Nghiệp sanh Thiện nghiệp.
  • Phật dạy: Dùng Giới- Định- Tuệ để chuyển Nghiệp nơi Thân- khẩu- ý

Pháp cú 183 Phật dạy:

"Ðừng làm các điều ác,
Tu tập mọi hạnh lành,
Giữ tâm ý trong sạch,
Ðó là lời Phật dạy."


  • Ðừng làm các điều ác,Tu tập mọi hạnh lành.- Đây là Tu Giới.
  • Giữ tâm ý trong sạch là Tu Định.-
  • Nghe & Học để biết lời Phật dạy để mà tu hành đó là Tu Tuệ,

Tóm lại:

* Hành giả dùng .- Giới- Định- Tuệ để chuyển các Nghiệp nơi Thân- khẩu- ý (từ Ác trở thành Thiện) là Tu.- Do Tu mà hết Ác Nghiệp. Hết Ác Nghiệp, thì Thành Phật.

* Muốn thành Phật. Chúng sanh cần phải TU. Mà không phải dùng các cách Ăn như : Chay hay không chay ! Cầu nguyện hay không cầu nguyện, tụng kinh hay không tụng kinh v.v... nghĩa là các cách mà người thế gian, ngoại đạo hay Bà la môn sử dụng ( Phật đã dạy trong kinh Thủ lăng nghiêm. "Họ nấu cát mà muốn thành cơm". Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì ! Sai lầm nên không thể đắc được "Phật Đạo" )...

Con Đường Phật Tâm Tông Zec_110
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 8.- Sự Giác Ngộ.- Chuyển Pháp (tt).- 1. Trung Đạo.

Trung Đạo.- Là con đường Giữa.- Mở đầu bài kinh Chuyển Pháp Luân. Phật dạy:

Đức Phật gọi 5 thầy Tỳ Kheo đang ngụ ở nơi ấy, đã từng là bạn đồng tu khổ hạnh với mình trước đây, dạy rằng:

“Này các thầy Tỳ Kheo! Có hai cực đoan (Sa. Antu, Anh. Extreme) mà bậc xuất gia phải tránh:

-Thứ nhất là chìm đắm trong dục lạc (sensual pleasures). Đó là điều thắp hèn, phàm tục và vô ích.

-Thứ hai là theo lối tu khắc khổ (harsh austerity). Đó là điều gây khổ sở và vô ích.

Các thầy hãy từ bỏ hai cực đoan ấy. Như Lai đã thấu hiểu rằng Con đường ở giữa hai cực đoan ấy, tức là không thiên về một bên nào quá đáng mà Như Lai đã áp dụng để phát triển nhản quan, sự hiểu biết phân minh, tiến đến sự an tịnh đưa đến trí tuệ , giác ngộ và niết-bàn hay con đường dứt khổ. (hết trích)

Kính các Bạn:

Giáo lý TRUNG ĐẠO, là sợi chỉ xuyên suốt, là nồng cốt, là kim chỉ nam định hướng đến Thành trì Bồ Đề Niết Bàn của Đạo Phật.

Tuy nhiên, trải qua nhiều thời kỳ Nguyên Thuỷ, thời kỳ Bộ Phái, và thời kỳ Phát triển.- Đã có nhiều sự kiến giải sai khác trên mặt thực hành tu tập.
* Khái Quát Về Ý Nghĩa "Trung Ðạo"

Trung đạo, nếu gọi đủ là Trung đạo duyên khởi (Majjhima Patipana). Ðứng về mặt triết lý là con đường không tuyệt đối hóa một vấn đề gì, ly khai tất cả những ý niệm chấp trước, không chấp hữu và không chấp vô, không thái quá và không bất cập, ly khai các cực đoan và phiền não, tự tại vô ngại, giải thoát giác ngộ, chứng quả Niết Bàn nên gọi là Trung đạo.

Ðức Phật dạy rằng không nên tìm giải thoát bằng cách tùy thuộc nơi một đấng cứu thế, dầu vị ấy là người hay thần linh. Mà phải quay về tìm trong bản Tâm mình. Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.

Trong các kinh điển nguyên thuỷ, thường dạy phải Thiểu dục tri túc, không tham dục là con đường trung Đạo.

* Trung Đạo là Sự Giác Ngộ đầu tiên mà qua đó Đức Phật đã thành Phật Toàn Giác.

Con Đường Phật Tâm Tông Chuaad13

(Các Bạn có nhã ý, mời xem thêm bài Trung Đạo Đế ở trang

* Nhân đây VQ kính tán thán ĐH Nguyên Chiếu. (người đã sớm nhận ra Trung Đạo Đế qua hiện tượng 13 điều khổ hạnh vừa qua).
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 8.- Sự Giác Ngộ.- Chuyển Pháp (tt).- Bát Chánh Đạo.

Kinh Chuyển Pháp Luân. Phật dạy:

Bát Chánh Đạo:

Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo.

* Bát Chánh Đạo là con đường có 8 chi nhánh là: 1.-Chánh Kiến 2.-Chánh Tư duy , 3.-Chánh Ngữ , 4.-Chánh Nghiệp , 5.-Chánh Mạng , 6.-Chánh Tinh Tấn , 7.-Chánh Niệm , 8.-Chánh Định .

* Giáo lý Bát Chánh Đạo chúng ta có thể trình bày dưới hình thức căn bản của Tam Vô Lậu Học:

  • Chánh kiến và Chánh tư duy thuộc về Tuệ Học;
  • Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thuộc về Giới Học;
  • Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định thuộc về Định học.

* Chúng ta có thể nhận định rằng con đường giải thoát là con đường trí tuệ (Chánh tri kiến) con đường của Giới, Định, Tuệ hay là con đường Bát Chánh Đạo.

* Bát Chánh Đạo.- Quan trọng nhất là Chánh Tri kiến. giúp chúng ta tránh khỏi các cực đoan sai lầm của Vô Minh. . Chánh ngữ, Chánh nghiệp, giúp ta khỏi sa đọa vào dục lạc. Chánh niệm và Chánh định Giúp ta an trú trong Tỉnh lự, niết Bàn.

* Quan trọng nhất trong bát chánh đạo là.- Chánh Tri Kiến. Khi có mặt của Chánh Tri Kiến, thì đẩy lùi tất cả những gì của thế giới vọng tưởng của tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định”.

* Tóm lại: Bát Chánh Đạo là Sự Giác Ngộ kế tiếp mà qua đó Đức Phật đã thành Phật Toàn Giác.
Con Đường Phật Tâm Tông 8_eo_j10
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 8.- Sự Giác Ngộ.- Chuyển Pháp (tt).- 3. Tứ Diệu Đế.

Điều Giác Ngộ thứ 3 là Tứ Diệu Đế.

Tứ Diệu Đế , là bốn chân lí cao cả cao thượng ; cũng gọi là Tứ thánh đế . Đây là trọng tâm của bài thuyết Pháp này.
1. Khổ Đế
Này các thầy Tỳ Kheo! Bây giờ Như Lai giảng về Chân Lý Cao thượng về sự Khổ : Sanh là sự hợp lại của Ngũ Uẩn, là khổ; Lão già là khổ, bịnh là khổ, tử chết là sự tan rã Ngũ Uẩn, là khổ. Buồn rầu, lo lắng, thất bại, rối loạn tâm thần là khổ. Sống chung với người mình không ưa thích là khổ, lìa xa người thân yêu là khổ, ước muốn mà không được là khổ. Nói cách khác, có thân Ngũ Uẩn là khổ, vì ngũ uẩn là vô thường, biến đổi không ngừng.
2. Tập Đế:
Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao thượng về nguyên nhân của khổ đau : Chính lòng ham muốn được tái sanh, chìm đắm trong dục lạc, tức là, lòng ham muốn chìm đắm trong khoái cảm dục vọng, ham muốn mọi vật được trường tồn vĩnh cữu, lòng ham muốn trong tâm ý rằng sau cái chết thì không còn gì nữa; đó là nguyên nhân của khổ đau.
3. Diệt Đế:
Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao Thượng về sự diệt khổ đau . Đó là sự chấm dứt lòng ham muốn, không luyến tiếc.
4. Đạo Đế:
Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao thượng về con đường dẫn đến sự diệt khổ . Đó chính là Bát Chánh Đạo.
(trích K. Chuyển Pháp Luân)

Kính các Bạn.- Tứ Diệu Đế là Phật giác Ngộ con đường Thoát Khổ- Được vui.- Là 2 cặp Nhân Quả 1. Thế và 2. Xuất Thế.

+ Cặp Nhân Quả Thế gian, gồm:

  • Quả Khổ.- gồm có 8 khổ: (đã nói ở Khổ đế)
  • Nhân của Khổ.- là Tham- sân- si.

+ Cặp Nhân Quả Xuất Thế gian, gồm:

  • Quả Vui.- Đó là Vô vi Niết Bàn.
  • Nhân của vui.- Đó là 37 phẩm trợ Đạo. Là Giới- Định- Huệ.

* Giáo Lý Tứ Diệu Đế, ở PG Phát Triển còn phát kiến ra: Sanh diệt Tứ Đế, Vô Sanh Tứ Đế, Vô Lượng Tứ Đế, Vô Tác Tứ Đế.

* Giáo Lý Tứ Diệu Đế là sợi chỉ xuyên suốt chuổi Giáo lý, kinh điển, pháp tu trong nền Tu, học và Hành Đạo để người học Phật, tu Phật từ Phàm đến Thánh, cho chí Thành Bậc toàn Giác Phật Thế Tôn.

Con Đường Phật Tâm Tông 4__jfi10
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 9.- Lần theo bước chân Phật.- 49 ngày lúc Đức Phật thành Đạo.

Theo sự ghi chép của các nhà Phật giáo Theravada.- nghiêng cứu lịch sử Phật.

* Qua 4 tuần thiền định dưới cội Pipphala (Bồ Đề), Sa môn Gotama chứng ngộ 3 minh là Túc Mạnh Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh.- Chính Tam Minh (TUỆ) này đã làm nên Sự Toàn Giác của Đức Phật Thích Ca Mưu Ni.

Theo sự kiến giải của HT. Viên Minh.

Không phải đức Phật ngồi thiền định dưới cội cây bồ-đề 49 ngày mà thành Đạo, vì Ngài đã từ bỏ tứ thiền bát định trước đó lâu rồi.

Thực ra sau khi giác ngộ với tuệ minh sát trong đêm trăng tròn tháng Vesak, Ngài ở lại chung quanh cây bồ-đề 7 tuần 7 vị trí khác nhau:

- Tuần thứ nhất ở dưới cây bồ-đề quay mặt về hướng Đông để trọn vẹn với hương vị giác ngộ giải thoát

- Tuần thứ 2 Ngài ở vị trí hướng Tây Nam đối diện cây bồ-đề để tỏ lòng tri ân nơi Ngài đã giác ngộ.

- Tuần thứ 3 Ngài đi kinh hành bên trái (phía trước) cây bồ-đề theo hướng Đông - Tây và ngược lại.

- Tuần thứ 4 Ngài ở vị trí bên phải cây bồ-đề (theo trục hướng Tây - Đông) để quán sát nguyên lý nhân quả tương quan (pháp duyên khởi).

- Tuần Thứ 5 Ngài ở vị trí trước mặt cây bồ-đề (theo trục Đông - Tây) xác định rằng sự giác ngộ không phải chỉ dành riêng cho giai cấp Bà-la-môn mà mọi người đều sẽ có thể giác ngộ như Ngài.

- Tuần thứ 6 Ngài ở vị trí bên phải cây bồ-đề (nay là hồ nước) nơi Rắn Chúa che cho đức Phật khỏi bị cơn mưa rất lớn.

- Tuần thứ 7 Ngài ở vị trí hướng Đông Bắc cây Bồ-đề, trong thời gian đó Ngài cho 2 thương nhân người Miến Điện quy y.

Theo: Trung tâm Hộ tông

Kính các Bạn.

Như vậy chúng ta thấy.- Đức Phật thành Đấng Toàn Giác, là do chủ yếu là TUỆ.

Điều này thể hiện qua 18 pháp Bất Cộng của Phật. 3 điều đầu tiên:

  • 1. Nhất thiết thân nghiệp.- tùy Trí Tuệ hành.
  • 2. Nhất thiết khẩu nghiệp.- tùy Trí Tuệ hành.
  • 3. Nhất thiết Ý nghiệp.- tùy Trí Tuệ hành.

Con Đường Phật Tâm Tông Phyt_o10

Nhận xét: Thế là Đức Phật dùng Giới để có Định.(Nếu 4 Thiền, 4 Định mà không phát sinh được Tam Minh.- Túc Mạnh Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh).- Thì Định chỉ là Định (Nghĩa là chưa thành Phật được).

Khi Dùng Định để Thành TUỆ. tức là Tam Minh: Túc Mạnh Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh.- Chính (TUỆ) Tam Minh này đã làm nên Sự Giác Ngộ của Đức Phật Toàn Giác.

* Tam Minh- Lục Thông là tên khác của TRÍ TUỆ.

* TRÍ TUỆ mới là trọng Tâm để Giác Ngộ Thành Phật.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 10.- Lần theo bước chân Phật (tt).- 2 Sự Giác Ngộ căn bản.

* Các nhà nghiêng cứu Nguyên Thỉ đã nói lên:

4 thất đầu.- Đức Phật Đắc Quả Phật. Ngài đã cô động trong bài kinh Chuyển Pháp Luân.

- Đây là Sự GIÁC NGỘ VỀ NHÂN SINH QUAN.- (Qua Tứ Diệu Đế).

* Các nhà nghiêng cứu hệ Phát triển, thì nói về 3 Thất cuối của chu kỳ 49 ngày. Được giới thiệu qua câu kệ:

"Hoa Nghiêm Tối Sơ tam thất nhật".

- Đây là Sự GIÁC NGỘ VỀ VŨ TRỤ QUAN.- (Qua kinh hoa Nghiêm và kinh Thủ Lăng Nghiêm)

Cụ thể là bài kệ:

Nhược nhơn dục liễu tri
Tam thế nhứt thiết Phật
Ưng quán pháp giới tánh
Nhứt thiết duy tâm tạo.

Con Đường Phật Tâm Tông Vo_tri12

2 Sự Giác Ngộ Nhân Sinh & Vũ Trụ là căn bản, cốt lõi của Sự Giác Ngộ mà Phật dạy cho chúng sanh.- Trong các kinh Điển Chánh Thống cả 2 hệ Nikaya và Ma ha Diễn.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 11.- Tam Pháp Ấn.

Kính các Bạn.

Sự Giác Ngộ của Đức Phật nhằm 2 việc lớn là NHÂN SINH và PHÁP GIỚI (Vũ Trụ).

Do Trí Tuệ Phật sâu xa, mầu nhiệm, khó biết nên Căn Bản là Tứ Diệu Đế (dạy về Nhân sinh) và 10 Huyền Môn (Hoa Nghiêm- dạy vũ trụ).- Đức Phật triển khai, giải thích, phân loại để hàng đệ tử sẽ theo căn cơ mà lãnh hội.

Thuở Đức Phật tại thế. Bước vân du để giáo hóa chúng sanh của Đức Phật lại rất rộng lớn ở xứ Ấn Độ, và trải thời gian khá lâu...

+ Thời gian: Từ đức Phật tại thế khoảng 49 năm.

+ Không gian: Loang rộng ra các nước như Xá vệ, Ma kiệt Đà v.v...

+ Ngôn Ngữ:Theo Ethnologue , Ấn Độ có 148 ngôn ngữ Hán-Tạng , 140 ngôn ngữ Ấn-Âu , 84 ngôn ngữ Dravidian , 32 ngôn ngữ Nam Á , 14 ngôn ngữ Andaman , 5 ngôn ngữ Kra-Dai .

Các sự khảo sát của các học giả xưa cho rằng Nam Ấn dùng ngôn ngữ Pali. Bắc Ấn dùng ngôn ngữ Sanskrit (tiếng Phạn)

Vì ảnh hưởng thời gian và không gian, Ngôn ngữ ...nên văn hóa, tập quán khác nhau mà sự tiếp thu, tu tập mà Sự truyền thừa Phật Pháp đã theo nhân tâm mà biến hóa.

* Tùng theo sự hấp thu nền Giáo Lý Phật Chánh Thống), thì các tư tưởng Bà la môn, Ngoại Đạo, thế gian v.v... còn ẩn chứa trong tâm tư hàng đệ tử theo Phật (đương thời) vẫn man mát và làm pha tạp, biến dị. Làm trở ngại...(huống nữa là ngày nay đã cách Phật trên 2500 năm xa vời vợi...).

* Để Chân Chỉnh, Định Hướng Tư Tưởng Giáo Lý, và Tinh Túy hóa Sự Giác Ngộ về Nhân Sinh và Pháp Giới đúng Phật Tâm Tông. Đức Phật đã dạy bài Kinh TAM PHÁP ẤN.

Con Đường Phật Tâm Tông 3_in_110
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 12.- ĐỊNH NGHĨA (và Định hình) PHÁP ẤN :

Pháp ở đây là chỉ chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được các Thánh đệ tử ghi chép lại trong Tam Tạng Thánh Điển.

Nói vắn tắt cho dễ hiểu:

  • Pháp là Giáo Pháp.
  • Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu.

Như vậy Pháp Ấn là khuôn dấu hay dấu hiệu của chánh pháp, là tiêu chuẩn để chứng minh cho tính đúng đắn và chính thống của giáo lý đạo Phật .

Tam Pháp Ấn là 3 dấu ấn chứng minh giáo lý đạo Phật , ba khuôn dấu của chánh pháp :

1. VÔ THƯỜNG – 2. VÔ NGÃ - 3. NIẾT BÀN TỊCH DIỆT.

Ba đặc điểm này xác định tính đích thực của giáo lý Phật Đà,

Tam Pháp Ấn được cô động (định hình) thành câu văn:

Chư Hành Vô Thường - Chư Pháp Vô Ngã - Niết Bàn Tịch Diệt.

Nhưng đây là Tam Pháp Ấn theo Bắc Tông PG.

- Vậy Bắc Tông PG căn cứ vào đâu để định hình Tam Pháp Ấn ?

Con Đường Phật Tâm Tông Bt_pg_10
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 13.- Kinh Văn Pháp Ấn Nguyên Thủy.(Bắc Tông điều căn cứ .1)

Kinh Pháp Ấn:
Con Đường Phật Tâm Tông Kinh-p12


Hồi đó Phật đang ở nước Xá Vệ với đầy đủ quý vị trong cộng đồng khất sĩ. Một hôm ngài nói với đại chúng: “Có pháp ấn mầu nhiệm, quý vị có biết không? Hôm nay tôi muốn phân tích và diễn giải pháp ấn này cho quý vị nghe. Quý vị hãy đem nhận thức thanh tịnh ra để nghe cho kỹ,tiếp nhận cho thấu đáo, khéo léo xử dụng tâm ý đề ghi nhớ mà hành trì.”
Các vị khất sĩ bạch Phật: Hay quá, thưa đức Thế Tôn! Xin người chỉ dạy cho, chúng tôi muốn được nghe.”
II.
Phật dạy:
Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến. Tại sao thế? Vì tự tính của Không không có vị trí trong không gian, không có hình tướng, không thể khái niệm được, chưa bao giờ từng sinh khởi, tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt. Vì thoát ly được mọi sự nắm bắt nên nó bao hàm được tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biệt.
Cái thấy ấy là cái thấy chân chính và xác thực. Quý vị khất sĩ! Quý vị nên biết rằng không những tự tính của Không như thế mà tất cả các pháp cũng đều như thế. Đó gọi là pháp ấn.
“Quý vị khất sĩ! Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật. Vì vậy quý vị nên nghe cho kỹ, tiếp nhận cho thấu đáo, để ghi nhớ mà tư duy và quán chiếu ngay trong lòng thực tại.
III.
“Quý vị khất sĩ ! Người tu hành nên tìm nơi tĩnh mịch như vào rừng, ngồi dưới gốc cây để thực tập quán chiếu về tự thân thực tại. Phải thấy mọi sắc là khổ, là không và là vô thường để thoát ly cho được sự bám víu vào hình sắc và trở về an trú trong cái thấy bình đẳng không phân biệt đối với hình sắc. Đối với cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức cũng thế: người ấy nên quán chiếu rằng chúng là khổ, là không và là vô thường đề có thể thoát ly cho được cái thấy có tính cách sai lạc về cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức để đại tới cái thấy bình đẳng không phân biệt về chúng. Này quý vị khất sĩ, các uẩn vốn là không, vốn được sinh khởi từ tâm, khi tâm không còn hiện hành thì uẩn cũng không còn tác dụng. Thấy biết được như thể tức là đạt được giải thoát chân chính. Giải thoát chân chính rồi thì thoát được mọi tri kiến. Phép quán sát này được gọi là KHÔNG, cánh cửa giải thoát thứ nhất.
IV.
“Lại nữa, an trú trong định mà quán sát các đối tượng thì hành giả thấy các đối tượng hình sắc đều tan biến hết và người ấy thoát ly được tính cách hư ảo của tri giác về hình sắc. Các đối tượng khác là thanh, hương, vị, xúc và pháp cũng đều tan biến hết và hành giả thoát ly được tính cách hư ảo của mọi tri giác về thanh, hương, vị, xúc và pháp. Pháp quán sát này gọi là VÔ TƯỚNG, cửa giải thoát thứ hai. Vào được cánh cửa giải thoát này rồi thì tri kiến sẽ được thanh tịnh; và vì tri kiến đã thanh tịnh nên hành giả diệt trừ được hết các phiền não tham, sân, si. Tham, sân, và si đã tận diệt thì hành giả an trú được trong cái thấy bình đẳng. An trú được trong cái thấy này thì lìa được những cái thấy về TA và về CỦA TA, nghĩa là chấm dứt được mọi cái thấy sai lầm. Cái thấy này không còn cơ hội và căn cứ đề sinh khởi nữa.
V.
Lại nữa, các vị khất sĩ ! Thoát ly được cái thấy về ta rồi thì không còn cho rằng những sự vật mà ta thấy, nghe, cảm và biết là những sự vật có thật ngoài nhận thức nữa. Vì sao thế? Vì nhận thức cũng chính là do nhân duyên mà phát sinh. Nhận thức và các nhân duyên làm phát khởi ra nhận thức đều biến chuyển vô thường, mà vì thức vô thường cho nên ta cũng không nắm bắt được. Thức uẩn đã không như bất cứ hiện tượng nào khác thì còn có gì cần được tạo tác nữa đâu? Pháp quán sát này được gọi là VÔ TÁC,cửa giải thoát thứ ba. Vào được cửa giải thoát này rồi thì thấy được chân tướng các pháp một cách triệt để, không còn bị kẹt vào một pháp nào nữa và thể nghiệm được tính cách tịch diệt của các pháp.”
VI.
Phật bảo quý vị khất sĩ: “Pháp ấn mầu nhiệm là như thế. Đó là ba cánh cửa đi vào giải thoát. Quý vị khất sĩ, nếu quý vị tu học theo pháp ấn này thì chắc chắn là sẽ đạt được tri kiến thanh tịnh.”
Toàn thể các vị khất sĩ nghe pháp nãy đều tỏ ra sung sướng. Họ làm lễ Phật sau khi đã tiếp nhận giáo pháp này để hành trì.

+++++++++++++++
HT Th Nhất Hạnh giải thích (lượt trích)

KINH PHÁP ẤN (Phật thuyết Pháp Ấn Kinh) thuộc về Kinh bộ A Hàm, là kinh số 104 của Ðại Tạng Tân Tu.

Ðề tài của kinh là ba cánh cửa giải thoát (tam giải thoát môn): không, vô tướng và vô tác. Ba phép quán này, được xem như là những nét đặc thù căn bản nhất của đạo Phật cho nên cũng được gọi là pháp ấn. Ấn tức là khuôn dấu, nghĩa là những dấu hiệu có thể chứng minh được tính cách đích thực của giáo lý đạo Phật. Những giáo lý nào không mang khuôn dấu pháp ấn thì không phải là giáo lý Phật giáo. (hết trích)
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 14.- các nhận định về Tam Pháp Ấn.

Điểm Khác biệt giữa Nam - Bắc Tông về Giáo lý Tam Pháp Ấn.

+ Khi khảo cứu về Tam Pháp Ấn. Chúng ta sẽ thấy có sự khác biệt giữa Nam Tông và Bắc Tông.

a/. Nam Tông: Tam Pháp Ấn gồm có: 1. Vô Thường 2. Khổ 3. Vô Ngã.

b/. Bắc Tông: Tam Pháp Ấn gồm có: 1. Vô Thường 2. Vô Ngã. 3. Niết Bàn Tịch Diệt.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, có nhận định sau:
Trong Đại tạng có Kinh Pháp Ấn. Ba pháp ấn vô thường, vô ngã và niết bàn liên hệ tới không, vô tướng và vô tác, tức là ba giải thoát môn. Vô thường (impermanence) tiếng Phạn là anitya. Vô ngã (non-self) tiếng Phạn là anatma. Niết bàn tiếng Phạn là nirvana. Giáo lý nào có ba khuôn dấu này là đích thực giáo pháp của Bụt, không thể nhầm lẫn với giáo pháp ngoại đạo.

Danh từ Tam pháp ấn có khi cũng dùng để nói tới tam giải thoát môn. Ba cánh cửa giải thoát (the three gates of liberation) là không, vô tướng và vô tác. Vô thường, vô ngã thuộc về thế giới hiện tượng, nghĩa là về tướng (laksana), và niết bàn thuộc về thế giới bản thể, về tánh (svabava). Tướng là hữu vi (samskrita), tánh là vô vi (asamskrita).

Đạo Bụt Nam truyền không chú trọng nhiều đến tam pháp ấn, nhất là không nhấn đủ mạnh tới tam giải thoát môn, hay tam tam muội. Ba trạng thái định (samadhi) là không tam muội, vô tướng tam muội và vô tác tam muội.

Đạo Bụt Bắc truyền như ta đã biết nhấn mạnh tới tam pháp ấn và tam tam muội.

Trong đạo Bụt Nam truyền, Tam pháp ấn được trình bày là vô thường, khổ và vô ngã. Theo tôi đây là do tình trạng thất truyền. Sự thất truyền này là bắt đầu từ sự chắp nối nhầm lẫn trong một đoạn kinh, sau đó qua sự truyền thừa, tất cả những đoạn kinh khác về cùng một đề tài đều lặp lại điều sai lầm đó. Đoạn kinh thuật lời Bụt như sau:
– Này các vị khất sĩ, sự vật là thường hay là vô thường? – Bạch đức Thế Tôn, sự vật là vô thường. – Này các vị khất sĩ, sự vật vô thường thì là khổ hay là vui? – Bạch đức Thế Tôn, sự vật vô thường cho nên là khổ. – Này các vị khất sĩ, nếu sự vật là khổ thì có nên nói cái này là ta, cái này là của ta hay không? – Bạch đức Thế Tôn, vì sự vật là khổ cho nên ta không thể nói được cái này là ta hay là của ta.

Đoạn kinh đó được nhắc lại hàng trăm, hàng ngàn lần trong kinh điển. Chỗ nào có nói tới vô thường và vô ngã là có nói đến khổ, và về sau cứ tiếp tục như vậy. Cho nên khi nói với các vị Phật tử Nam tông rằng tam pháp ấn là vô thường, vô ngã và niết bàn thì họ không chấp nhận. Họ bảo trong Kinh nói rằng tam pháp ấn là vô thường, khổ và vô ngã, chứ không phải vô thường, vô ngã và niết bàn.

Điều này không có nghĩa là Kinh điển Bắc tông khi nói về vô thường, vô ngã không nói tới khổ. Các đoạn đối thoại giữa Bụt và các thầy khất sĩ cũng giống hệt như trong kinh ở Nam tông:

– Này các vị khất sĩ, sự vật thường hay là vô thường? – Bạch đức Thế Tôn, sự vật vô thường. – Này các vị khất sĩ, nếu sự vật vô thường thì là khổ hay là vui? – Bạch đức Thế Tôn, khổ. – Này các vị khất sĩ, nếu sự vật là khổ thì ta có nên nói nó là ta hay là của ta không? – Bạch đức Thế Tôn, không.
Tuy nhiên, chúng ta có thể chứng minh giáo lý tam pháp ấn chắc chắn là vô thường, vô ngã và niết bàn. Trong kinh tạng Bắc tông, còn Kinh Tạp A Hàm, Kinh số 262, quyển thứ mười lặp đi lặp lại năm lần công thức vô thường, vô ngã và niết bàn.
Nhất thiết hạnh vô thường - Nhất thiết pháp vô ngã - Niết bàn tịch diệt vô sanh.

Ba câu đó nghĩa là đứng về phương diện thế giới hiện tượng thì ta thấy có khổ đau vì vô thường và vô ngã, nhưng đứng về phương diện bản tánh thì vẫn có vắng lặng, vẫn có bình yên. Mặt khác, tác phẩm Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita) của thầy Long Thọ sáng tác vào khoảng thế kỷ thứ hai, sau Thiên Chúa giáng sinh, cũng nói rất rõ rằng Tam pháp ấn là vô thường, vô ngã và niết bàn.

Thật ra lý luận vì vô thường cho nên khổ, vì khổ cho nên vô ngã không đủ vững chắc, và có thể gây hiểu lầm về vô thường và vô ngã.

Vô thường và vô ngã nằm ở một bình diện khác với khổ. Ví dụ như cái bàn này. Cái bàn này là thực tại. Cái bàn này là vô thường, nói vậy chúng ta hiểu được. Cái bàn này là vô ngã, đúng. Nhưng cái bàn này là khổ thì ta khó quan niệm được.

Nói rằng vì vô thường cho nên khổ, vì khổ cho nên vô ngã, lý luận đó nghe không thuận. Có thể nói rằng vì sự vật vô thường và vô ngã mà chúng ta không biết, cứ cho là thường, là có ngã cho nên ta khổ, nói như vậy xuôi hơn.

Khi nghiên cứu kinh điển, ta phải dùng trí phán đoán suy xét để có thể loại bỏ những sai lầm lưu cữu trong lịch sử.

Ban đầu chúng ta có Đạo Bụt Nguyên Thỉ (Original Buddhism), sau thời gian một trăm năm thì đạo Bụt ấy biến thành Đạo Bụt Bộ Phái (Multiple Schoolsí Buddhism).
Hai trăm năm sau khi Bụt nhập diệt, giáo đoàn phân liệt ra, tối thiểu là mười tám bộ phái, nên gọi là Đạo Bụt Bộ Phái.
Hai truyền thống trong số các bộ phái đó còn để lại rất nhiều kinh điển mà chúng ta có thể so sánh, đó là truyền thống Hữu Bộ (Sarvastivada) và truyền thống Đồng Diệp Bộ (Tamrasatiya).

Sau này, Đạo Bụt Đại Thừa, phát sinh vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, gọi các Bộ Phái là Tiểu Thừa, và tự gọi mình là Đại Thừa. Những trường phái phân liệt ra vào khoảng từ một trăm tới ba trăm năm sau khi Bụt nhập diệt đều gọi là Đạo Bụt Bộ Phái cả. Và Đạo Bụt Bộ Phái không phải là chỉ có trong Đạo Bụt Nam Truyền, Đạo Bụt Bắc Truyền cũng có Bộ Phái, phân hệ từ thời đại vua Asoka (A Dục).

Trong hai hệ phái, Hữu Bộ và Phân Biệt Thuyết Bộ, Hữu Bộ (Savastivada) truyền lên miền Bắc, vùng Kashmir, phát triển tại đó một ngàn năm.

Vặn tự sử dụng trong Hữu Bộ là chữ Sanskrit. Trong khi đó, Phân Biệt Thuyết Bộ được chính thức ủng ho, phát triển tại nơi gốc, và một phần được truyền qua Tích Lan. Đạo Bụt truyền qua Tích Lan thuộc về Đồng Diệp Bộ, bộ phái các thầy mặc áo vàng màu đồng đỏ, gọi là Xích Đồng Diệp Bộ. Sau họ bỏ tên đó, dùng tên Theravada, nghĩa là Thượng Tọa Bộ, cho có tính cách chính thống hơn.

Xích Đồng Diệp Bộ thừa hưởng văn hệ Abhidharma, tức là Luận Bộ (A Tỳ Đàm) của Phân Biệt Thuyết Bộ. Trong khi đó Hữu Bộ tại miền Bắc cũng rất hưng thịnh, trước tác nhiều bộ luận. Những bộ luận lớn là Tỳ Bà Sa Luận, đã được phiên dịch ra chữ Hán, tồn tại cho tới hôm nay.

Đạo Bụt Bộ Phái không phải chỉ có mặt trong Đạo Bụt Nam Truyền Tích Lan, mà ở phương Bắc cũng có.
Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản cũng được thừa tiếp Đạo Bụt Bộ Phái. Giới luật của các khất sĩ, nữ khất sĩ cũng đều là giới luật được trao truyền từ Đạo Bụt Bộ Phái.
Từ Kashmir (chữ Hán là Ca Thấp Di La), Hữu Bộ đã đưa đạo Bụt với những Kinh A Hàm vào Trung Hoa và các xứ Á đông.
Tại Việt Nam chúng ta có thể đọc Kinh Nikaya từ chữ Pali do Xích Đồng Diệp Bộ truyền lại, và chúng ta có thể so sánh với các Kinh A Hàm bằng chữ Hán.

Khi so sánh về sự hành trì cũng như về kinh điển, chúng ta mới thấy Đạo Bụt Bắc Truyền, dầu là gốc Đạo Bụt Bộ Phái, cũng còn giữ được giáo lý chân truyền về tam pháp ấn: vô thường, vô ngã và niết bàn.

Chứng cớ thứ nhất đã nêu ra là trong Tạp A Hàm, Kinh 262, vô thường, vô ngã và niết bàn là ba pháp ấn.

Chứng cớ thứ hai là thầy Long Thọ, vào thế kỷ thứ hai, đã nói rõ ràng tam pháp ấn là vô thường, vô ngã và niết bàn.

Vậy nghiên cứu Đạo Bụt Bộ Phái và Đạo Bụt Đại Thừa chúng ta có thể tìm lại được Đạo Bụt Nguyên Thỉ. Đó là công việc chúng ta đang làm và phải làm.

Vậy pháp ấn đầu tiên, con dấu đầu tiên, là nhất thiết hạnh vô thường, tất cả mọi hiện tượng được tập hợp nên đều vô thường. Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hữu vi là những pháp thuộc thế giới hiện tượng. Nếu một giáo lý, một học thuyết nào không mang dấu ấn này thì không phải là Phật pháp...
(trích)

Ở đây chúng ta chấp nhận Tam Pháp Ấn gồm:

1. Vô Thường 2. Vô Ngã. 3. Niết Bàn.

+++++++++++

Kính các Bạn. Như vậy Tiền nhân đã nêu các bằng chứng:

Chứng cớ thứ nhất đã nêu ra là trong Tạp A Hàm, Kinh 262, vô thường, vô ngã và niết bàn là ba pháp ấn.

Chứng cớ thứ hai là thầy Long Thọ, vào thế kỷ thứ hai, đã nói rõ ràng tam pháp ấn là vô thường, vô ngã và niết bàn.

Chứng cứ thứ ba là bài Kinh Văn Pháp Ấn Nguyên Thủy (nói trên).

Và Điều thứ tư VQ nhận định:

  • Trọng Tâm Giáo Lý Phật là 4 Đế. Khổ- Tập- Diệt- Đạo.
  • Tam Pháp Ấn dùng để khảo duyệt Giáo lý có nằm trong 4 Đế hay không.
  • Nếu 3 Pháp ấn chỉ có: 1. Vô Thường 2. Khổ 3. Vô Ngã.- Như vậy thì thiếu Diệt Đế (Niết Bàn). Vậy không đủ đại biểu cho 4 Đế.
  • Nếu 3 Pháp ấn có đủ : vô thường, vô ngã và niết bàn.- Thì xem như có đủ 4 Đế rồi đó.

* Như vậy. - Có đủ 4 Đế thì cả 2 truyền thừa Nam - Bắc đều chấp nhận.

* Do vậy.- Bài viết này y cứ Tam Pháp Ấn là:

1. Nhất thiết hạnh vô thường - 2. Nhất thiết pháp vô ngã - 3. Niết bàn tịch diệt vô sanh.


Con Đường Phật Tâm Tông 3_in2_10
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 15.- Giác Ngộ Về .- Nhân Sinh & Vũ Trụ Quan PG.


Sau khi Thành Phật.- Dùng Chánh tri kiến (một trong 8 Chánh Đạo) Đức Phật thấy đúng Chân Lý. - Ngài dạy cách quán sát Nhân Sinh & Vũ trụ để Như Thật Tri Kiến.

Mục đích: Quán sát điều giác ngộ thứ nhất: về thế giới quan của Phật Giáo vô thường, khổ, không, và vô ngã thì con đường tìm đến chơn thường, chơn lạc, chơn tịnh, và chơn ngã dễ dàng hơn.

Đệ nhất Giác Ngộ:

* Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu; như thị quán sát, tiệm ly sinh tử.

Nghĩa

* Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội; nếu quán sát như thế, lần lần lìa sinh tử.
(Kinh Bát đại nhân giác)

+++++++++++++++

Phần Thảo luận:

a + Thế gian vốn vô thường, quốc độ nguy thúy.


- Trong nền Phật Học:


  • Chúng sanh hữu tình quy về NGÃ.
  • Vũ Trụ- Thế Gian quy về PHÁP.

- Thế gian cũng đồng nghĩa với vũ trụ. Thời gian từ xưa đến nay gọi là VŨ; không gian bốn phương trên dưới gọi là TRỤ. Chúng ta sống trong không gian vô cùng và thời gian vô tận ấy.

- Thế gian là một thế giới hiện tượng.lưu chuyển mãi không ngừng nghỉ từng sát-na sanh diệt bất thường như vậy. Không gian luôn biến đổi.- Theo quy luật:


  • NGÃ. thì SANH- TRỤ- DỊ- DIỆT (sanh, già, bệnh, chết)
  • PHÁP. thì THÀNH- TRỤ- HOẠI- KHÔNG.

- Nhân Sinh- Vũ Trụ tất cả sự vật hiện hữu do nhân duyên "giả kết hợp".- Mà không phải do một đấng siêu nhân siêu nhiên (Thượng Đế, trời, tại hóa v.v...) tạo ra.

* Ở Tam Pháp Ấn.- Chỉ ra CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG. Nghĩa là tất cả sự vận hành theo nhân duyên sanh (con ngưởi và Vũ trụ) đều không thường còn mà phải biến dị đi đến "Hoàn KHÔNG ".


b+ Quốc Độ nguy thúy:

Quốc Độ tức là tất cả cõi nước (không có ngoại trừ) nên nó cũng biến diệt và không bền vững. Thế gian vô thường thì quốc độ làm sao an ổn. Do sự vận hành của vũ tru mà ảnh hưởng của thời gian và không gian làm biến đổi cõi nước không được an ổn và không còn thật là nó nữa, như động đất, cháy rừng, đại hống thủy, núi lửa, phong ba bảo tố làm làng xóm hư hại gây cảnh đau khổ và nguy hại cho con người.

c) Bốn Ðại Khổ Không.
Tứ Đại ở đây là chỉ con nhân duyên 4 yếu tố mà tạo ra con người. - Đã là Nhân duyên giả hợp .- Hữu Vi Pháp thì phải chịu Vô Thường sanh diệt.- Nên là KHỔ. Cuối cùng hoàn KHÔNG.
Con Đường Phật Tâm Tông Vz_thn11

  • Đây là Đệ nhất Pháp Ấn: 1. Chư HÀNH Vô Thường.
  • Đối với Tứ Đế là KHỔ ĐẾ.

* Những giáo lý nào có mang nội hàm Pháp Ấn này là Chánh Pháp Phật. Không bị loài chùm gửi đeo bám làm sai lệch.- Tức là Chánh Kiến (bát chánh Đạo).
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 16.- GN về Nhân Sinh & Vũ Trụ.- Quán NGÃ KHÔNG.

Phần Thảo luận: (tt)

Kinh văn:

(đệ I GN): Tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu; (hết trích)

Giải thích:

+ Tứ đại khổ không. ngũ ấm vô ngã.

* Quán về NGÃ. (cái Ta)

Thế nào là NGÃ ?

+ Khi tìm hiểu về NGÃ.- Chúng ta sẽ thấy có khái niệm Tổng quát và 4 khái niệm căn bản về Ngã:

1. Đại Ngã (của Bà la Môn chấp có đấng Tạo hóa, Trời...)
2. Tiểu Ngã (của Bà la Môn chấp linh hồn do Trời sanh ra)
3. Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian)
4. Huyễn Ngã (của Nhị Thừa)

(Ngoài ra còn khái niệm Chơn Ngã - của Đại Thừa PG.- Ở đây chưa bàn về khái niệm này)

+ Khái niệm Tổng quát về NGÃ.- của người thế gian:

* Ngã là bản thân mỗi người - với tư cách là một cơ thể sống tồn tại tương đối độc lập trong môi trường sinh thái. Nghĩa xã hội: Ngã là cái tôi riêng lẻ, ngã là cái cá nhân.

* Bản ngã có nghĩa là lý tưởng, ký ức, kết luận, kinh nghiệm, niềm tin rằng bản thân là một cá thể riêng biệt, tách biệt với phần còn lại của thế giới và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.

* Nói chung chấp NGÃ là chấp có một thực thể độc lập, tự chủ, không lệ thuộc cái khác.

Sự trú chấp Ngã kiến (sự thấy biết) như thế. Đạo Phật không chấp nhận, và gọi đó là Vô minh, lầm chấp.

1. Đại Ngã (của Bà la Môn chấp có đấng Tạo hóa, Trời...): Bà la môn cho là Trời (Brahman) tự sanh và tạo ra con người và vũ trụ.

* Đức Phật GN rõ là Không có cái Đại Ngã nào tự có được. Mà tất cả pháp đều do Nhiều Nhân, nhiều Duyên giả hợp mà có ra.
Đại Ngã là Không thật có.- Vì rỏ ràng.: Đại Ngã ấy sẽ không thể tồn tại độc lập, nếu không có nhân duyên yếu tố khác .- là chúng ta nhận thức về nó.

2. Tiểu Ngã (của Bà la Môn chấp linh hồn do Trời sanh ra); Lại càng không thể có.

- Có quan niệm cho rằng sau khi chết có một “linh hồn” hay Thức. 2. Ý Thức “tự ngã” bất biến tồn tại mãi mãi di chuyển từ cõi này sang cõi khác gọi là thường kiến.

- Có quan niệm cho rằng con người được tạo thành từ một nguyên nhân hay yếu tố đầu tiên và sau khi chết “linh hồn” sẽ đến một nơi thiên đường vui sướng hay hỏa ngục khổ đau mãi mãi.

* Theo đạo Phật, con người là tổ hợp gồm năm nhóm (yếu tố) tạo thành. Phật giáo cho rằng không có “linh hồn” hay “tự ngã” thường hằng, bất biến trong con người. Từ đó, Đức Phật dạy về giáo lý vô ngã hay phi ngã.- Sanh tử là một dòng chảy của sự sống liên tục chỉ khác nhau về hình dáng chúng sanh do nghiệp thiện ác chi phối. Như vậy, có khái niệm “linh hồn” trong đạo Phật là không có..

3. Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian)

“cái ta” là con người, là ý thức

- Khởi kỳ thỉ, nghĩa là lúc ban đầu, Chúng ta có 2 phần :

+ 1. Vô thức là lúc Căn và Trần giao tiếp (thí dụ như mắt vừa tiếp xúc cảnh vật) liền phát sanh ra "Thức" (Thức là sự hiểu biết).

+ 2. Ý Thức: Là khởi Niệm và chạy theo niệm khởi mà sanh ra suy nghĩ, so đo, lấy bỏ ghét thương v.v...


- Nhưng chúng sanh lại khởi niệm, thì chấp niệm, niệm niệm trú chấp liên tục gọi là chấp niệm thành Chủng, thì trở thành tự NGÃ.- Đó là VỌNG NIỆM. Tổ dạy: " Vọng niệm thành sanh diệt.".

* Chính Vọng niệm này, Chấp làm Ý Thức và Cố chấp Ý Thức là Tự Ngã của ta. Mà thế gian gọi là "Linh hồn".

.- Nên Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian) là Không Ngã mà thấy có Ngã.- Nên kinh Niết Bàn Phật gọi là "Cái thấy điên đão"


4. Huyễn Ngã (của Nhị Thừa)

* Hàng Nhị thừa thấy được: Tự Ngã vốn không mà thấy có.- Có mà không thật có.- Gọi là "Huyễn Ngã".

Con Đường Phật Tâm Tông 3_mzn_10


Quán thấy NGÃ là KHÔNG (cả 4 Ngã Chấp nêu trên).- Đây là 3 giải Thoát Môn: Không - Vô Tướng- Vô Tác (Nội hàm của Tam Pháp Ấn)
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Bài 17.- GN về Nhân Sinh & Vũ Trụ (tt).- Quán Chư pháp VÔ NGÃ (Ấn 2).

Kinh văn GN.I: Tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu. (hết trích).

Phần Thảo luận: (tt) Giải thích:

* Cái mà nhân sinh chấp là NGÃ, hay cái TA.- Nó gồm có: 1. Tâm và 2. Hình (xác thân).

Nhưng Đức Phật chỉ ra.

+ Tâm là nguyên nhân của cái Ác.- Đó là Chỉ vì chúng sanh nhận lầm :"Ý THỨC , phân biệt".- làm Tâm, chấp Tâm này là Ngã, là cái Ta.- Nhưng Chân Tâm là Viên minh. Mà Ý Thức là một mãnh vở bất toàn. Mà chấp làm Tâm, Nên tự nó méo mó, sai lầm. Nên chạy theo "Cái Tâm Ý Thức" này. Thì những cái do nó khởi tâm động niệm đều là Ác Duyên.

+ (thân) Hình là nơi làm ra tội lỗi: Cái Thân này là chỗ bám trụ của Ngã Chấp.- Nếu không có thân Ngã Chấp cũng tan biến. Thân này thể hiện qua 3 chỗ, gọi là 3 Nghiệp; Thân - Miệng - Ý (bộ não).- Đối với kẻ vô minh. 3 Nghiệp tạo vô số tội.- Như giết hại, nói dối, mưu gian kế dộc v.v...

+ Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. (hoặc sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là 5 Ấm.- Vì cái Phần "Tâm Thức" này do duyên hợp mà thành. Nên nó là hữu vi, nên nó Vô Thường. Vì Vô thường nên Khổ.

* Tất cả các Pháp.- Dù Nhân sinh hay Vũ Trụ đều do nhân duyên hợp mà thành. Nên là Pháp Hữu Vi. Vì nhân duyên sanh, nên VÔ NGÃ.

* Vì những lẻ trên nên Phật dạy: "Tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ,"

* Đây là sự Giác Ngộ (I) Nhân sinh & Vũ trụ VÔ NGÃ.

* Quán như vậy thấy Chư pháp VÔ NGÃ.- (đệ nhị Pháp Ấn)

Con Đường Phật Tâm Tông 5_uon_10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top