- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
CẢNH BÁO: Chủ đề này rất khó, ai còn chấp ngã, chấp pháp, cẩn thận thái độ của chính mình.
I. MỞ BÀI
Chúng ta thường được nghe đâu đó, Kinh Phật dạy rằng " Tình dữ, vô tình trọn thành Phật Đạo".
Nhiều vị cho đó chỉ là về Lý Tánh chứ chẳng xảy ra trên thực tế. Ngẫm lại, đã có Lý Tánh như Phật thì cuối cùng thực tế phải thành Phật, chớ lẽ nào không, Lý một đường mà Sự lại nẻo ư?!
Lại nữa, bát nhã Kinh có dạy, "sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như thế". Vậy mà có người lại cho rằng "con người có thức uẩn mới thành Phật, còn đất đá chẳng thành cái gì cả!" thọ, tưởng, hành , thức thì thành Phật mà sắc chẳng thành, thật là bất nhất!
II. CHUẨN BỊ
Chân Lý mà Thế Tôn giác ngộ thậm thâm tột cùng, lìa tất cả đối đãi, lìa mọi ngôn từ và sự suy tư. Thế nên, Thế Tôn dùng phương tiện truyền thụ Chân Lý. Thế Tôn giảng pháp tùy theo đối tượng nghe pháp. Suốt 49 năm giảng pháp mà Ngài nói " Ta chẳng nói một lời" là nghĩa như trên.
III. VÀO BÀI
Nay tôi lấy một sự vật là cục đá để làm thí dụ. Cục đá có phải là sắc? Con người hàm ý rằng có một thứ gì đó cấu thành nên vạn vật, bao gồm cả cục đá, gọi nó sắc chất hay sắc. Đó là một sự áp đặt của ý thức lên sự vật. Với khoa học hiện tại, chúng ta sẽ giải phẩu cục đá, rằng nó được cấu tạo bởi các nguyên tử, nguyên tử lại được cấu tạo tự ***, norton, electron. Rồi các hạt nhỏ này lại được tạo thành từ các hạt nhỏ hơn mà gọi nó là hạt cơ bản. Tuy nhiên, khoa vật lý lượng tử phát hiện ra rằng không thể thiết lập được phương trình hoạt động của các hạt này, vì nó có yếu tố "NGẪU NHIÊN".
NGẪU NHIÊN là gì? là các hiện tượng không thể đoán được, suy luận được. Cái gì tạo nên tính ngẫu nhiên này, ắt hẳn đó là cái cũng không thể suy lường được. Với Khoa học thì đến đây là bế tắc nhưng với Phật Giáo thì đây chỉ là lẽ bình thường. Vì cục đá có Tự Thể Tánh giống như con người có Tự Thể Tánh vậy, cục đá chỉ là một biểu pháp nhất thời, tùy theo các điều kiện mà nó hiện ra thành tướng cục đá, cũng như mọi tướng pháp khác, bao gồm cả con người,...
CỤC ĐÁ bao gồm cả hiện hữu tất định (được ý thức ghi nhận, đoán định) và sự "Ngẩu Nhiên" (ngoài tầm kiểm soát của ý thức). Ý thức dựa vào tính tất định mà bảo rằng cục đá là Sắc, là cái gì đó mang tính chất "đặc ruột" cấu thành nên cục đá. Ý thức đã bỏ quên sự ngẫu nhiên nơi cục đá mà dù nó không quên cũng không tài nào suy lường được , vì vậy ý thức phản ánh chưa đầy đủ về cục đá.
Tóm lại sự Ngẫu Nhiên nơi cục đá đã chứng minh Cục Đá có Tự Thể Tánh, mà có Tự Thể Tánh thì tất nhiên phải xuất hiện một vị Phật từ nhân duyên cục đá này. Tức là sẽ chuyển hóa dần dần, rồi đủ nhân duyên sẽ phát sanh ra thức, thức đủ nhân duyên lại thành ra giác ngộ.
Con người là loài đã có ý thức nên đức Phật chỉ dạy cách làm sao chuyển hóa thức thành ra giác ngộ chứ không dạy việc chúng vô tình chuyển hóa ra thức, vừa khó tin vừa không có lợi ích gì cho chúng sanh.
Việc này chỉ có ý nghĩa cho những người đã thấm nhuần giáo lý, tinh thông pháp vô tướng, thâm nhập sâu vào thực tướng. Đức Phật đã dạy cho chúng Đại Bồ Tát: "Tình dữ, vô tình trọn thành Phật Đạo" để quán chiếu sâu rõ về thực tướng vạn vật cũng như của chính mình, không phải chỉ có loài hữu tình mới có Tự Thể Tánh Vô Tướng.
I. MỞ BÀI
Chúng ta thường được nghe đâu đó, Kinh Phật dạy rằng " Tình dữ, vô tình trọn thành Phật Đạo".
Nhiều vị cho đó chỉ là về Lý Tánh chứ chẳng xảy ra trên thực tế. Ngẫm lại, đã có Lý Tánh như Phật thì cuối cùng thực tế phải thành Phật, chớ lẽ nào không, Lý một đường mà Sự lại nẻo ư?!
Lại nữa, bát nhã Kinh có dạy, "sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như thế". Vậy mà có người lại cho rằng "con người có thức uẩn mới thành Phật, còn đất đá chẳng thành cái gì cả!" thọ, tưởng, hành , thức thì thành Phật mà sắc chẳng thành, thật là bất nhất!
II. CHUẨN BỊ
Chân Lý mà Thế Tôn giác ngộ thậm thâm tột cùng, lìa tất cả đối đãi, lìa mọi ngôn từ và sự suy tư. Thế nên, Thế Tôn dùng phương tiện truyền thụ Chân Lý. Thế Tôn giảng pháp tùy theo đối tượng nghe pháp. Suốt 49 năm giảng pháp mà Ngài nói " Ta chẳng nói một lời" là nghĩa như trên.
III. VÀO BÀI
Nay tôi lấy một sự vật là cục đá để làm thí dụ. Cục đá có phải là sắc? Con người hàm ý rằng có một thứ gì đó cấu thành nên vạn vật, bao gồm cả cục đá, gọi nó sắc chất hay sắc. Đó là một sự áp đặt của ý thức lên sự vật. Với khoa học hiện tại, chúng ta sẽ giải phẩu cục đá, rằng nó được cấu tạo bởi các nguyên tử, nguyên tử lại được cấu tạo tự ***, norton, electron. Rồi các hạt nhỏ này lại được tạo thành từ các hạt nhỏ hơn mà gọi nó là hạt cơ bản. Tuy nhiên, khoa vật lý lượng tử phát hiện ra rằng không thể thiết lập được phương trình hoạt động của các hạt này, vì nó có yếu tố "NGẪU NHIÊN".
NGẪU NHIÊN là gì? là các hiện tượng không thể đoán được, suy luận được. Cái gì tạo nên tính ngẫu nhiên này, ắt hẳn đó là cái cũng không thể suy lường được. Với Khoa học thì đến đây là bế tắc nhưng với Phật Giáo thì đây chỉ là lẽ bình thường. Vì cục đá có Tự Thể Tánh giống như con người có Tự Thể Tánh vậy, cục đá chỉ là một biểu pháp nhất thời, tùy theo các điều kiện mà nó hiện ra thành tướng cục đá, cũng như mọi tướng pháp khác, bao gồm cả con người,...
CỤC ĐÁ bao gồm cả hiện hữu tất định (được ý thức ghi nhận, đoán định) và sự "Ngẩu Nhiên" (ngoài tầm kiểm soát của ý thức). Ý thức dựa vào tính tất định mà bảo rằng cục đá là Sắc, là cái gì đó mang tính chất "đặc ruột" cấu thành nên cục đá. Ý thức đã bỏ quên sự ngẫu nhiên nơi cục đá mà dù nó không quên cũng không tài nào suy lường được , vì vậy ý thức phản ánh chưa đầy đủ về cục đá.
Tóm lại sự Ngẫu Nhiên nơi cục đá đã chứng minh Cục Đá có Tự Thể Tánh, mà có Tự Thể Tánh thì tất nhiên phải xuất hiện một vị Phật từ nhân duyên cục đá này. Tức là sẽ chuyển hóa dần dần, rồi đủ nhân duyên sẽ phát sanh ra thức, thức đủ nhân duyên lại thành ra giác ngộ.
Con người là loài đã có ý thức nên đức Phật chỉ dạy cách làm sao chuyển hóa thức thành ra giác ngộ chứ không dạy việc chúng vô tình chuyển hóa ra thức, vừa khó tin vừa không có lợi ích gì cho chúng sanh.
Việc này chỉ có ý nghĩa cho những người đã thấm nhuần giáo lý, tinh thông pháp vô tướng, thâm nhập sâu vào thực tướng. Đức Phật đã dạy cho chúng Đại Bồ Tát: "Tình dữ, vô tình trọn thành Phật Đạo" để quán chiếu sâu rõ về thực tướng vạn vật cũng như của chính mình, không phải chỉ có loài hữu tình mới có Tự Thể Tánh Vô Tướng.