- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,976
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Chúng ta cùng xem qua một người đã lập luận như sau:
CÕI CỰC LẠC CÓ ĐỦ 4 TƯỚNG THANH TỊNH CỦA NIẾT BÀN: DIỆT, TỊNH, DIỆU, LÝ TỨC LÀ: DIỆT HẾT PHIỀN NÃO, THANH TỊNH TUYỆT ĐỐI, VI DIỆU CÙNG CỰC, RỜI KHỎI PHIỀN NÃO.
VẬY THÌ CÕI CỰC LÀ TỨC LÀ THÀNH NIẾT BÀN CÓ TƯỚNG.
CÒN NIẾT BÀN CỦA THANH VĂN LÀ NIẾT BÀN KHÔNG CÓ TƯỚNG.
-KHÁC NHAU LÀ CÕI NIẾT BÀN NHƯNG LÀ CÕI NIẾT BÀN CÓ HÌNH TƯỚNG.
-NẾU VÔ NHẤT BẤT NHỊ KHÔNG ĐỒNG Ý CÕI CỰC LẠC LÀ CÕI NIẾT BÀN, VẬY THÌ NÊN CHÉP RA ĐỊNH NGHĨA NIẾT BÀN CỦA VÔ NHẤT BẤT NHỊ HIỂU NHƯ THẾ NÀO.
2. CÕI CỰC LẠC KHÔNG CÓ VIỆC BIẾN MẤT VÌ SAO?
1, CÕI CỰC LẠC LÀ "BÁO ĐỘ" LÀ CẢNH GIỚI THA THỌ DỤNG CỦA NHƯ LAI NÊN KHÔNG CÓ TƯỚNG SINH DIỆT.
2, CÕI CỰC LẠC DO NGUYỆN CỦA PHÁP TẠNG BỒ TÁT MÀ THÀNH, DO TÂM NGUYỆN CỦA NGÀI, KHÔNG PHẢI LÀ TƯỚNG THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG -CỦA NGHIỆP CẢM CHÚNG SINH, DO ĐÓ KHÔNG CÓ HOẠI DIỆT.
3, LỜI NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ, NẾU CÓ CHƯ PHẬT NÀO KHÔNG TÁN THÁN CÕI NƯỚC CỦA NGÀI, NGÀI THẾ KHÔNG THÀNH PHẬT.
VÌ VẬY, NÓI PHẬT A DI ĐÀ NHẬP BÁT NIẾT BÀN THÌ KHÔNG HỢP LÝ, VÌ SAO? VÌ KHÔNG CÓ CHƯ PHẬT NÀO KHÔNG KHEN NGỢI, KHÔNG TÁN THÁN, THÌ NHÂN DUYÊN CỦA NGÀI MÃI TRƯỜNG TỒN ĐẾN VÔ SỐ ĐỜI VỊ LAI KHÔNG DỨT.
4, NÓI PHẬT A DI ĐÀ NHẬP NIẾT BÀN, QUÁN ÂM, LÊN THAY ĐÓ LÀ LÀ: KHỘNG LIỄU NGHĨA. DÙ LÀ LỜI NÓI CỦA PHẬT, NHƯNG KINH VĂN KHÔNG LIỄU NGHĨA VẪN PHẢI BÁC BỎ, MÀ CHỌN LỜI LIỄU NGHĨA CHÂN XÁC.
VẬY THÌ, CÕI CỰC LẠC LÀ BÁO ĐỘ, LÀ NGUYỆN LỰC MÃI CỦA NGÀI PHÁP TẠNG, NÊN KHÔNG PHẢI CÕI NGHIỆP LỰC CÓ THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG. CHO NÊN KHÔNG CÓ DIỆT ĐỘ.
1. Trước hết VNBN sẽ chứng minh: CỰC LẠC THẾ GIỚI KHÔNG PHẢI NIẾT BÀN CỦA CHƯ PHẬT.
NIẾT BÀN CỦA PHẬT là rốt ráo không còn tu chứng, không có sai biệt, tịch tĩnh thường chiếu, ..... là KHÔNG Tất Cả Cảnh Giới và Trụ Vị nhưng chẳng phải hư vô.
-Thứ nhất, dân chúng cõi Cực Lạc vẫn còn tu chứng nên Cực Lạc không phải Niết Bàn của Chư Phật.
Những người vãng sanh về Cực Lạc không phải tất cả đều bước lên ngôi vị Thánh Nhân liền được mà phải qua một thời tu học tại đó mới lần lượt trãi qua các quả vị.
Như Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật thì vãng sanh có 9 phẩm, tùy theo mỗi phẩm lại phải tu tập tiếp tại Cực Lạc mới bước lên Thánh vị giải thoát rồi sau cùng hoàn thành địa vị Phật Đà.
Như Kinh Niệm Phật Ba La Mật dạy rằng người phát tâm Bồ Đề niệm Phật phải vãng sanh để tu tập một thời kì tại Cực Lạc để chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn mới có thể độ hóa chúng sanh cõi khác.
-Thứ hai, nếu Cực Lạc mà là Niết Bàn thì phàm phu không thể vãng sanh vào Cực Lạc được! Do vậy, Cực Lạc không phải Niết Bàn,
Trong Phật Giáo, Niết Bàn cơ bản thấp nhất là Niết Bàn của một vị A LA HÁN cắt đứt luân hồi sanh tử.
Phàm phu chưa chứng thánh quả thì chẳng thể vào Niết Bàn, cũng không ai giúp được cả, vì do tâm niệm của phàm phu nên Phật không giúp người khác Niết Bàn được!
-Thứ ba, Cực Lạc dung chứa hết tất cả hạng bậc: Ngũ Thừa Phật Giáo, bao gồm cả Thánh-Phàm đồng cư ngụ! Bởi vậy Cực Lạc không phải là Niết Bàn.
Ngoài các bậc thánh giải thoát nguyện sanh sang Cực Lạc; còn có phàm phu vãng sanh sang Cực Lạc tu tập.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy có 9 phẩm vãng sanh là từ địa vị phàm phu, vãng sanh xong rồi tu tập mà bước lên Thánh vị.
2. Cực Lạc không trường tồn, cũng không biến mất mà sẽ biến đổi thành cõi khác trang nghiêm hơn. Tùy nguyện lực của Bồ Tát sở nguyện mà biến hiện.
Tại sao cõi Cực Lạc không trường tồn mà cũng không gọi là biến mất?
Các thế giới vốn là không có thực thể cố định, đều là do nhân duyên sanh khởi nối tiếp nhau. Có thế giới do cộng nghiệp (thế giới chúng sanh phàm phu uế độ), có thế giới do nguyện lực của Bồ Tát. Tất cả thế giới đều không ở ngoài lý nhân duyên!
Cực Lạc thế giới xuất hiện là do 48 đại nguyện viên mãn mà hình thành. Tuy là do 48 đại nguyện nhưng không phải đột nhiên mà có, mà Cực Lạc được kết thừa từ một thế giới tịnh độ khác. Trong Kinh Bi Hoa, đã nói rõ Cực Lạc được kế thừa từ thế giới Tịnh Độ có tên là Tôn Thiện Vô Cấu, trãi qua rất nhiều đời các vị Phật, lần lượt nhập Niết Bàn thì cũng đến lúc Ngài Bảo Tạng (tiền kiếp Phật A Di Đà) viên mãn hạnh nguyện, cõi Tịnh Độ của các vị Phật trước đổi tên thành cõi An Lạc là Cực Lạc hiện nay.
Rồi trong kinh Bi Hoa lại dạy rằng: “Thiện nam tử! Khi đức Phật Vô Lượng Thọ nhập Niết-bàn rồi, về nửa sau của số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai nhiều như số cát sông Hằng, vào lúc đầu hôm chánh pháp diệt mất, thì sau lúc nửa đêm cõi thế giới ấy liền đổi tên là Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu. Mọi sự trang nghiêm tốt đẹp của thế giới ấy là vô lượng vô biên, vượt hơn cả thế giới An Lạc."
Như vậy cõi Cực Lạc tuy không diệt mất nhưng cũng sẽ biến đổi để xứng hợp với 24 đại nguyện của Quán Âm Bồ Tát.
Điều này có nghĩa là nếu hai chư Phật hạnh nguyện tương đồng nhau thì cõi tịnh độ tương ứng cũng tương đồng; hạnh nguyện có khác hơn thì cõi tịnh độ cũng biến đổi theo. Minh chứng cho giữa tâm niệm và cảnh giới đồng ứng nhau.
Ở ta bà này, khi Ngài Di Lặc Bồ Tát thành Phật, cũng sẽ trang nghiêm hơn bây giờ rất nhiều (Kinh Thuyết Phật Di Lặc hạ sanh thành Phật.)
3. Phật A Di Đà sẽ nhập Niết Bàn! Đâu là chỗ thật sự của Phật A Di Đà hiện nay?
Cũng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mãn duyên mà nhập diệt! Đức Phật A Di Đà cũng như vậy!
Đó là nói trên lý nhân duyên, còn về Lý Tánh thì chư Phật vốn đã tịch tĩnh chẳng có xuất nhập.
Vị Phật với danh tự A Di Đà vốn không tên, cũng như mọi Phật, vốn không tên, không hình tướng, không chỗ nào là Phật ấy, không nguyện nào là Phật ấy, không cõi Tịnh nào là của riêng vị Phật ấy. Chỉ do nhân duyên hóa độ mà thị hiện nên danh tự tên, thọ lượng, cõi nước,....
Khi không còn ai niệm danh hiệu A Di Đà Phật để cầu vãng sanh, không ai cần đến thân cận Phật A Di Đà thì Ngài sẽ nhập diệt và Ngài Quán Âm Bồ tát kế tục thị hiện thành Phật.
Đó là minh chứng Phật 3 đời nối tiếp nhau giúp nhau hoàn mãn huệ mạng.
Duyên có sâu, có rộng đến mức nào thì cũng sẽ tận. Mỗi một vị Phật sẽ dẫn dắt một nhóm chúng sanh cũng là thân bằng quyến thuộc xưa kia của vị Phật ấy! Hữu duyên gặp nhau và hóa độ. Phật mãn duyên hóa độ thì gọi là nhập Niết Bàn chứ sự thật thì Phật chẳng hề có nhập xuất!
Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui
Đâu là chỗ thật sự của Phật A Di Đà hiện nay?
Đó là bản lai của vị Phật ấy. Danh tự A Di Đà để xứng hợp với sự thành tựu của 48 đại nguyện, 48 đại nguyện cũng phải tự nhiên mà có đều do nhân duyên gặp Phật và sự ước muốn giáo hóa của ngài Bảo Tạng mà phát ra. Đó đều là lý nhân duyên, chỉ có Bản Lai không phải do nhân duyên làm ra và bản thân nhân duyên cũng chính là biến hiện của bản lai. Bản Lai là cái tối sơ cho đến tối hậu cũng là vậy, đó cũng gọi là Tự Tánh Di Đà, đồng đẳng với Tự Tánh mọi Phật và chúng sanh!
4. Tuy Cực Lạc không phải Niết Bàn rốt ráo nhưng là phương tiện bậc nhất đưa mọi nhân chủng giải thoát thẳng đến Niết Bàn rốt ráo.
Đây chính là chỗ quý giá nhất của Cực Lạc, phàm phu vẫn có phần!
Nhờ bổn nguyện của Phật A Di Đà, chỉ cần giữ tâm nguyện thuần nhất duyên vào Cực Lạc và Phật A Di Đà không bị các niệm ta bà làm đứt đoạn thì đều được vãng sanh.
Vãng sanh rồi thì có thân viên mãn, có pháp vi diệu đầy đủ, có ấn chứng của Phật A Di Đà, không có sự bức hại thối lui. Do vậy mà nhất định viên mãn tất cả hạnh nguyện, thành tựu Phật Quả. Không thế giới nào trong vũ trụ pháp giới được như Cực Lạc. Do đó, chư Phật 10 phương đều khuyên bảo sanh sang cõi cước Cực Lạc.
CÕI CỰC LẠC CÓ ĐỦ 4 TƯỚNG THANH TỊNH CỦA NIẾT BÀN: DIỆT, TỊNH, DIỆU, LÝ TỨC LÀ: DIỆT HẾT PHIỀN NÃO, THANH TỊNH TUYỆT ĐỐI, VI DIỆU CÙNG CỰC, RỜI KHỎI PHIỀN NÃO.
VẬY THÌ CÕI CỰC LÀ TỨC LÀ THÀNH NIẾT BÀN CÓ TƯỚNG.
CÒN NIẾT BÀN CỦA THANH VĂN LÀ NIẾT BÀN KHÔNG CÓ TƯỚNG.
-KHÁC NHAU LÀ CÕI NIẾT BÀN NHƯNG LÀ CÕI NIẾT BÀN CÓ HÌNH TƯỚNG.
-NẾU VÔ NHẤT BẤT NHỊ KHÔNG ĐỒNG Ý CÕI CỰC LẠC LÀ CÕI NIẾT BÀN, VẬY THÌ NÊN CHÉP RA ĐỊNH NGHĨA NIẾT BÀN CỦA VÔ NHẤT BẤT NHỊ HIỂU NHƯ THẾ NÀO.
2. CÕI CỰC LẠC KHÔNG CÓ VIỆC BIẾN MẤT VÌ SAO?
1, CÕI CỰC LẠC LÀ "BÁO ĐỘ" LÀ CẢNH GIỚI THA THỌ DỤNG CỦA NHƯ LAI NÊN KHÔNG CÓ TƯỚNG SINH DIỆT.
2, CÕI CỰC LẠC DO NGUYỆN CỦA PHÁP TẠNG BỒ TÁT MÀ THÀNH, DO TÂM NGUYỆN CỦA NGÀI, KHÔNG PHẢI LÀ TƯỚNG THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG -CỦA NGHIỆP CẢM CHÚNG SINH, DO ĐÓ KHÔNG CÓ HOẠI DIỆT.
3, LỜI NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ, NẾU CÓ CHƯ PHẬT NÀO KHÔNG TÁN THÁN CÕI NƯỚC CỦA NGÀI, NGÀI THẾ KHÔNG THÀNH PHẬT.
VÌ VẬY, NÓI PHẬT A DI ĐÀ NHẬP BÁT NIẾT BÀN THÌ KHÔNG HỢP LÝ, VÌ SAO? VÌ KHÔNG CÓ CHƯ PHẬT NÀO KHÔNG KHEN NGỢI, KHÔNG TÁN THÁN, THÌ NHÂN DUYÊN CỦA NGÀI MÃI TRƯỜNG TỒN ĐẾN VÔ SỐ ĐỜI VỊ LAI KHÔNG DỨT.
4, NÓI PHẬT A DI ĐÀ NHẬP NIẾT BÀN, QUÁN ÂM, LÊN THAY ĐÓ LÀ LÀ: KHỘNG LIỄU NGHĨA. DÙ LÀ LỜI NÓI CỦA PHẬT, NHƯNG KINH VĂN KHÔNG LIỄU NGHĨA VẪN PHẢI BÁC BỎ, MÀ CHỌN LỜI LIỄU NGHĨA CHÂN XÁC.
VẬY THÌ, CÕI CỰC LẠC LÀ BÁO ĐỘ, LÀ NGUYỆN LỰC MÃI CỦA NGÀI PHÁP TẠNG, NÊN KHÔNG PHẢI CÕI NGHIỆP LỰC CÓ THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG. CHO NÊN KHÔNG CÓ DIỆT ĐỘ.
1. Trước hết VNBN sẽ chứng minh: CỰC LẠC THẾ GIỚI KHÔNG PHẢI NIẾT BÀN CỦA CHƯ PHẬT.
NIẾT BÀN CỦA PHẬT là rốt ráo không còn tu chứng, không có sai biệt, tịch tĩnh thường chiếu, ..... là KHÔNG Tất Cả Cảnh Giới và Trụ Vị nhưng chẳng phải hư vô.
-Thứ nhất, dân chúng cõi Cực Lạc vẫn còn tu chứng nên Cực Lạc không phải Niết Bàn của Chư Phật.
Những người vãng sanh về Cực Lạc không phải tất cả đều bước lên ngôi vị Thánh Nhân liền được mà phải qua một thời tu học tại đó mới lần lượt trãi qua các quả vị.
Như Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật thì vãng sanh có 9 phẩm, tùy theo mỗi phẩm lại phải tu tập tiếp tại Cực Lạc mới bước lên Thánh vị giải thoát rồi sau cùng hoàn thành địa vị Phật Đà.
Như Kinh Niệm Phật Ba La Mật dạy rằng người phát tâm Bồ Đề niệm Phật phải vãng sanh để tu tập một thời kì tại Cực Lạc để chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn mới có thể độ hóa chúng sanh cõi khác.
-Thứ hai, nếu Cực Lạc mà là Niết Bàn thì phàm phu không thể vãng sanh vào Cực Lạc được! Do vậy, Cực Lạc không phải Niết Bàn,
Trong Phật Giáo, Niết Bàn cơ bản thấp nhất là Niết Bàn của một vị A LA HÁN cắt đứt luân hồi sanh tử.
Phàm phu chưa chứng thánh quả thì chẳng thể vào Niết Bàn, cũng không ai giúp được cả, vì do tâm niệm của phàm phu nên Phật không giúp người khác Niết Bàn được!
-Thứ ba, Cực Lạc dung chứa hết tất cả hạng bậc: Ngũ Thừa Phật Giáo, bao gồm cả Thánh-Phàm đồng cư ngụ! Bởi vậy Cực Lạc không phải là Niết Bàn.
Ngoài các bậc thánh giải thoát nguyện sanh sang Cực Lạc; còn có phàm phu vãng sanh sang Cực Lạc tu tập.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy có 9 phẩm vãng sanh là từ địa vị phàm phu, vãng sanh xong rồi tu tập mà bước lên Thánh vị.
2. Cực Lạc không trường tồn, cũng không biến mất mà sẽ biến đổi thành cõi khác trang nghiêm hơn. Tùy nguyện lực của Bồ Tát sở nguyện mà biến hiện.
Tại sao cõi Cực Lạc không trường tồn mà cũng không gọi là biến mất?
Các thế giới vốn là không có thực thể cố định, đều là do nhân duyên sanh khởi nối tiếp nhau. Có thế giới do cộng nghiệp (thế giới chúng sanh phàm phu uế độ), có thế giới do nguyện lực của Bồ Tát. Tất cả thế giới đều không ở ngoài lý nhân duyên!
Cực Lạc thế giới xuất hiện là do 48 đại nguyện viên mãn mà hình thành. Tuy là do 48 đại nguyện nhưng không phải đột nhiên mà có, mà Cực Lạc được kết thừa từ một thế giới tịnh độ khác. Trong Kinh Bi Hoa, đã nói rõ Cực Lạc được kế thừa từ thế giới Tịnh Độ có tên là Tôn Thiện Vô Cấu, trãi qua rất nhiều đời các vị Phật, lần lượt nhập Niết Bàn thì cũng đến lúc Ngài Bảo Tạng (tiền kiếp Phật A Di Đà) viên mãn hạnh nguyện, cõi Tịnh Độ của các vị Phật trước đổi tên thành cõi An Lạc là Cực Lạc hiện nay.
Rồi trong kinh Bi Hoa lại dạy rằng: “Thiện nam tử! Khi đức Phật Vô Lượng Thọ nhập Niết-bàn rồi, về nửa sau của số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai nhiều như số cát sông Hằng, vào lúc đầu hôm chánh pháp diệt mất, thì sau lúc nửa đêm cõi thế giới ấy liền đổi tên là Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu. Mọi sự trang nghiêm tốt đẹp của thế giới ấy là vô lượng vô biên, vượt hơn cả thế giới An Lạc."
Như vậy cõi Cực Lạc tuy không diệt mất nhưng cũng sẽ biến đổi để xứng hợp với 24 đại nguyện của Quán Âm Bồ Tát.
Điều này có nghĩa là nếu hai chư Phật hạnh nguyện tương đồng nhau thì cõi tịnh độ tương ứng cũng tương đồng; hạnh nguyện có khác hơn thì cõi tịnh độ cũng biến đổi theo. Minh chứng cho giữa tâm niệm và cảnh giới đồng ứng nhau.
Ở ta bà này, khi Ngài Di Lặc Bồ Tát thành Phật, cũng sẽ trang nghiêm hơn bây giờ rất nhiều (Kinh Thuyết Phật Di Lặc hạ sanh thành Phật.)
3. Phật A Di Đà sẽ nhập Niết Bàn! Đâu là chỗ thật sự của Phật A Di Đà hiện nay?
Cũng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mãn duyên mà nhập diệt! Đức Phật A Di Đà cũng như vậy!
Đó là nói trên lý nhân duyên, còn về Lý Tánh thì chư Phật vốn đã tịch tĩnh chẳng có xuất nhập.
Vị Phật với danh tự A Di Đà vốn không tên, cũng như mọi Phật, vốn không tên, không hình tướng, không chỗ nào là Phật ấy, không nguyện nào là Phật ấy, không cõi Tịnh nào là của riêng vị Phật ấy. Chỉ do nhân duyên hóa độ mà thị hiện nên danh tự tên, thọ lượng, cõi nước,....
Khi không còn ai niệm danh hiệu A Di Đà Phật để cầu vãng sanh, không ai cần đến thân cận Phật A Di Đà thì Ngài sẽ nhập diệt và Ngài Quán Âm Bồ tát kế tục thị hiện thành Phật.
Đó là minh chứng Phật 3 đời nối tiếp nhau giúp nhau hoàn mãn huệ mạng.
Duyên có sâu, có rộng đến mức nào thì cũng sẽ tận. Mỗi một vị Phật sẽ dẫn dắt một nhóm chúng sanh cũng là thân bằng quyến thuộc xưa kia của vị Phật ấy! Hữu duyên gặp nhau và hóa độ. Phật mãn duyên hóa độ thì gọi là nhập Niết Bàn chứ sự thật thì Phật chẳng hề có nhập xuất!
Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui
Đâu là chỗ thật sự của Phật A Di Đà hiện nay?
Đó là bản lai của vị Phật ấy. Danh tự A Di Đà để xứng hợp với sự thành tựu của 48 đại nguyện, 48 đại nguyện cũng phải tự nhiên mà có đều do nhân duyên gặp Phật và sự ước muốn giáo hóa của ngài Bảo Tạng mà phát ra. Đó đều là lý nhân duyên, chỉ có Bản Lai không phải do nhân duyên làm ra và bản thân nhân duyên cũng chính là biến hiện của bản lai. Bản Lai là cái tối sơ cho đến tối hậu cũng là vậy, đó cũng gọi là Tự Tánh Di Đà, đồng đẳng với Tự Tánh mọi Phật và chúng sanh!
4. Tuy Cực Lạc không phải Niết Bàn rốt ráo nhưng là phương tiện bậc nhất đưa mọi nhân chủng giải thoát thẳng đến Niết Bàn rốt ráo.
Đây chính là chỗ quý giá nhất của Cực Lạc, phàm phu vẫn có phần!
Nhờ bổn nguyện của Phật A Di Đà, chỉ cần giữ tâm nguyện thuần nhất duyên vào Cực Lạc và Phật A Di Đà không bị các niệm ta bà làm đứt đoạn thì đều được vãng sanh.
Vãng sanh rồi thì có thân viên mãn, có pháp vi diệu đầy đủ, có ấn chứng của Phật A Di Đà, không có sự bức hại thối lui. Do vậy mà nhất định viên mãn tất cả hạnh nguyện, thành tựu Phật Quả. Không thế giới nào trong vũ trụ pháp giới được như Cực Lạc. Do đó, chư Phật 10 phương đều khuyên bảo sanh sang cõi cước Cực Lạc.