- Tham gia
- 6/7/12
- Bài viết
- 11
- Điểm tương tác
- 1
- Điểm
- 3
+ Phấn 1:
Từ cung trời Đâu Xuất, Bồ Tát Hộ Minh – tiền sanh của Đức Phật Thích Ca - nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên và Tứ Đại Thiên Vương giáng trần.
Lúc đó, hoàng hậu Ma-Da, mẹ của Ngài thọ thai. Bà nằm mộng thấy một con voi trắng từ núi vàng, núi bạc đến và mang cho bà một cành hoa sen.
Vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, 566 trước tây lịch, Bồ Tát đản sanh ở vườn Lâm Tỳ Ni. Sau khi đản sanh, Ngài bước bảy bước, và mỗi bước có hoa sen nâng đỡ chân Ngài. Ngài tuyên bố rằng: “Ta là bậc Chí Tôn cao quý nhất giữa chư thiên và loài người” (“Thiên Thượng Địa Hạ – Duy Ngã Độc Tôn”).
Đạo sĩ Kaladevila viếng thăm, ông bật cười rồi lại khóc. Ông cười vì rồi đây nhân loại sẽ được hưởng ánh đạo vàng và khóc vì nghĩ rằng sau khi mình chết sẽ tái sinh vào cõi phi phi tưởng xứ không nghe được pháp màu!
Trong lễ Hạ Điền, Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) ngồi thiền định và nhập định sơ thiền sau khi quán chiếu, suy xét sự khổ của chúng sinh bằng cặp mắt tuệ giác (…côn trùng bị lưỡi cày cắt đứt tung lên mặt đất, chim chóc thi nhau mổ xé … lỗi khổ nhọc của người nông phu…).
Hoàng tử cứu con thiên nga bị Đề Bà Đạt Đa bắn.
Hoàng tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) trình diễn kỹ năng bắn cung bằng cách nhấc một cái cung mà không ai trong cuộc thi nhấc và kéo nổi.
Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta thuần phục ngựa Kiền Trắc.
Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta thành hôn với công chúa Da Du Đà La.
Ngày nọ, Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta đi dạo và chứng kiến bốn cảnh tượng tại bốn cổng thành mà từ trước tới nay chưa bao giờ được chứng kiến vì sắc lệnh của đức vua không muốn Hoàng nhi trông thấy những cảnh tượng đó.
Bốn cảnh tượng đó là:
Người già - người bệnh - người chết - và một người cư sĩ (Sinh – Bệnh – Lão – Tử).
Trong ngày La Hầu La - con trai của Ngài chào đời. Sau yến tiệc chào mừng, Ngài thấy cảnh tượng nhàm chán thế sự – các cô vũ nữ đang mê say trong giấc ngủ đã biểu lộ những nét xấu xa. Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta quyết định từ bỏ thế gian để xuất gia tu hành.
Hoàng tử Sĩ-Đạt-Ta cùng người hầu Sa-Nặc (Channa) và ngựa Kiền-Trắc vượt sông Anoma đi xuất gia tìm đạo. Ngài cắt tóc ném lên không trung (Chư thiên đã nhận lấy xây tháp cúng dường trên cõi trời). Ngài trao áo choàng và gươm báu cho Sa-Nặc cùng ngựa Kiền-Trắc quay trở về.
Bồ tát tu học nơi ẩn sĩ A-la-la Ca-lam đạt đến cấp thiền Vô sở hữu xứ.
Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên đã đi tìm một vị thầy khác.
Nơi Ưu-đà-la La-ma-tử Ngài học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát.
Ngài quyết tâm tự thiền định tìm đường giải thoát và có năm tỳ-kheo (năm anh em Kiều Trần Như) cùng đồng hành.
Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, Tất-đạt-đa nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, năm tỳ kheo kia thất vọng bỏ đi.
Nàng Sujata dâng Bồ tát bát cháo sữa bằng vàng. Nàng nghĩ rằng Ngài là thiên thần (vì tướng Ngài rất hảo tướng với 32 tướng tốt).
Sau khi thọ trai (dùng cơm), Ngài ném bát xuống dòng sông để phát nguyện.
Bồ Tát chiến thắng Ma Vương dưới cội cây Bồ Đề.
Ba nàng công chúa của Ma Vương cố dùng mỹ nhân kế để lôi cuốn Đức Phật, nhưng cuối cùng họ cũng thất bại hoàn toàn.
Sau 49 ngày thiền định — mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu — Tất-đạt-đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Từ thời điểm đó, Tất-đạt-đa biết mình đã là một bậc Giác ngộ (Tỉnh thức – Buddha – Phật), và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh.
Hai thương buôn tên Tapussa và Bhallika cúng dường Đức Phật bữa cơm – và họ là hai người quy y nhị bảo đầu tiên.
Đức Phật gặp vị ẩn sĩ trên đường, vị này hỏi thầy của Ngài là ai? – Đức Phật nói ta không có thầy vì pháp mà Ngài đang có là do Ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy. Vì quá chú trọng tới quan niệm thầy tổ nên vị này đã bỏ lỡ cơ hội học pháp của mình.
Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát.
Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Đức Phật giảng Tứ diệu đế, Duyên khởi và quy luật Nhân quả (Nghiệp). Tại vườn Lộc uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay Varanasi), Đức Phật bắt đầu “chuyển Pháp luân” với những bài giảng đầu tiên.
Năm anh em Kiều Trần Như sau khi được Đức Phật khai sáng về con đường tu học của mình đã trở thành năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là hạt nhân đầu tiên của Tăng-già.
Đức Phật thuyết pháp cho công tử Yasa. Sau đó Ngài cho Yasa và 54 người bạn xuất gia.
Cha mẹ vợ con của Yasa là những người quy y Tam Bảo đầu tiên.
Ðức Phật rời vườn Lộc-uyển đi về phía Nam đến xứ Ưu-lầu-tần-loa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của Ðạo thờ Lửa là ông Ma-ha Ca-Diếp.
Đức Phật nhiếp phục rắn lớn trong nhà thờ lửa của ẩn sĩ Uruvela kassapa (Ma-ha Ca-Diếp).
Ẩn sĩ Uruvela kassapa (Ma-ha Ca-Diếp) xin vào Tăng đoàn.
Từ cung trời Đâu Xuất, Bồ Tát Hộ Minh – tiền sanh của Đức Phật Thích Ca - nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên và Tứ Đại Thiên Vương giáng trần.

Lúc đó, hoàng hậu Ma-Da, mẹ của Ngài thọ thai. Bà nằm mộng thấy một con voi trắng từ núi vàng, núi bạc đến và mang cho bà một cành hoa sen.

Vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, 566 trước tây lịch, Bồ Tát đản sanh ở vườn Lâm Tỳ Ni. Sau khi đản sanh, Ngài bước bảy bước, và mỗi bước có hoa sen nâng đỡ chân Ngài. Ngài tuyên bố rằng: “Ta là bậc Chí Tôn cao quý nhất giữa chư thiên và loài người” (“Thiên Thượng Địa Hạ – Duy Ngã Độc Tôn”).

Đạo sĩ Kaladevila viếng thăm, ông bật cười rồi lại khóc. Ông cười vì rồi đây nhân loại sẽ được hưởng ánh đạo vàng và khóc vì nghĩ rằng sau khi mình chết sẽ tái sinh vào cõi phi phi tưởng xứ không nghe được pháp màu!

Trong lễ Hạ Điền, Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) ngồi thiền định và nhập định sơ thiền sau khi quán chiếu, suy xét sự khổ của chúng sinh bằng cặp mắt tuệ giác (…côn trùng bị lưỡi cày cắt đứt tung lên mặt đất, chim chóc thi nhau mổ xé … lỗi khổ nhọc của người nông phu…).

Hoàng tử cứu con thiên nga bị Đề Bà Đạt Đa bắn.

Hoàng tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) trình diễn kỹ năng bắn cung bằng cách nhấc một cái cung mà không ai trong cuộc thi nhấc và kéo nổi.

Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta thuần phục ngựa Kiền Trắc.

Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta thành hôn với công chúa Da Du Đà La.

Ngày nọ, Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta đi dạo và chứng kiến bốn cảnh tượng tại bốn cổng thành mà từ trước tới nay chưa bao giờ được chứng kiến vì sắc lệnh của đức vua không muốn Hoàng nhi trông thấy những cảnh tượng đó.
Bốn cảnh tượng đó là:
Người già - người bệnh - người chết - và một người cư sĩ (Sinh – Bệnh – Lão – Tử).

Trong ngày La Hầu La - con trai của Ngài chào đời. Sau yến tiệc chào mừng, Ngài thấy cảnh tượng nhàm chán thế sự – các cô vũ nữ đang mê say trong giấc ngủ đã biểu lộ những nét xấu xa. Hoàng Tử Sĩ Đạt Ta quyết định từ bỏ thế gian để xuất gia tu hành.

Hoàng tử Sĩ-Đạt-Ta cùng người hầu Sa-Nặc (Channa) và ngựa Kiền-Trắc vượt sông Anoma đi xuất gia tìm đạo. Ngài cắt tóc ném lên không trung (Chư thiên đã nhận lấy xây tháp cúng dường trên cõi trời). Ngài trao áo choàng và gươm báu cho Sa-Nặc cùng ngựa Kiền-Trắc quay trở về.

Bồ tát tu học nơi ẩn sĩ A-la-la Ca-lam đạt đến cấp thiền Vô sở hữu xứ.
Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên đã đi tìm một vị thầy khác.

Nơi Ưu-đà-la La-ma-tử Ngài học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát.

Ngài quyết tâm tự thiền định tìm đường giải thoát và có năm tỳ-kheo (năm anh em Kiều Trần Như) cùng đồng hành.



Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, Tất-đạt-đa nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, năm tỳ kheo kia thất vọng bỏ đi.
Nàng Sujata dâng Bồ tát bát cháo sữa bằng vàng. Nàng nghĩ rằng Ngài là thiên thần (vì tướng Ngài rất hảo tướng với 32 tướng tốt).
Sau khi thọ trai (dùng cơm), Ngài ném bát xuống dòng sông để phát nguyện.

Bồ Tát chiến thắng Ma Vương dưới cội cây Bồ Đề.

Ba nàng công chúa của Ma Vương cố dùng mỹ nhân kế để lôi cuốn Đức Phật, nhưng cuối cùng họ cũng thất bại hoàn toàn.

Sau 49 ngày thiền định — mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu — Tất-đạt-đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Từ thời điểm đó, Tất-đạt-đa biết mình đã là một bậc Giác ngộ (Tỉnh thức – Buddha – Phật), và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh.

Hai thương buôn tên Tapussa và Bhallika cúng dường Đức Phật bữa cơm – và họ là hai người quy y nhị bảo đầu tiên.

Đức Phật gặp vị ẩn sĩ trên đường, vị này hỏi thầy của Ngài là ai? – Đức Phật nói ta không có thầy vì pháp mà Ngài đang có là do Ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy. Vì quá chú trọng tới quan niệm thầy tổ nên vị này đã bỏ lỡ cơ hội học pháp của mình.

Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát.
Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Đức Phật giảng Tứ diệu đế, Duyên khởi và quy luật Nhân quả (Nghiệp). Tại vườn Lộc uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay Varanasi), Đức Phật bắt đầu “chuyển Pháp luân” với những bài giảng đầu tiên.
Năm anh em Kiều Trần Như sau khi được Đức Phật khai sáng về con đường tu học của mình đã trở thành năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là hạt nhân đầu tiên của Tăng-già.

Đức Phật thuyết pháp cho công tử Yasa. Sau đó Ngài cho Yasa và 54 người bạn xuất gia.

Cha mẹ vợ con của Yasa là những người quy y Tam Bảo đầu tiên.

Ðức Phật rời vườn Lộc-uyển đi về phía Nam đến xứ Ưu-lầu-tần-loa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của Ðạo thờ Lửa là ông Ma-ha Ca-Diếp.

Đức Phật nhiếp phục rắn lớn trong nhà thờ lửa của ẩn sĩ Uruvela kassapa (Ma-ha Ca-Diếp).

Ẩn sĩ Uruvela kassapa (Ma-ha Ca-Diếp) xin vào Tăng đoàn.