- Tham gia
- 4/6/15
- Bài viết
- 139
- Điểm tương tác
- 34
- Điểm
- 28
A- Dẫn Nhập
Kinh Pháp Hoa dạy: “Chư Phật Thế Tôn duy nhất dĩ nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế” ( Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà thị hiện xuất hiện trong đời). “Duy dĩ Phật chi tri kiến, thị ngộ chúng sanh” Chỉ là đem tri kiến Phật chỉ bày, giác ngộ chúng sanh).
Để tầm cầu Tri kiến Phật ấy, cầu sự giác ngộ ấy, trong Pháp Bảo Đàn kinh , Lục Tổ Huệ Năng dạy:
Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác. Ly thế mích Bồ đề. Kháp tợ tầm thố giác.
Nghĩa là: Phật pháp tại thế gian. Chẳng lìa thế gian giác. Lìa thế tìm bồ đề. Giống như tìm sừng thỏ.
Với nguồn tư tưởng này, các Tông phái Phật giáo đều liên kết Sở học, sở hành của Phật giáo mà mình đã thâm nhập, bằng cách đem: Giới, định, huệ, tâm, tánh, chân như v.v…mà hiển bày bằng các phương tiện của thế gian trí, như các kiến thức về văn học, nghệ thuật, mỹ thuật, kỷ thuật, kể cả các kỷ ngôn kỷ xão v.v… gọi đó là “Văn dĩ tải đạo”..
Kể cả Thiền tông là một Tông phái lấy “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” làm phương tiện chính, thế mà vẫn không loại trừ phương tiện thế trí, như câu chuyện “Niệm hoa Vi tiếu” như sau:
Tại hội Linh Sơn, Đức Phật cầm một hoa sen đưa ra trước đại chúng xem, toàn thể đại chúng không một ai hiểu ý gì, tất cả đều lặng thinh, trừ Ngài Ca Diếp(Kasyapa) mĩm cười.
Phật bảo nầy Ca Diếp : « Ta có chánh pháp mầu nhiệm, không dùng văn tự là giáo lý truyền riêng, vậy ngươi cẩn thận gìn giữ chánh pháp này, và sau sẽ truyền lại cho A Nan chớ cho đoạt tuyệt ».
Và truyền bài kệ:
Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.
Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.
Thế đấy ! Truyền kệ là gì ? Đó là dùng phương tiện Thông tin ( Văn- Kệ ) để truyền tải Đạo Đức Phật giáo vào lòng người.
Ngày nay. Kỷ thuật thông tin giữa con người và con người đã tiến bộ khá xa. Để quán xét về việc ấy, giờ đây chúng ta cùng nhau thử tìm hiểu chủ đề:
Đạo Đức Phật giáo ứng dụng vào công nghệ thông tin.
Kinh Pháp Hoa dạy: “Chư Phật Thế Tôn duy nhất dĩ nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế” ( Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà thị hiện xuất hiện trong đời). “Duy dĩ Phật chi tri kiến, thị ngộ chúng sanh” Chỉ là đem tri kiến Phật chỉ bày, giác ngộ chúng sanh).
Để tầm cầu Tri kiến Phật ấy, cầu sự giác ngộ ấy, trong Pháp Bảo Đàn kinh , Lục Tổ Huệ Năng dạy:
Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác. Ly thế mích Bồ đề. Kháp tợ tầm thố giác.
Nghĩa là: Phật pháp tại thế gian. Chẳng lìa thế gian giác. Lìa thế tìm bồ đề. Giống như tìm sừng thỏ.
Với nguồn tư tưởng này, các Tông phái Phật giáo đều liên kết Sở học, sở hành của Phật giáo mà mình đã thâm nhập, bằng cách đem: Giới, định, huệ, tâm, tánh, chân như v.v…mà hiển bày bằng các phương tiện của thế gian trí, như các kiến thức về văn học, nghệ thuật, mỹ thuật, kỷ thuật, kể cả các kỷ ngôn kỷ xão v.v… gọi đó là “Văn dĩ tải đạo”..
Kể cả Thiền tông là một Tông phái lấy “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” làm phương tiện chính, thế mà vẫn không loại trừ phương tiện thế trí, như câu chuyện “Niệm hoa Vi tiếu” như sau:
Tại hội Linh Sơn, Đức Phật cầm một hoa sen đưa ra trước đại chúng xem, toàn thể đại chúng không một ai hiểu ý gì, tất cả đều lặng thinh, trừ Ngài Ca Diếp(Kasyapa) mĩm cười.
Phật bảo nầy Ca Diếp : « Ta có chánh pháp mầu nhiệm, không dùng văn tự là giáo lý truyền riêng, vậy ngươi cẩn thận gìn giữ chánh pháp này, và sau sẽ truyền lại cho A Nan chớ cho đoạt tuyệt ».
Và truyền bài kệ:
Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.
Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.
Thế đấy ! Truyền kệ là gì ? Đó là dùng phương tiện Thông tin ( Văn- Kệ ) để truyền tải Đạo Đức Phật giáo vào lòng người.
Ngày nay. Kỷ thuật thông tin giữa con người và con người đã tiến bộ khá xa. Để quán xét về việc ấy, giờ đây chúng ta cùng nhau thử tìm hiểu chủ đề:
Đạo Đức Phật giáo ứng dụng vào công nghệ thông tin.