Kính anh Minh Định !
Em rất cám ơn đoạn trích dẫn 10 điều "Chớ vội tin" mà đức Phật đã nói trong Kinh Kalama.
Thưa anh em thấy trong đó có câu 4 :
Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay truyền tụng.
Như vậy anh có vội tin những gì mà Kinh điển tạng Pa li ghi chép hay không ?
Anh có chờ tới thực sự chứng ngộ những điều trong Kinh Tạng Pa Li nói rồi mới tin hay anh đã vội tin ?
Có một giáo lý đơn giản mà anh em ta có thể quan sát chiêm nghiệm rõ ràng để mà tin ngay bây giờ đó là "Vô Thường" (vạn vật vô thường, mà tâm tư của chúng ta cũng vô thường luôn). Ngày nay anh chiêm nghiệm thấy thích thú với Kinh Tạng Pa Li, thì cũng có thể trong một tương lai không xa anh sẽ thích thú và bảo vệ Giáo Lý Đại Thừa. Đức Phật đã tiên liệu là thời này chúng sinh "bất định chủng tánh" mà.
Điều này có thể lắm chứ !
:heocon23:
Kính !
Chào Hoatihon,
Trước tiên minh định xin nói ngay rằng minh định không hề phủ nhận giá trị của giáo lý Đại Thừa.,đó chính là tinh hoa của Đạo Phật dựa trên cái nền căn bản là
Phật giáo nguyên thủy mà phát triển nên.
Vốn định không nói nhưng vì Hoatihon đã hỏi minh định cũng xin nói luôn vài suy nghĩ của mình.Đây chỉ là những suy nghĩ,quan điểm cá nhân mà thôi.
Ở đây ý của minh định muốn nói là Giáo lý Đại Thừa không hẳn là những lời của Phật thuyết.Thực sự,khi nói về vấn đề này thì quả thực chúng ta chưa đủ trình độ cũng như tư liệu đầy đủ để mà nói.Tất cả chỉ là những suy nghĩ,ý niệm của riêng bản thân mỗi người mà thôi.Cho nên minh định cũng thực sự không muốn đề cập đến vấn đề này vì minh định chỉ là 1 cư sĩ,sức học chưa nhiều,nhận thức còn hạn chế nên nếu có nói ra cũng chỉ là ý kiến riêng của cá nhân mình,minh định cũng không hề khẳng định ý kiến của mình là đúng.
Trong Đạo Phật của chúng ta có câu : ai ăn người ấy no,ai tu người ấy chứng...cho nên theo ý kiến của minh định thì Giáo lý Đại Thừa chính là những kinh nghiệm,những cảm ngộ của các bậc Chứng Đắc,của các Tổ để lại qua nhiều đời.Mà chúng ta,mỗi người khi giác ngộ sẽ có những con đường riêng biệt tùy theo căn cơ,tập khí nông sâu của từng người,sẽ không ai giống ai...cho nên mới có đến 84 ngàn pháp môn cho chúng ta nương theo vậy.Chính vì vậy minh định luôn quan niệm rằng không có kinh điển sai,mà chỉ có người tu học sai mà thôi vì sự hiểu biết của chúng ta là hạn chế,chúng ta chỉ là "người mù rờ con voi" mà thôi.
Nhất là với truyền thống văn hóa của Ấn Độ,họ luôn dùng hình ảnh ẩn dụ khi đề cập đến các vấn đề triết lý siêu hình,cho nên càng khiến cho sự nhận biết của mỗi người một khác khi đọc kinh văn,điều đó sẽ dẫn đến sự khác biệt lớn qua thời gian dài,nhất là sau khi Đức Phật nhập niết bàn.Cứ đọc về lịch sử của Phật giáo thì sẽ thấy,đã có rất nhiều tranh cãi về các tư tưởng,nội dung về những lời Phật thuyết trong các kỳ tập kết kinh điển.Sự khác biệt về nhận thức đã dẫn đến sự chia rẽ trong Đạo Phật,tạo ra rất nhiều trường phái khác nhau mà điển hình là những tranh cãi xoay quanh Tiểu thừa và Đại Thừa.Điều đó chỉ làm cho Đạo Phật suy yếu mà thôi.Mà Đạo Phật vốn mang tư tưởng Trung Đạo,cho nên không nên cố ép người khác phải hiểu theo cách hiểu của mình là vậy.
Còn riêng đối với minh định,sau khi qua tìm hiểu thì minh định cảm thấy thiết thực nhất,lợi ích nhất đối với bản thân chính là thực hành những giáo lý cơ bản nhất của Đạo Phật : đó chính là Tứ Diệu Đế,Bát Chánh Đạo,Vô thường,Vô Ngã,Duyên khởi...Cứ nương theo những giáo lý này mà đi,mà tu tập.Dù không đạt được chứng đắc hay giải thoát gì thì chí ít nó cũng sẽ giúp cho con người mình có được tinh thần vững chắc trong cuộc sống,mỗi ngày có thể "giữ tâm ý thanh tịnh" thêm một chút cũng là đủ rồi.
Thân.