- Tham gia
- 15/4/15
- Bài viết
- 1,256
- Điểm tương tác
- 410
- Điểm
- 83
Lược trích ít ý từ của NamoNamo từng chia sẻ:
…
Mình không thấy con đường đó là sai lầm
Nếu nó là sai lầm thì đã không sinh ra đức Phật, vì chính ngài đã đi con đường đó và giác ngộ thành Phật.
Điều bạn nói không sai
Nhưng không gì đau lòng cho đức Phật hơn là dùng giáo pháp của ngài rồi luẩn quẩn trong đó, chưa giác ngộ mà nói những câu rất nguy hiểm, hoặc không chịu tu tập chỉ ngồi đó lý luận
Hoặc tu và hiểu sai pháp
Hoặc tìm nhầm thầy, thành ra hiểu sai pháp
Hoặc tin vào kinh sách đã bị người đời sau thêm thắt
Quá nhiều thứ giăng bẫy mê hồn trận trong đống giáo lý Phật pháp hiện tại mọi người đang cầm.
Mình thấy tránh đi là tốt nhất! Để tâm lắng lại đó rồi đọc chả muộn, sợ nhất là do tự tin hoặc do nóng vội nhảy vào đọc rồi đọc nhầm
Thì tai hại hơn cả không tu!
Đó là góc nhìn của bạn
Góc nhìn của mình thì *** là đặc sản của riêng đức Phật, khiến ngài trở nên khác với các tôn giáo cùng thời.
Mình không dám tiếp nhận giáo lý này khi tâm mình còn ô nhiễm
Đó là sự kính ngưỡng của mình với một bậc toàn năng như đức Phật.
Tiến trình mình thanh lọc tâm để học pháp của ngài, cũng là tiến trình mình muốn cúng giường đến Phật Thích Ca!
Trả lời tại trạng thái hiện tại, hay là phải lôi lại cả quá trình?
Cả quá trình thì thôi nhé, mình không muốn trả lời dài dòng vụ này
Hiện tại thì: Mình đang ở trong đạo. Ở trong rồi thì dù vì lý do gì cũng không còn quan trọng với mình. Vì mình không thấy quan trọng nên mình cũng không có một lý do thuyết phục nào để trả lời bạn cả. Mình không thể tự đẻ ra 1 lý do nào đó cho nó hợp lý với câu hỏi này khi trong lòng mình thấy mình đã sống trong nó. Mình không thực sự cần lý do nào để tìm về đạo nữa cả, vì vậy mình tìm mãi không ra câu trả lời nào cho câu hỏi này.
Đích đến của mình, theo pháp tu của mình, khi chưa giác ngộ thì kiểu gì cũng nhận thức sai lầm. Mình không ngĩ về đích đến, mà cảm về đích đến. Cái cảm đó vì nó tồn tại ở trạng thái nửa là cảm xúc, nửa là động lực, nên rất khó mô tả bằng lời. Mình cảm thấy rằng vẫn có 1 thứ gì đó vượt ngoài bất kỳ cảnh giới nào, không thể mô tả, không thể nghĩ bàn, có sẵn trong mình, chỉ cần mình thanh lọc sạch cái tâm này và cộng với một chút may mắn cơ duyên thích hợp, mình sẽ chạm vào nó.
…
Ơ hờ! latuan viết topic Biệt đãi ngài NamoNamo xem như là mở buổi tiệc chiêu đãi NamoNamo cùng đại chúng no say một bữa. Tiệc nào rồi cũng đến lúc phải tàn. Nay đã rõ tâm tánh của NamoNamo kiên quyết bám trụ tri kiến cá nhân thì cũng không lấy làm gì ngạc nhiên vì sớm biết vốn dĩ sẽ là như thế.
Các pháp bình đẳng nên món ăn cũng bình đẳng vậy nên tiệc khoản đãi ở Biệt đãi ngài NamoNamo có đủ đầy thượng phẩm hạ vị và bữa tiệc này cũng không chỉ trọn dành cho NamoNamo. Nay tiệc tàn các vị ai hưởng được kỳ trân, mỹ vị, ai nhộn nhạo trong lòng với những thứ tanh hôi, nhờm gớm thì tùy do nơi chọn món của mỗi người chẳng do latuan đây có chỗ tư tâm vậy.
Thức ăn đã trọn nằm trong miệng, nuốt vào hay mửa ra cũng chẳng hại gì ai nên các vị cứ tự nhiên cho. Song latuan cạn nghĩ đi dự tiệc mà mang bụng rỗng về thì cũng có điều đáng tiếc. Các vị nghĩ xem có phải có đúng thế không?
NamoNamo này! Có người nói latuan nói latuan đã thành Phật, latuan chẳng chối nên rủi lỡ có ai hồ nghi latuan là Thánh phán, latuan cũng chẳng bỏ. Những mĩ từ, xú ngữ có chụp mũ lên latuan cũng chẳng khiến latuan chau mày suy tư, những thứ cỏ rác đó chẳng là gì cả, những con chữ lăn tăn ấy mà.
Hi! Latuan chẳng có pháp để cho ai nên không cần phải cậy thế khoe tài, latuan chẳng có đạo để chỉ bày vì đến diễn đàn phatphaponline mà đi xiển dương đạo Phật thì có khác nào cậy thế mèo khen mèo dài đuôi. Với latuan việc ấy chẳng đáng.
Riêng với bạn NamoNamo latuan tóm lược lại pháp tu của bạn đây. Nghe bạn nói trước hành đạt tứ thiền sau học lại vỡ lòng *** thì latuan sớm biết bạn đang dò dẫm tìm cách đặt từng bước chân mình trên dấu vết Phật Thích Ca rồi. Song bạn đi vào đạo Phật lại có kiến thức về khoa học, đặc biệt là ngành vật lý lượng tử, khi đến với đạo Phật bạn vẫn không rũ bỏ được khối tri kiến khoa học nữa vời đó.
Lại nữa, trước khi gia nhập vào cái gọi là đạo Phật bạn đã luyện qua khí công, yoga, luân xa,… nhưng bạn không tìm thấy sự bình an ở các pháp hành đó. Bạn cho rằng bạn đã xả bỏ nhưng kỳ thật những thứ đó vẫn còn lẩn quẩn trong con người bạn, thật ra chúng có tồn tại cũng không hề ảnh hưởng gì đến sự giác ngộ giải thoát của bạn cả. Điều đáng tiếc ở đây là bạn đã dính mắc nó và cho nó một cái tên là tâm lực, chính điều này đang cản bước tiến của bạn trên con đường đạo.
Trụ chấp chính là những vật cản khiến hành nhân chậm bước tiến tu nhưng không sao cả vì trụ chấp nào rồi cũng gãy đổ thôi, không một đời thì trải qua nhiều đời. Phật Thích Ca không yêu cầu bạn vội, tôi cũng chẳng buồn khi bạn đứng ở đằng xa.
Điểm qua liền biết nền tảng kiến thức Phật học của bạn so với các vị như Vô Nhất Bất Nhị, nguoidienhocphat1… là hẹp kém hơn rất nhiều, chính vì vậy gánh nặng tri kiến Phật không oằn nặng trong tâm thức bạn, vấn đề của bạn là chấp thủ tri kiến cá nhân và thiếu tri kiến Phật liễu nghĩa.
Đạo vốn không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa, đây chính là tánh bất nhị của đạo, nó thuộc vào trí bát nhã của đạo Phật. Điều này bạn không rõ nhưng đa phần các vị ở diễn đàn này điều có biết qua về điều đó, có người thông suốt, rất nhiều người còn bị treo tòn ten. Do không rõ điều này nên bạn nói bạn ở trong đạo, cảm thấy an toàn khi ở trong đạo kỳ thật làm gì có đạo nào để cho bạn ở trong hay ở ngoài. Nói ở trong đạo liền lìa đạo – Những câu đại loại thế này có thiên hướng thiền ngữ hẳn là bạn sẽ không thể cảm thụ trọn nghĩa được.
Tôi chẳng lạ gì con đường tìm đạo của bạn. Cái bạn chú tâm khi tìm đến đạo là chữ Đạo, còn tìm về đạo Phật lại là ở chữ Tâm. Ngày trước tôi tìm đến đạo Phật cũng chẳng rõ đầu cuối nên cũng đi tìm chữ Đạo nhưng trong đạo Phật chữ đạo thật không rõ rang bằng đạo Lão, pháp tu tiên. Tìm chữ Đạo ở đạo Phật không xong tôi lọ mọ sang đạo Lão tìm, tìm và hành riết cũng rõ chữ Đạo nhưng không dễ hòa vào đạo, tôi chấp chới mãi như thế cho đến khi vỡ òa, khi sáng rõ một chút rồi tôi nhận ra vấn đề của việc giác ngộ giải thoát không ở chữ Đạo mà là ở chữ Tâm. Đọc qua hẳn bạn và đại chúng nghĩ “Ồ! Tu học bằng lý thuyết”, đó là những con chữ nhưng nó không là lý thuyết. Tu đạo trụ ở đạo là đúng, đó là pháp tu tiên. Học Phật là để giác ngộ giải thoát nên trở về tâm mới đúng mực.
Bạn cũng có nói về tâm nhưng là tâm lực, bạn hành được gì liền bám trụ ở đó vì cho rằng đó là đạo và ở nơi đó an toàn. Tâm lực nó thuộc về dụng của tâm, nó thuộc về thức, là tâm khởi vọng còn người học Phật chân phương đúng mực là tìm cho ra thể của tâm – Bản tâm thanh tịnh, có được rồi hằng sống tùy thuận ngay nơi ấy, nơi dụng của tâm đã điều phục; sau khi hòa quyện thuần thục rồi thì bỏ cả đi, bỏ mà không bỏ, không bỏ mà bỏ. Đó là yếu quyết của sự giải thoát hoàn toàn. Bạn và đại chúng đừng tin điều latuan nói, nghe rồi bỏ đi, giữ lại chẳng nhiều lợi ích đâu.
Con đường bạn đi là đến Tứ thiền sau quay về *** và hiện giờ bạn nhìn nhận đang ở Sơ thiền. Bạn có từng nghĩ rằng những định kiến, những pháp hành mà bạn đang xây dựng, chấp thủ là việc đứa trẻ cấp 1 đang nói về việc viết luận án tốt nghiệp đại học không hay việc một cậu học trò lớp 3 đang giải một bài toán lượng tử? Vậy cơ sở nào để bạn tin rằng việc làm đó là đúng mực?
Tôi biết cơ sở của bạn dựa vào, đó là dựa vào kinh sách nói về những bước đường Phật Thích Ca tìm đạo nhưng lý thuyết đó không thực đúng với thực tế từng bước chân Phật Thích Ca đã đi. Thái tử Tất đạt đa hành thiền định ngoại đạo đạt định giả lập gọi là Tứ thiền là đúng nhưng Thái tử thành Phật nhờ hành thiền *** là sai. Không biết bạn có từng đọc qua một comment của latuan với nội dung “Phật Thích Ca leo lên bờ là đóng chiếc bè không”? *** cũng chỉ là một phần nhỏ của chiếc bè mà Phật Thích Ca lao nhọc đóng và để lại cho chúng sinh nơi Tam giới. Thiền *** là phương tiện giúp hành nhân sống tỉnh thức, tiếp xúc với thực tại chứ không có diệu dụng giải thoát hoàn toàn. Muốn chạm đến sự giải thoát hoàn toàn nó thuộc về tuệ tri. Thái tử Tất đạt đa thành Phật không cứng nhắc nhờ vào Tứ thiền hay thiền Vipassan mà là nhờ công năng của thiền định và thiền quán. Trong đó thiền quán có chánh quán và tà quán.
Bạn không xác định giải thoát ngay nơi hiện kiếp. Không vội gì! Bạn cứ đi đi.
Quay lại những câu hỏi đặt ra. Tôi sớm biết câu trả lời của bạn sẽ không thỏa mãn điều tôi muốn rõ, tôi 5 lần, 7 lượt nói về sự trả lời thẳng thắn vì tôi biết bạn sẽ lãng tránh, không trả lời sát với câu hỏi. Biết vậy mà tôi vẫn hỏi để xem… quả nhiên đúng vậy. Tôi không kỳ vọng nhiều vào câu trả lời của bạn. Bạn không nói rõ vì sao tìm về đạo thì cũng như người đi biển mà không định rõ hướng đi của mình cứ trôi đi và sẽ không rõ về đâu.
Bạn lại không xác định đích đến khi tìm về với đạo, bạn chỉ cảm nhận đích đến. Bạn đang cảm nhận sự mát mẻ của việc tắm biển nhưng lại chưa từng biết vị mặn của biển và tính mát lạnh của nước.
Nói ngoài lề một xíu khi xem thấy một trao đổi ở đâu đó về thiện và bất thiện ở lời nói, câu chữ. Ngôn từ là những góp nhặt hư huyễn nhưng tự tánh của ngôn từ là giải thoát. Khi nhìn vào thực tướng của hiện tượng mới mong rõ biết được sự thật. Ví như tôi nói “Tôi giết người” theo cảm tính về thiện và bất thiện ở bạn thì bạn nói tôi là kẻ ác đáng bị đền tội nhưng biết đâu đó có khi tôi nói “Tôi giết người” nhằm mục đích cứu thoát một ai đó có thể là một cô gái yếu đuối trước một tên cướp hung ác. Vậy nên thật thấy còn không thấy thật huống hồ là không thật thấy.
Về thiền tông có một tông phái giả lập ra có một thanh kiếm sắc bén vô cùng, giết người không thấy máu, dù là kiếm sắc nhưng không giết người vô tội. Thanh kiếm này thi thoảng latuan có dùng nhưng cũng không ưa dùng lắm, latuan thì lại thường giết người vô tội. Nay tôi hỏi bạn ngay nơi này đây có ai vô tội không? Hi! Tôi không ưa dùng thanh kiếm báu đó tôi quen dùng thanh Quỷ ảnh ma đao hơn.
Thanh kiếm ấy chỉ là lời thiền ngữ dùng để dồn thiền nhân vào tử lộ đốn siêu Tam thế nhập vào Phật địa. Kiếm báu là vậy nhưng trở nên vô dụng với những bậc học giả nắm bắt phần lớn tri kiến xuôi ngược ở Tam Tạng kinh như ngài Vô Nhất Bất Nhị, nguoidienhocphat1,… Vậy nên như bạn đã thấy một vài người dùng thanh kiếm đấy bị bạn đặt cho là kẻ bất thiện, có người lại xem họ như là tên đồ tể hàng thịt, những kẻ ngông cuồng. Bạn thử nghĩ xem “Họ có đau lòng không?”, họ chẳng sao cả ai biểu họ khoái khoa gươm, múa kiếm mà làm chi.
…
Tiệc tàn rồi latuan xin kiếu đây. Trà dư tửu hậu, ai có công thì cứ bối tiếp!
…
Mình không thấy con đường đó là sai lầm
Nếu nó là sai lầm thì đã không sinh ra đức Phật, vì chính ngài đã đi con đường đó và giác ngộ thành Phật.
Điều bạn nói không sai
Nhưng không gì đau lòng cho đức Phật hơn là dùng giáo pháp của ngài rồi luẩn quẩn trong đó, chưa giác ngộ mà nói những câu rất nguy hiểm, hoặc không chịu tu tập chỉ ngồi đó lý luận
Hoặc tu và hiểu sai pháp
Hoặc tìm nhầm thầy, thành ra hiểu sai pháp
Hoặc tin vào kinh sách đã bị người đời sau thêm thắt
Quá nhiều thứ giăng bẫy mê hồn trận trong đống giáo lý Phật pháp hiện tại mọi người đang cầm.
Mình thấy tránh đi là tốt nhất! Để tâm lắng lại đó rồi đọc chả muộn, sợ nhất là do tự tin hoặc do nóng vội nhảy vào đọc rồi đọc nhầm
Thì tai hại hơn cả không tu!
Đó là góc nhìn của bạn
Góc nhìn của mình thì *** là đặc sản của riêng đức Phật, khiến ngài trở nên khác với các tôn giáo cùng thời.
Mình không dám tiếp nhận giáo lý này khi tâm mình còn ô nhiễm
Đó là sự kính ngưỡng của mình với một bậc toàn năng như đức Phật.
Tiến trình mình thanh lọc tâm để học pháp của ngài, cũng là tiến trình mình muốn cúng giường đến Phật Thích Ca!
Trả lời tại trạng thái hiện tại, hay là phải lôi lại cả quá trình?
Cả quá trình thì thôi nhé, mình không muốn trả lời dài dòng vụ này
Hiện tại thì: Mình đang ở trong đạo. Ở trong rồi thì dù vì lý do gì cũng không còn quan trọng với mình. Vì mình không thấy quan trọng nên mình cũng không có một lý do thuyết phục nào để trả lời bạn cả. Mình không thể tự đẻ ra 1 lý do nào đó cho nó hợp lý với câu hỏi này khi trong lòng mình thấy mình đã sống trong nó. Mình không thực sự cần lý do nào để tìm về đạo nữa cả, vì vậy mình tìm mãi không ra câu trả lời nào cho câu hỏi này.
Đích đến của mình, theo pháp tu của mình, khi chưa giác ngộ thì kiểu gì cũng nhận thức sai lầm. Mình không ngĩ về đích đến, mà cảm về đích đến. Cái cảm đó vì nó tồn tại ở trạng thái nửa là cảm xúc, nửa là động lực, nên rất khó mô tả bằng lời. Mình cảm thấy rằng vẫn có 1 thứ gì đó vượt ngoài bất kỳ cảnh giới nào, không thể mô tả, không thể nghĩ bàn, có sẵn trong mình, chỉ cần mình thanh lọc sạch cái tâm này và cộng với một chút may mắn cơ duyên thích hợp, mình sẽ chạm vào nó.
…
Ơ hờ! latuan viết topic Biệt đãi ngài NamoNamo xem như là mở buổi tiệc chiêu đãi NamoNamo cùng đại chúng no say một bữa. Tiệc nào rồi cũng đến lúc phải tàn. Nay đã rõ tâm tánh của NamoNamo kiên quyết bám trụ tri kiến cá nhân thì cũng không lấy làm gì ngạc nhiên vì sớm biết vốn dĩ sẽ là như thế.
Các pháp bình đẳng nên món ăn cũng bình đẳng vậy nên tiệc khoản đãi ở Biệt đãi ngài NamoNamo có đủ đầy thượng phẩm hạ vị và bữa tiệc này cũng không chỉ trọn dành cho NamoNamo. Nay tiệc tàn các vị ai hưởng được kỳ trân, mỹ vị, ai nhộn nhạo trong lòng với những thứ tanh hôi, nhờm gớm thì tùy do nơi chọn món của mỗi người chẳng do latuan đây có chỗ tư tâm vậy.
Thức ăn đã trọn nằm trong miệng, nuốt vào hay mửa ra cũng chẳng hại gì ai nên các vị cứ tự nhiên cho. Song latuan cạn nghĩ đi dự tiệc mà mang bụng rỗng về thì cũng có điều đáng tiếc. Các vị nghĩ xem có phải có đúng thế không?
NamoNamo này! Có người nói latuan nói latuan đã thành Phật, latuan chẳng chối nên rủi lỡ có ai hồ nghi latuan là Thánh phán, latuan cũng chẳng bỏ. Những mĩ từ, xú ngữ có chụp mũ lên latuan cũng chẳng khiến latuan chau mày suy tư, những thứ cỏ rác đó chẳng là gì cả, những con chữ lăn tăn ấy mà.
Hi! Latuan chẳng có pháp để cho ai nên không cần phải cậy thế khoe tài, latuan chẳng có đạo để chỉ bày vì đến diễn đàn phatphaponline mà đi xiển dương đạo Phật thì có khác nào cậy thế mèo khen mèo dài đuôi. Với latuan việc ấy chẳng đáng.
Riêng với bạn NamoNamo latuan tóm lược lại pháp tu của bạn đây. Nghe bạn nói trước hành đạt tứ thiền sau học lại vỡ lòng *** thì latuan sớm biết bạn đang dò dẫm tìm cách đặt từng bước chân mình trên dấu vết Phật Thích Ca rồi. Song bạn đi vào đạo Phật lại có kiến thức về khoa học, đặc biệt là ngành vật lý lượng tử, khi đến với đạo Phật bạn vẫn không rũ bỏ được khối tri kiến khoa học nữa vời đó.
Lại nữa, trước khi gia nhập vào cái gọi là đạo Phật bạn đã luyện qua khí công, yoga, luân xa,… nhưng bạn không tìm thấy sự bình an ở các pháp hành đó. Bạn cho rằng bạn đã xả bỏ nhưng kỳ thật những thứ đó vẫn còn lẩn quẩn trong con người bạn, thật ra chúng có tồn tại cũng không hề ảnh hưởng gì đến sự giác ngộ giải thoát của bạn cả. Điều đáng tiếc ở đây là bạn đã dính mắc nó và cho nó một cái tên là tâm lực, chính điều này đang cản bước tiến của bạn trên con đường đạo.
Trụ chấp chính là những vật cản khiến hành nhân chậm bước tiến tu nhưng không sao cả vì trụ chấp nào rồi cũng gãy đổ thôi, không một đời thì trải qua nhiều đời. Phật Thích Ca không yêu cầu bạn vội, tôi cũng chẳng buồn khi bạn đứng ở đằng xa.
Điểm qua liền biết nền tảng kiến thức Phật học của bạn so với các vị như Vô Nhất Bất Nhị, nguoidienhocphat1… là hẹp kém hơn rất nhiều, chính vì vậy gánh nặng tri kiến Phật không oằn nặng trong tâm thức bạn, vấn đề của bạn là chấp thủ tri kiến cá nhân và thiếu tri kiến Phật liễu nghĩa.
Đạo vốn không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa, đây chính là tánh bất nhị của đạo, nó thuộc vào trí bát nhã của đạo Phật. Điều này bạn không rõ nhưng đa phần các vị ở diễn đàn này điều có biết qua về điều đó, có người thông suốt, rất nhiều người còn bị treo tòn ten. Do không rõ điều này nên bạn nói bạn ở trong đạo, cảm thấy an toàn khi ở trong đạo kỳ thật làm gì có đạo nào để cho bạn ở trong hay ở ngoài. Nói ở trong đạo liền lìa đạo – Những câu đại loại thế này có thiên hướng thiền ngữ hẳn là bạn sẽ không thể cảm thụ trọn nghĩa được.
Tôi chẳng lạ gì con đường tìm đạo của bạn. Cái bạn chú tâm khi tìm đến đạo là chữ Đạo, còn tìm về đạo Phật lại là ở chữ Tâm. Ngày trước tôi tìm đến đạo Phật cũng chẳng rõ đầu cuối nên cũng đi tìm chữ Đạo nhưng trong đạo Phật chữ đạo thật không rõ rang bằng đạo Lão, pháp tu tiên. Tìm chữ Đạo ở đạo Phật không xong tôi lọ mọ sang đạo Lão tìm, tìm và hành riết cũng rõ chữ Đạo nhưng không dễ hòa vào đạo, tôi chấp chới mãi như thế cho đến khi vỡ òa, khi sáng rõ một chút rồi tôi nhận ra vấn đề của việc giác ngộ giải thoát không ở chữ Đạo mà là ở chữ Tâm. Đọc qua hẳn bạn và đại chúng nghĩ “Ồ! Tu học bằng lý thuyết”, đó là những con chữ nhưng nó không là lý thuyết. Tu đạo trụ ở đạo là đúng, đó là pháp tu tiên. Học Phật là để giác ngộ giải thoát nên trở về tâm mới đúng mực.
Bạn cũng có nói về tâm nhưng là tâm lực, bạn hành được gì liền bám trụ ở đó vì cho rằng đó là đạo và ở nơi đó an toàn. Tâm lực nó thuộc về dụng của tâm, nó thuộc về thức, là tâm khởi vọng còn người học Phật chân phương đúng mực là tìm cho ra thể của tâm – Bản tâm thanh tịnh, có được rồi hằng sống tùy thuận ngay nơi ấy, nơi dụng của tâm đã điều phục; sau khi hòa quyện thuần thục rồi thì bỏ cả đi, bỏ mà không bỏ, không bỏ mà bỏ. Đó là yếu quyết của sự giải thoát hoàn toàn. Bạn và đại chúng đừng tin điều latuan nói, nghe rồi bỏ đi, giữ lại chẳng nhiều lợi ích đâu.
Con đường bạn đi là đến Tứ thiền sau quay về *** và hiện giờ bạn nhìn nhận đang ở Sơ thiền. Bạn có từng nghĩ rằng những định kiến, những pháp hành mà bạn đang xây dựng, chấp thủ là việc đứa trẻ cấp 1 đang nói về việc viết luận án tốt nghiệp đại học không hay việc một cậu học trò lớp 3 đang giải một bài toán lượng tử? Vậy cơ sở nào để bạn tin rằng việc làm đó là đúng mực?
Tôi biết cơ sở của bạn dựa vào, đó là dựa vào kinh sách nói về những bước đường Phật Thích Ca tìm đạo nhưng lý thuyết đó không thực đúng với thực tế từng bước chân Phật Thích Ca đã đi. Thái tử Tất đạt đa hành thiền định ngoại đạo đạt định giả lập gọi là Tứ thiền là đúng nhưng Thái tử thành Phật nhờ hành thiền *** là sai. Không biết bạn có từng đọc qua một comment của latuan với nội dung “Phật Thích Ca leo lên bờ là đóng chiếc bè không”? *** cũng chỉ là một phần nhỏ của chiếc bè mà Phật Thích Ca lao nhọc đóng và để lại cho chúng sinh nơi Tam giới. Thiền *** là phương tiện giúp hành nhân sống tỉnh thức, tiếp xúc với thực tại chứ không có diệu dụng giải thoát hoàn toàn. Muốn chạm đến sự giải thoát hoàn toàn nó thuộc về tuệ tri. Thái tử Tất đạt đa thành Phật không cứng nhắc nhờ vào Tứ thiền hay thiền Vipassan mà là nhờ công năng của thiền định và thiền quán. Trong đó thiền quán có chánh quán và tà quán.
Bạn không xác định giải thoát ngay nơi hiện kiếp. Không vội gì! Bạn cứ đi đi.
Quay lại những câu hỏi đặt ra. Tôi sớm biết câu trả lời của bạn sẽ không thỏa mãn điều tôi muốn rõ, tôi 5 lần, 7 lượt nói về sự trả lời thẳng thắn vì tôi biết bạn sẽ lãng tránh, không trả lời sát với câu hỏi. Biết vậy mà tôi vẫn hỏi để xem… quả nhiên đúng vậy. Tôi không kỳ vọng nhiều vào câu trả lời của bạn. Bạn không nói rõ vì sao tìm về đạo thì cũng như người đi biển mà không định rõ hướng đi của mình cứ trôi đi và sẽ không rõ về đâu.
Bạn lại không xác định đích đến khi tìm về với đạo, bạn chỉ cảm nhận đích đến. Bạn đang cảm nhận sự mát mẻ của việc tắm biển nhưng lại chưa từng biết vị mặn của biển và tính mát lạnh của nước.
Nói ngoài lề một xíu khi xem thấy một trao đổi ở đâu đó về thiện và bất thiện ở lời nói, câu chữ. Ngôn từ là những góp nhặt hư huyễn nhưng tự tánh của ngôn từ là giải thoát. Khi nhìn vào thực tướng của hiện tượng mới mong rõ biết được sự thật. Ví như tôi nói “Tôi giết người” theo cảm tính về thiện và bất thiện ở bạn thì bạn nói tôi là kẻ ác đáng bị đền tội nhưng biết đâu đó có khi tôi nói “Tôi giết người” nhằm mục đích cứu thoát một ai đó có thể là một cô gái yếu đuối trước một tên cướp hung ác. Vậy nên thật thấy còn không thấy thật huống hồ là không thật thấy.
Về thiền tông có một tông phái giả lập ra có một thanh kiếm sắc bén vô cùng, giết người không thấy máu, dù là kiếm sắc nhưng không giết người vô tội. Thanh kiếm này thi thoảng latuan có dùng nhưng cũng không ưa dùng lắm, latuan thì lại thường giết người vô tội. Nay tôi hỏi bạn ngay nơi này đây có ai vô tội không? Hi! Tôi không ưa dùng thanh kiếm báu đó tôi quen dùng thanh Quỷ ảnh ma đao hơn.
Thanh kiếm ấy chỉ là lời thiền ngữ dùng để dồn thiền nhân vào tử lộ đốn siêu Tam thế nhập vào Phật địa. Kiếm báu là vậy nhưng trở nên vô dụng với những bậc học giả nắm bắt phần lớn tri kiến xuôi ngược ở Tam Tạng kinh như ngài Vô Nhất Bất Nhị, nguoidienhocphat1,… Vậy nên như bạn đã thấy một vài người dùng thanh kiếm đấy bị bạn đặt cho là kẻ bất thiện, có người lại xem họ như là tên đồ tể hàng thịt, những kẻ ngông cuồng. Bạn thử nghĩ xem “Họ có đau lòng không?”, họ chẳng sao cả ai biểu họ khoái khoa gươm, múa kiếm mà làm chi.
…
Tiệc tàn rồi latuan xin kiếu đây. Trà dư tửu hậu, ai có công thì cứ bối tiếp!