- Tham gia
- 26/6/15
- Bài viết
- 257
- Điểm tương tác
- 181
- Điểm
- 43
Chân thật bất hư.
Sư Bị tự Huyền Sa, đáp câu nghi vấn của Chư Tăng rằng
- Phật Pháp là cái gì, sao khó thấy thế?
- Chỉ vì Phật Pháp rất gần.
Tăng liền ngộ đạo.
Cũng giống như thế, khi Đức Thế Tôn đưa cành sen, chúng hội phân tâm không biết Đức Từ Phụ muốn nói gì? Chắc cao sâu lắm đây. Riêng Ngài Ma Ha Ca Diếp nhìn cành sen biết đó là cành sen Ngài cười. Đơn giản, chân thật, không cầu, chẳng sợ, nghĩ tưởng về quá khứ, hiện tại, tương lai không tồn tại. Nên Đức Từ Phụ " A! Ông đã hiểu ý ta" . Thế thôi, chẳng thể nghĩ bàn, chân thật gặp chân thật thành bất sanh bất diệt, nên Ngài trao y bát cho Ma Ha Ca Diếp.
Lại bàn về câu nói của Sư Bị, sở dĩ Phật Pháp khó thấy là vì quá gần. Gần đến luôn hằng hữu trong trò, trong Quý Vị...Trong mỗi chúng ta như con người cần không khí thế có xa không nhỉ?
Trò thường khuyên Phật Tử và người thân, nếu không hại người thì đừng lạm dụng 2 từ "phương tiện" để làm gì Quý Vị biết không? Để được sống chân thật. Vì chân thật bất hư mà.
Có Phật Tử góp ý với trò rằng: Sao SƯ buồn để lộ ra ngoài thế? Đây là 1 thiện ý rất tốt, có đôi lúc chúng ta buồn thì kéo theo những hệ quả như người quan tâm ta phải buồn. Như vậy mình có thể vì mọi người mà vui? Theo trò nghĩ đơn giản hơn. Vui biết vui, buồn biết buồn, thanh tịnh hằng sáng đó là chuyện bình thường nhất. Quý Vị phải biết chúng tôi không ngoại lệ, có điều đừng để hỷ nộ đó làm chủ lôi kéo ta hành động, đã không hành động thì ngại gì "chơi" với nó chứ? Trò không cố tỏ ra là 1 người tu cao, tâm trò có gì nào: Vui có, buồn có...trò sẽ bày ra đế sửa. Theo trò đó chính là đạo.
Đó là tâm, còn khẩu nếu không hại người, hại vật thì ta nên chọn phương án thật. Nói thật rất đơn giản, không cần sáng tác thêm câu chuyện cho li kỳ, khoẻ nhất là không hồi hôp lo sợ với thời gian. Quan trọng hơn hết là sống thật với mình. Vì bạn có thể lừa cả thế giới, nhưng bạn không thể lừa chính bạn. Mà đạo Phật đơn giản là thắng mình.
Vậy thì nói tràng giang đại hải cũng chỉ để cho Quý Vị thấy rằng: Nghĩ thật, nói thật, sống thật với mọi người là sống thật với mình. Sống thật với mình chính là chân lý. Quý Vị thấy dễ không ạ?
Sư Bị tự Huyền Sa, đáp câu nghi vấn của Chư Tăng rằng
- Phật Pháp là cái gì, sao khó thấy thế?
- Chỉ vì Phật Pháp rất gần.
Tăng liền ngộ đạo.
Cũng giống như thế, khi Đức Thế Tôn đưa cành sen, chúng hội phân tâm không biết Đức Từ Phụ muốn nói gì? Chắc cao sâu lắm đây. Riêng Ngài Ma Ha Ca Diếp nhìn cành sen biết đó là cành sen Ngài cười. Đơn giản, chân thật, không cầu, chẳng sợ, nghĩ tưởng về quá khứ, hiện tại, tương lai không tồn tại. Nên Đức Từ Phụ " A! Ông đã hiểu ý ta" . Thế thôi, chẳng thể nghĩ bàn, chân thật gặp chân thật thành bất sanh bất diệt, nên Ngài trao y bát cho Ma Ha Ca Diếp.

Lại bàn về câu nói của Sư Bị, sở dĩ Phật Pháp khó thấy là vì quá gần. Gần đến luôn hằng hữu trong trò, trong Quý Vị...Trong mỗi chúng ta như con người cần không khí thế có xa không nhỉ?
Trò thường khuyên Phật Tử và người thân, nếu không hại người thì đừng lạm dụng 2 từ "phương tiện" để làm gì Quý Vị biết không? Để được sống chân thật. Vì chân thật bất hư mà.
Có Phật Tử góp ý với trò rằng: Sao SƯ buồn để lộ ra ngoài thế? Đây là 1 thiện ý rất tốt, có đôi lúc chúng ta buồn thì kéo theo những hệ quả như người quan tâm ta phải buồn. Như vậy mình có thể vì mọi người mà vui? Theo trò nghĩ đơn giản hơn. Vui biết vui, buồn biết buồn, thanh tịnh hằng sáng đó là chuyện bình thường nhất. Quý Vị phải biết chúng tôi không ngoại lệ, có điều đừng để hỷ nộ đó làm chủ lôi kéo ta hành động, đã không hành động thì ngại gì "chơi" với nó chứ? Trò không cố tỏ ra là 1 người tu cao, tâm trò có gì nào: Vui có, buồn có...trò sẽ bày ra đế sửa. Theo trò đó chính là đạo.
Đó là tâm, còn khẩu nếu không hại người, hại vật thì ta nên chọn phương án thật. Nói thật rất đơn giản, không cần sáng tác thêm câu chuyện cho li kỳ, khoẻ nhất là không hồi hôp lo sợ với thời gian. Quan trọng hơn hết là sống thật với mình. Vì bạn có thể lừa cả thế giới, nhưng bạn không thể lừa chính bạn. Mà đạo Phật đơn giản là thắng mình.
Vậy thì nói tràng giang đại hải cũng chỉ để cho Quý Vị thấy rằng: Nghĩ thật, nói thật, sống thật với mọi người là sống thật với mình. Sống thật với mình chính là chân lý. Quý Vị thấy dễ không ạ?