- Tham gia
- 19/4/18
- Bài viết
- 783
- Điểm tương tác
- 212
- Điểm
- 43

Hình ảnh Đức Phật cho những người sinh vào ngày thứ 1 trong tuần (Chủ nhật)
Ý nghĩa: Người Thái gọi là tượng Phật nhìn suy tư (พระปางถวายเนตร – phrá-pang-tha-wải-nét). Hai tay buông thỏng, để chéo trước bụng. Theo tử vi của dân gian Thái, tượng nầy dành cho những ai sinh ra trong ngày Chủ Nhật của tuần lễ.
Theo bà Gs K.I. Matics trong cuốn “Gestures of the Buddha” (2001), tượng nầy dựa theo sự tích ghi trong Chú giải Phật sử. Trong tuần lễ thứ hai sau khi Thành Đạo, Đức Phật đi đến một địa điểm phía đông bắc, đứng nhìn lại cội bồ đề nơi Ngài thành đạo, nhìn không chớp mắt trong suốt bảy ngày, suy niệm về đạo quả giải thoát mà Ngài đã thành đạt.
Nguồn gốc: Hình tượng Phật trong tuần lễ theo văn hoá Thái Lan (Tử vi Thái Lan)
Khi đến các chùa Thái (và Lào), chúng ta thường thấy các tượng Phật với các tư thế khác nhau, thường là một dãy 8 tượng, đặt ngoài sân. Đó là dựa theo truyền thống dân gian Thái về tử vi.
Người Thái tin rằng tùy theo ngày sinh trong tuần, mỗi người có cá tính khác nhau, và thờ tượng Phật với tư thế khác nhau dựa theo các mẫu chuyện ghi trong kinh điển. Có 8 tượng, vì riêng ngày Thứ Tư, có 1 tượng dành cho những người sinh vào buổi sáng và 1 tượng dành cho những người sinh vào buổi trưa chiều tối.
Họ cũng tin vào màu sắc thích hợp, và ngày tốt, ngày xấu. Tôi không biết truyền thống này có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu.
Tám hình tượng nầy được thấy trong bộ 40 tượng Đức Phật bằng đồng, dựa theo các sự tích về cuộc đời Đức Phật, được quy định trong triều vua Rama III (1788-1851) khi nhà vua yêu cầu vị Trụ trì chùa Hoàng gia Wat Pra Keo tôn trí tại chùa.
Các ngày trong tuần lễ là theo văn hóa Ấn Độ, thiết lập tương quan với 9 hành tinh quay chung quanh trái đất theo quan niệm thiên văn Ấn Độ thời xưa: mặt trời, mặt trăng, sao Hỏa, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim, sao Thổ, sao Rahu, và sao Ketu.
Truyền thống liên kết các ngày trong tuần lễ với hình tượng Phật bắt nguồn từ miền bắc Thái Lan, không biết từ lúc nào, nhưng dần dần trở nên phổ thông tại các chùa ở trong vùng đó. Dần dần, truyền thống nầy được phổ biến tại các chùa khác ở Bangkok, trong thập niên 1950 và từ đó, phổ thông khắp nước.
budsas.net