- Tham gia
- 1/9/16
- Bài viết
- 2
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 1
Theo truyền thuyết phương Đông thì rồng là một con vật linh thiêng và được kính trọng. Hình ảnh con rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý khác nhau và câu hỏi đặt ra là mỗi hình tượng con rồng có ý nghĩa khác nhau như thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về truyền thuyết rồng sinh 9 con để hiểu thêm về hình tượng con rồng trong phong thủy nhé.
Có thể bạn quan tâm:
1. Bi Hí
Còn có tên gọi là Bá ha, Quy phu bát phúc hay Thạch long quy. Đây là con trưởng của rồng, có hình dáng mình rùa, đầu rồng. Là con vật có sức mạnh vượt bậc, thích mang nặng, chịu được trọng lượng lớn, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi nên thường được chạm khắc trang trí làm bê đỡ cho các bê đá, bia đá…
2. Li vẫn
Còn được gọi là Si vân, con vật có đầu rồng, thân ngắn, miệng trơn, họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại thích ngắm cảnh, có thể phun nước làm mưa, giúp dân diệt hỏa hoạn. Vì vậy thường được tạc trên nóc nhà, cung điện cổ, chùa chiền với ngụ ý cầu trấn hỏa để phòng hỏa hoạn.
3. Bồ lao
Là con vật thích âm thanh vang dội, tiếng động lớn. Vì thế thường được đúc trên quai chuông, hai đầu quay ra hai bên ôm chặt quả chuông với ý mong muốn quả chuông ngân vang như ý muốn.
4. Bệ ngạn
Còn có tên gọi là Bệ Hãn, Bệ Lao, Hiến Chương, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích nghe phán xử, phân định. Theo truyền thuyết bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công. Chính vì vậy hình ảnh của nó thường được xuất hiện trên các tấm biển công đường, đặt ở cửa nhà lao, ngục hay pháp đường với ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc mọi người sống lương thiện.
>> Xem tiếp phần 2 của bài viết tại: http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?32558-H%C3%ACnh-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-r%E1%BB%93ng-%C4%91%E1%BA%BB-9-con-trong-phong-thu%E1%BB%B7-(P.2)
Có thể bạn quan tâm:
- Thảo luận hình ảnh Rồng Việt Nam tại Thăng Long
- Ý nghĩa và ứng dụng của hình ảnh Rồng trong văn hoá người Việt
1. Bi Hí
Còn có tên gọi là Bá ha, Quy phu bát phúc hay Thạch long quy. Đây là con trưởng của rồng, có hình dáng mình rùa, đầu rồng. Là con vật có sức mạnh vượt bậc, thích mang nặng, chịu được trọng lượng lớn, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi nên thường được chạm khắc trang trí làm bê đỡ cho các bê đá, bia đá…

2. Li vẫn
Còn được gọi là Si vân, con vật có đầu rồng, thân ngắn, miệng trơn, họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại thích ngắm cảnh, có thể phun nước làm mưa, giúp dân diệt hỏa hoạn. Vì vậy thường được tạc trên nóc nhà, cung điện cổ, chùa chiền với ngụ ý cầu trấn hỏa để phòng hỏa hoạn.

3. Bồ lao
Là con vật thích âm thanh vang dội, tiếng động lớn. Vì thế thường được đúc trên quai chuông, hai đầu quay ra hai bên ôm chặt quả chuông với ý mong muốn quả chuông ngân vang như ý muốn.

4. Bệ ngạn
Còn có tên gọi là Bệ Hãn, Bệ Lao, Hiến Chương, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích nghe phán xử, phân định. Theo truyền thuyết bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công. Chính vì vậy hình ảnh của nó thường được xuất hiện trên các tấm biển công đường, đặt ở cửa nhà lao, ngục hay pháp đường với ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc mọi người sống lương thiện.

>> Xem tiếp phần 2 của bài viết tại: http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?32558-H%C3%ACnh-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-r%E1%BB%93ng-%C4%91%E1%BA%BB-9-con-trong-phong-thu%E1%BB%B7-(P.2)