- Tham gia
- 1/9/16
- Bài viết
- 2
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 1
Cùng tìm hiểu 5 hình tượng rồng còn lại trong truyền thuyết rồng đẻ 9 lứa trong phong thuỷ Việt Nam nhé !!
5. Thao thiết
Có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, thích ăn uống và tham ăn vô độ, có càng nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế mà thường được đúc trên các Vạc lớn, đồ dùng trong ăn uống với ngụ ý nhắc con người đừng vì háo ăn mà trở nên bất lịch sự.
6. Công phúc
Còn có tên gọi khác là Bát phúc, Bát hạ. Là con vật thích nước, do thích nước nên nó thường được xuất hiện ở các công trình hay các phương tiện giao thông đường thủy như chân cầu, đê đập để canh giữ và cai quản lượng nước phục vụ nhân dân.
7. Nhai xế
Còn được gọi là Nhái tí là loài mình rồng, đầu chó sói, là con vật cương liệt hung dữ, thường nổi cơn thịnh nộ, tính khí hung hăng khát máu và ham sát sinh, thích chiến trận, nó thường được khắc trên thân vũ khí, ngậm lưỡi phủ, lưỡi đao kiếm, trên vỏ gưm, chuôi cầm của khí giới với ngụ ý làm tăng sát khí, tăng thêm sức mạnh cho binh sĩ trên chiến trường.
8. Toan nghê
Còn gọi là Kim nghê, có mình sư tử, đầu rồng, thích khói lửa, mùi thơm, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi ngắm cảnh loan tỏa khói hương. Được sử dụng làm vật trang trí trên lư hương với mong muốn hương thơm của hương trầm luôn lan tỏa.
9. Tiêu đồ
Còn gọi là Thô Phủ, Thúc Đồ, có đầu giống sư tử, thích sự kín đáo, yên tĩnh, tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa, nó được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vị trí tay cầm mở với ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà, răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập.
Với truyền thuyết về 9 con của rồng như trên sẽ cho chúng ta biết thêm ý nghĩa về những hình ảnh con rồng được trang trí trên nhiều vật dụng mà hằng ngày chúng ta vẫn thấy. Cho ta thấy được sự linh thiêng của loài rồng trong tín ngưỡng của người Việt Nam.
5. Thao thiết
Có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, thích ăn uống và tham ăn vô độ, có càng nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế mà thường được đúc trên các Vạc lớn, đồ dùng trong ăn uống với ngụ ý nhắc con người đừng vì háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

6. Công phúc
Còn có tên gọi khác là Bát phúc, Bát hạ. Là con vật thích nước, do thích nước nên nó thường được xuất hiện ở các công trình hay các phương tiện giao thông đường thủy như chân cầu, đê đập để canh giữ và cai quản lượng nước phục vụ nhân dân.

7. Nhai xế
Còn được gọi là Nhái tí là loài mình rồng, đầu chó sói, là con vật cương liệt hung dữ, thường nổi cơn thịnh nộ, tính khí hung hăng khát máu và ham sát sinh, thích chiến trận, nó thường được khắc trên thân vũ khí, ngậm lưỡi phủ, lưỡi đao kiếm, trên vỏ gưm, chuôi cầm của khí giới với ngụ ý làm tăng sát khí, tăng thêm sức mạnh cho binh sĩ trên chiến trường.

8. Toan nghê
Còn gọi là Kim nghê, có mình sư tử, đầu rồng, thích khói lửa, mùi thơm, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi ngắm cảnh loan tỏa khói hương. Được sử dụng làm vật trang trí trên lư hương với mong muốn hương thơm của hương trầm luôn lan tỏa.

9. Tiêu đồ
Còn gọi là Thô Phủ, Thúc Đồ, có đầu giống sư tử, thích sự kín đáo, yên tĩnh, tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa, nó được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vị trí tay cầm mở với ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà, răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập.

Với truyền thuyết về 9 con của rồng như trên sẽ cho chúng ta biết thêm ý nghĩa về những hình ảnh con rồng được trang trí trên nhiều vật dụng mà hằng ngày chúng ta vẫn thấy. Cho ta thấy được sự linh thiêng của loài rồng trong tín ngưỡng của người Việt Nam.