Chào đạo hữu Latuan,
Lâu lắm đh mới ghé đến đây, vậy đạo hữu có thể giải nghi cho Ng Chiếu câu hỏi này được không ạ : Là người Cư sĩ tại gia, để được giải thoát luân hồi trong một đời thì phải làm như thế nào ?
Mong đạo hữu chia sẻ.
Kính.
Cảm ơn câu hỏi rất hay của trưởng bối Nguyên Chiếu! Thời may câu hỏi này latuan trả lời được.
Trưởng bối đã nói hẳn ra là cư sĩ tại gia đã xác quyết thoát luân hồi trong một đời. Đây là bậc có pháp khí đại thừa. Xác định mục tiêu rõ ràng, điều này rất quan trọng đối với người học Phật.
Nếu muốn thoát khỏi luân hồi trong một đời thì trí tuệ cần phải cởi mở, khách quan, sáng suốt.
Trước bỏ gánh nặng tri kiến lập tri ở Tam Tạng kinh vì đó là gánh nặng, là ràng buộc, chẳng phải là sự giải thoát.
Bỏ xuống pho Tam Tạng kinh, bỏ hạnh nguyện, bỏ từ bi tâm,... sẽ thấy, nhẹ nhàng, thong dong. Tạm nói đã giải thoát một nửa rồi.
Nhìn chiếc lá vàng rơi, nhìn đám mây bay, dòng nước chảy... Chúng cũng thật thong dong, tự tại, giải thoát. Chúng không cần biết từ đâu chúng sinh ra, khi nào chúng diệt, chúng không đau khổ với được mất, hơn thua, có duyên thời đến, không duyên thời tan,... Ở nơi đó chúng có đầy đủ vô thường, vô ngã, không. Ta hơn chúng chăng? Vì ta biết yêu thương, hận ghét, khổ não, phân biệt dính mắc luân hồi... Đó là ta hơn hay kém? Có đáng tự hào sự hơn hẳn, vượt trội ấy không? Việc tự hào hãy gác lại. Vì đâu có sự khác biệt đó? Vì lá rơi, mây bay, nước chảy vô ngã còn ta chấp ngã vậy.
Nếu chấp ngã sẽ trôi lăn trong luân hồi, khổ não. Nếu không chấp ngã thì thong dong, dửng dưng; Chuyện luân hồi không đoạn mà đoạn, không vô thường, không thường, bặt dấu ý niệm, đầu mối ngã, ngã sở, năng sở. Khi ấy sẽ biết rằng giải thoát, lối đi hậu kiếp của tôi và chúng ta.
Vô thường, khổ, không, vô ngã là ý của Tam Tạng kinh?
Chấp Thường, chấp Đoạn mà chi? Không có Tam Tạng kinh thì vô thường, khổ, không, vô ngã vẫn hiện tồn đấy thôi. Chỉ do ta chẳng thông nên ràng buộc hãy y kinh mà tu chứng. Chiếc lá, đám mây, hạt cát, cơn gió nhẹ... Ko tu vẫn chứng đấy thôi. Trở về vô ngã là thông suốt vạn pháp, khi đã tự cởi trói cho mình thì tùy duyên cởi trói cho người, tạm gọi là báo đền ơn Phật.
Khi xưa nhờ Tam Tạng kinh mà biết vô thường, khổ, không, vô ngã, luân hồi, giải thoát; Đó chỉ là sự hiểu trên lý thuyết, là tri kiến lập tri; Giờ đặt tri kiến lập tri xuống quán chiếu cùng tận một pháp trong muôn pháp, thâm nhập kho tàng trí tuệ Như Lai vô sở đắc để một lần thật sống như là chiếc lá, đám mây, hạt cát, dòng nước trôi... Đó là ta sống thật với chánh pháp vô thượng. Mai này, khi vô thường gọi ta trở về với đất, ai rồi cũng sẽ có một lần.
Nếu không dùng trí tuệ để tháo gỡ xiềng xích vô minh thì giữ giới, tụng kinh, trì giới, niệm Phật... chỉ nuôi lớn bản ngã. Đến khi gần đất xa trời giới muốn không giữ cũng chẳng được vậy. Việc giữ giới chỉ là sự ngăn ngừa tham đắm, si mê. Giữ giới để tăng trưởng tham đắm, si mê pháp hành hơn người đâu thể là cứu cánh của đạo giải thoát. Song việc giữ giới là rất nên vì giữ giới ngăn ngừa ác pháp.
Kính!