- Tham gia
- 28/4/14
- Bài viết
- 643
- Điểm tương tác
- 303
- Điểm
- 63
Gần đây Trí Từ định rằng chia sẽ ý này và trùng hợp là người bạn vodanh cũng đang có tâm tư chưa rõ thế nào, nay Trí Từ xin nói cái hiểu của mình về việc "Học Phật Sao Cho An Toàn".
Kính thưa các bạn, nói không đâu xa, Trí Từ lấy mình ra mà nói cho rõ ràng.
- Trước đây khi tiếp cận kinh điển, lời Phật dạy thông qua kinh, sách, những cuốn chuyện lịch sử đức Phật cùng các lời giảng các rất nhiều nhiều các vị giảng sư hiện nay và ngày nay câu hỏi của vodanh là Trí Từ nhớ lại trước đây cũng đã tự hỏi mình khi lúc đó giống như bị lạc vào khu rừng Phật pháp, mà rừng thì chổ sáng, chổ tối, đôi lúc cũng không biết đâu là Sáng mà đi...
- Theo Trí Từ thấy rằng, chúng ta học Phật hay cái gì cũng nên lấy 3 từ này ghép vào "Để Làm Gì" vì nó sẽ là cây đuốc sáng nhất giúp mình đi đến bất kỳ nơi đâu mình muốn. Còn không biết để làm gì thì cây đuốc đó cứ mờ mờ ảo ảo, nhìn đường không rõ đâu.
- Trí Từ xin đưa ra các nghi vấn để các vị cũng như vodanh hãy trước tiên nên tự trả lời để biết rằng mình đến với đạo Phật như thế nào... Và các câu trả lời sau chính là câu trả lời của Trí Từ.
1. Học Phật để làm gì?
- Trí Từ học Phật để muốn tầm cầu sự an lạc thật sự không phải chỉ là nhất thời.
- Trí Từ không muốn tái sanh nữa, muốn thoát khổ được vui thật sự không biết chuyển nữa.
=> Trí Từ đặt ra cho mình những yêu cầu như thế để từ đó khi đang đi mà mệt quá, nãn lòng muốn quay về thì phải kéo mình lại bằng ý nghĩ ban đầu khi muốn bước đi.
2. Học Phật sao biết cái nào nên học, nên tránh ?
- Học Phật từ kinh sách, từ các giảng sư, từ các vị có kiến thức. NHƯNG làm sao biết cái ta ĐANG HỌC là đi đúng như lời Phật dạy năm xưa. Kinh sách, giảng sư đều do con người ghi chép, truyền lại kia mà, đức Phật nhập diệt thì đến 400 năm chữ viết mới xuất hiện thì "tam sao thất bản" chắc là phải có thôi. Được 1 vị giảng sư cho biết khi kết tập kinh điển thì Ngài Anan lại không được mời làm cho mình cảm thấy kinh điển giờ nhiều quá... rối quá..., người nói kiểu này, người nói kiểu khác, kinh này ghi thế này, kinh kia ghi khác... mập mờ quá...
=> Trí Từ đi tham vấn 1 vị sư và được đáp như sau:
Những gì con tiếp thu trước là nghe phải được an lạc, sau là khi thực hành con phải được an lạc. Thực hành là cái quyết định rõ nét nhất những lời dạy con tiếp thu dù ở góc độ nào nếu đem đến an lạc tự thân thì đó là cái nên học. Nghĩa là niềm an lạc này, con thực hành nó thì tự bản thân con tạo ra an lạc cho chính mình chứ không nương tựa vào bất kỳ cái gì khác.
- Cho nên xét cho cùng thì chính do tự thân ta cảm nhận các lời dạy được ghi lại và cho rằng Phật dạy. Lời dạy nào mà thực hành không đem lại an lạc cho mình, cho người thì tuyệt nhiên đó không phải do Phật dạy.
- Trí Từ xin lưu ý điểm này: Đệ tử của đức Phật khi ấy là đa số từ Bà La Môn giáo qua cho nên tư tưởng ngàn năm của dân Ấn Độ lúc bấy giờ đều thuộc Bà La môn giáo cả. Khi đức Phật nhập diệt rồi thì không phải đệ tử Phật ai cũng chứng cho nên các vị mang tư tưởng tồn đọng của Bà La môn giáo lại biên soạn lại lời Phật dạy rồi thêm vào cái tư tưởng ngàm năm đó vào kinh sách. Cho nên chúng ta thấy hiện nay tại sao có nhiều Tông phái, giảng dạy khác nhau là vậy.
Điển hình như 1 đạo gọi là Minh Triết, đạo này như là lấy Phật pháp rồi xào nấu lại mà Trí Từ biết rằng trước đây có quen 1 bạn cũng phát tâm ăn chay trường, sau hơn 1 tháng quay lại đàm đạo với bạn ấy thì bạn ấy đã không còn ăn mặn nữa và Trí Từ đã đọc được 1 cuốn sách nói về đạo Minh Triết này và thây rõ họ sửa đổi khác nhiều làm mất đi cái gốc của đạo Phật. Đáng buồn là trước đây bạn này cũng ra sức thuyết phục ăn chay ghê lắm, nhưng bây giờ thì... thật đáng sợ và lo lắng cho người cải biên Phật pháp.
- Học Phật là về tâm linh, đạo sư chân chánh nhập diệt mất rồi, giờ chẳng có gì để xác chứng xác đáng nữa, lấm lúc Trí Từ lại nghĩ lúc mà Phật giảng pháp, mình là cái gì mà sao không chịu đi nghe, thực hành để giờ đây vẫn mãi tái sanh hoài, ngu thế chứ. Tiết mà muốn khóc luôn...
Còn nhiều vấn đề nữa, giờ mang tâm sự nhiều quá xin ngưng chút...
Kính thưa các bạn, nói không đâu xa, Trí Từ lấy mình ra mà nói cho rõ ràng.
- Trước đây khi tiếp cận kinh điển, lời Phật dạy thông qua kinh, sách, những cuốn chuyện lịch sử đức Phật cùng các lời giảng các rất nhiều nhiều các vị giảng sư hiện nay và ngày nay câu hỏi của vodanh là Trí Từ nhớ lại trước đây cũng đã tự hỏi mình khi lúc đó giống như bị lạc vào khu rừng Phật pháp, mà rừng thì chổ sáng, chổ tối, đôi lúc cũng không biết đâu là Sáng mà đi...
- Theo Trí Từ thấy rằng, chúng ta học Phật hay cái gì cũng nên lấy 3 từ này ghép vào "Để Làm Gì" vì nó sẽ là cây đuốc sáng nhất giúp mình đi đến bất kỳ nơi đâu mình muốn. Còn không biết để làm gì thì cây đuốc đó cứ mờ mờ ảo ảo, nhìn đường không rõ đâu.
- Trí Từ xin đưa ra các nghi vấn để các vị cũng như vodanh hãy trước tiên nên tự trả lời để biết rằng mình đến với đạo Phật như thế nào... Và các câu trả lời sau chính là câu trả lời của Trí Từ.
1. Học Phật để làm gì?
- Trí Từ học Phật để muốn tầm cầu sự an lạc thật sự không phải chỉ là nhất thời.
- Trí Từ không muốn tái sanh nữa, muốn thoát khổ được vui thật sự không biết chuyển nữa.
=> Trí Từ đặt ra cho mình những yêu cầu như thế để từ đó khi đang đi mà mệt quá, nãn lòng muốn quay về thì phải kéo mình lại bằng ý nghĩ ban đầu khi muốn bước đi.
2. Học Phật sao biết cái nào nên học, nên tránh ?
- Học Phật từ kinh sách, từ các giảng sư, từ các vị có kiến thức. NHƯNG làm sao biết cái ta ĐANG HỌC là đi đúng như lời Phật dạy năm xưa. Kinh sách, giảng sư đều do con người ghi chép, truyền lại kia mà, đức Phật nhập diệt thì đến 400 năm chữ viết mới xuất hiện thì "tam sao thất bản" chắc là phải có thôi. Được 1 vị giảng sư cho biết khi kết tập kinh điển thì Ngài Anan lại không được mời làm cho mình cảm thấy kinh điển giờ nhiều quá... rối quá..., người nói kiểu này, người nói kiểu khác, kinh này ghi thế này, kinh kia ghi khác... mập mờ quá...
=> Trí Từ đi tham vấn 1 vị sư và được đáp như sau:
Những gì con tiếp thu trước là nghe phải được an lạc, sau là khi thực hành con phải được an lạc. Thực hành là cái quyết định rõ nét nhất những lời dạy con tiếp thu dù ở góc độ nào nếu đem đến an lạc tự thân thì đó là cái nên học. Nghĩa là niềm an lạc này, con thực hành nó thì tự bản thân con tạo ra an lạc cho chính mình chứ không nương tựa vào bất kỳ cái gì khác.
- Cho nên xét cho cùng thì chính do tự thân ta cảm nhận các lời dạy được ghi lại và cho rằng Phật dạy. Lời dạy nào mà thực hành không đem lại an lạc cho mình, cho người thì tuyệt nhiên đó không phải do Phật dạy.
- Trí Từ xin lưu ý điểm này: Đệ tử của đức Phật khi ấy là đa số từ Bà La Môn giáo qua cho nên tư tưởng ngàn năm của dân Ấn Độ lúc bấy giờ đều thuộc Bà La môn giáo cả. Khi đức Phật nhập diệt rồi thì không phải đệ tử Phật ai cũng chứng cho nên các vị mang tư tưởng tồn đọng của Bà La môn giáo lại biên soạn lại lời Phật dạy rồi thêm vào cái tư tưởng ngàm năm đó vào kinh sách. Cho nên chúng ta thấy hiện nay tại sao có nhiều Tông phái, giảng dạy khác nhau là vậy.
Điển hình như 1 đạo gọi là Minh Triết, đạo này như là lấy Phật pháp rồi xào nấu lại mà Trí Từ biết rằng trước đây có quen 1 bạn cũng phát tâm ăn chay trường, sau hơn 1 tháng quay lại đàm đạo với bạn ấy thì bạn ấy đã không còn ăn mặn nữa và Trí Từ đã đọc được 1 cuốn sách nói về đạo Minh Triết này và thây rõ họ sửa đổi khác nhiều làm mất đi cái gốc của đạo Phật. Đáng buồn là trước đây bạn này cũng ra sức thuyết phục ăn chay ghê lắm, nhưng bây giờ thì... thật đáng sợ và lo lắng cho người cải biên Phật pháp.
- Học Phật là về tâm linh, đạo sư chân chánh nhập diệt mất rồi, giờ chẳng có gì để xác chứng xác đáng nữa, lấm lúc Trí Từ lại nghĩ lúc mà Phật giảng pháp, mình là cái gì mà sao không chịu đi nghe, thực hành để giờ đây vẫn mãi tái sanh hoài, ngu thế chứ. Tiết mà muốn khóc luôn...
Còn nhiều vấn đề nữa, giờ mang tâm sự nhiều quá xin ngưng chút...