- Tham gia
- 26/6/15
- Bài viết
- 257
- Điểm tương tác
- 181
- Điểm
- 43
HỶ XẢ !
Đây là 1 pháp môn trong Tứ Vô Lượng Tâm. Trong đó có: Từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm và xả vô lượng tâm.
Học và thực hành Phật Pháp không luận dễ hay khó. Có thể đó là tuỳ duyên của chúng ta. Nhưng trò "bảo hành" lâu dài với Quý Vị rằng chỉ cần tu 1 trong 4 hạnh trên thì 3 hạnh còn lại cũng "khai thông". Điều này có lúc "cao cấp" hơn chúng ta học phổ thông. Trừ Vị nào thông minh, hay thần đồng thì học 1 cũng hiểu 100.
Hỷ xả nói không cầu kì là vui vẻ bỏ qua tất cả vui, buồn không chấp trụ. Vui không chấp là để ta luôn khiêm tốn học hỏi, sẻ chia. Điều này mang lợi cho 9 mình như không đau khổ khi mất đi niềm vui, lúc nào Quý Vị cũng trong tư thế chia sẻ với mọi người. Xả cũng thế buông hết vui buồn an nhiên nhưng hằng sáng. Vui thì qua nhanh, nhưng buồn thì... nguy hơn 1 chút đúng không Quý Vị? Ông A, bà B làm ta vui 1 giờ, nhưng cô C, anh D làm ta đau đến 8 hôm. Vì mẫu số chung của chúng ta là khổ đau. Nếu không sao cách Phật gần 2500 năm. Sao không sanh ra cùng thời với Phật, Tổ?
Nên đôi khi chúng ta làm hành động này, lời nói kia để chống chọi với khổ đau. Đôi khi những phản ứng đó dễ làm tổn thương người khác. Nếu làm tổn thương trò và Quý Vị thì sao ta?
khi mới tiếp nhận trò sẽ đau rồi tới ngạc nhiên và cuối cùng là cảm thông. Thật tình nói cảm thông (hỷ xả) ngay thì chưa đạt đến mức thượng thừa như thế.
Nhưng xét cho cùng đâu ai bắt mình làm quan toà để phán xét đúng sai. Đúng sai để học chứ không phải để tâm không an. Thôi thì mình không làm quan toà nữa, làm 1 người bạn, em, chị thậm chí là 1 người con để hiểu và hoan hỷ như vậy phải tốt hơn không?
Mong sao Quý Vị cùng trò cảm hoá được buồn vui đến chỗ vô lượng tâm không chướng ngại.
Đây là 1 pháp môn trong Tứ Vô Lượng Tâm. Trong đó có: Từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm và xả vô lượng tâm.
Học và thực hành Phật Pháp không luận dễ hay khó. Có thể đó là tuỳ duyên của chúng ta. Nhưng trò "bảo hành" lâu dài với Quý Vị rằng chỉ cần tu 1 trong 4 hạnh trên thì 3 hạnh còn lại cũng "khai thông". Điều này có lúc "cao cấp" hơn chúng ta học phổ thông. Trừ Vị nào thông minh, hay thần đồng thì học 1 cũng hiểu 100.
Hỷ xả nói không cầu kì là vui vẻ bỏ qua tất cả vui, buồn không chấp trụ. Vui không chấp là để ta luôn khiêm tốn học hỏi, sẻ chia. Điều này mang lợi cho 9 mình như không đau khổ khi mất đi niềm vui, lúc nào Quý Vị cũng trong tư thế chia sẻ với mọi người. Xả cũng thế buông hết vui buồn an nhiên nhưng hằng sáng. Vui thì qua nhanh, nhưng buồn thì... nguy hơn 1 chút đúng không Quý Vị? Ông A, bà B làm ta vui 1 giờ, nhưng cô C, anh D làm ta đau đến 8 hôm. Vì mẫu số chung của chúng ta là khổ đau. Nếu không sao cách Phật gần 2500 năm. Sao không sanh ra cùng thời với Phật, Tổ?
Nên đôi khi chúng ta làm hành động này, lời nói kia để chống chọi với khổ đau. Đôi khi những phản ứng đó dễ làm tổn thương người khác. Nếu làm tổn thương trò và Quý Vị thì sao ta?
khi mới tiếp nhận trò sẽ đau rồi tới ngạc nhiên và cuối cùng là cảm thông. Thật tình nói cảm thông (hỷ xả) ngay thì chưa đạt đến mức thượng thừa như thế.
Nhưng xét cho cùng đâu ai bắt mình làm quan toà để phán xét đúng sai. Đúng sai để học chứ không phải để tâm không an. Thôi thì mình không làm quan toà nữa, làm 1 người bạn, em, chị thậm chí là 1 người con để hiểu và hoan hỷ như vậy phải tốt hơn không?
Mong sao Quý Vị cùng trò cảm hoá được buồn vui đến chỗ vô lượng tâm không chướng ngại.