“Làm phước không niệm Phật
Phước hết phải trầm luân
Niệm Phật không làm phước
Vào đạo nhiều gian khổ.
Không phước chẳng niệm Phật
Đọa vào ba đường ác
Niệm Phật còn làm phước
Sau chứng Lưỡng Túc Tôn”
Phần Phụ
KHUYÊN TU
LÀM PHƯỚC, NIỆM PHẬT
“Trên đường trời người, tu phước làm đầu
Trong biển sinh tử, niệm Phật bậc nhất”
Trong cõi trời, trong loài người, được vui sướng thảnh thơi bởi do làm nhiều việc phước. Đó là điều rất quan trọng, rất thiết yếu, cho nên nói “làm đầu”. Nếu người muốn ra khỏi cõi trời người, vượt ngoài sinh tử, bước lên chỗ Bất thối chuyển thì có một môn niệm Phật vãng sinh, rất tôn quý, rất thù thắng, cho nên bảo rằng “bậc nhất”. Có bài kệ nói rằng:
“Làm phước không niệm Phật
Phước hết phải trầm luân
Niệm Phật không làm phước
Vào đạo nhiều gian khổ.
Không phước chẳng niệm Phật
Đọa vào ba đường ác
Niệm Phật còn làm phước
Sau chứng Lưỡng Túc Tôn”.
* Làm phước: Chỉ cần làm một điều phước thì chấm một điểm, chẳng luận lớn nhỏ nhiều ít.
“Hiếu thảo cha mẹ
Tận trung với vua
Tô đắp tượng Phật
In ấn kinh sách
Cúng dường trai Tăng
Kính thờ Sư trưởng
Sửa sang chùa tháp
Truyền bá pháp lành
Dứt tuyệt giết hại
Chuộc mạng phóng sinh
Cho cơm người đói
Cho áo người lạnh
Đào giếng ven đường
Sửa sang cầu hư
Bang đất, lấp đường
Bố thí trà nước
Chữa trị bệnh nhân
Cung cấp thuốc thang
Giúp người giải oan
Khỏi tội tử hình
Nuôi dưỡng người già
Chăm sóc cô nhi
Cung cấp quan tài
Chôn thây vô chủ
Giúp người mắc nợ
Vì trọng nhân nghĩa
Nhường tài sản mình
Trả vật bị mất
Cứu giúp khốn cùng
Kỳ đảo tai nạn
Siêu độ vong linh
Hòa giải tranh kiện
Bảo toàn mạng người”.
v Niệm Phật: Niệm một ngàn tiếng, khoanh một vòng tròn, dùng màu tô lên.
Người rảnh rang không bận việc gì, thì luôn luôn siêng năng niệm Phật. Người bận việc, thì phân định thời khóa sớm chiều niệm Phật, chí tâm phát nguyện cầu sinh Tịnh độ. Hằng ngày, gặp việc phước liền làm, làm xong lại niệm Phật. Đem phước đức đã làm hồi hướng Tịnh độ, cầu nguyện vãng sinh.
*
TAM QUY–NGŨ GIỚI
* Tam quy:
Quy y Phật chẳng đọa địa ngục. Nay con về nương tựa với Phật.
Quy y Pháp chẳng đọa ngạ quỷ. Nay con về nương tựa với Pháp.
Quy y Tăng chẳng đọa súc sinh. Nay con về nương tựa với Tăng.
* Ngũ giới:
1. Không sát sinh: nghĩa là không được giết hại những loài có mạng sống.
2. Không trộm cắp: dù cây kim ngọn cỏ, nếu người không cho thì không được lấy.
3. Không tà dâm: giữ gìn lễ giáo phép tắc, không làm việc sằng bậy.
4. Không nói dối: chẳng nói những lời dối trá, thêu dệt, đâm thọc, hung ác.
5. Không uống rượu: vì rượu làm cho tâm trí mê mờ cuồng loạn nên không được uống.
Đã tiếp nhận Tam quy Ngũ giới thì chẳng làm điều ác, thực hành mọi việc lành, một lòng niệm Phật cầu sinh Tịnh độ.
Các điều ác là bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa. Các điều ác như thế không thể nêu hết, chỉ là những việc dối trá, mê lầm… do đó chẳng nên làm.
Các điều lành là trung hiếu, nhân nghĩa. Những điều lành như thế không thể nêu hết. Là những việc trên thuận với lẽ trời, dưới hợp với lòng người. Vì thế, nên gắng sức thực hành.
Niệm Phật nghĩa là một lòng trì niệm Vạn đức Hồng danh A-di-đà Phật. Mỗi ngày, niệm một ngàn hay hai ngàn, năm bảy ngàn, cho đến muôn câu, tùy ý nhiều ít. Nếu niệm đủ một ngàn câu thì tô vào một vòng tròn, cứ như thế cho đến tám mươi bốn vạn câu, sau đó đem đến Phật chứng minh. Đó chính là nói do sự dụng tâm vi tế mà bước vào cảnh huyền diệu.
*
LỤC TRAI–NGUYỆT TRAI
* Lục trai: mỗi tháng ăn chay sáu
ngày: mùng tám, mười bốn, rằm, hai mươi ba, hăm chín, ba mươi. Nếu tháng thiếu thì hăm tám, hăm chín.
* Nguyệt trai: mỗi năm ăn chay ba tháng: tháng giêng, tháng năm, tháng chín. Nếu không thể ăn chay thì nên dứt việc giết hại trong ba tháng ấy.
Trong kinh nói, mỗi tháng Tứ Thiên Vương đi tuần sáu ngày ở Nam Thiệm Bộ Châu. Mùng tám, hăm ba, sứ giả đi tuần. Mười bốn, hăm chín Thái tử đi tuần. Rằm và ba mươi Thiên Vương đích thân đi tuần, xem xét nhân gian ai hiếu thảo với cha mẹ, ai tận trung với vua, ai chánh trực công bình, ai từ bi phương tiện, ai quy y Tam Bảo, giới sát trì trai, làm nhiều việc thiện. Những người như thế thì được tăng thêm phước thọ.
Ai ngỗ nghịch với cha mẹ, ai phản bội đất nước, ai dối trá gian xảo, ai hung hăng bạo ngược, ai không tin Tam Bảo, sát hại chúng sinh, làm nhiều việc ác. Những người
như thế tiêu mòn phước thọ.
Còn tháng giêng, tháng năm, tháng chín, Thiên Vương phân chia trấn giữ Nam châu, xem xét tội phước. Cũng trong ba tháng này, Ngọc Hoàng Thượng Đế lấy gương báu lớn soi xuống Nam Thiệm Bộ Châu, để xem xét tội phước. Thế nên, cần phải rất cẩn thận và lo sợ.
Sáu ngày và ba tháng này, mọi người cần phải trai giới, niệm Phật sám hối, tu hành.
Mỗi ngày, niệm Phật hoặc sáu trăm, sáu ngàn, sau đó tô vào một vòng tròn. Nếu không thể thực hành Nguyệt Trai, cần phải giữ Lục Trai. Còn như trì trai mỗi ngày, niệm Phật mỗi ngày, tu tập phước đức mỗi ngày, đó là điều lành lớn.
*
NIỆM PHẬT SIÊU ĐỘ
VONG LINH VÃNG SINH
Thất đầu, niệm Phật mấy vạn, mấy
ngàn, mấy trăm câu. Thất thứ hai cho đến thất thứ bảy cũng niệm như thế. Mọi người cùng chung niệm Phật mấy mươi vạn, mấy ngàn, mấy trăm câu.
Ở đời, nếu người thân mất thì đau buồn không dứt. Nhưng vong linh chẳng được lợi ích gì, những người còn sống cũng bị tổn hại. Thế nên, cần phải giảm buồn, dừng khổ, nghĩ cách cứu vớt. Kinh nói, người chết sẽ thác sinh trong thời gian bảy thất (49 ngày). Trong thời gian ấy, nên làm các việc công đức. Nay khuyên, ngoài việc thỉnh chư Tăng tụng kinh bảy thất ra, tự mình cần phải niệm Phật. Mỗi ngày trì niệm một ngàn năm trăm câu. Nếu có sức khỏe thì niệm hai ngàn, ba ngàn, bốn ngàn, mười ngàn câu. Sau bảy ngày cộng lại xem bao nhiêu; cứ làm như thế cho hết bảy thất rồi hồi hướng. Có thể giúp cho vong linh tiêu trừ tội lỗi, cởi mở oán thù, sớm sinh về cõi lành, chẳng đọa vào đường tăm tối.
Người con hiếu thảo nhớ thương cha mẹ quá vãng, song thân thương nhớ con trẻ đã qua đời, anh em chị em, vợ chồng bà con, thầy trò bạn bè, nhớ ơn muốn báo đáp đều có thể thực hành pháp này. Còn như người thân mới mất, nếu chưa thấy được lời chỉ dẫn này, cũng có thể niệm thêm tám vạn bốn ngàn câu Phật hiệu, hoặc nhiều hơn tùy ý. Vong linh sẽ được phước báo, công đức chẳng thể nghĩ bàn.
“Con là… vì siêu độ vong linh mà trì niệm danh hiệu Phật, nguyện vong linh sớm được sinh về Tịnh độ”.
*
ĐỨC PHẬT NÓI VỀ 10
CÔNG ĐỨC CỦA NIỆM PHẬT
Kinh nói: “Nếu người thọ trì danh hiệu Phật, thì hiện đời được mười công đức”.
1. Ngày đêm thường được tất cả chư Thiên, Thần tướng đại lực, cùng các quyến thuộc ẩn hình bảo vệ.
2. Thường được 25 vị Đại Bồ-tát như
ngài Quán Thế Âm… và tất cả các Bồ-tát thường theo bảo hộ.
3. Thường được chư Phật hộ niệm cả ngày đêm, Phật A-di-đà thường phóng ánh sáng nhiếp thọ người này.
4. Tất cả ác quỷ hoặc Dạ-xoa, La-sát đều không thể hại. Tất cả rắn độc, thuốc độc đều không thể xâm phạm.
5. Không bị mọi tai nạn nước, lửa, giặc cướp, gươm đao, ngục tù, xiềng xích, chết đột ngột, điên cuồng mất mạng.
6. Những tội nghiệp đã làm trước kia thảy đều tiêu diệt. Những oan mạng đã bị giết chết ngày xưa đều được giải thoát, không còn kết oán thù.
7. Đêm nằm nghỉ an ổn, hoặc mộng thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-di-đà.
8. Tâm thường hoan hỷ, nhan sắc tươi sáng, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp.
9. Thường được tất cả mọi người ở đời cung kính, cúng dường, lễ bái cũng như kính Phật.
10. Khi lâm chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền, được thấy Phật A-di-đà và các Thánh chúng tay bưng đài vàng tiếp dẫn vãng sinh về Cực Lạc, cùng tận kiếp vị lai hưởng thọ sự vui mầu nhiệm.
(Trích Tịnh Độ Vựng Ngữ)
www.thegioivohinh.com
Phước hết phải trầm luân
Niệm Phật không làm phước
Vào đạo nhiều gian khổ.
Không phước chẳng niệm Phật
Đọa vào ba đường ác
Niệm Phật còn làm phước
Sau chứng Lưỡng Túc Tôn”
Phần Phụ
KHUYÊN TU
LÀM PHƯỚC, NIỆM PHẬT
“Trên đường trời người, tu phước làm đầu
Trong biển sinh tử, niệm Phật bậc nhất”
Trong cõi trời, trong loài người, được vui sướng thảnh thơi bởi do làm nhiều việc phước. Đó là điều rất quan trọng, rất thiết yếu, cho nên nói “làm đầu”. Nếu người muốn ra khỏi cõi trời người, vượt ngoài sinh tử, bước lên chỗ Bất thối chuyển thì có một môn niệm Phật vãng sinh, rất tôn quý, rất thù thắng, cho nên bảo rằng “bậc nhất”. Có bài kệ nói rằng:
“Làm phước không niệm Phật
Phước hết phải trầm luân
Niệm Phật không làm phước
Vào đạo nhiều gian khổ.
Không phước chẳng niệm Phật
Đọa vào ba đường ác
Niệm Phật còn làm phước
Sau chứng Lưỡng Túc Tôn”.
* Làm phước: Chỉ cần làm một điều phước thì chấm một điểm, chẳng luận lớn nhỏ nhiều ít.
“Hiếu thảo cha mẹ
Tận trung với vua
Tô đắp tượng Phật
In ấn kinh sách
Cúng dường trai Tăng
Kính thờ Sư trưởng
Sửa sang chùa tháp
Truyền bá pháp lành
Dứt tuyệt giết hại
Chuộc mạng phóng sinh
Cho cơm người đói
Cho áo người lạnh
Đào giếng ven đường
Sửa sang cầu hư
Bang đất, lấp đường
Bố thí trà nước
Chữa trị bệnh nhân
Cung cấp thuốc thang
Giúp người giải oan
Khỏi tội tử hình
Nuôi dưỡng người già
Chăm sóc cô nhi
Cung cấp quan tài
Chôn thây vô chủ
Giúp người mắc nợ
Vì trọng nhân nghĩa
Nhường tài sản mình
Trả vật bị mất
Cứu giúp khốn cùng
Kỳ đảo tai nạn
Siêu độ vong linh
Hòa giải tranh kiện
Bảo toàn mạng người”.
v Niệm Phật: Niệm một ngàn tiếng, khoanh một vòng tròn, dùng màu tô lên.
Người rảnh rang không bận việc gì, thì luôn luôn siêng năng niệm Phật. Người bận việc, thì phân định thời khóa sớm chiều niệm Phật, chí tâm phát nguyện cầu sinh Tịnh độ. Hằng ngày, gặp việc phước liền làm, làm xong lại niệm Phật. Đem phước đức đã làm hồi hướng Tịnh độ, cầu nguyện vãng sinh.
*
TAM QUY–NGŨ GIỚI
* Tam quy:
Quy y Phật chẳng đọa địa ngục. Nay con về nương tựa với Phật.
Quy y Pháp chẳng đọa ngạ quỷ. Nay con về nương tựa với Pháp.
Quy y Tăng chẳng đọa súc sinh. Nay con về nương tựa với Tăng.
* Ngũ giới:
1. Không sát sinh: nghĩa là không được giết hại những loài có mạng sống.
2. Không trộm cắp: dù cây kim ngọn cỏ, nếu người không cho thì không được lấy.
3. Không tà dâm: giữ gìn lễ giáo phép tắc, không làm việc sằng bậy.
4. Không nói dối: chẳng nói những lời dối trá, thêu dệt, đâm thọc, hung ác.
5. Không uống rượu: vì rượu làm cho tâm trí mê mờ cuồng loạn nên không được uống.
Đã tiếp nhận Tam quy Ngũ giới thì chẳng làm điều ác, thực hành mọi việc lành, một lòng niệm Phật cầu sinh Tịnh độ.
Các điều ác là bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa. Các điều ác như thế không thể nêu hết, chỉ là những việc dối trá, mê lầm… do đó chẳng nên làm.
Các điều lành là trung hiếu, nhân nghĩa. Những điều lành như thế không thể nêu hết. Là những việc trên thuận với lẽ trời, dưới hợp với lòng người. Vì thế, nên gắng sức thực hành.
Niệm Phật nghĩa là một lòng trì niệm Vạn đức Hồng danh A-di-đà Phật. Mỗi ngày, niệm một ngàn hay hai ngàn, năm bảy ngàn, cho đến muôn câu, tùy ý nhiều ít. Nếu niệm đủ một ngàn câu thì tô vào một vòng tròn, cứ như thế cho đến tám mươi bốn vạn câu, sau đó đem đến Phật chứng minh. Đó chính là nói do sự dụng tâm vi tế mà bước vào cảnh huyền diệu.
*
LỤC TRAI–NGUYỆT TRAI
* Lục trai: mỗi tháng ăn chay sáu
ngày: mùng tám, mười bốn, rằm, hai mươi ba, hăm chín, ba mươi. Nếu tháng thiếu thì hăm tám, hăm chín.
* Nguyệt trai: mỗi năm ăn chay ba tháng: tháng giêng, tháng năm, tháng chín. Nếu không thể ăn chay thì nên dứt việc giết hại trong ba tháng ấy.
Trong kinh nói, mỗi tháng Tứ Thiên Vương đi tuần sáu ngày ở Nam Thiệm Bộ Châu. Mùng tám, hăm ba, sứ giả đi tuần. Mười bốn, hăm chín Thái tử đi tuần. Rằm và ba mươi Thiên Vương đích thân đi tuần, xem xét nhân gian ai hiếu thảo với cha mẹ, ai tận trung với vua, ai chánh trực công bình, ai từ bi phương tiện, ai quy y Tam Bảo, giới sát trì trai, làm nhiều việc thiện. Những người như thế thì được tăng thêm phước thọ.
Ai ngỗ nghịch với cha mẹ, ai phản bội đất nước, ai dối trá gian xảo, ai hung hăng bạo ngược, ai không tin Tam Bảo, sát hại chúng sinh, làm nhiều việc ác. Những người
như thế tiêu mòn phước thọ.
Còn tháng giêng, tháng năm, tháng chín, Thiên Vương phân chia trấn giữ Nam châu, xem xét tội phước. Cũng trong ba tháng này, Ngọc Hoàng Thượng Đế lấy gương báu lớn soi xuống Nam Thiệm Bộ Châu, để xem xét tội phước. Thế nên, cần phải rất cẩn thận và lo sợ.
Sáu ngày và ba tháng này, mọi người cần phải trai giới, niệm Phật sám hối, tu hành.
Mỗi ngày, niệm Phật hoặc sáu trăm, sáu ngàn, sau đó tô vào một vòng tròn. Nếu không thể thực hành Nguyệt Trai, cần phải giữ Lục Trai. Còn như trì trai mỗi ngày, niệm Phật mỗi ngày, tu tập phước đức mỗi ngày, đó là điều lành lớn.
*
NIỆM PHẬT SIÊU ĐỘ
VONG LINH VÃNG SINH
Thất đầu, niệm Phật mấy vạn, mấy
ngàn, mấy trăm câu. Thất thứ hai cho đến thất thứ bảy cũng niệm như thế. Mọi người cùng chung niệm Phật mấy mươi vạn, mấy ngàn, mấy trăm câu.
Ở đời, nếu người thân mất thì đau buồn không dứt. Nhưng vong linh chẳng được lợi ích gì, những người còn sống cũng bị tổn hại. Thế nên, cần phải giảm buồn, dừng khổ, nghĩ cách cứu vớt. Kinh nói, người chết sẽ thác sinh trong thời gian bảy thất (49 ngày). Trong thời gian ấy, nên làm các việc công đức. Nay khuyên, ngoài việc thỉnh chư Tăng tụng kinh bảy thất ra, tự mình cần phải niệm Phật. Mỗi ngày trì niệm một ngàn năm trăm câu. Nếu có sức khỏe thì niệm hai ngàn, ba ngàn, bốn ngàn, mười ngàn câu. Sau bảy ngày cộng lại xem bao nhiêu; cứ làm như thế cho hết bảy thất rồi hồi hướng. Có thể giúp cho vong linh tiêu trừ tội lỗi, cởi mở oán thù, sớm sinh về cõi lành, chẳng đọa vào đường tăm tối.
Người con hiếu thảo nhớ thương cha mẹ quá vãng, song thân thương nhớ con trẻ đã qua đời, anh em chị em, vợ chồng bà con, thầy trò bạn bè, nhớ ơn muốn báo đáp đều có thể thực hành pháp này. Còn như người thân mới mất, nếu chưa thấy được lời chỉ dẫn này, cũng có thể niệm thêm tám vạn bốn ngàn câu Phật hiệu, hoặc nhiều hơn tùy ý. Vong linh sẽ được phước báo, công đức chẳng thể nghĩ bàn.
“Con là… vì siêu độ vong linh mà trì niệm danh hiệu Phật, nguyện vong linh sớm được sinh về Tịnh độ”.
*
ĐỨC PHẬT NÓI VỀ 10
CÔNG ĐỨC CỦA NIỆM PHẬT
Kinh nói: “Nếu người thọ trì danh hiệu Phật, thì hiện đời được mười công đức”.
1. Ngày đêm thường được tất cả chư Thiên, Thần tướng đại lực, cùng các quyến thuộc ẩn hình bảo vệ.
2. Thường được 25 vị Đại Bồ-tát như
ngài Quán Thế Âm… và tất cả các Bồ-tát thường theo bảo hộ.
3. Thường được chư Phật hộ niệm cả ngày đêm, Phật A-di-đà thường phóng ánh sáng nhiếp thọ người này.
4. Tất cả ác quỷ hoặc Dạ-xoa, La-sát đều không thể hại. Tất cả rắn độc, thuốc độc đều không thể xâm phạm.
5. Không bị mọi tai nạn nước, lửa, giặc cướp, gươm đao, ngục tù, xiềng xích, chết đột ngột, điên cuồng mất mạng.
6. Những tội nghiệp đã làm trước kia thảy đều tiêu diệt. Những oan mạng đã bị giết chết ngày xưa đều được giải thoát, không còn kết oán thù.
7. Đêm nằm nghỉ an ổn, hoặc mộng thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-di-đà.
8. Tâm thường hoan hỷ, nhan sắc tươi sáng, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp.
9. Thường được tất cả mọi người ở đời cung kính, cúng dường, lễ bái cũng như kính Phật.
10. Khi lâm chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền, được thấy Phật A-di-đà và các Thánh chúng tay bưng đài vàng tiếp dẫn vãng sinh về Cực Lạc, cùng tận kiếp vị lai hưởng thọ sự vui mầu nhiệm.
(Trích Tịnh Độ Vựng Ngữ)
www.thegioivohinh.com