- Tham gia
- 28/5/11
- Bài viết
- 404
- Điểm tương tác
- 65
- Điểm
- 28

"Phổ Dũng, có hai loại người đến khi chết hy vọng mất hết. Một là người tự mình làm việc ác hay khiến người khác làm; Hai là người từ bỏ, khinh rẻ chánh pháp. Hai loại người này đến lúc mạng chung, không còn chút hy vọng".
Đại Bồ Tát Phổ Dũng hỏi, "Thưa Thế Tôn, từ bỏ khinh rẻ chánh pháp thì phải đọa cõi nào? Phải sinh về đâu?"
Đức Phật dạy, "Phổ Dũng, khinh rẻ chánh pháp thì phải tái sinh triền miên không giới hạn, vô lượng kiếp về sau trầm luân trong luân hồi. Phổ Dũng, từ bỏ chánh pháp thì phải chịu đớn đau một kiếp trong địa ngục Hào Khiếu; một kiếp trong địa ngục Đại Hào Khiếu; một kiếp trong địa ngục Chúng Hợp; một kiếp trong địa ngục Viêm Nhiệt; một kiếp trong địa ngục Đại Nhiệt; một kiếp trong địa ngục Hắc Thằng; một kiếp trong địa ngục A Tỳ; một kiếp trong địa ngục Đẳng Hoạt và Phổ Dũng, họ phải chịu khổ đau trong tám đại địa ngục như vậy cho đến tám kiếp".
Lúc ấy, đại bồ tát Phổ Dũng nói rằng, "Thưa Thế Tôn, thật quá đau khổ, Thưa Thiện Thệ, thật quá đau khổ. Con không đành lòng nghe".
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài kệ :
“ Như Lai kể cảnh tượng
Chúng sinh trong địa ngục
Khổ đau như thế nào
Ông không đành lòng nghe
“Nếu làm những điều lành
Sẽ được quả an lạc
Còn làm những điều dữ
Sẽ gặp quả khổ đau
“ Không biết tạo nhân vui
Thì sinh trong cõi đời
Bị khổ đau ràng buộc
Lúc chết càng chơi vơi
“ Ai nhớ Phật tối thắng
Cấy trồng được nhân vui
Thì sinh trong cõi đời
Bị khổ đau ràng buộc
Lúc chết càng chơi vơi
“ Ai nhớ Phật tối thắng
Cấy trồng được nhân vui
Tin tưởng nơi đại thừa
Sẽ không sa ác đạo.
“Phổ Dũng, ông nên biết
Nghiệp cũ không mất đi
Việc lành dù bé nhỏ
Kết quả vẫn vô lường
“ Nơi cõi Phật thanh tịnh
Dù chỉ gieo 1 hạt
Thu hoạch cũng lớn lao
Nếu gieo trồng vài hạt
Kết quả thật không cùng
“Ai hoan hỷ chánh pháp
Sẽ luôn được yên vui
Sẽ lìa mọi việc ác
Làm hết những điều lành
Dù chỉ 1 mảy lông
Mang cúng dường Phật pháp
Đến 80 ngàn kiếp.
Tài sản luôn dồi dào
Dù sinh ra ở đâu
Cũng siêng năng bố thí
Do cúng dường tam bảo
Thiện nghiệp nhiều vô tận”

Kẻ phàm phu ấu trĩ cũng như kẻ kiêu ngạo điên rồ kia, thấy được sắc tướng bên ngoài, hình dạng, màu sắc, giới phái, dung mạo lại cho rằng đây chính là thân phật. Người như vậy nghe càng nhiều phật pháp thì lại càng kiêu mạn, ham nói lời vô nghĩa. Dần dà chỉ còn biết mình ích kỷ thiển cận, tự mình không nghe chánh pháp, lại càng không thể thuyết pháp. Nếu có ai nói kinh dù chỉ là một bài kệ bốn câu, họ cũng chẳng chuyên chú nghe, chẳng cố gắng hiểu, cho rằng 'ta thừa biết rồi'. Vì sao? vì kiêu mạn, thấy mình học rộng nên quay lại chiêm ngưỡng trí tuệ của chính mình. Những người giao du với kẽ phàm phu ấu trĩ như vậy sẽ không sống thuận theo chánh pháp, sẽ không nghe được lời thuận theo chánh pháp, vì biết nhiều nên ngạo mạn. Lại hay viết thi kệ, kinh điễn. Tự viết lời giới thiệu. Họ mang bất hạnh đến cho người khác và cho chính mình. Họ cũng ăn đồ cúng dường của khách thập phương, ăn rồi không tiêu hóa nổi. Đến lúc gần chết, chịu nổi sợ hãi lớn lao. Người xung quanh mới hỏi 'ông dùng trí tuệ tinh xảo, dẫn dắt rất nhiều người, nay sao lại không thể an định cho chính mình?' Người ấy nối: 'Này các đạo hữu, nay tôi không thể chu toàn cho chính mình." Khi ấy mọi người mới kinh hoàng khóc than đủ cách. Vì hành động của một người mà thân nhân quyến thuộc dù vô tội cũng bị họa lây.
Tương tự như vậy, những người kia khi gần chết cất tiếng khóc than, thấy mình bị trói buộc vào cõi địa ngục, vào thai súc sinh. Tất cả chỉ vì lỡ noi theo người dẫn đường không xứng đáng.
Trích: Kinh Chánh Pháp Sanghata
www.sanghatasutra.net
[MP3]http://nalanda.batnha.org/phap-am-mp3/c-kinh--sutras/105-kinh-chanh-phap-sanghata-sanghata-sutra-mp3
www.sanghatasutra.net
[MP3]http://nalanda.batnha.org/phap-am-mp3/c-kinh--sutras/105-kinh-chanh-phap-sanghata-sanghata-sutra-mp3