- Tham gia
- 19/10/06
- Bài viết
- 1,361
- Điểm tương tác
- 74
- Điểm
- 48
[FONT=times new roman,times]KINH ANH LẠC LƯỢC GIẢNG[/FONT]
[FONT=times new roman,times]Bồ tát là dịch âm chữ Phạn và chữ Pali – Bodhisattvà (S), Bodhisatta (P), dịch nghĩa “Giác hữu tình”, là chúng sinh có sự giác ngộ, giác ngộ hai mặt: Nội tại là giác ngộ tự tâm; Ngoại tại là giác ngộ các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã. Với tâm niệm vị tha, thương người, cứu vật, cho nên bản thân mình đã tự giác ngộ rồi cần phải làm cho người khác giác ngộ cả hai mặt nội tâm và giác ngộ các pháp, chính mình được an lạc cũng làm cho người khác được an lạc, chính mình giải thoát cũng làm cho người khác được giải thoát, đó là tâm niệm Bồ tát, gọi là giác tha “Hữu tình giác”. Như Kinh Phổ Hiền nói: “Nguyện con và tất cả chúng sanh, đồng chứng quả vị Vô thượng giác”. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Như vậy, ai có tâm niệm quảng đại, bao dung, thương người, thương vật, thể hiện trí tuệ đến với mọi người đều là Bồ tát. Do đó, trong một kiếp, một thế giới có nhiều Bồ tát, nhưng trong đó có một Bồ tát thành Phật trước, chứ không phải chỉ trong một kiếp, một thế giới có một Bồ tát. Đơn cử, tiền thân Phật Thích Ca và tiền thân Ngài Di Lặc, đều là Bồ tát, đồng phát tâm tu hành dưới thời Đức Phật Không Vương Như Lai, nhưng Bồ tát Thiện Huệ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, còn Bồ tát Di Lặc thì chưa thành Phật. Do đó, trong một kiếp, một thế giới thì có nhiều Bồ tát, nhưng Phật thì chỉ có một. Như Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ cõi Ta bà thuộc kiếp hiện tại, các Đức Phật khác thì thuộc kiếp quá khứ là chư Phật quá khứ, còn Đức Phật kiếp tương lai là Đức Phật Di Lặc. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tư tưởng Bồ tát đạo xuất hiện tương đối sớm, qua các Kinh A hàm được hình thành bằng văn tự vào thế kỷ thứ I sau Tây lịch. Cụ thể, như Kính Thủ Trưởng giả, Cư sĩ bạch Phật: “Thưa Đức Thế Tôn, làm sao chúng con có thể tu hạnh Bồ tát, thành tựu tâm rộng lớn, vô trụ của Bồ tát. Đức Phật đáp: Hãy giữ gìn 5 giới cho thanh tịnh, tu tập, thực hành các thiện pháp, quy y Tam bảo, y cứ 4 pháp: Phật, Pháp, Tăng và Giới, thực hành sáu pháp quán niệm, tu tập 4 Pháp Nhiếp hóa, bốn Tâm vô lượng, thực hành bố thí, tâm bình đẳng bao dung, độ lượng, không trụ chấp, thì thành tựu hạnh Bồ tát”. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Qua đoạn kinh trên đã cho thấy tư tưởng, ý nghĩa ba loại Giới Bồ tát hình thành đầu tiên: Giới Nhiếp luật nghi, giữ gìn 5 giới; Giới tu tập các pháp lành, quy y Tam bảo, y cứ 4 pháp Phật, Pháp, Tăng và Giới (Gương Chánh pháp); 6 pháp quán, Giới làm lợi ích chúng sanh, tu tập 4 pháp Nhiếp hóa, 4 Tâm vô lượng… Như Khế Kinh nói: Vào biển Tam bảo thì lấy Đức tin làm cơ sở. Vào nhà Phật thì lấy sự giữ Giới làm căn bản (Kinh Anh Lạc). [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Về mặt văn học, tư tưởng, Kinh Anh Lạc được hình thành sau Kinh Hoa Nghiêm và Phạm Võng, do đó, thời gian ấn định là thế kỷ IV sau Tây Lịch. Và từ thế kỷ thứ IV trở về sau thì giới Bồ tát được hình thành và phát triển, hoàn chỉnh dần dần các chi tiết của giới. Rõ ràng, là Kinh Phạm Võng có 10 giới trọng, 48 giới khinh, Kinh Anh Lạc có 10 giới trọng, 84.000 oai nghi là giới khinh của Bồ tát. Du Già giới có 4 giới trọng, 45 giới khinh. Kinh Bồ tát Thiện Giới, muốn thụ giới, đắc giới Bồ tát phải thụ một trong 7 loại giới của 7 Chúng là Tỳ kheo (250 giới), Tỳ kheo Ni (348 giới), Thức xoa Ma na (4 giới căn bản, 6 học pháp, 18 tùy pháp, 292 giới khinh), Sa di, Sa di Ni (10 giới), Bồ tát (10 giới trọng, 48 giới khinh). Kinh Ưu Bà Tắc (6 giới trọng, 28 giới khinh). Đặc biệt, 45 giới khinh của Du Già sắp xếp theo thiện pháp là 6 Pháp Ba la mật và 4 Pháp Nhiếp hóa. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Về nội dung, Kinh Anh lạc có 8 phẩm, do Tam tạng Pháp sư Trúc Phật Niệm dịch vào thế kỷ thứ IV (376 - 378) là Bộ Kinh có đầy đủ, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong khi đó, Kinh Phạm Võng chỉ có một phẩm, chia làm 2 phần, phần trước là nói về Tâm địa, phần sau là nói về Tâm địa giới. Hơn nữa, về nghi thức truyền giới Bồ tát trong quyển Giới đàn Tăng, do Hòa thượng Thiện Hòa soạn, được làm tài liệu giảng dạy cho Khóa Như Lai Sứ Giả năm 1957, là trích từ phần truyền giới của phẩm thứ 7 – phẩm Đại chúng Thọ Học của Kinh nầy. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Qua đó, như đã đề cập, khi nghiên cứu về Kinh Anh Lạc, không những ngoài ý nghĩa thọ trì, hành trì, học hạnh của 42 vị Hiền Thánh, Thập trụ, Thập hạnh, Thận hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác theo Kinh Anh Lạc, mà còn thụ hưởng phần lớn tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm hình thành vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, hoàn chỉnh văn cú tập thành vào thế kỷ IV sau Tây lịch dưới thời Bồ tát Long Thọ. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tóm lại, như Cổ đức nói: “Muôn hạnh trông về Bi Trí Dũng. Những mong sáng tỏ bậc siêu trần”. Phần chi tiết được đề cập trong phần tổng quát của bản Kinh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Biên soạn: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn [/FONT]
[FONT=times new roman,times]LỜI NÓI ĐẦU[/FONT][FONT=times new roman,times]Bồ tát là dịch âm chữ Phạn và chữ Pali – Bodhisattvà (S), Bodhisatta (P), dịch nghĩa “Giác hữu tình”, là chúng sinh có sự giác ngộ, giác ngộ hai mặt: Nội tại là giác ngộ tự tâm; Ngoại tại là giác ngộ các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã. Với tâm niệm vị tha, thương người, cứu vật, cho nên bản thân mình đã tự giác ngộ rồi cần phải làm cho người khác giác ngộ cả hai mặt nội tâm và giác ngộ các pháp, chính mình được an lạc cũng làm cho người khác được an lạc, chính mình giải thoát cũng làm cho người khác được giải thoát, đó là tâm niệm Bồ tát, gọi là giác tha “Hữu tình giác”. Như Kinh Phổ Hiền nói: “Nguyện con và tất cả chúng sanh, đồng chứng quả vị Vô thượng giác”. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Như vậy, ai có tâm niệm quảng đại, bao dung, thương người, thương vật, thể hiện trí tuệ đến với mọi người đều là Bồ tát. Do đó, trong một kiếp, một thế giới có nhiều Bồ tát, nhưng trong đó có một Bồ tát thành Phật trước, chứ không phải chỉ trong một kiếp, một thế giới có một Bồ tát. Đơn cử, tiền thân Phật Thích Ca và tiền thân Ngài Di Lặc, đều là Bồ tát, đồng phát tâm tu hành dưới thời Đức Phật Không Vương Như Lai, nhưng Bồ tát Thiện Huệ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, còn Bồ tát Di Lặc thì chưa thành Phật. Do đó, trong một kiếp, một thế giới thì có nhiều Bồ tát, nhưng Phật thì chỉ có một. Như Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ cõi Ta bà thuộc kiếp hiện tại, các Đức Phật khác thì thuộc kiếp quá khứ là chư Phật quá khứ, còn Đức Phật kiếp tương lai là Đức Phật Di Lặc. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tư tưởng Bồ tát đạo xuất hiện tương đối sớm, qua các Kinh A hàm được hình thành bằng văn tự vào thế kỷ thứ I sau Tây lịch. Cụ thể, như Kính Thủ Trưởng giả, Cư sĩ bạch Phật: “Thưa Đức Thế Tôn, làm sao chúng con có thể tu hạnh Bồ tát, thành tựu tâm rộng lớn, vô trụ của Bồ tát. Đức Phật đáp: Hãy giữ gìn 5 giới cho thanh tịnh, tu tập, thực hành các thiện pháp, quy y Tam bảo, y cứ 4 pháp: Phật, Pháp, Tăng và Giới, thực hành sáu pháp quán niệm, tu tập 4 Pháp Nhiếp hóa, bốn Tâm vô lượng, thực hành bố thí, tâm bình đẳng bao dung, độ lượng, không trụ chấp, thì thành tựu hạnh Bồ tát”. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Qua đoạn kinh trên đã cho thấy tư tưởng, ý nghĩa ba loại Giới Bồ tát hình thành đầu tiên: Giới Nhiếp luật nghi, giữ gìn 5 giới; Giới tu tập các pháp lành, quy y Tam bảo, y cứ 4 pháp Phật, Pháp, Tăng và Giới (Gương Chánh pháp); 6 pháp quán, Giới làm lợi ích chúng sanh, tu tập 4 pháp Nhiếp hóa, 4 Tâm vô lượng… Như Khế Kinh nói: Vào biển Tam bảo thì lấy Đức tin làm cơ sở. Vào nhà Phật thì lấy sự giữ Giới làm căn bản (Kinh Anh Lạc). [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Về mặt văn học, tư tưởng, Kinh Anh Lạc được hình thành sau Kinh Hoa Nghiêm và Phạm Võng, do đó, thời gian ấn định là thế kỷ IV sau Tây Lịch. Và từ thế kỷ thứ IV trở về sau thì giới Bồ tát được hình thành và phát triển, hoàn chỉnh dần dần các chi tiết của giới. Rõ ràng, là Kinh Phạm Võng có 10 giới trọng, 48 giới khinh, Kinh Anh Lạc có 10 giới trọng, 84.000 oai nghi là giới khinh của Bồ tát. Du Già giới có 4 giới trọng, 45 giới khinh. Kinh Bồ tát Thiện Giới, muốn thụ giới, đắc giới Bồ tát phải thụ một trong 7 loại giới của 7 Chúng là Tỳ kheo (250 giới), Tỳ kheo Ni (348 giới), Thức xoa Ma na (4 giới căn bản, 6 học pháp, 18 tùy pháp, 292 giới khinh), Sa di, Sa di Ni (10 giới), Bồ tát (10 giới trọng, 48 giới khinh). Kinh Ưu Bà Tắc (6 giới trọng, 28 giới khinh). Đặc biệt, 45 giới khinh của Du Già sắp xếp theo thiện pháp là 6 Pháp Ba la mật và 4 Pháp Nhiếp hóa. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Về nội dung, Kinh Anh lạc có 8 phẩm, do Tam tạng Pháp sư Trúc Phật Niệm dịch vào thế kỷ thứ IV (376 - 378) là Bộ Kinh có đầy đủ, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong khi đó, Kinh Phạm Võng chỉ có một phẩm, chia làm 2 phần, phần trước là nói về Tâm địa, phần sau là nói về Tâm địa giới. Hơn nữa, về nghi thức truyền giới Bồ tát trong quyển Giới đàn Tăng, do Hòa thượng Thiện Hòa soạn, được làm tài liệu giảng dạy cho Khóa Như Lai Sứ Giả năm 1957, là trích từ phần truyền giới của phẩm thứ 7 – phẩm Đại chúng Thọ Học của Kinh nầy. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Qua đó, như đã đề cập, khi nghiên cứu về Kinh Anh Lạc, không những ngoài ý nghĩa thọ trì, hành trì, học hạnh của 42 vị Hiền Thánh, Thập trụ, Thập hạnh, Thận hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác theo Kinh Anh Lạc, mà còn thụ hưởng phần lớn tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm hình thành vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, hoàn chỉnh văn cú tập thành vào thế kỷ IV sau Tây lịch dưới thời Bồ tát Long Thọ. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tóm lại, như Cổ đức nói: “Muôn hạnh trông về Bi Trí Dũng. Những mong sáng tỏ bậc siêu trần”. Phần chi tiết được đề cập trong phần tổng quát của bản Kinh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2009 [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tỳ kheo Thích Thiện Nhơn kính ghi
[/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tỳ kheo Thích Thiện Nhơn kính ghi
[/FONT]