- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
“Có vô lượng cõi thế giới như vậy, hào quang sáng suốt
mầu nhiệm của Phật đều chiếu khắp, khiến cho hiển hiện rõ ràng.
“Bấy giờ, đại chúng thảy đều được thấy rõ vô số cõi
thế giới thanh tịnh của chư Phật với đủ mọi sự trang-nghiêm.
Khi ấy, Phạm-chí Bảo Hải bảo vua Chuyển luân rằng :
‘Đại vương ! Nay ngài đã được nhìn thấy những thế giới
của chư Phật với đủ mọi sự trang nghiêm. Vậy ngài nên
phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, tùy ý mà cầu
được một cõi Phật trong số đĩ.’
“Thiện nam tử ! Bấy giờ vua Chuyển luân chắp tay hướng
về đức Phật bạch rằng: ‘Thế Tôn ! Các vị Bồ Tát do nơi
nghiệp gì mà được cõi thế giới thanh tịnh ? Do nơi nghiệp
gì phải ở nơi cõi thế giới bất tịnh ? Do nơi nghiệp gì được
thọ mạng vô lượng ? Do nơi nghiệp gì mà thọ mạng ngắn-ngủi ?’
“Phật bảo Thánh vương: ‘Đại vương nên biết rằng, các
vị Bồ Tát đều do nơi sự phát nguyện mà nhận lấy cõi
thế giới thanh tịnh lìa khỏi mọi sự xấu ác với năm sự uế
trược, lại cũng do nơi sự phát nguyện mà nhận lấy cõi thế
giới xấu ác với năm sự uế trược.’
“Bấy giờ, Thánh vương bạch Phật rằng: ‘Thế Tôn ! Nay
con sẽ trở lại trong thành, tìm nơi yên tĩnh để chuyên
tâm tư duy, rồi sau đó mới phát thệ nguyện. Con sẽ theo
như tướng mạo đã được nhìn thấy của các cõi Phật không
có năm sự uế trược mà phát nguyện cầu được cõi thế giới
thanh tịnh trang nghiêm.’
“Phật bảo Thánh vương: ‘Đại vương! Nay đúng là lúc thích hợp.’
“Thiện nam tử ! Khi ấy vua Chuyển luân liền cúi đầu lễ
Phật và chư tỳ-kheo tăng, đi quanh ba vòng cung kính rồi
lui về. Vua vừa về đến trong thành liền chọn ngay một
nơi yên tĩnh trong cung điện, ngồi ngay ngắn nhất tâm tư
duy, tu tập đủ mọi sự trang nghiêm cho cõi Phật mà vua
phát nguyện sẽ được.
“Thiện nam tử ! Bấy giờ Phạm-chí Bảo Hải tiếp đó lại
nói với thái tử Bất Huyễn:
‘Thiện nam tử ! Nay ông cũng nên phát tâm
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Như chỗ
đã thực hành tu tập Ba điều phúc của ông, bố thí, điều
phục và khéo thâu nhiếp các nghiệp thân, miệng, cùng
với những nghiệp lành do tu hành thanh tịnh, hết thảy
đều nên hồi hướng về quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’