Vâng chuyện Thằng gù ... có thể không thật nhưng tác giả của chuyện không đề tên là Đức Phật, không bắt đầu bằng câu Như thị ngã văn
h_smile:
Tính xác thực của kinh này (Vu Lan) còn đặt ra nhiều nghi vấn về tính ngụy tạo kinh (nhiều kinh khác) của Phật Giáo Trung Quốc truyền qua Việt Nam cho chúng ta tu học. Nếu tu sai đường thì không những phí bao năm tháng cuộc đời mà còn huân thêm bao tà kiến chấp. Không phải đường lối tu hành nào cũng tốt, cũng đi đến giải thoát.
Mặc dù không phủ nhận giá trị tốt đẹp của chứ Hiếu, chữ Hiếu đó mang hơi hướng đạo Khổng, nhưng theo tôi hiểu thì sự giải thoát của Đức Phật khác hơn nhiều.
Không hiểu tác dụng của những ngày Vu Lan đến đâu chứ tôi thấy càng tổ chức càng to thì mê tín càng nhiều. Rất nhiều các hoạt động xã hội mà tôi thấy bị ảnh hưởng bởi những ngày này vì người ta kiêng tháng cô hồn. Rồi thì cúng kiếng, đốt vàng mã đủ kiểu. Nước ngoài (một số nước văn minh) người ta đâu có cúng kiếng, cầu siêu, cầu an nhiều như ta mà nước họ vẫn có một nền vật chất và văn hóa lành mạnh.
Tôi nghĩ mỗi chúng ta, hành động của mỗi chúng ta góp phần làm tăng thêm hay giảm đi những mê tín như vậy.
Cám ơn các bạn đã trả lời.
Thân mến.
Chào bạn,
Nếu bàn về vấn đề bạn nêu thì nó lại là vấn đề rất khác ...
Sự đa dạng về văn hóa là một trong những điều thú vị của cuộc sống.Mỗi vùng,mỗi miền,mỗi quốc gia,mỗi dân tộc đều có một truyền thống lịch sử của mình.Và trong quá trình phát triển sẽ có sự đào thải.Có những thứ hôm nay là đúng,ngày mai đã sai,có những thứ tưởng như là không hợp lý nhưng vẫn tồn tại ... Cuộc sống là vậy.
Cho nên,không thể nói các nước "văn minh tiên tiến" là chuẩn mực của cuộc sống và chữ "HIẾU" của Đạo Khổng là không còn phù hợp nữa.Như Bhutan,một quốc gia nhỏ bé ở Nam Á nhưng lại được cả Thế giới công nhận là quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất,dù rằng họ vẫn còn nhiều khó khăn như nghèo khó và mù chữ,thiếu thốn các phương tiện hiện đại như internet,TV ... Bhutan đã phát triển với ý tưởng sự thịnh vượng của đất nước dựa vào mức độ hạnh phúc của người dân chứ không phải dựa vào các chỉ số kinh tế hay khoa học.Họ sống gần thiên nhiên,bảo vệ môi trường và cách xa các phương tiện hiện đại...
Vậy họ có là một nước "văn minh tiên tiến" không?
Vấn đề này là một vấn đề rất rộng và khó bàn bởi xã hội loài người chúng ta có thể phát triển theo một hướng khác nếu các nước "văn minh,tiên tiến" mà bạn nói không đem sự áp đặt của họ lên các nước yếu hơn.Họ áp đặt không chỉ về kinh tế,chính trị mà còn áp đặt cả văn hóa nữa...THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG là cái họ rao giảng nhưng chẳng qua chỉ là vì chữ LỢI ÍCH ... Lợi nhuận kinh doanh,thâu tóm tài nguyên thiên nhiên,khai thác nhân công rẻ mạt v.v... đó chính là việc mà các nước mạnh đang ra sức tăng ảnh hưởng lên phạm vi toàn cầu.Mà khi xã hội phát triển mà dựa trên sự cổ xúy của LỢI NHUẬN thì cái gọi là "mặt trái của sự phát triển" chính là sự thoái hóa về các quan niệm Đạo Đức,sự xuống cấp về ý thức và nhận thức đối với các vấn đề Tâm Linh ... Con người trở nên thực dụng hơn,ích kỷ hơn,thực dụng hơn.Đời sống của họ xoay quanh việc kiếm tiền,kiếm tiền bằng mọi giá để đáp ứng nhu cầu bất tận của mình.Trong khi đó thì con người càng ngày càng quên nhìn lại bản thân,nhìn vào chính cái TÂM của minh để điều chỉnh,để sống hài hòa với Thiên Nhiên ...
Chính vì thế mà xã hội loài người càng phát triển thì Thiên nhiên lại càng bị tàn phá,các loài động thực vật thay nhau biến mất,các công trình kiến trúc cổ xưa bị đập phá ... Tương lai nhân loại rồi đi về đâu ?