Kinh Pháp Bảo Đàn tuy do Tổ Huệ Năng giảng. Nhưng vì Tổ Huệ Năng là vị Tổ cuối cùng trong 33 vị Tổ được truyền thừa y bát. Cho nên, Tổ Huệ Năng là vị Tổ được công nhận - hiểu rành về Phật Pháp. Vì vậy, chúng ta có thể đặt trọn niềm tin vào lời Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn - là chánh pháp.
Còn muốn hiểu chánh pháp của Như Lai - Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn nói về điều gì thì chúng ta hãy nghe lời đức Phật Thích Ca nói với ngài Ma Ha Ca Diếp - vị Tổ đầu tiên được nhận giữ y bát của Như Lai. Và lời của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nói với Lục Tổ Huệ Năng khi truyền giao y bát của Như Lai. Vì khi giao phó y bát cho ngài Ma Ha Ca Diếp - đức Phật Thích Ca nói :
Cho nên, chánh pháp mà các vị Tổ được truyền thừa y bát có trách nhiệm gìn giữ là “Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm” - pháp môn mầu nhiệm của Như Lai. Pháp môn này, ngoài giáo lý - truyền riêng ; không có lập văn tự.─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan.
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?10021-SỬ-33-VỊ-TỔ-THIỀN-TÔNG
Nghĩa là, mặc dầu “Chánh Pháp Nhãn Tạng” là pháp môn mầu nhiệm của Như Lai - nhưng chúng ta lại không thể tìm biết về pháp môn này - trong các kinh điển. Và mặc dầu chúng ta không biết ngoài Tổ Ma Ha Ca Diếp - còn có những ai sẽ được truyền riêng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” của Như Lai. Nhưng chúng ta có thể quyết chắc - các vị Tổ được truyền thừa y bát là những vị được truyền riêng "Chánh Pháp Nhãn Tạng" của Như Lai. Vì vậy, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng đều hiểu rõ về pháp môn mầu nhiệm của Như Lai => Chánh Pháp Nhãn Tạng.
Và khi truyền giao y bát cho Tổ Huệ Năng - Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nói :
Cho nên, Tổ Huệ Năng là vị Tổ được giao phó nhiệm vụ - thuyết pháp, khai mở - “Chánh Pháp Nhãn Tạng” pháp môn mầu nhiệm của Như Lai. Nghĩa là Chánh Pháp Nhãn Tạng của Như Lai chỉ được truyền trao riêng cho đến đời Tổ Huệ Năng - thì được đem ra giảng nói.Từ đây sắp sau, Phật Pháp sẽ do ông truyền bá thạnh hành. Ông đi rồi, ba năm ta sẽ qua đời. Nay ông hãy đi, gắng sức đi qua hướng Nam , nhưng chẳng nên vội thuyết pháp, vì Phật Pháp khó mở.
www.thuvienhoasen.org
Do đó, qua lời Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn. Chúng ta sẽ được nghe giảng về pháp môn mầu nhiệm của Như Lai => Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm - mà khi còn tại thế đức Phật Thích Ca chưa thuyết giảng.
Vì nếu có thuyết giảng thì là có dùng văn tự để lưu lại trong các kinh điển. Nghĩa là có lập văn tự. Và khi đã được khai mở rồi - thì mọi người ai cũng đều được nghe biết ; nên không còn gọi là truyền riêng nữa.
Tóm lại, nếu chúng ta căn cứ theo lời đức Phật Thích Ca nói với Tổ Ma Ha Ca Diếp. Và Tổ Hoằng Nhẫn nói với Tổ Huệ Năng - khi truyền giao y bát. Thì tuy khi còn tại thế đức Phật Thích Ca không có giảng nói về pháp môn mầu nhiệm của Như Lai => Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm.
Nhưng khi đến đời Tổ Huệ Năng thì pháp môn mầu nhiệm này của Như Lai được đem ra giảng nói - và lưu lại trong kinh Pháp Bảo Đàn.
Và vì Tổ Huệ Năng đã khai mở xong Chánh Pháp Nhãn Tạng - pháp môn mầu nhiệm của Như Lai. Cho nên, nhiệm vụ đã hoàn tất. Vì đã hoàn tất nên Tổ Hoằng Nhẫn mới căn dặn Tổ Huệ Năng : “tới đời ông đừng truyền nữa. Nếu truyền cái áo ấy thì tánh mạng rất nguỵ Hãy đi cho chóng, kẽo e có kẻ hại ngươi”.
Nghĩa là, Tổ Hoằng Nhẫn tuy biết việc truyền y bát sẽ rất nguy hại tánh mạng của Lục Tổ Huệ Năng. Nhưng Ngài - chỉ bảo Tổ Huệ Năng đừng trao truyền y bát nữa. Còn Ngài thì vẫn trao truyền y bát cho Tổ Huệ Năng.
Điều này, đã gián tiếp cho chúng ta biết - việc truyền trao y bát hay không truyền trao ; không phải theo ý riêng của các vị Tổ.
Vì nếu có thể không truyền trao y bát theo ý của mình - thì khi Tổ Hoằng Nhẫn lo sợ việc truyền trao y bát có thể làm cho tánh mạng của Tổ Huệ Năng bị nguy hại - thì Tổ Hoằng Nhẫn đã chấm dứt việc truyền trao y bát ngay lúc bấy giờ. Nghĩa là không truyền trao y bát cho Tổ Huệ Năng ; chứ không phải vẫn truyền giao với lời căn dặn : “đừng truyền y bát nữa”.