- Tham gia
- 27/10/06
- Bài viết
- 1,775
- Điểm tương tác
- 90
- Điểm
- 48
Lược khảo về Tuyên ngôn Đản sanh qua kinh tạng Nikaya
Thích Chúc Phú
Thích Chúc Phú
- Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách mạng hiểu theo phong cách của chữ nghĩa hôm nay. Và do vậy, chữ tuyên ngôn theo định nghĩa của các bộ từ điển ngày nay<SUP>(1)</SUP> chưa thể biểu đạt trọn vẹn những điều mà Đức Phật đã trình bày, vì chúng sẽ dừng lại trong giới hạn của ngôn ngữ chuyển tải.
Trong sự biện biệt của ngôn ngữ, tuyên ngôn được hiểu ở đây là sự lập ngôn, là sự quảng bố, khẳng định hoặc được khẳng định một giá trị đích thực nào đó. Tuyên ngôn được xem là đầu tiên trong cuộc đời Đức Phật, là lời nói trong lúc đản sanh của Ngài
Cơ sở kinh điển
Điều dễ dàng nhận thấy, có rất nhiều kinh điển đề cập đến sự kiện này, trải đều trên cả hai hệ thống kinh điển Nikaya và kinh điển Phật giáo Bắc truyền. Điều đó cho thấy rằng, đây là một vấn đề rất mực quan trọng. Trong khuôn khổ một lược khảo bước đầu, chúng tôi tạm khảo sát ở hệ thống Nikaya.1- Kinh Tiểu Bộ
(Khuddaka Nikàya)
a) Kinh Tập (Sutta Nipata),Chương 3, Đại Phẩm, Kinh Nalaka, câu kệ 683-684<SUP>(2)</SUP>:
Câu chuyện nói về ẩn sĩ Asita (A Tư Ðà) đoán tướng cho Thái tử. Asita thấy chư Thiên vui mừng liền hỏi duyên cớ. Chư thiên đáp:
"Tại xứ Lâm Tì Ni
Trong làng các Thích Ca,
Có sanh vị Bồ tát
Báu tối thắng, vô tỷ.
Ngài sanh, đem an lạc
Hạnh phúc cho loài người,
Do vậy chúng tôi mừng
Tâm vô cùng hoan hỷ.
Ngài, chúng sanh tối thượng
Ngài, loài người tối thắng,
Bậc Ngưu Vương loài người
Thượng Thủ mọi sanh loại.
Ngài sẽ chuyển Pháp luân,
Trong khu rừng ẩn sĩ,
Rống tiếng rống sư tử,
Hùng mạnh, nhiếp loài thú".
Và câu kệ tiếp theo nói về một vị ẩn sĩ bện tóc, tên Kà-ha-xi-ri:
690. Sau khi ẵm bồng lên
Con trai dòng họ Thích,
Bậc cầu đạo tìm hiểu,
Vượt khổ, nhờ tướng, chú,
Tâm tư được hoan hỷ,
Thốt lên lời như sau:
Vị này bậc Vô thượng,
"Tối thượng loài hai chân".
b) Kinh Bổn Sanh (Jataka), Phần Nidana Katha (Duyên khởi luận):
Khi Bồ tát rời khỏi tay mọi người, ngài đứng thẳng trên mặt đất, nhìn về hướng Đông trước mặt ngài có muôn ngàn thế giới trải rộng. Các thần linh và loài người dâng cúng ngài hương liệu, tràng hoa… và nói:
- Thưa đại nhân, ở đây không có ai bằng ngài và chắc chắn không có ai hơn ngài cả!
Khi ngài đã nhìn bao quát bốn phương chính đông tây nam bắc và bốn phương giữa cùng trên trời dưới đất, ngài không thấy ai bằng ngài cả, và ngài tuyên bố:
- Đây là phương Bắc.
Rồi ngài đi bảy bước, được vị đại phạm thiên thần theo hầu cầm lọng trắng che đầu ngài, thần Suyama cầm quạt hầu và nhiều vị thần khác mang các biểu tượng hoàng gia. Đến bước thứ bảy, ngài dừng lại, cất tiếng rống như sư tử, một tiếng rống cao quý bắt đầu bằng:
- Ta là đấng tối tôn trên toàn thế giới<SUP> (3)</SUP>.
a) Kinh Tập (Sutta Nipata),Chương 3, Đại Phẩm, Kinh Nalaka, câu kệ 683-684<SUP>(2)</SUP>:
Câu chuyện nói về ẩn sĩ Asita (A Tư Ðà) đoán tướng cho Thái tử. Asita thấy chư Thiên vui mừng liền hỏi duyên cớ. Chư thiên đáp:
"Tại xứ Lâm Tì Ni
Trong làng các Thích Ca,
Có sanh vị Bồ tát
Báu tối thắng, vô tỷ.
Ngài sanh, đem an lạc
Hạnh phúc cho loài người,
Do vậy chúng tôi mừng
Tâm vô cùng hoan hỷ.
Ngài, chúng sanh tối thượng
Ngài, loài người tối thắng,
Bậc Ngưu Vương loài người
Thượng Thủ mọi sanh loại.
Ngài sẽ chuyển Pháp luân,
Trong khu rừng ẩn sĩ,
Rống tiếng rống sư tử,
Hùng mạnh, nhiếp loài thú".
Và câu kệ tiếp theo nói về một vị ẩn sĩ bện tóc, tên Kà-ha-xi-ri:
690. Sau khi ẵm bồng lên
Con trai dòng họ Thích,
Bậc cầu đạo tìm hiểu,
Vượt khổ, nhờ tướng, chú,
Tâm tư được hoan hỷ,
Thốt lên lời như sau:
Vị này bậc Vô thượng,
"Tối thượng loài hai chân".
b) Kinh Bổn Sanh (Jataka), Phần Nidana Katha (Duyên khởi luận):
Khi Bồ tát rời khỏi tay mọi người, ngài đứng thẳng trên mặt đất, nhìn về hướng Đông trước mặt ngài có muôn ngàn thế giới trải rộng. Các thần linh và loài người dâng cúng ngài hương liệu, tràng hoa… và nói:
- Thưa đại nhân, ở đây không có ai bằng ngài và chắc chắn không có ai hơn ngài cả!
Khi ngài đã nhìn bao quát bốn phương chính đông tây nam bắc và bốn phương giữa cùng trên trời dưới đất, ngài không thấy ai bằng ngài cả, và ngài tuyên bố:
- Đây là phương Bắc.
Rồi ngài đi bảy bước, được vị đại phạm thiên thần theo hầu cầm lọng trắng che đầu ngài, thần Suyama cầm quạt hầu và nhiều vị thần khác mang các biểu tượng hoàng gia. Đến bước thứ bảy, ngài dừng lại, cất tiếng rống như sư tử, một tiếng rống cao quý bắt đầu bằng:
- Ta là đấng tối tôn trên toàn thế giới<SUP> (3)</SUP>.
2- Trường Bộ Kinh
(Digha Nikaya)
14. Kinh Ðại Bổn, (Mahàpadàna sutta)<SUP>(4)</SUP>:
Đây là bài kinh Đức Phật thuyết giảng tại nước Sàvatthi (Xá Vệ) rừng Jeta (Kỳ Đà), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc), trong am thất cây Kareri (Hoa Lâm), Ngài thuyết về tiền thân sáu vị Phật quá khứ và bản thân của Ngài. Đản sanh như vậy, thành đạo như vậy thuyết giảng như vậy và giải thoát như vậy. Đoạn sau đây miêu tả sự kiện đản sanh của Đức Phật quá khứ Tỳ Bà Thi (Vipassì).
26. Này các Tỷ kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ tát từ bụng mẹ sanh ra, vị Bồ tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ. Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân". Pháp nhĩ là như vậy.
14. Kinh Ðại Bổn, (Mahàpadàna sutta)<SUP>(4)</SUP>:
Đây là bài kinh Đức Phật thuyết giảng tại nước Sàvatthi (Xá Vệ) rừng Jeta (Kỳ Đà), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc), trong am thất cây Kareri (Hoa Lâm), Ngài thuyết về tiền thân sáu vị Phật quá khứ và bản thân của Ngài. Đản sanh như vậy, thành đạo như vậy thuyết giảng như vậy và giải thoát như vậy. Đoạn sau đây miêu tả sự kiện đản sanh của Đức Phật quá khứ Tỳ Bà Thi (Vipassì).
26. Này các Tỷ kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ tát từ bụng mẹ sanh ra, vị Bồ tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ. Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân". Pháp nhĩ là như vậy.
***
29. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Vị Bồ-tát khi sanh ra, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lớn tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Pháp nhĩ là như vậy.3- Trung Bộ Kinh
(Majjhima Nikaya)
23. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp, (Acchariya-abbhùtadhamma sutta)<SUP>(5)</SUP>:
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Bồ tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
23. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp, (Acchariya-abbhùtadhamma sutta)<SUP>(5)</SUP>:
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Bồ tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
***
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Bồ-tát khi sanh ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Sửa bởi Amin: