- Tham gia
- 22/4/20
- Bài viết
- 8
- Điểm tương tác
- 3
- Điểm
- 3
MẠN ĐÀM VỀ AI
Người ta chỉ có thể lập trình lên cơ thể con người để biến họ thành “robot” chứ không thể, ngược lại, lập trình để robot thành người hay một loài hữu tình nào đó. Robot là máy móc tự vận hành (“sống”), dù có thể mạnh kinh khủng và “thông minh” khác thường, vẫn không thể trở thành loài hữu tình thực sự. Người ta chỉ có thể tự mô phỏng sinh ra AI, cái tựa như ý thức (thức thứ 6 (mana-vijnana) trong 8 thức của con người, được sinh ra dựa vào thức mạtna (manas) thứ 7 (khi ý duyên với pháp), có sự nhận biết 5 trần cảnh: sắc (duyên với mắt sinh ra nhãn thức), thanh (duyên với tai sinh ra nhĩ thức), hương (duyên với mũi sinh ra tỉ thức), vị (duyên với lưỡi sinh ra thiệt thức), xúc (duyên với thân sinh ra thân thức)), nhưng không thể làm cho nó có thức mạtna. Thức mạtna là thức ô nhiễm (khả năng suy nghĩ, tính lý luận (tư lương)) của con người. Thức này vốn không có định thể, do nương vào tự chứng phần của thức thứ 8 alạida (alaya, bản thức, ...) mà phát sinh, chấp kiến phần của thức thứ 8 làm ngã. Manas là căn bản của tư tưởng chấp ngã, tương ưng với các phiền não ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái; ưu việt hơn hẳn các thức trước nó và nó kiểm soát 5 giác quan còn lại.
Sẽ không bao giờ xảy ra vụ ‘robot giành quyền thống trị Trái Đất’, mà chỉ có thể là con người (luôn là yếu tố quyết định) dùng robot với sức mạnh hủy diệt để chống đối và loại trừ nhau. Robot dù trình độ cao đến mấy cũng không thể có dòng sinh thức tương tục vi diệu từ vô thỉ đến nay, do sinh khởi tự nhiên. Dòng sinh thức (không thể được tạo ra từ một cái gì khác nó) mà chỉ có loài hữu tình như con người mới có và nó mới là nhân tố để nhân gian tồn tại.
Robot = Ảnh hưởng của con người + Tác động của máy móc
Từ công thức trên cũng có thể suy ra, robot thành người thì không thể; người thành robot thì cũng có thể, mạnh hơn, đa năng hơn, ... nhưng không giác ngộ hơn.
Người ta chỉ có thể lập trình lên cơ thể con người để biến họ thành “robot” chứ không thể, ngược lại, lập trình để robot thành người hay một loài hữu tình nào đó. Robot là máy móc tự vận hành (“sống”), dù có thể mạnh kinh khủng và “thông minh” khác thường, vẫn không thể trở thành loài hữu tình thực sự. Người ta chỉ có thể tự mô phỏng sinh ra AI, cái tựa như ý thức (thức thứ 6 (mana-vijnana) trong 8 thức của con người, được sinh ra dựa vào thức mạtna (manas) thứ 7 (khi ý duyên với pháp), có sự nhận biết 5 trần cảnh: sắc (duyên với mắt sinh ra nhãn thức), thanh (duyên với tai sinh ra nhĩ thức), hương (duyên với mũi sinh ra tỉ thức), vị (duyên với lưỡi sinh ra thiệt thức), xúc (duyên với thân sinh ra thân thức)), nhưng không thể làm cho nó có thức mạtna. Thức mạtna là thức ô nhiễm (khả năng suy nghĩ, tính lý luận (tư lương)) của con người. Thức này vốn không có định thể, do nương vào tự chứng phần của thức thứ 8 alạida (alaya, bản thức, ...) mà phát sinh, chấp kiến phần của thức thứ 8 làm ngã. Manas là căn bản của tư tưởng chấp ngã, tương ưng với các phiền não ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái; ưu việt hơn hẳn các thức trước nó và nó kiểm soát 5 giác quan còn lại.
Sẽ không bao giờ xảy ra vụ ‘robot giành quyền thống trị Trái Đất’, mà chỉ có thể là con người (luôn là yếu tố quyết định) dùng robot với sức mạnh hủy diệt để chống đối và loại trừ nhau. Robot dù trình độ cao đến mấy cũng không thể có dòng sinh thức tương tục vi diệu từ vô thỉ đến nay, do sinh khởi tự nhiên. Dòng sinh thức (không thể được tạo ra từ một cái gì khác nó) mà chỉ có loài hữu tình như con người mới có và nó mới là nhân tố để nhân gian tồn tại.
Robot = Ảnh hưởng của con người + Tác động của máy móc
Từ công thức trên cũng có thể suy ra, robot thành người thì không thể; người thành robot thì cũng có thể, mạnh hơn, đa năng hơn, ... nhưng không giác ngộ hơn.