- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,976
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
1. LỜI NÓI ĐẦU
Mọi học thuyết triết học, mọi bậc tu hành trí giả,.... đều chỉ muốn trả lời được câu hỏi trên.
Tại thế gian này, đã có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó.
Mọi Phật đều cũng trả lời như thế, cùng một câu trả lười với Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tuy nhiên đối với chúng ta, những người, mới bắt đầu, đã và đang nghiên cứu tìm hiểu Phật pháp để trả lời thì sẽ có những hạn chế. Vì thế hãy luôn nương tựa nới Phật Pháp, luôn luôn mong cầu thân cận Chư Phật cho tới khi giác ngộ thì thôi, chớ nên tự mãn với những đã học được.
Tuy rằng chúng ta đều có Phật Tánh nhưng cần phải có sự trợ duyên của chư Phật hiện tiền thì mới có thể đầy đủ chủng trí Phật, đầy đủ rồi mới tự mình thành Phật.
2. QUÁN TRIỆT sâu sắc TINH THẦN "VÔ NGÃ", THẤM NHUẦN Bát Nhã Ba La Mật.
Quán triệt thật rõ: vạn pháp (hữu vi, vô vi) đều vô ngã, nghĩa là không có tự thể, không có tự ngã, không phải mình.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều vô ngã: ai ai cũng có thể có, không của riêng ai nên gọi là vô ngã.
Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật đều vô ngã chẳng khác với sự vô ngã của sắc, thọ, tưởng, hành, thức: bất kì ai cũng đều có thể là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật, không của riêng ai nên cũng là vô ngã.
GIÁC –biết hết, BẤT GIÁC-không biết đều vô ngã: ai ai cũng có thể mê lầm, bất kì ai cũng có thể giác ngộ; không của riêng ai nên gọi là vô ngã.
Tất cả các hiện tượng đều vô ngã, không có tự thể, vốn dĩ là trống không vắng lặng không một bóng dáng. Sự trống không, vắng lặng cũng không luôn.
Chúng ta sẽ tìm thấy các điều này nơi Kinh hệ Nam Truyền (phá vở chấp ngã trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức) và hơn một bậc là các Kinh thuộc Hệ Bát Nhã (phá vỡ chấp ngã trong trạng thái sanh tử và Niết Bàn).
Quán triệt sâu sắc như thế để không bị nhận lầm về NGÃ (Mình). Bởi nếu không thấm nhuần thì sẽ nhận lầm. Có hai trường hợp về nhận lầm:
2. NGÃ VÀ PHẬT TÁNH: Vạn pháp vô ngã, vậy NGÃ ở đâu?
Xin nhắc lại, để trả lời “Mình là gì” thì phải quán triệt thật sâu sắc vô ngã. Vướng vào sai lầm thì nhọc công vô ích! Đây là vấn đề trọng yếu, mỗi cá nhân phải nhận rõ để trở về với bản tánh thật của mình. Rõ vấn đề này thì các vấn đề khác không có gì khó khăn.
NGÃ (chân thật)= MÌNH (THẬT)
Thí dụ về Đức Thích Ca Mâu Ni trong thời pháp thế gian này. Đâu là chỗ chân thật, đích thị là Phật ấy? Chỗ chân thật của Ngài ấy không phải là thái tử tất đạt đa, không phải ông Phật xuất gia, ngồi dưới gốc Bồ Đề Thành Đạo, giảng pháp. Lại cũng chẳng phải chỗ giác ngộ, hay chỗ chưa giác ngộ. Lại cũng chẳng phải lúc làm chúng sanh hay lúc nhập Niết Bàn tịch diệt,....tất cả đều chẳng phải. Vì tất cả các hiện tượng đó đều Vô Ngã, bất kì ai đều có thể trãi qua, không của riêng ai.
Đức Thích Ca Mâu Ni khi vừa giác ngộ, tất cả những việc đã trãi qua owe các tiền kiếp hiển bày trong tâm Ngài, từ vô thi cho đến lúc giác ngộ. Chỗ chân thật của Ngài ấy vốn không hề biến hoại hay sức mẻ, do không biết về chỗ chân thật đó, nhận lầm ngoại vật làm mình mà trôi nổi sanh tử vô lượng kiếp.
Chỗ NGÃ chân thật ấy, vốn không có vô minh hay giác ngộ, vô tướng. Chỉ do tiếp duyên mà xuất sanh hiện tượng Vô Minh và Giác ngộ. NGÃ ấy từ vô thỉ đã như thế, khi duyên pháp sanh tử vẫn như thế, khi giác ngộ cũng như thế, không hề đổi khác.
Mỗi NGÃ đều bất hoại (vô tướng) mà vẫn tiếp duyên xuất sanh tất cả pháp. Với tất cả pháp, NGÃ đối tiếp công bằng không hai, không khác, tính chất này gọi là PHẬT TÁNH: TẤT CẢ PHÁP VỐN KHÔNG KHÁC, CHỈ DO NGÃ TIẾP DUYÊN BIẾN HIỆN RA TẤT CẢ. Sau này, khi giác ngộ thì PHẬT TÁNH sẽ hiện tiền nơi mỗi niệm không sai khác mà được gọi là Phật, là Như Lai: tiếp duyên biết rõ mà không sanh một niệm riêng nơi duyên pháp.
3. VŨ TRỤ VẠN VẬT: HÀNH TRÌNH TỪ VÔ MINH ĐẾN GIÁC NGỘ
Trước hết xin nhắc lại, phải quán triệt sâu sắc Vô Ngã: Vũ trụ vạn vật đều vô ngã. Rồi hãy suy ngẫm vấn đề này.
Vũ trụ vạn vật chính là do các NGÃ duyên nhau mà phát sanh ra.
Mỗi Ngã đều là cái thật có nhưng vũ trụ vạn vật thì lại vô ngã.
Các Ngã tiếp duyên có hai trạng thái là Vô Minh (không biết rõ NGÃ): hiện tượng chúng sanh hữu tình, vô tình,….và Minh (giác ngộ, rõ NGÃ): hiện tượng Phật.
Vô minh và Minh không có tự thể nên trong vũ trụ vạn vật có cả hai hiện tượng này đồng thời tồn tại. Luôn luôn có các NGÃ tiếp duyên ở trạng thái vô minh và các NGÃ tiếp duyên ở trạng thái Minh.
Mỗi NGÃ đều trãi qua các trạng thái từ Vô Minh đến Minh. Vô minh xảy ra trước, Minh xảy ra sau.
NGÃ tiếp duyên ban đầu, hoàn toàn không có thức tánh, vô tri vô giác nhưng không có bất kì định tánh cố định nào, không nằm trong phạm vi của thức tánh. Đây gọi là trạng thái Vô Thỉ Vô Minh.
NGÃ ở trang thái vô thỉ vô minh, tiếp duyên “ngẫu nhiên”, dần dần thu thập các hành tác ngoại lai, có tính định hình theo quy luật nào đó, đó là trạng thái của đất, nước, lửa, gió, cỏ cây,…. bắt đầu nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh.
NGÃ ở trạng thái vô tình, tiếp duyên, đặc biệt duyên nơi pháp hữu tình (có thức tánh), dần dần huân tập, đủ nhân duyên, đột nhiên “một niệm bất giác vọng động phát sanh ra vọng thức” từ đó lưu chuyển trong 12 loài chúng sanh hữu tình.
NGÃ ở trạng thái hữu tình, tiếp duyên, đặc biệt duyên nơi các pháp giải thoát, dần dần huân tập, đột nhiên khai ngộ được các loại trí tuệ giải thoát, hoặc Thanh Văn, hoặc Duyên giác, Bồ Tát, Phật. Các loại trí tuệ giải thoát này, không nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh, chỉ nương nhờ thức tánh để hiển lộ.
NGÃ ở trạng thái Thanh Văn. Duyên giác, đoạn tuyệt với các chủng thức tánh, chẳng còn luân hồi sanh tử. Nhưng vẫn chưa phải trạng thái cuối cùng, họ sẽ tiếp tục chuyển biến, thay vì đoạn tuyệt với các chủng tánh thức, họ sẽ chuyển sang tự tại sử dụng các chủng tánh thức, tuy nhiên để có năng lực này phải thân cẩn Phật, Bồ Tát, đền đáp tha nhân mà phát khởi tâm Bồ Đề rộng lớn, hành Bồ Tát Đạo.
NGÃ ở trạng thái Bồ Tát Đạo, là tâm hướng Phật Qủa, lợi mình lợi người, bất nhị đạo pháp. Tùy theo mức độ thâm nhập có Thánh và Phàm. Tương ưng vô ngã mà vẫn giữ Bồ TÁT ĐẠO thì đó là Bồ Tát Thánh (Vô Sanh Pháp Nhẫn trở lên). Tiếp tục tiếp duyên, thân cận Phật, nương nhờ pháp Phật mà thực hành độ sanh (chuyển hóa hết tất cả chủng tánh trong nội tâm thành một tánh duy nhất), đến khi lưỡng cực, huyễn lưỡng cực trong nội tâm chấm dứt thì thành tựu Phật Qủa, Bồ tát đang chờ giáng sanh thành Phật gọi là Nhất Sanh Xứ Bồ Tát. Trước khi đến địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ thì Bồ Tát ấy vẫn phải nương nhờ chư Phật Thế Tôn để thực hành giáo hóa độ sanh.
NGÃ ở trạng thái giác ngộ (PHẬT) thì nội tâm đã thực sự viên mãn, sự nhị nguyên và lưỡng cực biến hóa trong nội tâm đã chấm dứt, hoàn toàn đồng nhất với Phật Tánh vốn có nơi mình. Niệm niệm hoàn toàn không có dị biệt hay bóng dáng của dị biệt, toàn pháp giới chỉ một tánh vốn có của mình, đồng đẳng với tánh vốn có của chư Phật Ba Đời, hoàn toàn giải thoát an vui vĩnh viễn.
Mọi học thuyết triết học, mọi bậc tu hành trí giả,.... đều chỉ muốn trả lời được câu hỏi trên.
Tại thế gian này, đã có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó.
Mọi Phật đều cũng trả lời như thế, cùng một câu trả lười với Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tuy nhiên đối với chúng ta, những người, mới bắt đầu, đã và đang nghiên cứu tìm hiểu Phật pháp để trả lời thì sẽ có những hạn chế. Vì thế hãy luôn nương tựa nới Phật Pháp, luôn luôn mong cầu thân cận Chư Phật cho tới khi giác ngộ thì thôi, chớ nên tự mãn với những đã học được.
Tuy rằng chúng ta đều có Phật Tánh nhưng cần phải có sự trợ duyên của chư Phật hiện tiền thì mới có thể đầy đủ chủng trí Phật, đầy đủ rồi mới tự mình thành Phật.
2. QUÁN TRIỆT sâu sắc TINH THẦN "VÔ NGÃ", THẤM NHUẦN Bát Nhã Ba La Mật.
Quán triệt thật rõ: vạn pháp (hữu vi, vô vi) đều vô ngã, nghĩa là không có tự thể, không có tự ngã, không phải mình.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều vô ngã: ai ai cũng có thể có, không của riêng ai nên gọi là vô ngã.
Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật đều vô ngã chẳng khác với sự vô ngã của sắc, thọ, tưởng, hành, thức: bất kì ai cũng đều có thể là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật, không của riêng ai nên cũng là vô ngã.
GIÁC –biết hết, BẤT GIÁC-không biết đều vô ngã: ai ai cũng có thể mê lầm, bất kì ai cũng có thể giác ngộ; không của riêng ai nên gọi là vô ngã.
Tất cả các hiện tượng đều vô ngã, không có tự thể, vốn dĩ là trống không vắng lặng không một bóng dáng. Sự trống không, vắng lặng cũng không luôn.
Chúng ta sẽ tìm thấy các điều này nơi Kinh hệ Nam Truyền (phá vở chấp ngã trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức) và hơn một bậc là các Kinh thuộc Hệ Bát Nhã (phá vỡ chấp ngã trong trạng thái sanh tử và Niết Bàn).
Quán triệt sâu sắc như thế để không bị nhận lầm về NGÃ (Mình). Bởi nếu không thấm nhuần thì sẽ nhận lầm. Có hai trường hợp về nhận lầm:
- Nhận lầm mình trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì dù biết Phật Pháp nhưng vẫn phải trôi lăn trong sanh tử.
- Nhận lầm mình là sự vắng lặng đoạn tuyệt với sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì tuy không phải luân hồi sanh tử, không bị tác động của sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhưng không biết rõ về nguồn gốc của chính mình, không thể giúp cho mọi loài được giải thoát. Khi tách mình ra khỏi sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì an lạc nhưng dụng sắc, thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện độ sanh thì sẽ có trở ngại chẳng được an lạc.
2. NGÃ VÀ PHẬT TÁNH: Vạn pháp vô ngã, vậy NGÃ ở đâu?
Xin nhắc lại, để trả lời “Mình là gì” thì phải quán triệt thật sâu sắc vô ngã. Vướng vào sai lầm thì nhọc công vô ích! Đây là vấn đề trọng yếu, mỗi cá nhân phải nhận rõ để trở về với bản tánh thật của mình. Rõ vấn đề này thì các vấn đề khác không có gì khó khăn.
NGÃ (chân thật)= MÌNH (THẬT)
Thí dụ về Đức Thích Ca Mâu Ni trong thời pháp thế gian này. Đâu là chỗ chân thật, đích thị là Phật ấy? Chỗ chân thật của Ngài ấy không phải là thái tử tất đạt đa, không phải ông Phật xuất gia, ngồi dưới gốc Bồ Đề Thành Đạo, giảng pháp. Lại cũng chẳng phải chỗ giác ngộ, hay chỗ chưa giác ngộ. Lại cũng chẳng phải lúc làm chúng sanh hay lúc nhập Niết Bàn tịch diệt,....tất cả đều chẳng phải. Vì tất cả các hiện tượng đó đều Vô Ngã, bất kì ai đều có thể trãi qua, không của riêng ai.
Đức Thích Ca Mâu Ni khi vừa giác ngộ, tất cả những việc đã trãi qua owe các tiền kiếp hiển bày trong tâm Ngài, từ vô thi cho đến lúc giác ngộ. Chỗ chân thật của Ngài ấy vốn không hề biến hoại hay sức mẻ, do không biết về chỗ chân thật đó, nhận lầm ngoại vật làm mình mà trôi nổi sanh tử vô lượng kiếp.
Chỗ NGÃ chân thật ấy, vốn không có vô minh hay giác ngộ, vô tướng. Chỉ do tiếp duyên mà xuất sanh hiện tượng Vô Minh và Giác ngộ. NGÃ ấy từ vô thỉ đã như thế, khi duyên pháp sanh tử vẫn như thế, khi giác ngộ cũng như thế, không hề đổi khác.
Mỗi NGÃ đều bất hoại (vô tướng) mà vẫn tiếp duyên xuất sanh tất cả pháp. Với tất cả pháp, NGÃ đối tiếp công bằng không hai, không khác, tính chất này gọi là PHẬT TÁNH: TẤT CẢ PHÁP VỐN KHÔNG KHÁC, CHỈ DO NGÃ TIẾP DUYÊN BIẾN HIỆN RA TẤT CẢ. Sau này, khi giác ngộ thì PHẬT TÁNH sẽ hiện tiền nơi mỗi niệm không sai khác mà được gọi là Phật, là Như Lai: tiếp duyên biết rõ mà không sanh một niệm riêng nơi duyên pháp.
3. VŨ TRỤ VẠN VẬT: HÀNH TRÌNH TỪ VÔ MINH ĐẾN GIÁC NGỘ
Trước hết xin nhắc lại, phải quán triệt sâu sắc Vô Ngã: Vũ trụ vạn vật đều vô ngã. Rồi hãy suy ngẫm vấn đề này.
Vũ trụ vạn vật chính là do các NGÃ duyên nhau mà phát sanh ra.
Mỗi Ngã đều là cái thật có nhưng vũ trụ vạn vật thì lại vô ngã.
Các Ngã tiếp duyên có hai trạng thái là Vô Minh (không biết rõ NGÃ): hiện tượng chúng sanh hữu tình, vô tình,….và Minh (giác ngộ, rõ NGÃ): hiện tượng Phật.
Vô minh và Minh không có tự thể nên trong vũ trụ vạn vật có cả hai hiện tượng này đồng thời tồn tại. Luôn luôn có các NGÃ tiếp duyên ở trạng thái vô minh và các NGÃ tiếp duyên ở trạng thái Minh.
Mỗi NGÃ đều trãi qua các trạng thái từ Vô Minh đến Minh. Vô minh xảy ra trước, Minh xảy ra sau.
NGÃ tiếp duyên ban đầu, hoàn toàn không có thức tánh, vô tri vô giác nhưng không có bất kì định tánh cố định nào, không nằm trong phạm vi của thức tánh. Đây gọi là trạng thái Vô Thỉ Vô Minh.
NGÃ ở trang thái vô thỉ vô minh, tiếp duyên “ngẫu nhiên”, dần dần thu thập các hành tác ngoại lai, có tính định hình theo quy luật nào đó, đó là trạng thái của đất, nước, lửa, gió, cỏ cây,…. bắt đầu nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh.
NGÃ ở trạng thái vô tình, tiếp duyên, đặc biệt duyên nơi pháp hữu tình (có thức tánh), dần dần huân tập, đủ nhân duyên, đột nhiên “một niệm bất giác vọng động phát sanh ra vọng thức” từ đó lưu chuyển trong 12 loài chúng sanh hữu tình.
NGÃ ở trạng thái hữu tình, tiếp duyên, đặc biệt duyên nơi các pháp giải thoát, dần dần huân tập, đột nhiên khai ngộ được các loại trí tuệ giải thoát, hoặc Thanh Văn, hoặc Duyên giác, Bồ Tát, Phật. Các loại trí tuệ giải thoát này, không nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh, chỉ nương nhờ thức tánh để hiển lộ.
NGÃ ở trạng thái Thanh Văn. Duyên giác, đoạn tuyệt với các chủng thức tánh, chẳng còn luân hồi sanh tử. Nhưng vẫn chưa phải trạng thái cuối cùng, họ sẽ tiếp tục chuyển biến, thay vì đoạn tuyệt với các chủng tánh thức, họ sẽ chuyển sang tự tại sử dụng các chủng tánh thức, tuy nhiên để có năng lực này phải thân cẩn Phật, Bồ Tát, đền đáp tha nhân mà phát khởi tâm Bồ Đề rộng lớn, hành Bồ Tát Đạo.
NGÃ ở trạng thái Bồ Tát Đạo, là tâm hướng Phật Qủa, lợi mình lợi người, bất nhị đạo pháp. Tùy theo mức độ thâm nhập có Thánh và Phàm. Tương ưng vô ngã mà vẫn giữ Bồ TÁT ĐẠO thì đó là Bồ Tát Thánh (Vô Sanh Pháp Nhẫn trở lên). Tiếp tục tiếp duyên, thân cận Phật, nương nhờ pháp Phật mà thực hành độ sanh (chuyển hóa hết tất cả chủng tánh trong nội tâm thành một tánh duy nhất), đến khi lưỡng cực, huyễn lưỡng cực trong nội tâm chấm dứt thì thành tựu Phật Qủa, Bồ tát đang chờ giáng sanh thành Phật gọi là Nhất Sanh Xứ Bồ Tát. Trước khi đến địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ thì Bồ Tát ấy vẫn phải nương nhờ chư Phật Thế Tôn để thực hành giáo hóa độ sanh.
NGÃ ở trạng thái giác ngộ (PHẬT) thì nội tâm đã thực sự viên mãn, sự nhị nguyên và lưỡng cực biến hóa trong nội tâm đã chấm dứt, hoàn toàn đồng nhất với Phật Tánh vốn có nơi mình. Niệm niệm hoàn toàn không có dị biệt hay bóng dáng của dị biệt, toàn pháp giới chỉ một tánh vốn có của mình, đồng đẳng với tánh vốn có của chư Phật Ba Đời, hoàn toàn giải thoát an vui vĩnh viễn.