Bạch Vân Nhi

Nặng lòng khi rời Chùa về nhà

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/5/09
Bài viết
2,516
Điểm tương tác
887
Điểm
113
Nơi ở
CANADA
Nặng lòng khi rời Chùa về nhà

kienthuc_logo.png
- Một cá nhân khi đã xác định được lý tưởng xuất gia tu hành, đều luôn mong muốn thực hiện và đi trọn con đường đã chọn. Tuy nhiên trước một số trở ngại khách quan và chủ quan, những người này đành trở lại đời thường tiếp tục cuộc sống với muôn vàn khó khăn, trắc trở.

<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td align="center"></td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Người tu hành ngoài tâm nguyện xuất gia còn chịu nhiều tác động như môi trường sống, bạn đồng tu, thầy hướng dẫn…</td> </tr> </tbody> </table>
Đối diện cuộc sống thế gian
Đối với người có tâm nguyện vào chùa tu tập thường bắt nguồn từ lý tưởng xuất gia. Tuy nhiên ngoài yếu tố đó, người muốn đi tu còn chịu sự tác động của môi trường sống, tuổi tác, bạn đồng tu, thầy hướng dẫn, sự thích nghi và ủng hộ của gia đình…
Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chí nguyện cũng như quyết tâm tiến tu của người vào chùa tu tập. Vì vậy, khi gặp những trở ngại khách quan và chủ quan, người xuất gia phải rời chùa ra ngoài đời tiếp tục cuộc sống bình thường là điều không có gì là khó hiểu.

Tuy nhiên với người hiểu đạo, việc ở trong chùa hay ngoài đời không có gì đáng nói. Nhưng trong cuộc sống hiện nay, không ít Phật tử chê trách những người cởi áo tu hành và có thái độ dè bỉu, khinh chê họ. Một số bậc làm cha làm mẹ, bạn bè, người thân của những người đã từng xuất gia cũng có cái nhìn chưa thiện cảm đối với người rời chùa về nhà.
Họ cho rằng người đã đi tu mà còn về đời là vì hèn nhát, không dám vượt qua những trở ngại của tham lam, ái dục… thì không đáng được kính trọng.

<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td align="center">
images938622_Nang_long_24620122.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Nhiều Phật tử chê trách đối với những người nào đã đi xuất gia còn cởi áo tu hành về lại đời (ảnh minh họa)</td> </tr> </tbody> </table>
Anh Thiện Minh, quận Bình Thạnh tâm sự: "Mình đã từng rất thích đi tu và còn tìm cách trốn nhà đi cho bằng được. Tuy nhiên, sau khi vào chùa, mình thấy không khí gia đình luôn u ám, em út không học hành, cha mẹ bỏ bê công việc

Lòng mình lúc đó luôn cảm thấy bất an và buồn chán. Vì thế mình quyết định xin thầy về nhà lo việc gia đình Tuy nhiên có những phật tử tìm đến khuyên đã đi tu nếu muốn về nhà thì phải ăn một bát phân hãy ra.Mình hiểu mọi người chỉ muốn nhắc mình việc đi tu đã khó mà bỏ tu là điều không nên. Tuy nhiên mình nghĩ nếu ở chùa mà cha mẹ đau buồn thì có tu được hay không?”
Ngoài những khó khăn về mặt định kiến không hay trong xã hội, người đi tu rời chùa còn gặp những vướng mắc về cơm áo, gạo tiền, việc làm, sự đổi thay của cuộc sống...

Áp dụng giáo lý để vượt qua
Anh Thanh Sơn, Giám đốc công ty Tuyết Sơn chia sẻ: "Vì đi tu từ nhỏ, cả ngày mình chỉ được học giáo lý, đạo đức và kinh điển nên khi không còn ở chùa thì có rất nhiều sự xáo trộn. Nói đơn giản là ngay việc sử dụng đồng tiền như thế nào cũng là cả vấn đề với bản thân khi đó”.

Vượt qua những trở ngại đó, anh bắt tay vào những công việc không công để học hỏi kinh nghiệm. Trong vòng ba năm đổ bao mồ hôi nước mắt, từ số vốn hơn 40 triệu đồng, anh đã gầy dựng được một công ty hoạt động tốt như hiện nay.
Đạt được như vậy anh Sơn cho rằng: "Tôi luôn lấy lý thuyết trung đạo của Đạo Phật đã cân bằng giữa công việc kinh doanh và đời sống cá nhân. Từ đó cảm thấy được cái gì cần làm và nên làm để đạt tới thành công”
Nói về người xuất gia khi rời khỏi nhà chùa, Thầy Minh Đạt tu tập tại Tịnh xá Trung Tâm (quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Trong nhà Phật đào tạo một con người lấy đạo đức làm đầu, luôn gắn cuộc sống bản thân với sự sẻ chia cùng mọi người chung quanh. Vì thế dù có ở trong chùa hay ngoài đời những người này vẫn luôn áp dụng điều này như đã ngấm vào máu và thịt.
<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td align="center"></td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Người xuất gia hay những ai đã ra đời nếu áp dụng những gì học được từ cửa Phật giúp mọi người thì đều rất đáng trân trọng (ảnh thầy Thích Lệ Minh chùa Thiện Mỹ - TP HCM, xuống tóc cho đệ tử xuất gia)</td> </tr> </tbody> </table>
Với người đã từng xuất gia đúng là khi ra đời gặp khá nhiều khó khăn và khả năng kiếm tiềm sẽ chậm hơn người bình thường vì lâu nay họ chỉ sống trong môi trường tu tập về đạo đức, không có đua tranh.

Tuy nhiên với những giáo lý giúp người, sống luôn vị tha… làm tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Vậy tại sao lại phê phán và lên án những người này. Chỉ có những người nếu ra khỏi chùa mà suốt ngày ăn nhậu, hút chích, chửi nhau... tệ hơn những người ngoài xã hội thì mới đáng lên án.
Ngay tại Thái Lan, Lào, Căm pu chia... một người muốn được công nhận là trưởng thành cần phải vào chùa tu. Một bà mẹ ở Thái Lan, khi có một thanh niên qua hỏi cưới con gái câu hỏi đầu tiên là “Anh đã vào chùa tu chưa?”. Vì tại đất nước này mọi người dân đều quan niệm vào chùa tu là để trả hiếu cho Cha Mẹ và học đạo đức làm người
Chính vì thế có những người chỉ xuất gia 1 ngày hoặc có thể 3 năm... sau đó về đời để tiếp tục cuộc sống bình thường. Tuy nhiên họ phải vào chùa tu hành thì mới được công nhận là người đạo đức, có ích cho xã hội..
Như Hà – Hoài Lương

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered

Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Phật đạo nằm trong lòng mỗi người tu học. Đạo không tách rời con người mà có, không tách rời cuộc sống mà có. Chúng sanh hữu tình, vì chữ tình mà bị luân hồi, và cũng vì chữ tình mà đạt được đạo pháp giác ngộ. Phật pháp tại tâm, không rời tâm chúng sanh mà thấy được đạo. Hình thức phủ bên ngoài tấm thân tứ đại, chưa nói lên tất cả ý nghĩa của đạo. Thoát tục hay lụy tục, đều phụ thuộc ở tâm người tu học.

Chúng sanh vốn dĩ quen với cái nhìn của con mắt ( nhục nhãn ) mà quán xét, suy nghĩ và quy kết mọi thứ của pháp trần. Đưa ra những quan niệm và suy luận của cá nhân hay của tập thể, để căn cứ vào đó mà đánh giá hiện tượng, cũng như sự đúng sai của một vấn đề. Nhà Phật gọi mọi suy luận hay những cái nhìn đều là vọng không thật.

Chúng sanh hội tụ nhau, tạo nên những cuộc sống mà ta gọi là cộng nghiệp, và hình thành những quan niệm và những luân lý riêng biệt cho từng cộng đồng.

Những quốc gia về phương Nam của Ấn Độ nhận được Phật pháp, gọi là Nam truyền, có sự phát triển và học đạo theo một cách riêng. Những quốc gia về phương bắc của Ấn độ, nhận được Phật pháp, gọi là Bắc truyền, lại có sự học đạo và phát triển theo cách riêng khác.

Cũng như bài viết trên đã nói " Ngay tại Thái Lan, Lào, Căm pu chia... một người muốn được công nhận là trưởng thành cần phải vào chùa tu. Một bà mẹ ở Thái Lan, khi có một thanh niên qua hỏi cưới con gái câu hỏi đầu tiên là “Anh đã vào chùa tu chưa?”. Vì tại đất nước này mọi người dân đều quan niệm vào chùa tu là để trả hiếu cho Cha Mẹ và học đạo đức làm người
Chính vì thế có những người chỉ xuất gia 1 ngày hoặc có thể 3 năm... sau đó về đời để tiếp tục cuộc sống bình thường. Tuy nhiên họ phải vào chùa tu hành thì mới được công nhận là người đạo đức, có ích cho xã hội.."

Cách nhìn nhận về việc xuất gia tu học của một người ở những quốc gia khác nhau cũng có những quan điểm khác nhau. Xuất gia không chỉ dành riêng cho người có ý chí thoát tục cao cả, mà còn dành cho những người muốn học và tu dưỡng Phật pháp. Nhìn nhận theo sự rộng mở, xuất gia tu học xem như một quá trình rèn luyện đạo đức, học giáo lý nhà Phật để đem ứng dụng vào đời sống sau này. Điển hình ở vương quốc Thái Lan nơi Phật giáo được xem là quốc giáo, và dân tộc người Khơ Me thành tín...Nếu một cá thể nam giới nào đó, chưa hoàn thành cuộc sống xuất gia ( từ 1 ngày cho đến 3 năm ) một lần trong đời, thì xem như thiếu xót về đạo đức và không đủ tin tưởng để gả con. Sự xuất gia dù ngắn hay dài hay trọn một đời là tùy vào duyên và tâm nguyện của người tu học, có muốn tiếp tục đi trọn con đường hay không. Không có sự ép buộc hay đo lường nào để gọi là hoàn thành hay chưa hoàn thành. Và việc xuất gia tu học dù ngắn hay dài lâu hay sẽ trọn đời, đều được quý mến và kính trọng.

Sự tôn kính người xuất gia tu học đã đưa đến một vị trí cao trong cái nhìn và kính ngưỡng. Đưa đến sự nhìn nhận khác nhau giữa thế tục và xuất gia. Xem thế tục là đau khổ, si mê. Xem xuất gia là cuộc sống cao thượng và trí tuệ. Chính quan điểm tách rời này đã hình thành tư tưởng phân biệt giữa thế tục và xuất gia. Và cho rằng người đã xuất gia không nên quay trở lại cuộc sống thế tục, nghĩa là quay trở lại sự thấp kém hơn trước. Đây là quan điểm không rốt ráo với tinh thần học đạo và hiểu đạo.

Trong Kinh Duy Ma Cật, Ngài Duy Ma Cật đã từng phá tan tư tưởng này bằng tinh thần trung đạo. Ngài Duy Ma Cật đại diện cho hình ảnh của một người tu học tại gia, nhưng lại đạt được cái tuyệt đối của Chân lý trong Phật pháp. Trí tuệ của Ngài đại diện cho Đại Thừa Phật Nghĩa, phá tan những kiến chấp sai lầm của chúng sanh bấy lâu.

Phật hoàng Trần Nhân Tông, Cư Trần Lạc Đạo Ca của Tuệ Trung Thượng sĩ, và còn rất nhiều chư vị khác trong lịch sử đã thể hiện cái đẹp của đạo qua hình ảnh "dính" trần tục.

Ngay cả thời Đức Phật còn tại tiền, có biết bao chư vị tu học tại gia đạt thánh quả được miêu tả qua các Kinh A Hàm.

Trong nhà Phật, có rất nhiều hình ảnh những chư vị tu học tại gia đạt được Phật đạo.

Chúng ta phải nhận ra một điều cao đẹp của đạo Phật, đó là tinh thần bình đẳng trong tu học. Phật đạo tại tâm, không phụ thuộc vào hình thức bên ngoài, không phụ thuộc là tu học xuất gia hay tu học tại gia. Người tu tại gia có được tâm xuất gia, nhưng chưa chắc người đã xuất gia có được tâm xuất gia.

Đừng nhìn sự thoát tục chỉ qua hình dáng bên ngoài. Người xuất gia tu học có được nhiều thuận lợi trong quá trình chuyển đổi tâm, từ ngoại cảnh tốt của chốn già lam thanh tịnh cho đến sinh hoạt của tăng đoàn mà người tu tại gia khó có được. Nhưng cái tâm tu học và trí tuệ của người xuất gia lẫn tại gia không có gì khác nhau.

Những vị xuất gia là những người nguyện khoát lên mình màu áo giải thoát, giữ trọn bổn phận duy trì Tam Bảo luôn tồn tại bằng hình ảnh cho chúng sanh nương vào tu học. Giữ gìn già lam thanh tịnh, làm nơi sinh hoạt cho mọi người tìm đến với Phật đạo, và tiếp nối lăn bánh xe pháp của Thế tôn.

Còn việc tu hoc của người xuất gia lẫn tại gia, chính là chuyển đổi tâm thức từ mê thành ngộ. Hay gần nhất là chuyển từ vị kỷ thành yêu thương, từ người chấp chặt thành người có trí tuệ.
Từ từ bước theo dấu chân giải thoát của Đức Phật, cho đến ngày đạt được viên mãn trí tuệ.


 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Tu đạo Phật không dành cho người thiếu dũng mãnh.
Vì đạo Phật đơn giản nhất là Đạo giải thoát. Như một người tù nhân không muốn thoát khỏi trại giam, không muốn tìm cách vượt ngục, bỏ trốn... thì đều như nhau cả thôi đó là ... hèn nhát. Mà lại là tử tù, chung thân và đau đớn nhất lại là ... luân hồi trong kiếp tử tù. Từ này xin quý vị nhớ lấy để bụng.
Tôi đã thấy một người, tu theo đạo Cao Đài nhưng có chí hướng thoát khỏi cỏi trần. Có thoát khỏi không các bạn?
Tôi nghĩ rằng không. Mặc dù là tâm thức của người đó hơn hẳn nhửng Phật tử sơ cơ có phần hơn cả số ít Phật tử Tịnh Độ nhưng không nhìn thấy tánh nghĩa là không biết "gốc gác khi chưa vào tù" thì vẩn là tù nhân, may mắn là tù nhân cao cấp vậy thôi.
Tôi muốn lấy người theo đạo Cao Đài là muốn dùng cái "trở ngại khách quan, chủ quan" lấy đó làm sự chứng.
Người tu tại gia chẳng khác mấy người xuất gia, ở điễm xuất phát, chặng giửa, và đích đến. Nhưng người đã xuất gia rồi mà hoàn tục là đều đáng buồn.
Có HT nhận đệ tử xuất gia phải mất sáu tháng đến cả năm, còn xin hoàn tục là một ngày.
Và có đệ tử hoàn chỉnh lý tưởng xuất gia đôi ba ngày nhưng hình thành chuyện hoàn tục mất cả đôi ba năm.
Xót xa xấu hổ và tìm mọi lý do lý lẻ để biện hộ cho hành động của mình, hành động hoàn tục.
Giống như tâm thức của người tù đã đồng ý trốn thoát cùng bạn tù, nhưng tới giờ phút chót người bạn tù ấy lại bỏ bạn, hoặc bán đứng bạn mình. Trong chuyện Đạo thì không có chuyện bán đứng bán ngồi gì hết, nhưng có chuyện nói bổ báng đạo thì có chứ chẳng phải không! Nói một câu vô thưởng vô phạt như là "Đạo nào củng khuyên làm lành lánh dử vậy thôi" Đó là đã sai yếu chỉ của đạo Phật rồi đó! Khi anh xuất gia đều anh học được là như vậy sao?
Chuyện kể rằng Trung quốc ngày xưa, người tu rất được trọng vọng, nhưng mà ít ai dám tu. Bởi vì thanh quy nhà Thiền rất nghiêm khắc. Vào thời gian đã thất, là y xì, phạm luật mang ra đánh đòn, có khi đánh tới chết, chết rồi quăng xác để đó, chừng nào hết kỳ đã thất rồi đem chôn.

Nhửng chuyện này ct tôi nghe băng giảng mà nói lại thôi, xin đừng truy cứu trách nhiệm.
Chỉ mong là truy cứu tâm thức CT lúc rày lên hay xuống,hể xuống là đồ bỏ đi, còn lên là buồn !

Cám ơn quý vị đã dành phút giây đọc những dòng (nhạt như nước luộc ốc) này.




 

Tấn Hạnh

Registered

Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63



Tất cả đều lấy trí tuệ làm đầu, trí tuệ là chìa khóa để mở cánh cửa đến ánh sáng giác ngộ. Xuất gia hay lụy tục đều có duyên nghiệp riêng của mỗi người khi tu học. Không thể chỉ ở những cái nhìn hay suy luận là có thể hiểu được thấu đáo.

Pháp trần muôn mặt, biến chuyển không dừng. Chúng sanh tiến hóa, phát triển trí tuệ, cũng từ những biến chuyển không dừng đó. Đại thừa Phật giáo đã nêu được cái trung đạo của Chân lý. Nào có cái cấu nhiễm hay không cấu nhiễm, nào có lụy trần hay không lụy trần...tất cả chỉ là hoa đớm trong hư không. Quan trọng là người tu học theo Phật đạo, có nhận ra được chân lý như như kia hay không? Chân lý đâu đợi người xuất gia mới tu được? Chân lý đâu phân biệt ai lụy trần hay không lụy trần? Lụy trần hay không lụy trần, chỉ là biến hiện mà thôi, nào là thực, nào là hư?

Tâm không mở, muôn cửa đều khóa lại. Tâm mở rồi, muôn cửa nào khác nhau!. Sanh tử tới lui, tấm thân như áo mặc, thay đổi đã bao lần. Áo nào xấu, áo nào đẹp, áo nào thanh, áo nào nhiễm! Ôi cũng chỉ là những chiếc áo mặc mà thôi, nào có gì lụy hay không lụy!

Vua mặc áo thường dân, thì trở thành thường dân do cái áo. Thường dân khoát long bào thì được gọi là vua. Vua hay thường dân cũng vì do mặc áo. Nhưng áo cởi đi rồi, cũng là máu thịt mà thôi.

Hoa nở mỗi mùa mỗi sắc, người đến trong đời mỗi lúc mỗi duyên. Bỏ cả sắc tướng thì trên dưới không còn, mùa đông khoát áo lông, mùa hè khoát áo dệt.

Có câu "
Sự bất khả phân như dòng sông, như mặt trời, như y dược ". Cỏ dại không lợi cho người, nhưng lại là thức ăn nuôi sống nhiều loài. Thước đo nào chuẩn mực, để đo được sự biến hiện của pháp trần? Trí tuệ nào thấu đáo, để hiểu nghiệp và duyên?.

Nào trong quá khứ ? Hiện tại? Hay ngày sau? Ta đã lụy tục, đang lụy tục hay sẽ lụy tục! Trong ta cũng có hình ảnh của người, trong người cũng có hình ảnh của ta. Người lụy tục, ta xuất trần, hay người xuất trần, ta lụy tục?

Phật đạo thênh thang, cúi đầu " Mô Phật ! ".

Con hồng nhạn của nhà sư Tô Mạn Thù chợt hiện rồi chợt ẩn giữa trời mây...


 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/5/09
Bài viết
2,516
Điểm tương tác
887
Điểm
113
Nơi ở
CANADA


picture.php


Tu là gì? Khi định nghĩa được chữ "TU" thì người phát tâm xuất gia đã bao phen tự hỏi lòng mình có buông bỏ được tất cả không ? Từ đời bước vào Đạo đã chịu nhiều thử thách và chiến thắng được bản ngã , tuy chiếc áo không làm nên một bậc chân tu nhưng một khi khoác lên vai màu áo nâu hay chiếc Y vàng thanh thoát là Tâm đã xa rời tục lụy để vững chải tu học trong khoảng thời gian dài ngõ hầu am tường các giới luật và nếp sống đạm bạc nơi chốn Thiền môn .
Ai đã từng nếm trải bi ai khi con đường tu không được thuận duyên vì nghịch cảnh mà phải hoàn tục và nặng lòng khi rời Chùa về nhà để rồi triền miên trong nuối tiếc và sám hối mãi ,và cuộc sống luôn dằn vặt khổ đau khi đại nguyện bất thành .
Một tấm lòng hiếu tử một trọng trách đa mang từ thuở ấu thơ cho đến khi tóc điểm sương mà hoài bảo xuất gia luôn canh cánh trong tâm .Cố gắng tác nghiệp thiện không mong cầu phước báu chỉ tha thiết hồi hướng cho tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình tất cả đều bình an trong thời kỳ ngươn hạ .
Cánh cửa vườn tâm luôn mở rộng ,mỗi ngày một hạt giống tốt gieo xuống đất lành với niềm tin tín tâm cùng với sự tưới tẩm chân tình , hoa sẻ nở trái sẻ kết oằn cây chia sẻ cùng mọi người đó là niềm an lạc duy nhất trong cõi đời ô trược .
Nối vòng tay lớn góp gió Đại từ và gom mây Đại bi chờ cơn mưa Pháp rơi khắp muôn phương
Thành kính chúc nguyện Chư tôn Thiền Đức Tăng Ni tuệ đăng thường chiếu và vô lượng quang Phật ,chúng sanh dị độ .
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát


picture.php



 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/5/09
Bài viết
2,516
Điểm tương tác
887
Điểm
113
Nơi ở
CANADA
Thuận Duyên và Nghịch Duyên

Thuận Duyên và Nghịch Duyên

Phổ Ðồng

***&***
Vấn đề hiệu quả tác dụng của Duyên thật ra, chúng chỉ có giá trị tác dụng trên bình diện thực hành hơn là trên bình diện lý thuyết. Vì lý thuyết tự chúng chỉ nói lên được, cái giá trị tương đối của khái niệm về một thực tại, chứ không phải là thực tại, do đó lý thuyết luôn luôn ở trong chiều hướng ngoại, và ngược lại thực hành luôn luôn hướng nội. Ở đây, chúng ta muốn bắt được thực tại, bằng vào mười đầu ngón tay, thì chúng ta phải nỗ lực thực hành, còn lý thuyết chỉ là việc nói chơi ở bên ngoài mà thôi. Cũng giống như chúng ta đang đói bụng mà chỉ nói chứ không ăn, thì làm sao no được?
Cứu cánh giá trị giải thoát của đạo Phật không phải ở nơi lý thuyết, triết thuyết, mà ở nơi thực hành, có nghĩa là bạn muốn an vui tự tại giải thoát trong cuộc sống, thì buộc bạn phải thực hành theo giáo lý, chứ không phải học suông để biết giáo lý. Do đó, vấn đề thực hành được đặt lên hàng đầu, theo một cái nghĩa bó buộc nào đó, để nói lên tính cách tự lực vượt thoát, hơn là nhờ vào tha lực.
Ở đây, chúng tôi đề cập đến vấn đề thực hành cũng chỉ là một cách nói khác của từ "Tu hành" mà thôi. Như chúng ta thường nghe nói: "Trên bước đường tu hành của chúng ta thường hay gặp những thuận duyên và nghịch duyên". Nhưng thuận duyên và nghịch duyên này, nếu chúng ta không nhìn thấy sâu xa, và không biết phân biệt một cách rõ ràng, thì chính chúng ta sẽ là bước cản đường, hay chính chúng là con đường nhà ma lối quỷ được thể hiện trong bước đi của chúng ta, chứ không phải là con đường của đức Phật đưa đến giải thoát. Vì sao? Vì thuận duyên của Phật ngược lại thuận duyên của chúng sanh (thế gian), và nghịch duyên của Phật thì ngược lại với nghịch duyên của thến gian. Do đó chúng ta phải luôn luôn cẩn thận nhận chân một cách rõ ràng, bằng vào những tư duy phân tích có trí tuệ, chứ không thể chỉ nhận xét một cách hời hợt, theo thói quen tập quán của thế gian được. Theo đức Phật dạy thì: "Muốn bước vào con đường của các bậc Thánh, thì phải lội nghịch dòng sanh tử". Vậy nghịch dòng sanh tử ở đây chỉ cho thuận dòng (duyên) của Phật, của giải thoát; và ngược lại thuận dòng của thế gian (chỉ cho sanh tử) trói buộc, là nghịch dòng với Phật và giải thóat.
Khi chúng ta đã nhận biết con đường thế nào rồi, thì sau đó bước đi của chúng ta mới đúng hướng, cho dù trên bước đường đi của chúng ta luôn gặp mọi chướng duyên (nghịch duyên) cản trở. Người nào thật sự có đức tin vững chắc mà trong lúc tu hành (thực hành) không gặp những chướng duyên xảy ra, thì người đó dứt khoát đã đi sai đường. Vì sao? Vì như chúng ta biết con đường đưa đến giải thoát khổ đau là con đường nghịch dòng sanh tử. Do đó, khi chúng ta cất bước bắt buộc phải gặp chướng duyên của ma cản trở kéo lại bằng mọi cách, vì chúng ta đang không đồng lõa đối với ba độc (tham sân si) của chúng nên chúng cản trở chúng ta. Ở đây, nếu chúng ta có trí tuệ cùng nghị lực, thì chúng ta sẽ đạp đổ vượt qua khỏi những chướng ngại này, nếu không thì chúng ta sẽ bị ma hàng phục kéo theo chúng, lúc đó chúng ta vĩnh viễn trôi lăn trong sanh tử luân hồi, không giải thoát được. Trường hợp, chúng ta không nhận ra thế nào là thuận duyên thế nào là nghịch duyên đối với Phật? Thì trên bước đường đi của chúng ta sẽ bị thối lui vì những chướng nạn đó, hay vì những lời nói ra nói vào của thiên hạ mà chúng ta thối thất thì thật là đáng tiếc! Ðiều này chúng ta thường thấy xảy ra trong cuộc sống thường nhật, được thể hiện trong những lúc chán nản tâm sự với nhau: "Sao tôi tu thường hay gặp chướng duyên xảy ra" hay "Người này do tu đổ nghiệp nên bị những tai nạn xấu ập đến" v.v... Nếu ở đây, ai nắm vững được thế nào là thuận duyên, thế nào là nghịch duyên đối với đạo Phật, thì họ sẽ mừng thầm rằng ta đã đi đúng con đường của đức Phật đã dạy. Ngược lại, nếu người nào không nắm vững được thế nào là thuận duyên, thế nào là nghịch duyên thì sẽ bị thối bước trước những chướng nạn, và những lời dèm pha hủy báng này.
Tóm lại trên bước đường tu hành của chúng ta, mà không gặp những nghịch duyên của sanh tử cản trở, thì bước đi của chúng ta lạc hướng, hay trên bước đường thực hiện giải thoát, mà chúng ta không gặp bất cứ trở ngại chướng duyên nào của sanh tử, thì dứt khoát bước đi của chúng ta là bước đi của đường ma lối quỷ chứ không phải bước đi của Phật, và chúng ta đang bị ma hàng phục rồi đó! Ngược lại, nếu bước đi của chúng ta bị những chướng duyên nội ma ngoại ma của ba độc Tham-Sân-Si cản trở, thì chúng ta phải biết nỗ lực dùng ba Vô lậu học Giới-Ðịnh-Tuệ hàng phục chúng, thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua khỏi những chướng nạn này một cách an toàn, đó mới chính là con đường đi đích thực của Đức Phật.
Theo:TSGN


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top