I
imported_gioidinhhue
Guest
85. Thư trả lời cư sĩ Trần Vị Ân
Vừa nhận được thư của Cung Tông Nguyên cho biết ông muốn quy y. Tôi muốn viết thư cho Tông Nguyên, nhưng do Tông Nguyên là pháp danh, chẳng nhớ tên thật, lại không có địa chỉ, sợ thư chẳng dễ giao được. Lại sợ ông ta ở Vô Tích, nên gởi thư trực tiếp cho ông. Cần biết rằng: Phật pháp vốn chẳng khác gì với Nho giáo[3]. Phàm là đệ tử Phật ắt phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Muốn nương theo Phật pháp để liễu sanh tử thì phải hành trọn luân thường thế gian để trở thành người hiền, người lành. Nếu không, dẫu học Phật pháp cũng khó được lợi ích chân thật vì đã thiếu căn bản sẽ khó thể hoàn toàn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp.
Cần biết rằng: Phật pháp là pháp chung cho hết thảy chúng sanh, không một ai chẳng nên tu, mà cũng không có một ai chẳng thể tu được. Bọn Lý Học dùng đủ mọi lời lẽ sai lầm để báng bổ Phật pháp; đấy là những lời lẽ mê tâm trái lý, chứ không phải là những lời bàn luận hết mực công chánh. Họ bảo Phật pháp dùng nhân quả luân hồi để làm căn cứ gạt gẫm ngu phu ngu phụ, đấy là những chuyện bịa đặt không căn cứ, chứ thật ra không có chuyện ấy. Do vậy, bọn chúng đã khơi ra đầu mối khiến thiên hạ đời sau trọn chẳng kiêng sợ, ồ ạt [làm càn] cho tới nay bèn biến hiện thành những cảnh tượng thê thảm: phế kinh điển, phế luân thường, chôn vùi lòng Nhân, chôn vùi đạo đức. Học thuyết lầm người cùng cực đến thế!
Nay phải nên cực lực đề xướng nhân quả báo ứng để mong vãn hồi phong tục suy đồi, nhất là phải nên chí thành niệm Phật, niệm Quán Thế Âm để mong khi sống thì tiêu trừ ác nghiệp, tăng trưởng thiện căn, lúc mất cậy vào Phật từ lực, vãng sanh Tây Phương. Lại còn dùng những điều này để trong là khuyên cha mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ, dâu, con cái, ngoài là khuyên xóm giềng, làng nước, thân thích, bằng hữu để hết thảy mọi người đều cùng được gội Phật ân. Dùng công đức ấy để làm tư lương vãng sanh cho ta, ắt sẽ mau lên Thượng Phẩm.
Nay đặt pháp danh cho ông là Tông Pháp. Tông là chủ, là tột bậc. Nghĩa là lấy Phật pháp làm cái gốc chủ yếu để hành trọn vẹn luân thường thế gian ngõ hầu siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Nếu có các sách Tịnh Độ thì tốt lắm. Nếu không, cứ chiếu theo danh sách mà thỉnh từ Hoằng Hóa Xã để đọc thì nguyên do của pháp môn và các pháp tu trì sẽ đều hiểu rõ ràng. Quang già rồi, mục lực, tinh thần, công phu đều chẳng đủ, chớ nên thường gởi thư đến. Chịu lắng lòng đọc Văn Sao, Gia Ngôn Lục, Tịnh Độ Thập Yếu, Phật Học Cứu Kiếp Biên, Chánh Tín Lục thì không cần phải gởi thư hỏi han. Nếu không chú ý, tuy hằng ngày viết thư thưa hỏi vẫn vô ích! Hơn nữa, Một Lá Thư Gởi Khắp quả thật là bài viết đáng cho hết thảy mọi người trân trọng gìn giữ để tu trì. Văn chương tuy chẳng hay, nhưng nghĩa đầy đủ mọi lẽ, càng phải nên hành theo đó (ngày Mười Hai tháng Ba năm Dân Quốc 22 - 1933)
86. Thư trả lời cư sĩ Hà Hy Tịnh
Người tu Tịnh nghiệp lấy lòng tin chân thành, nguyện thiết tha làm gốc. Nếu niệm đến mức nhất tâm bất loạn thì rất tốt. Chớ nên nghĩ rằng “chưa đạt được nhất tâm bất loạn sẽ chẳng thể vãng sanh!” Nếu thường giữ ý tưởng ấy, đắc [nhất tâm] thì được. Nếu không đắc thì do thường giữ ý nghĩ chẳng được vãng sanh nên chẳng tương ứng với Phật! (Đây là căn bệnh lớn “biến khéo thành vụng”). Cầu siêu cho cha mẹ, chỉ mong [cha mẹ] được vãng sanh Tây Phương, sao lại hỏi “sẽ đọa lạc trong đường nào?” Ý ấy dường như tốt đẹp, nhưng quả thật đã gây ra chướng ngại, vì thần thức của con người bị nghiệp chuyển. Ông dùng tâm chí thành niệm Phật cho mẹ, do cậy vào Phật lực nên mẹ liền được vãng sanh. Hỏi chỗ đọa lạc tức là nghĩ [mẹ] chưa được vãng sanh. Ông đã đọc Văn Sao, Thập Yếu, cố nhiên chẳng cần xin Quang khai thị nữa! Con người hiện thời thường chuộng hư danh, chẳng tu thật hạnh, đấy là một chướng ngại lớn cho sự học đạo. Nếu chẳng làm giả thì mỗi một giọt mưa sẽ là một giọt thấm; hễ làm giả sẽ như ăn cơm trong mộng, vô ích cho cái bụng rỗng!
Những sách ông muốn thỉnh hiện thời chẳng thể gởi được. Do nhu cầu quân sự và dân bị nạn rất đông, bưu điện không nhận tất cả những bưu kiện, chẳng biết khi nào mới kết thúc! Hãy nên khuyên mọi người chí thành niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu [chiến tranh] sớm kết thúc và làm kế dự phòng. Hiện thời Quang không đủ trí nhớ, sau khi yên ổn hãy nên gởi thư khác để thỉnh thì được. Nếu không, Quang vừa xem qua mắt liền quên ngay trong bữa ấy. Mong hãy sáng suốt soi xét! Hy Giác bệnh chưa lành, ông thường bị đau đầu, hãy đều nên niệm Quán Âm để làm phương cách chữa trị, chắc chắn mau được lành bệnh! (ngày Hai Mươi Ba tháng Bảy năm Dân Quốc 26 - 1937)
87. Thư trả lời cư sĩ Trương Bội Phân Mộ Lan
Gần đây các tai nạn chiến tranh, giặc giã nối tiếp nhau xảy ra, căn bản là do gia đình thiếu giáo dục mà nên nỗi! Người học Phật ai nấy ắt phải trọn hết bổn phận. Nói “trọn hết bổn phận” chính là phải chăm chú “cha từ, con hiếu, anh nhường, em kính, chồng hòa, vợ thuận, chủ nhân từ, tớ trung thành”. Tám sự này mỗi một người đều có đủ. Trên có cha mẹ thì là mang bổn phận làm con. Dưới có con cái thì là mang bổn phận làm cha. Tự mình dùng người thì mang bổn phận làm chủ. Làm việc cho người khác tức là mang bổn phận tớ. Những chức phận khác đều có thể làm trọn, chỉ có mỗi chức phận cha mẹ là khó thể trọn hết được! Thật ra, trọn hết [chức phận làm cha mẹ] không khó, chỉ vì cả cõi đời không ai đề xướng, mọi người chỉ biết nuông chiều [con cái] mà chẳng biết giáo dục, đến nỗi nuôi thành phường bại hoại, tàn sát lẫn nhau, khiến cho nước chẳng ra nước, dân chẳng thành dân.
Nói đến giáo dục thì từ lúc trẻ nhỏ bắt đầu hiểu biết liền nói với nó về nhân quả báo ứng và đạo lý làm người, ắt phải làm sao cho tâm nó biết sợ ác báo, hâm mộ thiện báo, sẽ chẳng đến nỗi phạm thượng, chẳng chịu làm theo lời dạy. Lúc bé đã như thế, tập quen thành tánh, dưỡng thành thiên tư lương thiện. Đó gọi là Dục (育). Dục là dưỡng. Nếu chẳng biết điều này thì sẽ dưỡng thành tánh chất hung ác, nhẹ thì ngỗ nghịch bất hiếu, nặng thì giết cha giết mẹ. Xét đến nguồn cội, đều là do cha mẹ chúng chẳng chịu dạy dỗ thuở nhỏ mà ra.
Tôi thường nói: “Công đức lớn nhất trong thế gian không gì bằng khéo dạy dỗ con cái. Tội lỗi lớn nhất trong thế gian không gì bằng chẳng dạy dỗ con cái. Ai nấy đều khéo dạy dỗ con cái thì thiên hạ tự nhiên thái bình. Ai nấy chẳng dạy bảo con cái thì thiên hạ chắc chắn tang tóc, loạn lạc”. Vì vậy nói: “Thiên hạ chẳng yên, thất phu có trách nhiệm”. Lời này cả cõi đời không ai nói, nên tôi nói đại lược với các ông. Đối với chuyện ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương thì đã có trong các sách được gởi đến. Quang đã bảy mươi chín tuổi rồi, sáng chẳng đảm bảo được tối. Từ nay chớ nên gởi thư đến nữa, cũng đừng giới thiệu ai khác đến quy y vì không có mục lực, tinh thần để thù tiếp vậy! (ngày Hai Mươi Tám tháng Giêng năm Dân Quốc 28 - 1939)
www.niemphat.net
Vừa nhận được thư của Cung Tông Nguyên cho biết ông muốn quy y. Tôi muốn viết thư cho Tông Nguyên, nhưng do Tông Nguyên là pháp danh, chẳng nhớ tên thật, lại không có địa chỉ, sợ thư chẳng dễ giao được. Lại sợ ông ta ở Vô Tích, nên gởi thư trực tiếp cho ông. Cần biết rằng: Phật pháp vốn chẳng khác gì với Nho giáo[3]. Phàm là đệ tử Phật ắt phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Muốn nương theo Phật pháp để liễu sanh tử thì phải hành trọn luân thường thế gian để trở thành người hiền, người lành. Nếu không, dẫu học Phật pháp cũng khó được lợi ích chân thật vì đã thiếu căn bản sẽ khó thể hoàn toàn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp.
Cần biết rằng: Phật pháp là pháp chung cho hết thảy chúng sanh, không một ai chẳng nên tu, mà cũng không có một ai chẳng thể tu được. Bọn Lý Học dùng đủ mọi lời lẽ sai lầm để báng bổ Phật pháp; đấy là những lời lẽ mê tâm trái lý, chứ không phải là những lời bàn luận hết mực công chánh. Họ bảo Phật pháp dùng nhân quả luân hồi để làm căn cứ gạt gẫm ngu phu ngu phụ, đấy là những chuyện bịa đặt không căn cứ, chứ thật ra không có chuyện ấy. Do vậy, bọn chúng đã khơi ra đầu mối khiến thiên hạ đời sau trọn chẳng kiêng sợ, ồ ạt [làm càn] cho tới nay bèn biến hiện thành những cảnh tượng thê thảm: phế kinh điển, phế luân thường, chôn vùi lòng Nhân, chôn vùi đạo đức. Học thuyết lầm người cùng cực đến thế!
Nay phải nên cực lực đề xướng nhân quả báo ứng để mong vãn hồi phong tục suy đồi, nhất là phải nên chí thành niệm Phật, niệm Quán Thế Âm để mong khi sống thì tiêu trừ ác nghiệp, tăng trưởng thiện căn, lúc mất cậy vào Phật từ lực, vãng sanh Tây Phương. Lại còn dùng những điều này để trong là khuyên cha mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ, dâu, con cái, ngoài là khuyên xóm giềng, làng nước, thân thích, bằng hữu để hết thảy mọi người đều cùng được gội Phật ân. Dùng công đức ấy để làm tư lương vãng sanh cho ta, ắt sẽ mau lên Thượng Phẩm.
Nay đặt pháp danh cho ông là Tông Pháp. Tông là chủ, là tột bậc. Nghĩa là lấy Phật pháp làm cái gốc chủ yếu để hành trọn vẹn luân thường thế gian ngõ hầu siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Nếu có các sách Tịnh Độ thì tốt lắm. Nếu không, cứ chiếu theo danh sách mà thỉnh từ Hoằng Hóa Xã để đọc thì nguyên do của pháp môn và các pháp tu trì sẽ đều hiểu rõ ràng. Quang già rồi, mục lực, tinh thần, công phu đều chẳng đủ, chớ nên thường gởi thư đến. Chịu lắng lòng đọc Văn Sao, Gia Ngôn Lục, Tịnh Độ Thập Yếu, Phật Học Cứu Kiếp Biên, Chánh Tín Lục thì không cần phải gởi thư hỏi han. Nếu không chú ý, tuy hằng ngày viết thư thưa hỏi vẫn vô ích! Hơn nữa, Một Lá Thư Gởi Khắp quả thật là bài viết đáng cho hết thảy mọi người trân trọng gìn giữ để tu trì. Văn chương tuy chẳng hay, nhưng nghĩa đầy đủ mọi lẽ, càng phải nên hành theo đó (ngày Mười Hai tháng Ba năm Dân Quốc 22 - 1933)
86. Thư trả lời cư sĩ Hà Hy Tịnh
Người tu Tịnh nghiệp lấy lòng tin chân thành, nguyện thiết tha làm gốc. Nếu niệm đến mức nhất tâm bất loạn thì rất tốt. Chớ nên nghĩ rằng “chưa đạt được nhất tâm bất loạn sẽ chẳng thể vãng sanh!” Nếu thường giữ ý tưởng ấy, đắc [nhất tâm] thì được. Nếu không đắc thì do thường giữ ý nghĩ chẳng được vãng sanh nên chẳng tương ứng với Phật! (Đây là căn bệnh lớn “biến khéo thành vụng”). Cầu siêu cho cha mẹ, chỉ mong [cha mẹ] được vãng sanh Tây Phương, sao lại hỏi “sẽ đọa lạc trong đường nào?” Ý ấy dường như tốt đẹp, nhưng quả thật đã gây ra chướng ngại, vì thần thức của con người bị nghiệp chuyển. Ông dùng tâm chí thành niệm Phật cho mẹ, do cậy vào Phật lực nên mẹ liền được vãng sanh. Hỏi chỗ đọa lạc tức là nghĩ [mẹ] chưa được vãng sanh. Ông đã đọc Văn Sao, Thập Yếu, cố nhiên chẳng cần xin Quang khai thị nữa! Con người hiện thời thường chuộng hư danh, chẳng tu thật hạnh, đấy là một chướng ngại lớn cho sự học đạo. Nếu chẳng làm giả thì mỗi một giọt mưa sẽ là một giọt thấm; hễ làm giả sẽ như ăn cơm trong mộng, vô ích cho cái bụng rỗng!
Những sách ông muốn thỉnh hiện thời chẳng thể gởi được. Do nhu cầu quân sự và dân bị nạn rất đông, bưu điện không nhận tất cả những bưu kiện, chẳng biết khi nào mới kết thúc! Hãy nên khuyên mọi người chí thành niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu [chiến tranh] sớm kết thúc và làm kế dự phòng. Hiện thời Quang không đủ trí nhớ, sau khi yên ổn hãy nên gởi thư khác để thỉnh thì được. Nếu không, Quang vừa xem qua mắt liền quên ngay trong bữa ấy. Mong hãy sáng suốt soi xét! Hy Giác bệnh chưa lành, ông thường bị đau đầu, hãy đều nên niệm Quán Âm để làm phương cách chữa trị, chắc chắn mau được lành bệnh! (ngày Hai Mươi Ba tháng Bảy năm Dân Quốc 26 - 1937)
87. Thư trả lời cư sĩ Trương Bội Phân Mộ Lan
Gần đây các tai nạn chiến tranh, giặc giã nối tiếp nhau xảy ra, căn bản là do gia đình thiếu giáo dục mà nên nỗi! Người học Phật ai nấy ắt phải trọn hết bổn phận. Nói “trọn hết bổn phận” chính là phải chăm chú “cha từ, con hiếu, anh nhường, em kính, chồng hòa, vợ thuận, chủ nhân từ, tớ trung thành”. Tám sự này mỗi một người đều có đủ. Trên có cha mẹ thì là mang bổn phận làm con. Dưới có con cái thì là mang bổn phận làm cha. Tự mình dùng người thì mang bổn phận làm chủ. Làm việc cho người khác tức là mang bổn phận tớ. Những chức phận khác đều có thể làm trọn, chỉ có mỗi chức phận cha mẹ là khó thể trọn hết được! Thật ra, trọn hết [chức phận làm cha mẹ] không khó, chỉ vì cả cõi đời không ai đề xướng, mọi người chỉ biết nuông chiều [con cái] mà chẳng biết giáo dục, đến nỗi nuôi thành phường bại hoại, tàn sát lẫn nhau, khiến cho nước chẳng ra nước, dân chẳng thành dân.
Nói đến giáo dục thì từ lúc trẻ nhỏ bắt đầu hiểu biết liền nói với nó về nhân quả báo ứng và đạo lý làm người, ắt phải làm sao cho tâm nó biết sợ ác báo, hâm mộ thiện báo, sẽ chẳng đến nỗi phạm thượng, chẳng chịu làm theo lời dạy. Lúc bé đã như thế, tập quen thành tánh, dưỡng thành thiên tư lương thiện. Đó gọi là Dục (育). Dục là dưỡng. Nếu chẳng biết điều này thì sẽ dưỡng thành tánh chất hung ác, nhẹ thì ngỗ nghịch bất hiếu, nặng thì giết cha giết mẹ. Xét đến nguồn cội, đều là do cha mẹ chúng chẳng chịu dạy dỗ thuở nhỏ mà ra.
Tôi thường nói: “Công đức lớn nhất trong thế gian không gì bằng khéo dạy dỗ con cái. Tội lỗi lớn nhất trong thế gian không gì bằng chẳng dạy dỗ con cái. Ai nấy đều khéo dạy dỗ con cái thì thiên hạ tự nhiên thái bình. Ai nấy chẳng dạy bảo con cái thì thiên hạ chắc chắn tang tóc, loạn lạc”. Vì vậy nói: “Thiên hạ chẳng yên, thất phu có trách nhiệm”. Lời này cả cõi đời không ai nói, nên tôi nói đại lược với các ông. Đối với chuyện ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương thì đã có trong các sách được gởi đến. Quang đã bảy mươi chín tuổi rồi, sáng chẳng đảm bảo được tối. Từ nay chớ nên gởi thư đến nữa, cũng đừng giới thiệu ai khác đến quy y vì không có mục lực, tinh thần để thù tiếp vậy! (ngày Hai Mươi Tám tháng Giêng năm Dân Quốc 28 - 1939)
www.niemphat.net